Nghi vấn lịch sử về quan hệ giữa chủ tịch đảng CSVN Hồ Chí Minh và “Lưỡng quốc tướng quân” Nguyễn Sơn: Thầy trò hay đối thủ chính trị?
Bài 1: Về một người cộng sản “không giống ai”
Cao Tuấn (Danlambao)
- Chủ Tịch đảng Cộng Sản Việt Nam Hồ Chí Minh (1890-1969) và “Lưỡng
Quốc Tướng Quân” Nguyễn Sơn (1908-1956) là hai nhân vật lịch sử quan
trọng của một thời đại và họ có mối quan hệ đặc biệt với nhau. Tìm hiểu
thực chất mối quan hệ này không nhằm mục đích phê phán mà là ý hướng
muốn tiếp cận sự thực lịch sử, cái sự thực lịch sử rắc rối, phức tạp
không giống như những huyền thoại lưu truyền.
Hành trình đi tìm sự thực bắt đầu bằng sự phân tích, đãi lọc, lượng giá
và tổng hợp những tài liệu bán chính thức và chính thức có nguồn gốc từ
nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã được tìm thấy trên trên một số
websites (1).
...
Và nguồn tài liệu đáng kể nhất là quyển sách “Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương” mang khá nhiều thông tin mới mẻ rất có ý nghĩa.
Đây là quyển sách dịch được nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội in và lưu hành rộng rãi từ năm 2001 từ nguyên bản chữ Hán “Hoàng Hà luyến, Hồng Hà tình”
do nhà xuất bản Thế Giới Đương Đại, Bắc Kinh ấn hành năm 2000. Dịch giả
là thiếu tướng Nguyễn Đồng Thoại của Bộ Quốc Phòng Việt Nam. Tác giả là
Trần Kiếm Qua, 86 tuổi, đảng viên trung kiên của đảng Cộng Sản Tàu,
người vợ Trung Hoa, nay đã mất, của Lưỡng Quốc Tướng Quân. Tuy nhiên nội
dung sách gồm cả những tài liệu “bí mật quốc gia” mới được giải mật lần
đầu tiên cho thấy thực ra tác phẩm là một công trình tổng hợp của 3 tác
giả chính: Trần Kiếm Qua kể lại cuộc đời vợ chồng 7 năm với Nguyễn Sơn,
hai tác giả còn lại là cơ quan Tuyên Giáo của đảng Cộng Sản Tàu và cơ
quan Tuyên Giáo của đảng Cộng Sản Việt. Mục đích và đối tượng của sách
hiện rõ ngay trong lá thư trang trọng ngày 22 tháng 9 năm 2001 nói là
của Trần Kiếm Qua, kèm cả thủ bút và chân dung. Bản dịch của lá thư được
in ngay ở phần đầu sách “Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương” có nội dung chính như sau:
“Thư gửi nhà xuất bản Văn Học và bạn đọc Việt Nam:
...Hoàng Hà là dòng sông mẹ của Trung Quốc. Hồng Hà là dòng sông mẹ
của Việt Nam. Cuốn sách nói về một câu chuyện có thực, ghi lại những
thực tế về cuộc chiến đấu kề vai sát cánh giữa hai quân đội, hai Đảng,
hai nước Trung Quốc và Việt Nam, phản ảnh thực tế nhất về tình hữu nghị
truyền thống của nhân dân hai nước Trung-Việt. Gia đình chúng tôi chính
là tượng trưng cho tình hữu nghị đó. Hoàng Hà và Hồng Hà sẽ mãi mãi chảy
xuôi, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Trung-Việt cũng sẽ mãi bền
vững với thời gian...
Kính thư!
Phu nhân tướng Nguyễn Sơn
Trần Kiếm Qua”.
Có tên như một truyện tình lãng mạn nhưng lại là sách có bản chất và mục
đích chính trị, “Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương” như thế phải được hiểu
là một cố gắng bài bản của cả 2 đảng Cộng Sản Việt và Tàu nhằm lật ngược
tinh thần bài Hoa, chống Tàu trong xã hội Việt từ Nam ra Bắc, hậu quả
của những hành động bá quyền lấn hiếp lân bang đang diễn ra trên biển
Đông của nhà cầm quyền Trung Cộng và quan trọng hơn nữa, hậu quả của hơn
một thập niên Trung-Việt thù nghịch vừa mới “chính thức chấm dứt” trong
hội nghị Thành Đô tháng 9/1990.
Độ tận kiếp ba huynh đệ tại
Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu
(Qua cơn sóng gió anh em còn đó
Gặp nhau cười một tiếng quên hết oán thù).
Các lãnh tụ đảng CSVN Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng, theo hồi
ký của Thủ Tướng Trung Cộng Lý Bằng kể lại, đã rất vui mừng được Tổng Bí
Thư đảng Cộng Sản Tàu Giang Trạch Dân đọc tặng 2 câu thơ trên sau khi
đặt bút ký biên bản gọi là “hoà giải”.
Các lãnh tụ Cộng Sản Việt Nam rất có lý do để vui mừng.
Trước Hội Nghị Thành Đô chừng một năm, họ đã kinh hãi trông thấy trận bão “diễn biến hoà bình” có thể sắp ập tới Việt Nam chính là trận bão 1989-1990 đang càn quét và làm tan tành các chế độ Cộng Sản ở Ba Lan, Hung, Tiệp, Đông Đức, Albania, Bulgaria, Romania, Nam Tư với cao điểm là vợ chồng bạo chúa Ceaucescu bị xử tử trong khi đó thì lãnh tụ Sô Viết Gorbachev không những khoanh tay đứng nhìn mà còn cắt các khoản viện trợ thiết yếu dành cho các nước Cộng Sản đàn em, kể cả Việt Nam.
Các lãnh tụ Cộng Sản Việt Nam rất có lý do để vui mừng.
Trước Hội Nghị Thành Đô chừng một năm, họ đã kinh hãi trông thấy trận bão “diễn biến hoà bình” có thể sắp ập tới Việt Nam chính là trận bão 1989-1990 đang càn quét và làm tan tành các chế độ Cộng Sản ở Ba Lan, Hung, Tiệp, Đông Đức, Albania, Bulgaria, Romania, Nam Tư với cao điểm là vợ chồng bạo chúa Ceaucescu bị xử tử trong khi đó thì lãnh tụ Sô Viết Gorbachev không những khoanh tay đứng nhìn mà còn cắt các khoản viện trợ thiết yếu dành cho các nước Cộng Sản đàn em, kể cả Việt Nam.
Họ cũng nhìn thấy chế độ Cộng Sản Trung Hoa sẽ sụp đổ về vụ Thiên An Môn
nếu Đặng Tiểu Bình không nghiến răng ra lệnh tàn sát dù máu có chảy
thành sông. Trong bối cảnh nguy nan, bất trắc và tâm trạng lo lắng ấy họ
đã nhận chân rằng Đảng cộng Sản Tàu là chỗ dựa duy nhất, chỗ nương tựa
duy nhất của đảng Cộng Sản Việt. Hội nghị Thành Đô được mô tả là hội
nghị của “hoà giải” Việt-Trung, thực chất là đàn em tìm đến đàn anh xin
tha thứ “lỗi lầm” cũ và xin được bao bọc, che chở - trước khi chính thức
ký cái biên bản bị chính trong nội bộ coi là bắt đầu một thời kỳ “Bắc
thuộc” mới.
