Điều trần nhân quyền VN ở Hạ viện Mỹ
Cập nhật: 09:58 GMT - thứ sáu, 17 tháng 1, 2014
Thân mẫu của nhà hoạt động
hiện đang bị cầm tù Đỗ Thị Minh Hạnh đã điều trần trước Ủy
hội nhân quyền Tom Lantos tại Hạ viện Hoa Kỳ, nói về nhân quyền
ở Việt Nam.
Buổi điều trần diễn ra hôm thứ Năm 16/1 và
cùng với bà Trần Thị Ngọc Minh còn có một số nhân chứng từ
Trung Quốc, Nga và Bahrain để trình bày về tình hình nước họ.
Con gái bà Minh - cô Đỗ Thị Minh
Hạnh, 28 tuổi, đang thực hiện án bảy năm tù về tội Phá rối an
ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân theo điều 89 Bộ luật
Hình sự.
Cô Hạnh cùng hai người khác bị bắt đầu
năm 2010 sau một số hoạt động tổ chức và kêu gọi công nhân biểu
tình, đình công và giúp dân oan khiếu kiện.
Trong buổi điều trần, bà Minh phát biểu
qua người phiên dịch: "Chỉ vì giúp đỡ những công dân khỗn khổ,
những nông dân bị Cộng sản cướp đất, cướp nhà, mà con tôi bị
nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bắt giam bỏ tù".
Tiếp đó bà trình bày về tình trạng khó khăn của các công nhân nhà máy ở Việt Nam.
Theo bà Trần Thị Ngọc Minh, con bà đã bị
đánh đập gây thương tích và bị biệt giam tám tháng trước khi
mang ra xét xử. Sau đó, cô Đỗ Thị Minh Hạnh cũng thường xuyên
bị đánh đập và ngược đãi, theo trình bày của bà.
'Lừa dối thế giới'
Bà Minh nói với những người tham gia cuộc
điều trần: "Bao năm nay, Đảng CSVN đã lừa dối cả thế giới....
về vấn đề công nhân và lao động tại Việt Nam".
"Hiện nay, có hàng trăm tù nhân lương tâm đang sống trong địa ngục trần gian tại các nhà tù CSVN như con gái tôi."
Bà Trần Thị Ngọc Minh nói bà muốn cung
cấp danh sách gần 600 tù nhân lương tâm ở Việt Nam cho Ủy hội
nhân quyền Tom Lantos, "mong quý vị và các tổ chức nhân quyền
trên toàn thế giới quan tâm đến họ".
Cùng ngày, bà Minh cùng một số nhân chứng
từ Việt Nam cũng tham gia họp báo của phong trào vận động
Chấm dứt Tra tấn ở Việt Nam trước khi phong trào này ra mắt
phúc trình mới mang tựa đề: "Tra tấn và ngược đãi tù chính
trị và tôn giáo ở Việt Nam".
Cùng có mặt tại cuộc họp báo có dân
biểu Chris Smith, chủ tịch tiểu ban nhân quyền toàn cầu của Hạ
viện Mỹ, tác giả Dự luật Nhân quyền Việt Nam đã được Hạ viện
thông qua năm ngoái nhưng còn phải qua Thượng viện; và dân biểu
Frank Wolf.
Trần Thị Ngọc Minh
Washington, Ngày
14 tháng 01 năm 2014
Hình (Nguyễn Quốc Khải): Điều trần của Ủy Hội Nhân
QuyềnTom Lantos (Tom Lantos Human Rights Commission) tại Quốc Hội Hoa Kỳ, ngày
16-1-2014.
Kính thưa quý vị,
Tôi là Trần Thị Ngoc Minh, hôm nay tôi được có mặt ở đây
để trình
bày câu chuyện về người con gái Út của tôi là Đỗ Thị Minh Hạnh, 28 tuổi một tù
nhân lương tâm tại Việt Nam, chỉ vì giúp đỡ những công nhân khổn khổ, những nông
dân bị cộng sản Việt Nam cướp đất, cướp nhà mà nhà nước cộng sản bắt con tôi
giam vào tù.
