TỰ PHÁ SẢN & XÂM LĂNG KINH
TẾ TQ
BUỘC DÂN PHẢI NỔI DẬY
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 14.01.2014
Web: http://VietTUDAN.net
Những ngày cuối năm 2013 và đầu năm 2014, nhìn về Việt
Nam, chúng ta nhận thấy ba điều đáng ghi lại:
1) Phe Nguyễn Phú
Trọng-Trương Tấn Sang:
Kết án tử hình trong tòa án ngày 16.12.2013 tại thành
phố Hà Nội hai tên Tham nhũng bự Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc trong vụ
Vinalines. Việc kết án này như trượng trưng việc khởi sắc của phe Nguyễn Phú
Trọng hiện đang giữ Phòng chống Tham nhũng lấy lại từ Nguyễn Tấn Dũng.
2) Phe Nguyễn Tấn Dũng:
Bài Thông điệp đầu năm nhấn mạnh về việc kiện toàn Kinh
tế định hướng XHCN như những hứa hẹn mỵ dân trong một tình trạng Kinh tế tự phá
sản giữa sự lan tràn xâm lăng Kinh tế từ Trung quốc. Một mặt Nguyễn Tấn Dũng
không thể công khai công kích Hiến Pháp 2013, một Hiến Pháp vẫn duy trì Cơ chế
Độc tài toàn trị Chính trị của đảng CSVN, đồng thời vẫn giữ Chủ đạo Kinh tế.
Một mặt Nguyễn Tấn Dũng không thể không nói để mỵ dân đã công khai góp ý đòi
quyền Dân chủ và quyền Sở hữu Kinh tế.
3) Khối DÂN OAN
DÂN OAN bị tước đoạt đất đai, nhà cửa đến kiệt quệ, nghĩa là
trắng tay về Kinh tế, bắt đầu năm 2014 việc NỔI DẬY đòi quyền sống dạ dầy của
mình: (i) tại Hà Nội, Dân Oan công khai đòi thành lập Hiệp Hội Dân Oan VN để
cùng đấu tranh cho hữu hiệu; (ii) tại Sài Gòn, một cuộc Biểu tình của Dân Oan
đúng ngày đầu năm 2014 để đánh dấu cuộc NỔI DẬY hành động cho năm 2014.
Cả ba điều ghi lại trên đây đều liên
hệ chính yếu đến vấn đề KINH TẾ: Nguyễn Phú Trọng đánh Tham nhũng làm phá sản
Kinh tế để chọi Nguyễn Tấn Dũng; Nguyễn Tấn Dũng nêu cao bong bóng hy vọng khởi
sắc Kinh tế để kêu gọi Dân ủng hộ mình; Dân Oan bị chết đói, cạn kiệt Kinh tế,
đành phải đứng lên quyết liệt đòi miếng ăn.
Đứng ở cuối năm 2013 và đầu năm
2014, chúng tôi cũng muốn nhìn tình trạng Kinh tế Việt Nam qua những năm gần
đây dưới ba quan điểm:
=> Tình trạng Việt Nam tự phá sản Kinh tế
do Tham nhũng
=> Cuộc xâm lăng Kinh tế tàn nhẫn đến từ
Trung quốc
=> Việc Dân Oan NỔI DẬY đòi quyền Dạ Dầy
(Stomach Right) là tất yều
Tình trạng Việt Nam
tự phá sản Kinh tế do Tham nhũng
Trong cuộc Họp ngày 14.05.2013 của
Uy Ban Thường Vụ Quốc Hội, những Lãnh đạo Chính trị và nhất là những Lãnh đạo
Kinh tế đều đồng thanh xác nhận tình trạng phá sản Kinh tế đã đến mức rất trầm
trọng. Tình trạng phá sản này không phải là mới đây. Nó đã được báo động khẩn
cấp từ cuối năm 2011 bởi những Tổ chức và những Nhà đầu tư quốc tế. Những
chuyên viên Kinh tế như Bà PHẠM CHI LAN, Tiến sĩ LÊ ĐĂNG DOAN… đồng loạt lên tiếng báo động.
Mỗi lần có những cảnh cáo, báo động
như vậy, Nhà nước CSVN đành phải tuyên bố với Dân và Quốc tế những biện pháp
chữa trị cải cách. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi trích đăng hai lần mà
chính các Lãnh đạo Cơ chế phải xác nhận công khai về trách nhiệm tình trạng phá
sản Kinh tế. Mỗi lần xác nhận là mỗi lần Nhà nước đều hứa chữa trị cải cách,
nhưng tình trạng phá sản lần trước vẫn tái diễn như lần mới đây và còn trầm
trọng hơn. So sánh hai tình trạng trước và sau, chúng ta nghĩ thế nào về những
lời hứa biện pháp chữa trị cải cách ?
* Một là đám lãnh đạo ngu xuẩn không
biết phải chữa trị cải cách như thế nào, nhưng chỉ nói cho an dân và lừa quốc
tế.
* Hai là chúng biết cái điều phải chữa
trị cải cách, nhưng không dám làm hay bất lực không thể làm được.
Ong ZOELLICK, Chủ tịch Ngân Hàng Thế
giới, và Bà LAGARDE, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế, đã nhấn mạnh rằng phải chữa
trị cải cách tận CĂN NGUYÊN. Cũng như Nguyễn Phú Trọng nói đồng chí “X”, thì ai
cũng biết đồng chí “X” đó là ai, Oâng ZOELLICK và Bà LAGARDE tế nhị chỉ nói tận
CĂN NGUYÊN, thì mọi người đều biết rằng cái CĂN NGUYÊN đó là gì. Chính đó là
cái Cơ chế chủ trương Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế. Phải tách nó ra,
nghĩa là Nhà nước không được dùng quyền độc tài Chính trị mà khống chế Kinh tế
để vơ vét của chung thành của riêng cho mỗi đảng viên hay cho những nhóm lợi
ích và việc làm ăn nuôi thân phải để cho Dân tự do kinh doanh.