Nhưng làm sao chiến tranh với bao nhiêu tàn phá, chết chóc, làm sao thù
nghịch ròng rã cả một thập niên (1980’s), bao nhiêu tuyên truyền, giáo
dục vo tròn bóp méo trong nhân dân hai nước, thậm chí ra cả bạch thư,
ghi trong hiến pháp CHXHCN Việt Nam chỉ đích danh “kẻ thù truyền kiếp”
mà nay có thể chỉ “cười một tiếng quên hết oán thù”?!
Rất thất sách và phản tác dụng nếu Bộ Chính Trị của đảng CSVN ra lệnh
hay ra nghị quyết “vì quyền lợi sinh tồn tối thượng của... Đảng kể từ
ngày hôm nay trở đi cụm từ “kẻ thù truyền kiếp của dân tộc ta” phải được
thay bằng “tình hữu nghị truyền thống của nhân dân hai nước Trung Việt”
và bất cứ ai nói hay làm ngược lại sẽ bị trừng phạt đích đáng”.
Đảng Cộng Sản Việt và cả đảng Cộng Sản Tàu đã không “vô chính trị” như thế.
Gieo Độc cần “nghệ thuật tuyên giáo” thì Giải Độc còn cần “nghệ thuật
tuyên giáo” nhiều hơn nữa! Phải có kế hoạch khôn khéo, phải mở những
chiến dịch “tâm công”, tích cực nhưng từ tốn như “mưa dầm thấm đất” và
rất tự nhiên như chuyện giải trí, văn chương, học hỏi nghiên cứu bình
thường, có nghĩa... như là “Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương”!
“Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương” nói riêng và các “chiến dịch” tưởng niệm - nhằm, nói chung, “làm sống lại” nhân vật Nguyễn Sơn liên tục từ nhiều năm nay, mặt khác, vô hình trung lại là cơ hội “đốt lò hương cũ” để biết Nguyễn Sơn đến thế nào, đi thế nào, đã viết gì, nói gì, làm gì, đã sống thế nào, chết thế nào trong những năm tháng sôi động ấy... Một khi đã hiểu Lưỡng Quốc Tướng Quân thực sự là ai thì sẽ hiểu được thực chất mối quan hệ giữa hai nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh và Nguyễn Sơn cũng như ý nghĩa và hậu quả của mối quan hệ ấy đối với chính lịch sử của nước Việt Nam.
“Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương” nói riêng và các “chiến dịch” tưởng niệm - nhằm, nói chung, “làm sống lại” nhân vật Nguyễn Sơn liên tục từ nhiều năm nay, mặt khác, vô hình trung lại là cơ hội “đốt lò hương cũ” để biết Nguyễn Sơn đến thế nào, đi thế nào, đã viết gì, nói gì, làm gì, đã sống thế nào, chết thế nào trong những năm tháng sôi động ấy... Một khi đã hiểu Lưỡng Quốc Tướng Quân thực sự là ai thì sẽ hiểu được thực chất mối quan hệ giữa hai nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh và Nguyễn Sơn cũng như ý nghĩa và hậu quả của mối quan hệ ấy đối với chính lịch sử của nước Việt Nam.
Bối cảnh một cuộc hồi hương
Đầu tháng 8/1945 Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử trên thành phố Hiroshima và
Nagasaki cùng lúc với đội quân Quan Đông hơn một triệu người của Nhật
Bản ở Mãn Châu bị gần 100 sư đoàn cơ giới của Liên Sô đánh tan một cách
bất ngờ trong vòng 2 tuần lễ.
Ngày 15/08/1945 Nhật đầu hàng Đồng Minh.
Ngày 19/08/1945 Việt Minh tổ chức biểu tình cướp chính quyền tại Hà Nội
trước sự bất lực và mất tinh thần của chính quyền thân Nhật Trần Trọng
Kim. Quốc vương Bảo Đại thoái vị, chấm dứt triều đại nhà Nguyễn.
Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà nhưng
không được cường quốc nào công nhận. Riêng Tổng Thống Mỹ Harry Truman
hoàn toàn làm ngơ trước những công hàm liên tiếp và khẩn thiết của Hồ
Chí Minh yêu cầu Mỹ công nhận nền độc lập của Việt Nam và công nhận
chính quyền Việt Minh. Lý do chính là Truman đã biết cá nhân Hồ Chí Minh
và chính quyền do ông Hồ đứng đầu là Cộng Sản, có liên lạc mật thiết
với đảng Cộng Sản Nga và đảng Cộng Sản Tàu. Mặt khác, có thể Mỹ cũng
không muốn gặp khó khăn rắc rối với đồng minh Pháp và Trung Hoa Dân Quốc
một cách không cần thiết.
Vào lúc Nhật đầu hàng Đồng Minh, Mao đã có trong tay 1 triệu quân, 100 triệu dân, kiểm soát một lãnh thổ rộng lớn ở vùng Hoa Bắc, lại có Liên Sô, cường quốc đang tập trung đạo lục quân mạnh nhất thế giới ngay sau lưng tại Mãn Châu. Nếu Mỹ không có bom nguyên tử, Mao và Stalin có thể phối hợp đánh bại Tưởng Giới Thạch trong vòng 6 tháng mà Mỹ không kịp trở tay. Trong trường hợp này, chính quyền Hồ Chí Minh không cần nài nỉ Mỹ công nhận, chỉ cần chạy vào rừng cố gắng cầm cự cho qua 6 tháng ấy là thoát nạn. Nhưng thực tế Mỹ đang độc quyền vũ khí nguyên tử, không quân, hải quân mạnh nhất thế giới, căn cứ khắp nơi, kinh tế không bị tàn phá lại đang hết sức phát triển... Được Mỹ công nhận là chính quyền hợp hiến, hợp pháp của nước Việt Nam độc lập có hiệu quả hoá giải ngay mối đe doạ từ Trung Hoa Dân Quốc và từ đế quốc Pháp đối với Hồ Chí Minh và đảng CSVN. Tuy nhiên việc này đã không xảy ra.
Vào lúc Nhật đầu hàng Đồng Minh, Mao đã có trong tay 1 triệu quân, 100 triệu dân, kiểm soát một lãnh thổ rộng lớn ở vùng Hoa Bắc, lại có Liên Sô, cường quốc đang tập trung đạo lục quân mạnh nhất thế giới ngay sau lưng tại Mãn Châu. Nếu Mỹ không có bom nguyên tử, Mao và Stalin có thể phối hợp đánh bại Tưởng Giới Thạch trong vòng 6 tháng mà Mỹ không kịp trở tay. Trong trường hợp này, chính quyền Hồ Chí Minh không cần nài nỉ Mỹ công nhận, chỉ cần chạy vào rừng cố gắng cầm cự cho qua 6 tháng ấy là thoát nạn. Nhưng thực tế Mỹ đang độc quyền vũ khí nguyên tử, không quân, hải quân mạnh nhất thế giới, căn cứ khắp nơi, kinh tế không bị tàn phá lại đang hết sức phát triển... Được Mỹ công nhận là chính quyền hợp hiến, hợp pháp của nước Việt Nam độc lập có hiệu quả hoá giải ngay mối đe doạ từ Trung Hoa Dân Quốc và từ đế quốc Pháp đối với Hồ Chí Minh và đảng CSVN. Tuy nhiên việc này đã không xảy ra.