Có
lẽ quý vị ngồi đây, tại nước Mỹ này, quý vị không thể biết hết tình cảnh của công nhân tại Việt Nam,
những người trực tiếp làm ra của cải, trong đó có những hàng hóa do họ làm ra
được bán sang Hoa Kỳ. Họ đã sống và làm việc trong những điều kiện hết sức tồi
tệ, họ cư trú trong những khu nhà thiếu tiện nghi, mất vệ sinh, chật chội. Có
hàng trăm vụ công nhân bị ngộ độc thực phẩm từ bữa ăn do công ty xí nghiệp cung
cấp. Họ phải làm việc từ 12 đến 15 giờ mỗi ngày nhưng chỉ được trả lương bình
quân 70 đôla mỗi tháng. Nhiều trường hợp bị chủ không trả lương, không đóng bảo
hiểm, sa thải khi ốm đau, gặp tai nạn lao động thì không bồi thường đầy đủ. Họ không được quyền thành lập công đoàn
riêng để bảo vệ cho mình.
Con gái tôi cùng Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương
và nhiều người khác đã đến giúp đỡ công nhân đấu tranh với
giới chủ bảo vệ các quyền tối thiểu của họ, nhưng cả ba người đều đã bị nhà nước cộng sản Việt Nam bắt, đánh đập và
kết án nặng nề.
Trước đây, luật sư Lê Thị Công Nhân và nhiều người khác tham gia thành lập
nghiệp đoàn độc lập đã bị kết án nhiều năm tù, riêng Lê Trí Tuệ đã trốn chạy
sang Campuchia xin Cao ủy Tỵ nạn Liên Hợp Quốc che chở vẫn bị công an Việt Nam
sang bắt đi mất tích đến nay đã 6 năm.
Hình
(Nguyễn Quốc Khải): Bà Trần Thị Ngọc Minh điều trần về tình trạng con gái của
bà là Cô Đỗ Thị Minh Hạnh đang bị CSVN giam cầm.
Con tôi bị bắt vào ngày 23/02/2010 tại Di linh-Lâm Đồng, Tại đây, tôi đã chứng
kiến công an bắt và đánh con tôi bể miệng, chảy máu đầy mặt. Sau đó đưa đi biệt
giam 8 tháng tại bộ công an rồi mới đem ra xét xử.
Phiên
tòa lần thứ nhất vào ngày 26-10-2010
tại Trà Vinh, con tôi cùng hai người bạn không có luật sư bào chữa và công an đánh đập
tàn nhẫn con tôi trước sân tòa. cả ba bạn trẻ bị kết án: Hùng 9 năm tù giam, Chương và Hạnh mỗi người 7 năm tù giam.
Giữa tháng
3 /2011, công an trạigiam Trà Vinh đã cho tù nhân hình sự đánh đập con tôi tại
phòng giam.
Tháng 4/2011, khi chuyển trại giam
từ Trà Vinh về Long An, con tôi đã bị còng tay, xích chân, bịt miệng và bị đánh
đập trong thùng xe chở tù.
Ngày 6/05/2011, con tôi lại bị chuyển về Bình Thuận. tại đây con tôi bị chuyển qua nhiều phân trại
giam, công an cưỡng con tôi lao động nhưng con tôi liên tục phản đối cưỡng bức lao động
trong nhà tù.
Cuối
tháng 4/2013, con tôi bị chuyển đến trại giam Đồng Nai, Tại đây, con tôi bị cưỡng bức làm hạt điều xuất khẩu, con tôi phản đối việc cưỡng bức lao động và ngược đãi
tù nhân thì bị công an cho nhiều tù nhân hình sự đánh con tôi cùng một lúc, trong đó một lần bị đánh khi đang tắm
không mảnh vải che thân.
Hậu quả là con tôi đã bị đau thần kinh đầu. Con tôi bị teo và
đau nhức và có khối U ở trong một ngực trái nhưng nhà tù không cho đến bệnh viện
để điều trị chuyên khoa.
Để uy hiếp tinh thần của con tôi và gia đình tôi, ngày 02-10-2013, công an chuyển con tôi cùng với nữ tù nhân tôn
giáo Mai Thị Dung từ Đồng Nai đến Thanh Xuân - Hà Nội. Trên đoạn đường dài hơn 1700km, cả
hai đang bị bệnh vẫn bị trói tay, xích chân trong thùng xe như những con vật và
họ đã bị ngất xỉu nhiều lần.
