Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday 10 January 2014

LÊ DIỄN ĐƯC * DƯƠNG CHÍ DŨNG

Nụ cười Dương Chí Dũng

Lê Diễn Đức
Dương Chí Dũng ngày 14/12/2013 - Ảnh: Vietnamnet
 
Khi nhận chức thủ tướng vàongày 27/06/2006, ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố nếu không ngăn chặn được tham nhũng thì ông ta sẽ từ chức.
 
Lời tuyên bố đó trở thành sự dối trá, vô liêm sỉ vào loại thượng thừa. Tham nhũng không những chẳng giảm đi mà còn phát triển mạnh mẽ, tinh vi và xảo quyệt hơn nhiều. Ông Dũng chẳng những không từ chức mà còn làm tiếp nhiệm kỳ thứ hai vì được "đảng phân công", chứ ông ta không xin xỏ ai cả! Những vụ tham nhũng nặng nề nhất, rõ ràng nhất, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế đât nước đều rơi vào hai nhiệm kỳ của ông Nguyễn Tấn Dũng.
 
“Tham nhũng nguy hiểm và khó chịu vì đã thành khá phổ biến. Nó thành đường dây có tổ chức rồi, chứ không còn từng người một người ăn mảnh nữa", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thú nhận như vậy, theo tờ Thanh Niên Online 6/12/2013.  
 
"Tất cả cũng do đồng tiền, chạy theo lợi nhuận, coi thường giá trị con người. Đồng tiền chà đạp xuyên cả vào giáo dục, y tế, công tác đào tạo cán bộ. Cái gì cũng phải bôi trơn, cái gì cũng phải lót tay", cũng lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên tờ Infonet ngày 7/12/2013.
 
Tham nhũng là tội phạm kinh tế. Đã thành một "đường dây có tổ chức" thì cả hệ thống chính trị tất nhiên phải là một băng đảng tội phạm có tổ chức. Điều này đã được tôi đề cập tới trong bài viết "Đảng Cộng sản Việt Nam không khác một băng đảng tội phạm có tổ chức" khi nói về sự đàn áp dân chúng của nhà cầm quyền đã được côn đồ hoá.
 
Tội phạm từ lĩnh vực hình sự chuyển qua kinh tế, nó là sự kết gắn tất yếu, là hành vi không tách rời nhau, liên kết hữu cơ với nhau trong một bộ máy mà tất cả quyền lực tập trung vào những nhóm lợi ích, thân hữu của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN).
 
Một bộ máy cai trị như thế sẽ phá nát các chuẩn mực đạo đức xã hội, huỷ diệt lòng tin vào cơ quan nhà nước, hướng dân chúng tới việc xử lý các tình huống theo luật giang hồ, bất chấp pháp luật. Các vụ dân đứng ra tự xử như đánh chết người chỉ vì ăn trộm chó, hay bao vây bệnh viện vì bác sĩ tắc trách làm chết người do không có phong bì, là những kết quả thực tế của bộ máy ấy.
 
Trong đề tài nghiên cứu hồi tháng 4/2013, Ủy ban Kiểm tra Trung ương ĐCSVN đã thừa nhận:
 
"Nhóm lợi ích và lợi ích nhóm theo xu hướng tiêu cực như một hiện tượng bùng nổ không chỉ thuần túy xuất hiện rất "nóng" về ngôn ngữ, mà là sự phản ánh thực tiễn có vấn đề như hiện tượng giàu lên rất nhanh, có nhiều nhà đất và có khối lượng lớn về tài sản, tiền bạc của một số cán bộ có chức, có quyền trong một số cơ quan nhà nước".
 
"Nhóm lợi ích và lợi ích nhóm là hiện tượng gắn kết giữa một số doanh nghiệp với những người có quyền lực tạo thành mối quan hệ ngầm chi phối xã hội, làm méo mó chính sách. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay phải dành nhiều tiền bạc và thời gian để chăm sóc cho các mối quan hệ với quan chức nên tạo ra một môi trường kinh doanh không lành mạnh".
 
Vinashine, Vinaline nằm trong số gần 20 tập đoàn và tổng công ty quốc doanh dưới sự quản lý trực tiếp của ông Nguyễn Tấn Dũng. Các vụ lạm quyền, tham nhũng, mua những con tàu nát, ủ nổi xài rồi của hai công ty này nằm vào thời kỳ khi Nguyễn Sinh Hùng còn làm Phó Thủ tướng thường trực, Bộ trưởng tài chính. Mọi chi tiêu từ ngân sách, vay tiền, phát hành trái phiếu cho các dự toán đều được trình và duyệt qua hai ông này. Những ngày khởi công xây dựng hoành tráng các công trình đều có sự tham dự của ông Nguyễn Tấn Dũng, cổ cồn ca-vát, chén tạc chén thù.
 
Từ một thông tin nội bộ, tôi được biết rằng, trong các ghế của nội các Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, ghế Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có giá cao nhất, lên tới hàng chục tỷ đồng. Cũng không có gì ngạc nhiên khi biết rằng, Bộ Giao thông là nơi thực hiện những dự án công cộng quan trọng nhất, nhiều tìền nhất từ ngân sách và chiếm hầu hết vốn viện trợ phát triển ODA. Những đại lộ, đường cao tốc, cầu cống, bến cảng, sân bay đều thuộc danh mục đầu tư của Bộ Giao thông.
 