Hoàng Văn Hoan trong hồi ký “Giọt Nước Trong Biển Cả” tả tình
cảnh chính quyền Hồ Chí Minh cuối năm 1945 là “ngàn cân treo sợi tóc”.
Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập thì 3 tuần sau Pháp đã đổ bộ mấy chục ngàn
quân tinh nhuệ, tái lập chế độ bảo hộ ở Lào, Miên và miền Nam VN một
cách dễ dàng. Chính quyền Việt Minh địa phương chống cự yếu ớt. Thêm 2
tuần nữa thì 200,000 quân Tàu Quốc Dân Đảng tràn vào miền Bắc, vừa giải
giới quân Nhật, vừa hăm he “diệt Cộng, cầm Hồ” mưu đồ lập một chính
quyền phiên thuộc, ít nhất ở Bắc Việt Nam.
Cả nước mới chỉ có 5000 tay súng, không có kinh nghiệm chiến trận, trấn
áp đám quốc gia “phản động” như Việt Quốc, Việt Cách, Đại Việt, Duy
Dân... thì tạm đủ nhưng đánh nhau với Pháp hay với Tàu Quốc Dân Đảng là
“trứng chọi đá”. Ông Hồ Chí Minh dĩ nhiên phải cân nhắc, tính toán đủ
đường. Không dám chống cự quân Tàu Tưởng. Làm “tuần lễ vàng” để quyên
vàng hối lộ Tiêu Văn, Lư Hán, rất nhún nhường trước các “thượng quan“.
Giả vờ giải tán đảng Cộng Sản, tổ chức bầu cử quốc hội, sao chép Hiến
Pháp Mỹ để làm Hiến Pháp Việt Nam, lập chính phủ Liên Hiệp... Bí mật cầu
cứu Mao, nhưng Mao đang đứng bên bờ cuộc nội chiến sắp bùng nổ toàn
diện ở Tàu, lực lượng chỉ tập trung ở vùng Hoa Bắc lại phải đối phó với
hơn 3 triệu quân của Tưởng đang hình thành một thế bao vây. Trong hoàn
cảnh ấy, Mao chỉ có thể phái người tin cẩn đến đến Việt Nam, giúp đảng
Cộng Sản Việt triển khai thế trận “chiến tranh nhân dân kiểu Mao” để đối
phó với đế quốc Pháp và có thể cả Tàu Quốc Dân Đảng.
Ông Hồ và đảng Cộng Sản Việt có lẽ đủ thực tế để biết không thể tự mình
thắng Pháp mà chỉ mong kéo dài cuộc chiến cho đến ngày Mao thắng Tưởng.
Mối lo trước mắt là làm sao sống sót, làm sao thoát khỏi tình trạng nguy
ngập “một cổ 2 tròng”, “tứ bề thọ địch”!?
Đúng lúc ấy, tháng 11/1945 Nguyễn Sơn xuất hiện tại Hà Nội - mang dáng dấp của một cứu tinh.
Đúng người, đúng việc
Ở bên Tàu tên ông là Hồng Thuỷ, khi bí mật trở về Việt Nam hoạt động để
che giấu bớt thân thế, nhất là đối với tình báo Trung Hoa Dân Quốc, tình
báo Pháp và tình báo Mỹ, đổi tên là Nguyễn Sơn.
Nguyễn Sơn, tên thật là Vũ Nguyên Bác sinh năm 1908 tại Hà Nội, gia đình
tư sản, nguyên học viên trường sư phạm tức là được giáo dục theo lối
Pháp, kém ông Hồ Chí Minh 18 tuổi nên thuộc thế hệ cùng trang lứa với
các nhân vật Cộng Sản Việt nổi tiếng làm việc bên cạnh ông Hồ trong thời
kỳ đầu như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Hoan,
Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Quốc Việt, Chu Văn Tấn, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ,
Trần Tử Bình, Lê Thiết Hùng, Trần Đăng Ninh, Phùng Chí Kiên, Hoàng Sâm,
Nguyễn Chí Thanh... Chẳng hạn Nguyễn Sơn cùng tuổi với Lê Thiết Hùng
nhưng kém Hoàng Văn Hoan 3 tuổi, kém Phạm Văn Đồng 2 tuổi, kém Trường
Chinh và Lê Duẩn một tuổi, hơn Chu Văn Tấn 1 tuổi, hơn Trần Tử Bình 2
tuổi, hơn Võ Nguyên Giáp và Lê Đức Thọ 3 tuổi. Tuy nhiên Nguyễn Sơn độc
đáo, khác biệt hẳn những người này:
1. Kể từ 1925 đến 1945, Nguyễn Sơn đi làm Cách Mạng Cộng Sản nhưng Cách Mạng Cộng Sản Tàu chứ không phải là Cách Mạng Cộng Sản Việt. Chỉ hoạt động với đảng Cộng Sản Tàu, không hoạt động với đảng Cộng Sản Việt.
2. Nguyễn Sơn về Việt Nam, sau 20 năm hoàn toàn vắng bóng, với tư cách là một đảng viên đảng Cộng Sản Tàu, do Mao Trạch Đông đích thân chọn để giúp đảng Cộng Sản Việt đối phó với tình trạng dầu sôi, lửa bỏng lúc bấy giờ. Trước khi lên đường nhận nhiệm vụ Hồng Thuỷ/ Nguyễn Sơn đã được Mao tiếp kiến dặn dò trước sự hiện diện của cả Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh tại thủ phủ Diên An (sách Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương, trang 225). Sau 5 năm làm nhiệm vụ ở Việt Nam, trở lại Trung Cộng năm 1950 Hồng Thuỷ/Nguyễn Sơn được bố trí cư trú ngay ở Trung Nam Hải là một thứ “Tử Cấm Thành” của đảng Cộng Sản Tàu tại thủ đô Bắc Kinh.
1. Kể từ 1925 đến 1945, Nguyễn Sơn đi làm Cách Mạng Cộng Sản nhưng Cách Mạng Cộng Sản Tàu chứ không phải là Cách Mạng Cộng Sản Việt. Chỉ hoạt động với đảng Cộng Sản Tàu, không hoạt động với đảng Cộng Sản Việt.
2. Nguyễn Sơn về Việt Nam, sau 20 năm hoàn toàn vắng bóng, với tư cách là một đảng viên đảng Cộng Sản Tàu, do Mao Trạch Đông đích thân chọn để giúp đảng Cộng Sản Việt đối phó với tình trạng dầu sôi, lửa bỏng lúc bấy giờ. Trước khi lên đường nhận nhiệm vụ Hồng Thuỷ/ Nguyễn Sơn đã được Mao tiếp kiến dặn dò trước sự hiện diện của cả Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh tại thủ phủ Diên An (sách Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương, trang 225). Sau 5 năm làm nhiệm vụ ở Việt Nam, trở lại Trung Cộng năm 1950 Hồng Thuỷ/Nguyễn Sơn được bố trí cư trú ngay ở Trung Nam Hải là một thứ “Tử Cấm Thành” của đảng Cộng Sản Tàu tại thủ đô Bắc Kinh.