Từ khi con tôi bị bắt giam cho đến nay,
công an luôn ép buộc con tôi nhận tội để được khoan hồng, nhưng con tôi không
chấp thuận.
Thưa quý vị
Bao năm nay, đảng cộng sản Việt Nam đã
lừa dối cả thế giới, lừa dối Liên Hiệp Quốc và cả chính phủ Mỹ về vấn đề công nhân và lao động tại nước
chúng tôi. Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam hiện nay là do đảng cộng sản thành lập, tất cả các cấp lãnh đạo đều
là đảng viên cộng sản. Chủ tịch là ông Đặng Ngọc Tùng, uỷ viên Trung ương đảng
cộng sản. Mục đích của họ là
để giám sát và kiềm toả công nhân, giúp đảng khai thác và bóc lột công nhân.
Hình (Nguyễn Quốc
Khải): DB Frank Wolf, đồng chủ tịch Ủy Hội Nhân Quyền Tom Lantos tại bàn chủ
tọa.
Từ năm 1995 đến nay đã có gần 5 ngàn cuộc đình công của công nhân. Những
cuộc đình công đó do công nhân tự tổ chức, dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của
những người hoạt động nghiệp đoàn bí mật. Công đoàn của nhà nước Việt Nam không
bao giờ đứng về phía họ, ngược lại còn chỉ điểm cho công an đàn áp và bắt
bỏ tù những người tổ chức đình công.
Hiện nay, có hàng trăm tù nhân lương tâm đang sống trong địa ngục
trần gian tại các nhà tù cộng sản Việt Nam như con gái tôi, như nhà sáng lập Công Nông Đoàn Kết Đoàn Huy Chương, sinh viên Nguyễn Hoàng Quốc Hùng,
linh mục Nguyễn Văn Lý, mục sư Nguyễn Công Chính, blogger Nguyễn Văn Hải, Ts. Cù Huy Hà Vũ, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, luật sư Lê Quốc Quân, sinh viên Đinh Nguyên Kha, tín đồ Mai Thị Dung, tín đồ Nguyễn Văn Lía, nhà báo Tạ Phong Tần, cựu chiến binh Nguyễn Hữu Cầu, dân oan Trần Thị Thúy, v.v... Tôi xin cung cấp cho Uỷ hội Nhân quyền Tom Lantos danh sách gần 600
tù nhân chính trị và tôn giáo kèm theo. Danh sách tù nhân này do các
cựu tù nhân chính trị và thân nhân , bạn
bè các tù nhân cung cấp thông tin. Với danh sách các tù nhân này, tôi mong được
quý vị và các tổ chức nhân quyền trên thế giới quan tâm đến họ cũng giống như quan tâm đến con tôi
vậy.
Tôi biết đã có nhiều tổ chức quốc tế đến Việt Nam
để thị sát cuộc sống của giới công nhân, nơi giam giữ tù nhân. Các tổ chức ấy
đã bị nhà nước Việt Nam lừa gạt bằng cách chuẩn bị sẵn một số nhà trọ của công
nhân, nhà ngục của tù nhân rất tiện nghi và sạch sẽ, huấn luyện một số
công nhân và tù nhân nói với phái đoàn các nước những lời tốt đẹp (nhưng dối
trá) về điều kiện ăn ở, làm việc tại nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ít ai biết rằng, đằng sau bức
tường được trang trí xinh đẹp là địa ngục khủng khiếp của tù nhân. Hàng trăm
nhà tù to lớn trải dài khắp trên đất nước Việt Nam là những công xưởng sản xuất
hàng hoá xuất khẩu như hạt điều, hàng thủ công mỹ nghệ. Người tù làm việc không
được đạt chỉ tiêu sẽ bị biệt giam hay bị trừng phạt. Cai tù và nhà tù ngày càng
giàu thêm nhờ việc bóc lột những người bị giam giữ.
Hình (Nguyễn Quốc Khải): DB Alan Lowenthal, thành viên của Ủy Hội Tom
Lantos đã tiếp kiến Bà Trần Thị Ngọc Minh sau buổi điều trần. Một tin mừng là
DB Lowenthal đã chính thức đỡ đầu cho Cô Đỗ Thị Minh Hạnh.
