Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Sunday 26 January 2014

VŨ HOÀNG * GÓC NHÌN CỦA NHẠC SĨ NAM LỘC

Góc nhìn của nhạc sĩ Nam Lộc về âm nhạc hải ngoại

Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2013-11-24
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

Nghe bài này
Vũ Hoàng: Xin cám ơn nhạc sĩ Nam Lộc dành thời gian cho chương trình âm nhạc cuối tuần, có cơ hội trực tiếp ngồi trước mặt ông để được trò chuyện, chia sẻ cũng như tâm sự cùng ông và quý thính giả. N.S Nam Lộc được chứng kiến 2 thế hệ nhạc sĩ, những nhạc sĩ đời đầu từ VN qua Hoa Kỳ và một thế hệ trẻ nhạc sĩ trẻ lớn lên, ông thấy sự khác biệt của những thế hệ nhạc sĩ trước đây và những nhạc sĩ sau này, ông có thể đưa ra một đánh giá khách quan nhất của mình được không ạ?
Nhạc sĩ Nam Lộc
N.S Nam Lộc: Là một người sáng tác, tôi thấy điều này rất rõ ràng và ai cũng có thể nhận ra được. Ngày xưa ở Việt Nam, chúng ta sống trong hoàn cảnh chiến tranh, với những chia lìa, đổ nát, với những xúc động về tình cảm, theo tôi, môi trường đó, sự sáng tác đó có nhiều hoàn cảnh, cơ hội và chủ đề. Sau 75, đối với người Việt hải ngoại thì có lẽ hình ảnh xúc động lớn nhất là việc bỏ nước ra đi, ngoài điều đó, tôi nghĩ là khó có thể khai thác được những hình ảnh hay những tình cảm như khi chúng ta còn sống trong nước. Ngược lại, trong nước hiện nay cũng thế, giờ đây sẽ bớt đi
Nhạc sĩ Nam Lộc
Courtesy Người Việt
 sự chia lìa, những đề tài về chiến tranh, đất nước, quê hương, về lòng trung thành, tình yêu của chúng ta dành cho những tình cảm riêng tư, gia đình cho đến quê hương đất nước, cộng thêm vào đó, trong nước hiện nay bị ảnh hưởng nhiều bởi âm nhạc ở hải ngoại, cho nên tôi không muốn nói một cách quá lố là có một sự “ngoại lai” và đồng thời những đề tài mà chúng ta vừa đề cập ở trên ngày càng bớt đi nên những người sáng tác theo hứng thú, họ mất đi nhiều đề tài để sáng tác. Có lẽ vì vậy, sức sáng tác càng ngày càng bị hạn chế, đó là nhận xét rất thô thiển của tôi.
Vũ Hoàng: Thưa ông cũng có một số nhận xét nói là khi qua tới hải ngoại rồi thì nhiều nhạc sĩ dường như sức sáng tác giảm sút, rồi số bài hát không được nhiều như xưa, theo ông, nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này và ông nghĩ sao về nhận xét đó?
Nhạc sĩ Nam Lộc tại trại Pendleton, California năm 1975. Hình do nhạc sĩ Nam Lộc cung cấp. 
N.S Nam Lộc: Theo tôi những người sáng tác, họ đều sáng tác theo cảm hứng của mình, theo hoàn cảnh của mình, vì thế dù là trước hay sau năm 1975  ở hải ngoại thì những sáng tác đó thể hiện được tất cả những cảm nghĩ của những người sáng tác, vì thế, nhiều hay ít là tùy theo cảm nghĩ của thế hệ là một và thứ hai là số lượng của những người nhạc sĩ đó có mặt ở hải ngoại hay trong nước. Thí dụ, chúng ta có 100 người sáng tác trước 1975, nhưng chỉ có 30 người ra hải ngoại, thì chúng ta chỉ thưởng thức sáng tác của 30 người đó, trong khi đó, 70 còn lại trong nước họ sẽ bị ảnh hưởng bởi sự kiểm soát của chế độ mới cho nên, cho nên cũng sẽ ảnh hưởng đến vấn đề sáng tác. Tuy nhiên, nếu tất cả những người sáng tác đều được có cơ hội sáng tác, thì tôi tin là họ sẽ được trình bày tất cả những ý nghĩ, cảm tưởng của họ qua âm nhạc.