Mao Trạch Đông biệt phái Hồng Thuỷ/ Nguyễn Sơn giúp đảng CSVN đánh Pháp
trong thời gian 1945-1950, không khác gì biệt phái Vi Quốc Thanh, La Quy
Ba làm công tác tương tự trong thời gian 1950-1954, hay biệt phái Trần
Canh đến Việt Nam làm một công tác đặc biệt có tầm quan trọng chiến lược
là thiết kế và hướng dẫn một lực lượng Việt Minh - vừa được Trung Cộng
bí mật huấn luyện và trang bị trên đất Tàu - mở chiến dịch Biên Giới
tháng 9/ 1950 nối liền thành một giải “đại hậu phương Trung Quốc” với
“khu Giải Phóng” ở miền Bắc Việt Nam sau khi đã tiêu diệt quân Pháp ở
Đông Khê và Thất Khê. Dĩ nhiên Mao căn cứ vào mỗi tình thế cụ thể để
chọn người thích hợp theo nguyên tắc “đúng người, đúng việc”.
3. Theo lời của Trung Tướng Trần Độ trong bài hồi ký “Tướng Nguyễn Sơn và tôi”
thì ông Hồ Chí Minh trong buổi đầu đã giới thiệu Nguyễn Sơn với các
đồng chí Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt là một người “thân kinh bách
chiến” và hiển nhiên vào thời điểm lịch sử đó chính ông Hồ không thấy có
cộng sự viên nào khác có thể bì kịp với người vừa mới trở về. Không ai
có bề dầy kinh nghiệm về các hoạt động chính trị và quân sự của Nguyễn
Sơn. Người có ít nhiều kinh nghiệm về hoạt động chính trị như Tổng Bí
Thư Trường Chinh thì lại không có kinh nghiệm về quân sự, người có ít
nhiều kinh nghiệm quân sự như Bộ Trưởng Quốc Phòng Chu Văn Tấn lại không
có kinh nghiệm về hoạt động chính trị. Nguyễn Sơn, vào thời điểm lịch
sử 1945-1950, là con người Cộng Sản Việt Nam “văn võ song toàn”.
Một người Việt Nam khác dưới trướng của ông Hồ cũng được coi là “văn võ
song toàn” nhưng là về sau này chứ không phải trong giai đoạn 5 năm đầu
khó khăn ấy và người đó là Võ Nguyên Giáp. Ông Giáp có bằng cấp đại học,
có kiến thức kinh điển nhưng đối chiếu với Nguyễn Sơn thì kinh nghiệm
chính trị của ông chỉ giới hạn trong giới học thức và hơn 1 năm tù Thực
Dân Pháp. Thành tích quân sự của Võ Nguyên Giáp còn mỏng manh hơn nữa -
ông Giáp chuẩn bị nhưng chưa kịp đi thụ huấn quân chính ở Diên An thì đã
được gọi về để chỉ huy đội quân du kích võ trang tuyên truyền năm 1944.
Kinh nghiệm chiến đấu gọi là chống Pháp, chống Nhật vào thời điểm lịch
sử đặc biệt ấy của ông Giáp thực ra chỉ gồm trên dưới một năm “đánh võ”
trong cái cái “khoảng trống” ngẫu nhiên được tạo ra trong buổi giao thời
(1944-1945) do các thế lực đối nghịch triệt hạ lẫn nhau, trung hoà lẫn
nhau trên đất nước Việt Nam - Nhật lật đổ Pháp nhưng chưa kịp làm chủ
hẳn Đông Dương thì đã phải buông súng đầu hàng Đồng Minh.
Võ Nguyên Giáp chỉ kém Nguyễn Sơn 3 tuổi nhưng kinh nghiệm làm cách mạng Cộng Sản, nhất là kinh nghiệm thực tiễn về các khía cạnh của “chiến tranh nhân dân” thì kém hơn Nguyễn Sơn gần 20 năm!
Võ Nguyên Giáp chỉ kém Nguyễn Sơn 3 tuổi nhưng kinh nghiệm làm cách mạng Cộng Sản, nhất là kinh nghiệm thực tiễn về các khía cạnh của “chiến tranh nhân dân” thì kém hơn Nguyễn Sơn gần 20 năm!
4. Ông Hồ Chí Minh lúc về sau có thể thấy lời ca ngợi “thân kinh bách
chiến” dành cho Nguyễn Sơn có hậu quả bất lợi nhưng “thân kinh bách
chiến” đúng ra vẫn chỉ phản ảnh một phần cuộc đời tranh đấu của Nguyễn
Sơn trên đất Trung Hoa.
Nguyễn Sơn đến Trung Hoa năm 1925 lúc 17 tuổi. Tốt nghiệp khoá 4 trường
quân sự nổi tiếng Hoàng Phố năm 1926 và là một trong 15 tướng lãnh của
Trung Cộng xuất thân từ ngôi trường này như Lâm Bưu, Từ Hướng Tiền, Trần
Canh, Lưu Chí Đan... Trường Hoàng Phố là biểu tượng 2 đảng Quốc-Cộng
Trung Hoa hợp tác lần đầu theo chủ trương “Liên Nga, dung Cộng” của lãnh
tụ Trung Hoa Quốc Dân Đảng Tôn Dật Tiên. Hoàng Phố là nơi Tưởng Giới
Thạch làm Hiệu Trưởng/ Tư lệnh, Liêu Trung Khải làm chính uỷ, Mao Trạch
Đông, Lưu Thiếu Kỳ làm giảng viên, Chu Ân Lai làm giám đốc học vụ,
Mikhail Borodin phái viên cao cấp của Stalin làm cố vấn.
Năm 1927 bùng nổ tranh chấp Quốc-Cộng ở Trung Hoa, Nguyễn Sơn gia nhập
đảng Cộng Sản Tàu và tham gia cuộc khởi nghĩa Quảng Châu dưới sự chỉ huy
trực tiếp của Diệp Kiếm Anh. Đảng Cộng Sản Tàu, ở thế yếu hơn, bị chính
quyền Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch đặt ra ngoài vòng pháp
luật và bị đàn áp khốc liệt, phải bỏ thành thị chạy về các vùng rừng
núi, nông thôn, phát động chiến tranh nhân dân theo sách lược của Mao,
kết hợp du kích chiến với vận động chiến, rồi tuyên bố thành lập Cộng
Hoà Sô Viết Trung Hoa năm 1931, tạo tình trạng một quốc gia trong một
quốc gia.
Thời kỳ 1929-1931 Nguyễn Sơn, nằm gai nếm mật, chiến đấu trong hàng ngũ
Hồng Quân Công Nông ở vùng Sô Viết Trung Ương thuộc tỉnh Giang Tây và
Phúc Kiến, lần lượt trải qua các chức vụ chính trị viên đại đội, chính
uỷ trung đoàn, chủ nhiệm chính trị sư đoàn, góp phần đẩy lui nhiều cuộc
tấn công vây quét quan trọng của chính quyền Trung Hoa Dân Quốc.