Tôi rất ngạc nhiên và cảm thấy chua chát khi nghe các phát biểu của nhiều
chính khách, các bản điều trần của một số chính phủ, một số tổ chức ca ngợi nhà
cầm quyền cộng sản Việt Nam đang có tiến bộ về nhân quyền, về chính sách tôn
giáo, về chế độ lao động.
Kính thưa quý vị
Tôi hiểu quyền lợi kinh tế quốc gia đối với nước Mỹ là tối thượng, nhưng đối với
chúng tôi nước Mỹ cũng là tấm gương tranh đấu cho nhân
quyền. Chính vì vậy mà tôi được có mặt tại nơi đây hôm nay.
Tôi thỉnh cầu quý vị, bằng vị thế của mình, xin hãy dùng mọi cách để áp lực
nhà nước cộng sản Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho con tôi và tất cả những tù nhân lương tâm, nhất là trong khi Hoa Kỳ đang thương thảo hiệp ước đối tác Xuyên Thái Bình
Dương (TPP) với nhà cầm quyền cộng sảnViệt Nam,
Tôi cũng tha thiết thỉnh cầu quý vị giúp
đỡ tôi kịp thời can thiệp với nhà nước cộng sản Việt Nam cho gia đình tôi bảo
lãnh con tôi ra ngoài để đến bệnh viện điều trị căn bệnh mà chúng tôi nghi ngờ
với triệu chứng ung thư vì đã phát hiện có khối U trong ngực trái của con tôi.
Xin cám ơn Quý vị. Nguyện cầu Thượng Đế chúc
lành cho Hoa Kỳ và cho Quý vị
DÂN LÀM BÁO
Thân mẫu tù nhân Đỗ Thị Minh Hạnh điều trần tại Quốc hội Mỹ
Bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của nhà hoạt động Đổ Thị Minh Hạnh, tại buổi điều trần ở Quốc hội Mỹ ngày 16/01/2014.
Phẩn uất trước bản án bất công và hành động ngược đãi con gái
trong nhà giam, bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của Minh Hạnh cho biết đã tìm
cách sang châu Âu. Ngày hôm qua tại Washington, bà đã có cơ hội trình
bày trước một ủy ban nhân quyền của Quốc hội Mỹ về tình cảnh chung của
người dân Việt Nam, của dân oan bị cướp đất, công nhân bị bóc lột sức
lao động, của các tù nhân lương tâm và của chính con gái bà là Đỗ Thị
Minh Hạnh, 28 tuổi.
Theo tường thuật của AFP, bà Trần Thị Ngọc Minh kêu gọi Hoa Kỳ dùng hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình dương (Trans-Pacific Partnership,TPP ) để gây áp lực buộc chính quyền Việt Nam chấm dứt tình trạng mà các tổ chức quốc tế xem là « vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng ».
Trước Ủy ban Tom Lantos, mẹ của nữ tù nhân Minh Hạnh nhận định là chính quyền Việt Nam có tham vọng gia nhập hiệp định TPP mà tiến trình đàm phán đang diễn ra giữa 12 nước trong đó có Hoa Kỳ, Nhật và Úc. Do vậy, bà kêu gọi Hoa Kỳ hãy « nhân cơ hội lớn này gây sức ép đòi Việt Nam trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị, trong đó có con gái của bà và phải cải thiện điều kiện làm việc của nhân công Việt Nam ».
Cuộc điều trần về tù nhân lương tâm thế giới trong đó có tù nhân lương
tâm Việt Nam diễn ra tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ hôm nay 16/1.
Sự kiện được truyền hình trực tuyến do Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos tổ chức có phần trình bày của các nhân chứng từ Trung Quốc, Nga, Bahrain, và Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS vận động cho nhân quyền Việt Nam tại Mỹ, cho biết nguyên nhân có cuộc điều trần này:
“Đây là dự án của Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos được khởi động cách đây hơn 1 năm mang tên ‘Bảo vệ Tự do’ trên toàn thế giới. Một trong những mục tiêu chính là đòi tự do cho những tù nhân lương tâm. Ngay từ những ngày đầu công bố dự án, chúng tôi đã tham gia và vận động các dân biểu Hoa Kỳ đứng ra đỡ đầu cho các tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Vì các hoạt động này, chúng tôi có cơ hội đưa mẹ của nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh, bà Trần Thị Ngọc Minh, đến đây hôm nay để điều trần trước Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos.”