Trong ngày 31/10/2013, Bộ Giao thông - Vận tải chính thức thông báo việc chuyển Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) thành Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC), trên cơ sở tổ chức lại công ty mẹ và một số đơn vị thành viên.
 
Từ một doanh nghiệp thua lỗ chồng chất, nợ trên 80.000 tỷ đồng (khoảng 4 tỷ USD), Vinashin lột xác thành một doanh nghiệp hoàn toàn mới, không có lỗ lũy kế, có vốn điều lệ 9.520 tỷ đồng. Ngành nghề chính vẫn là đóng mới tàu thủy, hoán cải tàu thủy, tư vấn, thiết kế tàu thủy…  600 triệu USD nợ Thuỵ Sĩ của Vinashine biến thành trái phiếu có bảo lãnh của chính phủ là một ví dụ quăng phao cứu bồ và tránh kiện tụng quốc tế. Thế mới thấy mối quan hệ mật thiết như thế nào giữ ekíp của ông thủ tướng với toàn bộ phần còn lại. Một phép thuật ma quái cho "ve sầu thoát xác"!
 
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) hiện đang gánh khoản nợ 321 triệu USD và lên tới hàng tỷ USD nếu tính cả các công ty thành viên. Mà phải tính cả các thành viên chứ, tổng co6ng ty mà! Tiền nợ chủ yếu rót vào đầu tư các dự án cảng, mua sắm tàu, đặc biệt trong giai đoạn phát triển nóng (2007 - 2008).
 
Cái ụ nổi 83M mà Vinalines mua đã qua sử dụng 43 năm, vượt 28 năm so với quy định. Giá mua ụ nổi và chi phí sửa chữa hai lần tại Việt Nam là 489,6 tỉ đồng (khoảng 26,3 triệu USD), tương đương 70% giá đóng ụ nổi mới.
 
Ăn chặn từ khoản chênh lệch của ụ nổi khoảng 10 tỷ đồng, lấy tiền mua căn hộ tặng gái chân dài, mới chỉ là một mặt xích nhỏ, còn hàng chục, thậm chí trăm triệu đô la khác biến thành nước khi rót vào những con tàu nát, những dự án cảng không hiệu quả, v.v... đã không được đề cập tới.
 
Tham nhũng là loại tội phạm khó có nhân chứng và bắt được quả tang, bởi vì nó là thứ luật bắt buộc bất thành văn, được thực thi dưới gầm bàn, ở cổng sau nhà riêng, trong dinh thự thông qua vợ con, được đưa vào các tài khoản hay bất động sản ở nước ngoài sau khi được rửa sạch sẽ.
 
Phiên toà xử Dương Chí Dũng, cựu chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines, và các đồng phạm, có vẻ ầm ĩ nhưng chỉ là màn kịch xoa dịu dư luận, mị dân. Một phiên toà chỉ nhìn thấy công an, không có dân thường tham dự. Con rắn vẫn không mất đầu. Dù án tử hình cho Dương Chí Dũng được công bố thì ra toà phúc thẩm cũng sẽ giảm xuống chung thân và sẽ giảm nhanh chóng nữa theo chiều thẳng đứng qua các dịp lễ, tết. Cuộc sống của các "đại gia" trong tù chỉ mất tự do, nhưng có thể xem như kỳ đi nghỉ mát, mọi điều kiện ăn ở, vật chất đều được cung cấp đầy đủ.
 
Thế nhưng trong ngày 14/12, Dương Chí Dũng đã đề nghị gặp đích danh ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, để cung cấp các bằng chứng bí mật liên quan đến một vị lãnh đạo cao cấp trong việc trực tiếp chỉ đạo các hành vi tham nhũng tại Vinalines.
 
Tình thế này rất có thể làm đảo ngược kịch bản, ăn thua ông Nguyễn Bá Thanh nắm được cái gì và có đủ bản lãnh và thực lực để "hốt" hay không! Qua hai hội nghị Trung ương ĐCSVN lần thứ 6 và 7, cho thấy ông Thanh không đủ sức trước một đối thủ nặng ký.
 
Và cũng rất có thể, sự việc này càng thúc đẩy bản án tử hình và sẽ được thi hành nhanh hơn như của Phạm Huy Phước trong vụ án Tamexco năm 1998, nhằm bịt đầu mối. Trong thực tế, khui ra đầu mối không dễ dàng vì rất khó chứng minh bằng tư liệu. Có ai là người định đoạt số phận của người khác lại tin lời của kẻ phạm tội?
 
Tuy nhiên, nhìn nụ cười vui vẻ của Dương Chí Dũng khi nói chuyện với sĩ quan công an tại toà, chúng ta có thể hình dung được toàn bộ bối cảnh của một màn trình diễn lố bịch.
 
 Dương Chí Dũng cười đọc thơ - Ảnh: TT Online
 
Mấy câu thơ mà Dương Chí Dũng nổi hứng, bình thản đọc trước toà như một trò đùa, hài hước, nhạo báng công lý:
 
"28 năm qua lại trở về
Với người hàng hải nặng thề năm xưa
Dưới cờ Đảng nguyện cùng đưa
Con tàu hàng hải đến bờ vinh quang"
Sửa lại cho đúng:
 
Dưới cờ Đảng đã cùng đưa
Con tàu hàng hải xuống mồ diệt vong!
 
 
© Lê Diễn Đức- RFA

No comments:

Post a Comment