1932: Nguyễn Sơn làm giảng viên chính trị trường quân chính Trung Ương
cùng lúc với La Quy Ba. Hoàn toàn hoà nhập vào môi trường Trung Hoa về
mọi khía cạnh kể cả văn hoá, ngôn ngữ như ứng khẩu diễn thuyết trước các
đám đông, làm báo, viết văn, làm thơ, sinh hoạt, chiến đấu không khác
gì một cán bộ Cộng Sản bản lĩnh người Tàu chính hiệu. Năm 1933 Nguyễn
Sơn sáng lập đoàn kinh kịch đầu tiên của đảng Cộng Sản Tàu phục vụ cổ vũ
chiến đấu, tự mình viết kịch, làm đạo diễn và diễn xuất.
Nhiệt tình, trung thành, tận tuỵ, xông xáo, nóng tính nhưng phóng
khoáng, vui nhộn, trình độ trí thức ngang bằng hay còn cao hơn các cán
bộ lãnh đạo Cộng Sản Tàu khác, lại thông minh, hiếu học, ham đọc sách,
có tư duy chiến lược, thích nghi dễ dàng với mọi hoàn cảnh cộng với các
tài năng thiên phú đã khiến Hồng Thuỷ sớm lọt vào mắt xanh và trở nên
gần gũi, thân thiết với các lãnh tụ cao cấp nhất như Mao Trạch Đông, Chu
Đức, Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Nhiếp Vĩnh Trản, Trần Nghị, Lưu Bá
Thừa, Đặng Tiểu Bình, Bành Đức Hoài, Nhậm Bật Thời, Lý Phú Xuân, Thái
Xương... Những người này thường gọi Nguyễn Sơn là “Tiểu Hồng” một cách
thân mật, tự nhiên. Không một người Cộng Sản Việt Nam nào khác lại có
quan hệ “người nhà” đối với đảng Cộng Sản Tàu như trường hợp của Hồng
Thuỷ/Nguyễn Sơn.
Tháng 1/1934 Hồng Thuỷ/Nguyễn Sơn được bầu làm Uỷ Viên Trung Ương của
Hội Nghị Đại Biểu Toàn Quốc lần thứ hai của Cộng Hoà Sô Viết Trung Hoa
với tư cách là đại biểu của “dân tộc thiểu số” (dân tộc Việt!). Cùng với
Hồng Thuỷ/Nguyễn Sơn có thêm một người thứ hai gốc Triều Tiên cũng được
chọn và cũng với tư cách là đại biểu của dân tộc thiểu số (dân tộc
Triều Tiên!). Đây là một tiết lộ quan trọng của đảng Cộng Sản Tàu được
tìm thấy ở trang số 113-114 sách “Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương”, rất cần
lưu ý!
Cuối năm 1934 Hồng Thuỷ/ Nguyễn Sơn tham gia cuộc Trường Chinh hay Vạn
Lý Trường Chinh nổi tiếng của đảng Cộng Sản Tàu, trực tiếp dưới quyền
Chu Đức lãnh tụ số 1 của Hồng Quân lúc ấy đang điều khiển một trong 2
cánh quân chính. Trước đó, Hồng Thuỷ chiến đấu trong đoàn cán bộ Trung
Ương do Trần Canh chỉ huy và cũng phải luôn luôn xung trận như các đơn
vị khác (Trần Canh sau này là danh tướng từng đánh nhau với đại quân của
Nhật trong cuộc chiến Trung-Nhật, từng thống lãnh mấy chục vạn quân
trong nội chiến Quốc-Cộng trước khi bí mật sang Việt Nam điều khiển
chiến dịch khai thông biên giới, rồi làm phó Tổng Tư Lệnh quân đội Cộng
Sản Tàu đánh nhau với Mỹ tại chiến trường Triều Tiên, cuối cùng là Bộ
Trưởng Quốc Phòng của Trung Cộng).
Trường Chinh là cái tên văn vẻ của cuộc hành quân triệt thoái khỏi căn
cứ chính ở Giang Tây vì không chịu nổi áp lực “vây và diệt” của chính
quyền Trung Hoa Dân Quốc. Cuộc Trường Chinh kéo dài hơn một năm trời
(1934-1935), theo lộ trình hơn 12 ngàn cây số quanh co rất khó định
trước, lúc rẽ về Tây, lúc phải đi vòng quanh như kiến bò trong miệng
chén, lúc Bắc tiến, lúc tấn công các đồn bốt, thành trì để lấy đường đi,
lúc chạy trốn, lúc bị phục kích, đánh chặn, bị săn đuổi từ trên trời,
dưới đất, lúc ngày nghỉ, đêm di hành, vượt bao sông lớn, sông nhỏ, rừng
rậm, núi tuyết, đầm lầy, thảo nguyên, các địa hình hiểm trở... xuyên qua
11 tỉnh của nước Tàu mênh mông như Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Vân
Nam, Tứ Xuyên, Cam Túc, Ninh Hạ... Khởi đầu, quân số khoảng 100 ngàn,
khi đến được căn cứ Diên An của Lưu Chí Đan trong vùng cao nguyên hoàng
thổ phía bắc của tỉnh Thiểm Tây, gần với lãnh thổ Nội Mông thì chỉ còn
khoảng 5 ngàn. Đại đa số đã chết trận, chết bệnh, chết đói, chết khát,
mất tích, đào ngũ... Những người sống sót sau những gian khổ tận cùng đã
trở nên thành phần kiên định nhất, bản lĩnh nhất, cố kết với nhau nhất
trong đảng Cộng Sản Tàu và nhờ thế họ chiếm được toàn cõi nước Tàu 15
năm sau. Hồng Thuỷ/Nguyễn Sơn là một trong chiến sĩ làm nên “kỳ tích”
thiên “anh hùng ca” này của đảng Cộng Sản Tàu, tức là thuộc “một giai
cấp quý tộc đỏ” trong nước Trung Hoa mới - giai cấp của những người
Trường Chinh (The Long Marchers)!
(Tổng Bí Thư của đảng Cộng Sản Việt - tên thật Đặng Xuân Khu nhưng được
biết đến nhiều hơn bằng tên hiệu Trường Chinh, cái tên biểu lộ sự khâm
phục, ngưỡng mộ cuộc Trường Chinh “made in China” này - chắc phải có một
cảm giác rất đặc biệt, khi lần đầu giáp mặt người Việt Nam duy nhất,
bằng xương bằng thịt, đã tham dự, chiến đấu và sống sót sau cuộc Trường
Chinh thay đổi lịch sử. Rất tiếc không ai được biết cái cảm giác đặc
biệt ấy của “đồng chí Trường Chinh” thực sự thế nào bởi vì giống như hầu
hết các cộng sự viên thân cận nói trên của ông Hồ, Trường Chinh cũng
tránh né việc công khai đề cập đến nhân vật Hồng Thuỷ/ Nguyễn Sơn trong
suốt cuộc đời. Người ta tất nhiên không khỏi thắc mắc tại sao Trường
Chinh lại phải “kín tiếng” như thế?)