Trong phần điều trần mở đầu, Chủ Tịch Ủy ban Quốc tế của Hoa Kỳ về Tự do tôn giáo USCIRF, Tiến sĩ Robert George, tố cáo chính phủ Việt Nam vẫn tiến hành các hoạt động vi phạm nhân quyền của người dân bao gồm giới hạn chặt chẽ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tùy tiện bắt giam, ngược đãi những nhà hoạt động chính trị-tôn giáo, những người bất đồng chính kiến, và không cho họ có được những phiên tòa công bằng.
Tiến sĩ George kêu gọi mọi người hãy vận dụng quyền tự do mình đang được hưởng một cách hữu ích, lên tiếng cho những người bị tước đoạt tự do tại các nước độc tài, trong đó có Việt Nam. Ông cũng kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ không nhượng bộ nhân quyền cho lợi ích kinh tế.
Chủ tịch USCIRF nói:
“Các cuộc điều trần như dân biểu Frank Wolf, Chris Smith, và James McGovern mở ra hôm nay sẽ giúp nâng cao nhận thức của công chúng về tình trạng của tù nhân lương tâm từ Việt Nam cho tới Iran, từ Pakistan tới Nga. Chúng tôi hy vọng những điều chúng tôi trình bày hôm nay sẽ đánh động lương tâm của mọi người về số phận của các nạn nhân này.”
Nhân chứng Việt Nam duy nhất ra điều trần tại buổi này là bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh, người đang thọ án 7 năm tù về tội danh ‘phá rối an ninh nhằm chống chính quyền’ vì các hoạt động bảo vệ quyền lợi cho nông dân mất đất và công nhân bị bóc lột sức lao động tại Việt Nam.
Bà Ngọc Minh chia sẻ:
“Tôi rất xúc động và vinh dự có mặt tại buổi điều trần hôm nay. Tôi mong sau cuộc điều trần này, áp lực sẽ gia tăng hầu thúc đẩy Việt Nam cải thiện nhân quyền, phóng thích tù nhân lương tâm.”
Trong số những người tham dự buổi điều trần này đặc biệt có hai bạn trẻ đến từ Việt Nam là blogger Nguyễn Anh Tuấn và blogger Phạm Đoan Trang.
Tuấn và Trang đang cùng một số nhà hoạt động trong nước thực hiện chuyến quốc tế vận cho nhân quyền Việt Nam sang Mỹ và Thụy Sĩ để gặp gỡ giới chức hành pháp-lập pháp Hoa Kỳ, Liên hiệp Châu Âu, và các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, yêu cầu thúc đẩy tình hình nhân quyền Việt Nam. Chuyến đi diễn ra trước thềm cuộc Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ Phổ phát UPR của Hà Nội tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc ở Geneva (Thụy Sĩ) vào ngày 5/2.
Blogger Đoan Trang phát biểu cảm nghĩ:
“Tôi cảm động khi thấy Quốc hội một nước cách Việt Nam nửa vòng trái đất mà lại quan tâm nhiều đến tình hình nhân quyền của những người dân ở các nước như Việt Nam. Tôi rất mong muốn người dân Việt Nam ai cũng có được một cơ hội được chứng kiến cách vận hành, hoạt động của một Quốc hội dân chủ nó như thế nào.”
Hai giờ đồng hồ sau cuộc điều trần, cũng tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ diễn ra buổi họp báo phát động chiến dịch “Xoá Bỏ Tra Tấn Ở Việt Nam” do Dân Biểu Christopher Smith và Dân Biểu Frank Wolf đồng bảo trợ.
Một phúc trình dày 140 trang nêu rõ thực trạng tra tấn ở Việt Nam do Ủy ban Cứu người vượt biển BPSOS nghiên cứu trong 2 năm qua được công bố dịp này.
Giám đốc BPSOS, Tiến sĩ Thắng, cho biết đây sẽ là tài liệu căn bản cho cuộc vận động của người Việt tại Mỹ kêu gọi chống lại nạn tra tấn, ngược đãi, và bạo hành của công an Việt Nam.