Nhạc sĩ Nam Lộc tại trại Pendleton, California năm 1975. Hình do nhạc sĩ Nam Lộc cung cấp.
Sau 1975, sức sáng tác của những nhạc sĩ mà quý vị đã từng nghe đến tên tuổi như Ngô Thụy Miên, Anh Bằng, Lê Dinh, Phạm Duy, Trầm Tử Thiêng rồi những sáng tác trẻ sau này như Trúc Hồ, thế hệ thứ hai sáng tác, theo tôi sự nhận định từ những bài hát của Việt Dũng, Nguyệt Ánh, của anh Nhật Ngân, Trường Hải… nó thể hiện được một khuynh hướng sáng tác mới và chất lượng cũng như tỉ lệ sáng tác không thua gì trước năm 1975 cả, nếu không muốn nói ngược lại là lúc sau này giới trẻ có nhiều chất xúc tác để họ có thể sáng tác được
Vũ Hoàng: Xin được quay lại với nhạc sĩ Nam Lộc, khi được theo dõi đời sống âm nhạc cả trong nước lẫn hải ngoại, Vũ Hoàng thấy có sự gọi là “giao thoa” bởi trước đây khoảng 15-20 năm trước, nhạc hải ngoại tràn về VN và chiếm lĩnh thị trường rất lớn, nhưng sau đó, có nhiều sáng tác trong nước, nhiều ca sĩ và nhiều người phụ trách âm nhạc hải ngoại đã sử dụng những nhạc phẩm trẻ trong nước. Vậy ông đánh giá thế nào về sự giao thoa đó giữa trong nước và hải ngoại, những chủ đề âm nhạc không chỉ là tình yêu, hòa bình, quê hương mà bất kỳ điều gì nhạc sĩ Nam Lộc thấy đi đến một điểm nào đó gọi là đồng nhất?
N.S Nam Lộc: Âm nhạc cũng đi song song với vấn đề thương mại, có những âm nhạc được nở rộ vì vấn đề nhu cầu của người nghe, nhu cầu người nghe không cấp thiết là phản ánh giá trị của âm nhạc, có thể nhu cầu của người nghe có liên quan đến vấn đề tài chính, tổ chức và sự thu hút khách người nghe. Nếu những người khách nghe của chúng ta, nhu cầu của họ giàu có bao nhiêu thì âm nhạc của chúng ta cũng nở rộ bấy nhiêu, ngược lại, nếu nó nghèo nàn thì âm nhạc của chúng ta cũng nghèo nàn. Theo tôi thì âm nhạc Việt Nam hiện nay đang ở giai đoạn nghèo nàn.
Hình như chúng ta thiếu chủ đề, thiếu đề tài sáng tác, theo tôi nó cũng bị ảnh hưởng bởi chút nào đó của thời trang của người nghe. Những người nghe thích nghe loại nhạc có tính cách kích động, không cần biết lời lẽ ý nghĩa chẳng hạn, thì nhà sản xuất, người tổ chức cũng chỉ cần thu tiền và nghĩ rằng tôi bán vé được nhiều thế là ăn khách rồi.
Có những chương trình ý nghĩa như anh vừa nói, có chiều sâu nhưng không ai để ý tới, không ai nghe thì nhà tổ chức sẽ không khai thác, cho nên nhận xét của anh cũng đúng nhưng không hoàn toàn. Tức là bên cạnh đó, chúng ta cũng có rất nhiều những nhà sáng tác âm nhạc tấm lòng có sự quan tâm, hoài bão đối với quan tâm đất nước, có thể họ viết ra nhưng chưa được khai thác thôi, chứ tôi tin rằng những nhà sáng tác âm nhạc Việt Nam đã có một nền lịch sử của âm nhạc Việt Nam cũng như lịch sử của những người sáng tác, vào tuổi của tôi nhìn lại 75 năm âm nhạc, tôi chưa thấy điều gì hối tiếc hay không có hãnh diện vì những điều những người đi trước đã làm.
Vũ Hoàng: Xin cám ơn những chia sẻ tâm huyết của nhạc sĩ Nam Lộc đối với âm nhạc của VN cả trong nước
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/MusicForWeekend/namloc-n-vn-overse-music-11242013051346.html lẫn hải ngoại, VH xin thay mặt thính giả của đài ACTD cám ơn ông rất nhiều.

No comments:

Post a Comment