Năm 1936 Hồng Thuỷ/Nguyễn Sơn là một trong 40 học viên khoa đầu tiên của
trường đại học Hồng Quân Công Nông Trung Quốc vừa chính thức khai
giảng. Các học viên là cán bộ cấp trung đoàn và sư đoàn. Mao Trạch Đông
đích thân làm chính uỷ kiêm thầy giáo, Lâm Bưu làm hiệu trưởng kiêm học
viên. Mao dạy về “các vấn đề chiến lược của chiến tranh cách mạng Trung
Quốc”, Hồng Thuỷ và các học viên khác tiếp thu, nghiên cứu, thảo luận,
phát biểu sôi nổi, cùng trao đổi các bài học kinh nghiệm đấu tranh chính
trị, quân sự trong 10 năm qua. Hoạt động ngoại khoá còn có diễn kịch
(Hồng Thuỷ dĩ nhiên có lúc là kịch sĩ) và chơi thể thao. Vợ chồng Chu
Đức, Tổng Tư Lệnh hồng quân, xếp cũ của Hồng Thuỷ cũng thường đến trường
chơi bóng rổ cùng đội Hồng Thuỷ và các học viên khác, rất là “huynh đệ
chi binh”. (Hồng Thuỷ thân với Chu Đức đến độ thời gian làm việc và cư
trú ở Bắc Kinh từ mùa hè 1954 trở đi, buổi tối ăn cơm xong Hồng Thuỷ
thường đi bách bộ rẽ vào nhà Chu Đức hàn huyên chuyện cũ vì hai gia đình
ở chung trong một khu phố (trang 358, sách “Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương”))
Tháng 1/1937 Hồng Thuỷ tốt nghiệp đại học Hồng Quân và về làm việc ở
Tổng Bộ Chính Trị Hồng Quân Công Nông, giữ chức Chủ nhiệm hội đồng động
viên khu 4 thuộc quân khu Tấn Sát Ký gồm 3 tỉnh Sơn Tây, Sát Cáp Nhĩ, Hà
Bắc (mỗi tỉnh ở bên Tàu thường lớn suýt soát với cả nước Việt Nam).
Hồng Thuỷ cũng làm chủ nhiệm nhật báo Tấn Sát Ký, cơ quan ngôn luận
chính thức của Đảng uỷ biên khu. Lúc này hai đảng Cộng Sản và Quốc Dân
Đảng Trung Hoa, sau sự biến Tây An (Tưởng Giới Thạch bị tướng thuộc hạ
bắt cóc, được trả tự do nhưng bị ép phải ngưng nội chiến để “đoàn kết
kháng Nhật”). Mao cũng đành phải chấp nhận trên nguyên tắc sự lãnh đạo
của Tưởng, bãi bỏ cái gọi là “Cộng Hoà Sô Viết Trung Hoa”, đổi tên Hồng
Quân Công Nông thành Bát Lộ Quân và đoàn quân Cộng Sản này đã phát triển
cực kỳ nhanh chóng trong những năm “đoàn kết kháng Nhật”. Dưới cờ của
Bát Lộ Quân, Hồng Thuỷ viết chính luận trên báo, viết văn, thơ, kịch
thơ, trường thi... tích cực tuyên truyền “Kháng Nhật... cứu quốc”... gây
được ảnh hưởng lớn, nâng cao tinh thần quân dân trong suốt 8 năm chiến
tranh Trung-Nhật (1937-1945). Cũng trong thời gian này Hồng Thuỷ đảm
nhiệm cả việc giảng dạy tại Đại Học Kháng Nhật (là tên mới của Đại Học
Hồng Quân Công Nông Trung Quốc đã nói ở trên) trong quân khu Tấn Sát Ký
để bồi dưỡng nhân tài chỉ huy cho Bát Lộ Quân. Không phải là giảng dạy
bình thường mà vừa giảng dạy, vừa di chuyển, vừa chạy giặc, vừa đánh
giặc, rất vất vả, căng thẳng.
Năm 1938, ở tuổi 30, tại vùng căn cứ Kháng Nhật Tấn Sát Ký, Hồng Thuỷ
kết hôn với Trần Kiếm Qua 24 tuổi (sinh năm 1914), một đảng viên tích
cực của đảng Cộng Sản Tàu, chủ tịch hội Phụ Nữ của huyện Ngũ Đài, tỉnh
Sơn Tây (sau làm Viện Trưởng một Viện Giáo Dục Mẫu Giáo và chức vụ sau
cùng trước khi nghỉ hưu là Phó Giám Đốc sở Giáo Dục Bắc Kinh). Một cuộc
hôn nhân trong thời loạn, trai tài gái sắc, chung lý tưởng Cộng Sản -
“yêu nhau là cùng nhìn về một hướng”, nhiệm vụ vẫn là trên hết. Tình
thâm nghĩa trọng nhưng tương đối ngắn ngủi - 2 mặt con, 7 năm vợ chồng
(1938-1945). Hồng Thuỷ về Việt Nam công tác, lấy người khác. Người vợ,
người đồng chí trong đảng Cộng Sản Tàu không tái hôn, dù cảm thấy rất
cay đắng vì bị phụ tình.
5. Trung Tướng Trần Độ, sinh năm 1923, kém Nguyễn Sơn 15 tuổi, kể lại những ngày đầu tiếp xúc với Nguyễn Sơn (nguyên văn): “...Tôi
thấy ngay rằng ông là bậc đàn anh, một đàn anh có tham dự cuộc Trường
Chinh bên Trung Quốc. Còn ông thì xem xét cái này cái kia, không nói gì,
song qua thái độ biểu hiện xem chừng ông có ý xem thường”.
Một lần khác, cuối năm 1947, lúc Nguyễn Sơn đang làm Tư Lệnh Khu 4 (tức
chiến khu 4), Trần Độ, nguyên chính uỷ mặt trận Hà Nội, làm trưởng đoàn
hướng dẫn một số cán bộ văn nghê sĩ có tên tuổi như Nguyễn Xuân Khoát,
Mai Văn Hiến, Nguyễn Công Hoan... đến làm công tác văn hoá, kể tiếp
(nguyên văn): “...Khi tôi tới trình giấy tờ, ông Sơn thấy danh sách
có mấy tên nhà văn liền hẹn mời đích danh các ông, còn cán bộ chính trị
ông không nhắc tới. Tôi liền dẫn mấy ông nhà văn vào phòng khách, là
gian đầu của cái nhà tranh vách đất, có bộ ghế mây cũng tươm tất. Tôi
kéo ghế ngồi lại. Ông Sơn chào khách:
- Hôm nay thấy có các anh văn nghệ sĩ, tôi mời mấy anh lại nói chuyện văn nghệ chơi.
Thấy tôi cũng ngồi lại, ông chỉ vào mặt bảo:
- Mày ngồi đây làm gì? Mày biết chó gì văn nghệ.
Ông bổ báng như vậy, nhưng tôi cũng hiểu là lời nói thân tình theo phong cách của ông.