Bấm vào đây xem video tường trình buổi điều trần tại Quốc hội Mỹ ngày 16/1/14:
Theo tường thuật của AFP, bà Trần Thị Ngọc Minh kêu gọi Hoa Kỳ dùng hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình dương (Trans-Pacific Partnership,TPP ) để gây áp lực buộc chính quyền Việt Nam chấm dứt tình trạng mà các tổ chức quốc tế xem là « vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng ».
Trước Ủy ban Tom Lantos, mẹ của nữ tù nhân Minh Hạnh nhận định là chính quyền Việt Nam có tham vọng gia nhập hiệp định TPP mà tiến trình đàm phán đang diễn ra giữa 12 nước trong đó có Hoa Kỳ, Nhật và Úc. Do vậy, bà kêu gọi Hoa Kỳ hãy « nhân cơ hội lớn này gây sức ép đòi Việt Nam trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị, trong đó có con gái của bà và phải cải thiện điều kiện làm việc của nhân công Việt Nam ».
Trong chính sách « xoay trục » sang châu Á- Thái Bình Dương, tổng
thống Mỹ Barack Obama xem dự án Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương
là ưu tiên số một, là cơ sở để thiết lập quan hệ vững chắc với châu Á.
Tuy nhiên, kế hoạch này gặp phải sự phê phán mạnh mẽ ngay trong nội bộ
đảng Dân Chủ, vì nhiều dân biểu quan ngại về quyền lợi của người lao
động và nhiều vấn đề khác.
Dân biểu Christ Smith, nhà hoạt động nhân quyền của đảng Cộng Hòa,
cũng không hài lòng, vì theo ông, chính quyền Obama đã nới lỏng áp lực
nhân quyền quá sớm đối với Hà Nội, trước khi bình thường hóa quan hệ
thương mại Mỹ-Việt.
Chính quyền Việt Nam hiện nay kiểm soát rất chặt chẽ hoạt động nghiệp
đoàn và vào năm 2010 đã kết án ba nhà hoạt động trẻ từ 7 đến 9 năm tù,
sau khi họ phát tán truyền đơn tố giác chủ một một hãng giày gia công ở
Trà Vinh bóc lột công nhân.
Theo thông tin của hiệp hội VOICE, ngoài bà Trần Thị Ngọc Minh, trong
phái đoàn sang điều trần về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam còn có
thân nhân của các tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Quốc Quân, Đinh Nguyên
Kha, cùng với ba blogger trong Mạng lưới Blogger Việt Nam.
Vấn đề tù nhân lương tâm VN bị đưa ra điều trần tại Quốc hội Mỹ
CỠ CHỮ
16.01.2014
Đây là dự án của Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos được khởi động cách
đây hơn 1 năm mang tên ‘Bảo vệ Tự do’ trên toàn thế giới. Một trong
những mục tiêu chính là đòi tự do cho những tù nhân lương tâm. Ngay từ
những ngày đầu công bố dự án, chúng tôi đã tham gia và vận động các dân
biểu Hoa Kỳ đứng ra đỡ đầu cho các tù nhân lương tâm ở Việt Nam.
Sự kiện được truyền hình trực tuyến do Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos tổ chức có phần trình bày của các nhân chứng từ Trung Quốc, Nga, Bahrain, và Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS vận động cho nhân quyền Việt Nam tại Mỹ, cho biết nguyên nhân có cuộc điều trần này:
“Đây là dự án của Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos được khởi động cách đây hơn 1 năm mang tên ‘Bảo vệ Tự do’ trên toàn thế giới. Một trong những mục tiêu chính là đòi tự do cho những tù nhân lương tâm. Ngay từ những ngày đầu công bố dự án, chúng tôi đã tham gia và vận động các dân biểu Hoa Kỳ đứng ra đỡ đầu cho các tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Vì các hoạt động này, chúng tôi có cơ hội đưa mẹ của nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh, bà Trần Thị Ngọc Minh, đến đây hôm nay để điều trần trước Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos.”
Trong phần điều trần mở đầu, Chủ Tịch Ủy ban Quốc tế của Hoa Kỳ về Tự do tôn giáo USCIRF, Tiến sĩ Robert George, tố cáo chính phủ Việt Nam vẫn tiến hành các hoạt động vi phạm nhân quyền của người dân bao gồm giới hạn chặt chẽ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tùy tiện bắt giam, ngược đãi những nhà hoạt động chính trị-tôn giáo, những người bất đồng chính kiến, và không cho họ có được những phiên tòa công bằng.
Tiến sĩ George kêu gọi mọi người hãy vận dụng quyền tự do mình đang được hưởng một cách hữu ích, lên tiếng cho những người bị tước đoạt tự do tại các nước độc tài, trong đó có Việt Nam. Ông cũng kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ không nhượng bộ nhân quyền cho lợi ích kinh tế.
Chủ tịch USCIRF nói:
“Các cuộc điều trần như dân biểu Frank Wolf, Chris Smith, và James McGovern mở ra hôm nay sẽ giúp nâng cao nhận thức của công chúng về tình trạng của tù nhân lương tâm từ Việt Nam cho tới Iran, từ Pakistan tới Nga. Chúng tôi hy vọng những điều chúng tôi trình bày hôm nay sẽ đánh động lương tâm của mọi người về số phận của các nạn nhân này.”
Nhân chứng Việt Nam duy nhất ra điều trần tại buổi này là bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh, người đang thọ án 7 năm tù về tội danh ‘phá rối an ninh nhằm chống chính quyền’ vì các hoạt động bảo vệ quyền lợi cho nông dân mất đất và công nhân bị bóc lột sức lao động tại Việt Nam.
Bà Ngọc Minh chia sẻ:
“Tôi rất xúc động và vinh dự có mặt tại buổi điều trần hôm nay. Tôi mong sau cuộc điều trần này, áp lực sẽ gia tăng hầu thúc đẩy Việt Nam cải thiện nhân quyền, phóng thích tù nhân lương tâm.”
Trong số những người tham dự buổi điều trần này đặc biệt có hai bạn trẻ đến từ Việt Nam là blogger Nguyễn Anh Tuấn và blogger Phạm Đoan Trang.
Tuấn và Trang đang cùng một số nhà hoạt động trong nước thực hiện chuyến quốc tế vận cho nhân quyền Việt Nam sang Mỹ và Thụy Sĩ để gặp gỡ giới chức hành pháp-lập pháp Hoa Kỳ, Liên hiệp Châu Âu, và các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, yêu cầu thúc đẩy tình hình nhân quyền Việt Nam. Chuyến đi diễn ra trước thềm cuộc Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ Phổ phát UPR của Hà Nội tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc ở Geneva (Thụy Sĩ) vào ngày 5/2.
Blogger Đoan Trang phát biểu cảm nghĩ:
“Tôi cảm động khi thấy Quốc hội một nước cách Việt Nam nửa vòng trái đất mà lại quan tâm nhiều đến tình hình nhân quyền của những người dân ở các nước như Việt Nam. Tôi rất mong muốn người dân Việt Nam ai cũng có được một cơ hội được chứng kiến cách vận hành, hoạt động của một Quốc hội dân chủ nó như thế nào.”
Hai giờ đồng hồ sau cuộc điều trần, cũng tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ diễn ra buổi họp báo phát động chiến dịch “Xoá Bỏ Tra Tấn Ở Việt Nam” do Dân Biểu Christopher Smith và Dân Biểu Frank Wolf đồng bảo trợ.
Một phúc trình dày 140 trang nêu rõ thực trạng tra tấn ở Việt Nam do Ủy ban Cứu người vượt biển BPSOS nghiên cứu trong 2 năm qua được công bố dịp này.
Giám đốc BPSOS, Tiến sĩ Thắng, cho biết đây sẽ là tài liệu căn bản cho cuộc vận động của người Việt tại Mỹ kêu gọi chống lại nạn tra tấn, ngược đãi, và bạo hành của công an Việt Nam.
Bấm vào đây xem video tường trình buổi điều trần tại Quốc hội Mỹ ngày 16/1/14:
<iframe width="640" height="360" src="//www.youtube.com/embed/-9uUm2macbo?feature=player_embedded" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
https://www.youtube.com/watch?v=-9uUm2macbo&feature=player_embedded
https://www.youtube.com/watch?v=-9uUm2macbo&feature=player_embedded
Selamat datang di maxwin138 SITUS ONLINE TERBAIK TER AMAN DAN TER PERCAYA
ReplyDelete