Tôi đáp:
- Tôi muốn ngồi nghe các anh nói chuyện để học tập.
Ông ấy liền bảo:
- Ừ, thì cứ ngồi đấy...”
Phong cách rất đặc biệt nhưng đồng thời cho thấy Nguyễn Sơn là một người rất tự tin, rất kẻ cả!
6. Tháng 2/1946 chính quyền Tưởng phải tập trung lực lượng đối phó với
với Mao nên ký hiệp định với Pháp thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Đông
Dương đổi lại việc Pháp trả lại các tô giới ở Thượng Hải, Hán Khẩu,
Quảng Châu và nhường lại đường sắt ở Vân Nam. Ngày 6/03/1946 Hồ Chí Minh
ký thoả thuận với Pháp đồng ý cho Pháp đưa quân vào Miền Bắc Việt Nam
thay thế quân Tưởng để... giải giới quân Nhật. Thực ra, chính quyền Việt
Minh ở thế yếu, không ký cũng không cản được Pháp đổ bộ. Ông Hồ tạm
mừng thoát nạn Tàu Tưởng và loại trừ được các đảng phái quốc gia “phản
động”, chỉ còn phải đối phó với một địch thủ là Thực Dân Pháp. Dù vậy,
lực lượng quân sự của Pháp vẫn mạnh hơn Việt Minh mấy chục lần. Việc ký
kết chỉ có nghĩa đảng
Cộng Sản Việt mua thời gian để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh mà họ biết sớm muộn sẽ bùng nổ lớn hơn và lan tràn khắp miền Bắc.
Trước đó, chưa kịp ngồi nóng chỗ ở Hà Nội, tháng 12/1945, Nguyễn Sơn,
không phải Võ Nguyên Giáp, được tức tốc điều động ra ngay tuyến đầu
chống đại quân của Pháp đang đánh phá dữ dội để “bình định” phần lãnh
thổ phía Nam vĩ tuyến 16 - với tư cách Chủ Tịch Uỷ Ban Kháng Chiến miền
Nam Việt Nam. Với chức vụ này, Nguyễn Sơn nghiễm nhiên là nhân vật số 1
của một nửa nước Việt Nam cho đến tháng 12/1946. Ngược lại chính Nguyễn
Sơn, với một quân số ít ỏi, vũ khí thiếu thốn, ngân khố trống rỗng phải
đối phó với gần như toàn bộ binh lực của Pháp, vào cuối năm 1946 đã lên
tới con số 90,000.
Sắc lệnh 183 bổ túc thành phần Uỷ Ban Kháng Chiến Miền Nam do Chủ Tịch
Chính Phủ nước VNDCCH ký ngày 24/09/1946 có nội dung như sau:
“Chiếu đề nghị của Chủ Tịch Quân Sự Uỷ Viên Hội và Bộ Trưởng Quốc Phòng, cử:
Ô. Nguyễn Sơn: Chủ Tịch Uỷ Ban Kháng Chiến miền Nam Việt Nam
Nguyễn Văn Tây: Phó Chủ Tịch
Phạm Văn Bạch: Uỷ Viên
Cao Hồng Lĩnh: -
Lê Duẩn: -
Nguyễn Chánh: -
Huỳnh Văn Tiểng: -
Chủ Tịch Chính Phủ Việt Nam
(ký tên: Huỳnh Thúc Kháng)”
Sắc lệnh - do ông Huỳnh Thúc Kháng ký theo đề nghị của Võ Nguyên Giáp
(chủ tịch quân sự uỷ viên hội) và chắc là theo chỉ thị của Hồ Chí Minh
đang bận thương thuyết một giải pháp hoãn xung với chính phủ Pháp ở
Paris - cho thấy ngay cả Lê Duẩn cũng là thuộc cấp của Nguyễn Sơn vào
những năm tháng ấy.
Cuối năm 1946 ông Hồ còn ký một sắc lệnh khác cử Nguyễn Sơn làm Tham Mưu
Trưởng bộ Quốc Phòng (lúc đó không có ai là Tổng Tham Mưu Trưởng hay là
không có chức Tổng Tham Mưu Trưởng).
Trong khi làm chủ tịch Uỷ Ban Kháng Chiến Miền Nam Việt Nam, Nguyễn Sơn
còn làm tư lệnh kiêm chính uỷ khu 5 và 6 thuộc miền Nam Trung Bộ gồm
nhiều tỉnh Cao Nguyên như Công Tum, Đắc Lắc, Gia Lai và các tỉnh Duyên
Hải như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh
Thuận... đang bị quân Pháp tấn công ác liệt. Từ giữa 1947 đến cuối 1949
Nguyễn Sơn làm tư lệnh kiêm chính uỷ khu 4 là vùng đất chiến lược hiểm
yếu nhất nhì của Việt Nam gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên.
Tất cả đều là những trách nhiệm trọng yếu, nặng nề nơi đầu sóng, ngọn gió.
7. Ở tất cả mọi nơi, Nguyễn Sơn đều nắm toàn quyền, thực thi sáng kiến
của chính mình, hành xử một cách rất độc lập, ảnh hưởng đến các chính
sách của Trung Ương đảng Cộng Sản Việt chứ không phải ngược lại. Trong 5
năm đầu tiên trong lịch sử kháng chiến chống Pháp (1945-1950) sự đóng
góp nói chung của Nguyễn Sơn rất lớn, rất quan trọng - lớn hơn, quan
trọng hơn là đã được đảng Cộng Sản Việt công nhận và ghi nhận. Vậy,
Nguyễn Sơn đã thực sự đóng góp cho cho cuộc kháng chiến chống Pháp như
thế nào?
Khi rời Diên An để về Việt Nam, hành lý quan trọng nhất được nhắc đến
của Hồng Thuỷ/ Nguyễn Sơn là các tác phẩm thuộc loại cẩm nang chiến lược
của Mao Trạch Đông mà Hồng Thuỷ/ Nguyễn Sơn đã cặm cụi dịch ra tiếng
Việt từ mấy tháng trước, chẳng hạn như “Bàn về cách đánh lâu dài”, “Cách
Mạng Trung Quốc và Đảng Cộng Sản Trung Quốc”... (trang 224, “Hoàng Hà
nhớ, Hồng Hà thương”). Chỉ riêng điểm này cũng có thể hình dung và cảm
nhận được cái vai trò, sứ mạng mà “hoàng đế kiêm giáo chủ” Mao Trạch
Đông giao cho “tướng quân kiêm đệ tử” Hồng Thuỷ thi hành ở vùng đất
phương Nam hết sức thiết yếu đối với Trung Quốc: Rút tỉa những bài học
từ Cách Mạng CS Tàu để áp dụng uyển chuyển, thích nghi vào Cách Mạng CS
Việt, Hồng Thuỷ sẽ là lý thuyết gia, chiến lược gia, kiến trúc sư chính
thi triển phép mầu “chiến tranh nhân dân kiểu Mao” chống lại các thế lực
thù địch.
“Vạn sự khởi đầu nan”, Nguyễn Sơn đáng gọi là nhà lý luận quân sự cách
mạng Cộng Sản đầu tiên của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Ông
Phạm Xanh, thuộc trường Khoa Học Xã Hội Việt Nam, tin rằng chỉ trong 5
năm ngắn ngủi công tác ở Việt Nam Nguyễn Sơn viết rất nhiều, báo và
sách, nhưng ông mới chỉ tìm thấy 3 cuốn sách (không kể các sách dịch) là
các cuốn “Chiến thuật”, “Dân Quân, một lực lượng chiến lược”, “Chủ
nghĩa Lenin” trình bày các nguyên tắc căn bản một cách sáng sủa, thực
tiễn, lôi cuốn. (Ông không cho biết tại sao những tác phẩm của tác giả
Nguyễn Sơn đã không được bảo quản đúng mức để bị thất lạc.)
Áp dụng lý thuyết vào thực tế trên căn bản tri hành hợp nhất và 20 năm
kinh nghiệm học tập, chiến đấu trong nội chiến Quốc-Cộng Trung Hoa,
trong chiến tranh Trung-Nhật - Lấy yếu đánh mạnnh, trường kỳ kháng
chiến, toàn dân đánh giặc... Nguyễn Sơn làm được rất nhiều việc trong
nửa đầu tiên của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam:
- Mở trường Thiếu Sinh Quân đầu tiên.
- Mở trường Văn Hoá Kháng Chiến đầu tiên.
- Mở trường Lục Quân tại Quảng Ngãi để gấp rút đào tạo cán bộ quân chính chỉ huy, tự mình làm hiệu trưởng kiêm giảng viên.
- Làm hiệu trưởng kiêm giảng viên trường Võ Bị Trần Quốc Tuấn là trường đại học quân sự ở miền Bắc Việt Nam.
- Thành lập các lực lượng dân quân song song với việc tạo dựng các lực
lượng du kích, lực lượng chính quy cấp tiểu đoàn, trung đoàn.
- Sử dụng văn hoá, văn nghệ làm vũ khí tranh đấu, đãi ngộ các văn nghệ
sĩ, một cách rất đặc biệt thân tình, cho họ nhiều tự do sáng tác và
thường xuyên giao lưu với họ. Nguyễn Sơn từng làm chủ hôn cho Phạm Duy
lấy Thái Hằng ở Thanh Hoá trong chiến khu 4 và những bài hát Kháng Chiến
nổi tiếng của Phạm Duy như “bà mẹ Gio Linh” đã được sáng tác trong
“lãnh địa” của Nguyễn Sơn. Các văn nghệ sĩ, trí thức đổ về khu 4 nhiều
vô số kể. Trong “hồi ký Phạm Duy tập 2”, nhạc sĩ Phạm Duy viết: “Tướng
Sơn ra đi là tôi thành một người bị bỏ quên ở chợ Neo. Vị Tư Lệnh hiện
nay là Hoàng Minh Thảo và Uỷ Viên Chính Trị Trần Văn Quang không phải là
người biết dùng văn nghệ sĩ...”
- Thân dân, gần dân, hoà mình với dân, chan hoà với binh sĩ, cán bộ, tác
phong rất dân dã (không tiền hô, hậu ủng, quần áo xuề xoà, ra vào nơi
chợ búa, đi uống cà phê, đánh cờ tướng, chơi đá banh, vào nhà nông dân
lăn ra ngủ, mặc quần đùi tập chạy với bộ đội, cong mình đạp xe đạp xông
xáo khắp nơi, đăng đàn diễn thuyết tự biên, tự diễn, hùng biện, lôi
cuốn).
- Thường xuyên tổ chức tập trận và tổ chức đánh trận thật theo các
nguyên tắc của du kích chiến (địch tiến thì ta lùi, địch đóng quân thì
ta quấy nhiễu, địch rút lui thì ta truy kích; nghiên cứu cẩn thận, chuẩn
bị kỹ, tập trung lực lượng áp đảo, đánh bất ngờ vào chỗ yếu nhất của
địch v.v...)
- Tổ chức các Đại Hội Tập tức là những khoá rèn Cán, chỉnh Quân, hội
thảo quân chính, thi điền kinh, thi bắn, đánh trận giả... dẫn đến các
phong trào thi đua như chiến sĩ lập công, nông dân thi đua sản xuất, văn
nghệ sĩ thi đua sáng tác...
- “Đổi không gian lấy thời gian” tức là chấp nhận mất đất lúc đầu để bảo
toàn và phát triển lực lượng. Lui quân mà không loạn, vẫn tinh thần
quyết chiến, quyết thắng. Chỉ giữ những nơi quan trọng, hiểm yếu, thiết
lập các căn cứ địa, các vùng giải phóng, các mạng lưới an ninh, tình báo
nhân dân, tổ chức các hoạt động kinh tế, sản xuất, phân phối tự túc, tự
cường.
- Vùng đất lịch sử “địa linh nhân kiệt”, nơi có đồng bằng sông Mã, sông
Cả, dân đông, núi rừng hiểm trở Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh thuộc quân
khu 4, “vương quốc” của Tư Lệnh kiêm Chính Uỷ Nguyễn Sơn đã được củng cố
thành một căn cứ địa quan trọng của Kháng Chiến chống Pháp, song song
với căn cứ Việt Bắc - còn an toàn và bất khả xâm phạm hơn cả Việt Bắc,
có khả năng chi viện mọi mặt cho các chiến trường khác, làm kiểu mẫu cho
cả nước noi theo, góp phần vô hiệu hoá chiến lược đánh mạnh, thắng
nhanh/ tốc chiến, tốc thắng của quân viễn chinh Pháp...
Ông Võ Nguyên Giáp trong bài phát biểu muộn màng về “lưỡng quốc tướng quân” vào tháng 6 năm 2000 đã nói rất đúng: “...Năm
1949 có một tài liệu của Pháp công bố, Pháp đã buộc phải thừa nhận:
dùng lực lượng quân sự không thể thắng nổi Việt Minh” nhưng ông
Giáp, không biết vô tình hay cố ý đã quên rằng “ba quân dễ kiếm, một
tướng khó tìm” nên đã không xác nhận sự đóng góp quan trọng bậc nhất vào
thành quả kháng chiến chống Pháp này của Hồng Thuỷ/ Nguyễn Sơn. Ngoài
ra, cũng có thể ông Giáp đã cố ý quên rằng mặc dù gốc gác người Việt,
Hồng Thuỷ/ Nguyễn Sơn là một đảng viên cốt cán của đảng Cộng Sản Tàu trở
về Việt Nam công tác theo mệnh lệnh và sứ mạng giao phó của Mao Trạch
Đông, chớ không phải của ai khác. Và nếu đúng cái sứ mạng giao phó là
“cầm chân” đế quốc Pháp tại Việt Nam càng lâu càng tốt đợi ngày Mao
thắng Tưởng, chiếm xong Hoa Lục, khai thông biên giới Trung-Việt
(9/1950) thì cái sứ mạng ấy đã được Hồng Thuỷ/ Nguyễn Sơn căn bản chu
toàn.
Còn tiếp. Bài 2: Thầy - trò hay đối thủ.
Chú thích:
(1)
22.02.2020
No comments:
Post a Comment