Hai Bản Tin về việc Lãnh đạo Cơ chế
CSVN xác nhận trách nhiệm tình trạng phá sản Kinh tế như sau:
* Năm 2013: Bản Tin của báo
Tuổi trẻ
* Năm 2012: Bản Tin của
TRẦN VIỆT/ ANTĐ
Năm 2013: Bản Tin của báo Tuổi
trẻ
Tình hình kinh tế gay go lắm rồi!
Tuổi Trẻ – Thứ tư, ngày 15 tháng năm
năm 2013
TT - Đó là nhận xét của Phó chủ tịch
nước Nguyễn Thị Doan tại phiên họp ngày 14-5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khi
nghe các báo cáo của Chính phủ và Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính - ngân sách
về tình hình kinh tế - xã hội và thu ngân sách những tháng đầu năm 2013.
Còn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh
Hùng cho rằng: “Tình hình doanh nghiệp bi đát, tôi nghĩ có tới 100.000 doanh
nghiệp chết chứ không phải chỉ mấy chục nghìn, tỉ lệ doanh nghiệp lỗ có thể còn
hơn 65%”.
Bà Doan đề nghị: “Phải nhìn thẳng
vào tình hình khó khăn của đất nước để giải quyết vấn đề. Nếu kỳ họp Quốc hội
này mà không đưa ra được giải pháp đủ mạnh thì những khó khăn sẽ thêm trầm
trọng”
"Tình hình đúng là hết sức đáng
lo ngại, tăng trưởng sản xuất giảm ở cả lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch
vụ, bức tranh vô cùng ảm đạm. Chỉ cần nhìn số lượng hàng chục nghìn doanh
nghiệp phá sản, phần còn lại thì đến 65% báo lỗ thì biết khả năng phục hồi kinh
tế khó khăn đến mức nào"
Ông Nguyễn Xuân Cường (phó trưởng
Ban Kinh tế trung ương)
“Dấu
hiệu suy giảm kinh tế ngày càng rõ nét hơn, tổng cầu nền kinh tế sụt giảm mạnh,
thu ngân sách gặp nhiều khó khăn; nợ xấu, tồn kho, khó khăn thị trường bất động
sản và khả năng hấp thụ đầu vào của khu vực sản xuất chưa được cải thiện”
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn
Văn Giàu, việc thực hiện tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng chưa đem lại
kết quả rõ rệt, chính sách kích thích tăng trưởng bị giới hạn bởi thâm hụt ngân
sách, trong khi thị trường vốn và tăng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế vẫn ở mức
quá thấp.
Ba tháng đầu năm, số lượng doanh
nghiệp thành lập mới là 15.700 doanh nghiệp (giảm 6,8% về số lượng, giảm 16% về
vốn so với cùng kỳ năm trước); trong khi đó số doanh nghiệp ngừng hoạt động,
giải thể là 15.300 (tăng 14,6% so với quý 1-2012).
Thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch - đầu tư Bùi Quang Vinh nhận định: sức mua của nền kinh tế khó có thể
tăng mạnh trở lại trong thời gian ngắn khi việc làm và thu nhập của người lao
động giảm sút, hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn gặp khó khăn, số lượng doanh
nghiệp thu hẹp sản xuất, giải thể và phá sản nhiều, tồn kho vẫn ở mức cao.
Ông Nguyễn Xuân Cường - phó trưởng
Ban Kinh tế trung ương - nói: “Tình hình đúng là hết sức đáng lo ngại, tăng
trưởng sản xuất giảm ở cả lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, bức tranh
vô cùng ảm đạm. Chỉ cần nhìn số lượng hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản,
phần còn lại thì đến 65% báo lỗ thì biết khả năng phục hồi kinh tế khó khăn đến
mức nào”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
phán đoán: “Tình hình doanh nghiệp bi đát, tôi nghĩ có tới một trăm nghìn doanh
nghiệp chết chứ không phải chỉ mấy chục nghìn, tỉ lệ doanh nghiệp lỗ có thể còn
hơn 65%”.
Phó
chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khẳng định “tiền tệ đã đóng băng, tình hình như
thế này là nguy lắm rồi”.
Trong khi đó, Chủ nhiệm Văn phòng
Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đề cập đến thực trạng “ngân hàng lúc nào cũng tuyên
bố là sẵn sàng cho vay, nhưng doanh nghiệp nói là muốn vay đâu có dễ, đang nợ
thì không thể vay được mà lãi suất cho vay vẫn cao nên chỉ có nước phá sản”.
Ngoài việc khai thông nút thắt tiền
tệ, Phó chủ tịch nước đề nghị tập trung vào giải pháp thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí: “Phải mạnh dạn cắt giảm, thậm chí xóa bỏ những chương trình
không cần thiết. Tôi thấy tình trạng chồng chéo, lãng phí, cái gì cũng dang dở,
bộ nào cũng muốn nắm một tí tiền. Chúng ta cần nhìn thẳng vào những khó khăn
của đất nước, tiết kiệm chi tiêu công, dừng mua sắm xe công, phương tiện đắt
tiền, giảm đi nước ngoài...”.
Ông Nguyễn Văn Giàu kể thêm: “Hoàn
thuế VAT hôm trước nói 20.000 tỉ, mới có vài ngày mà hôm nay nói là 33.000 tỉ.
Không thể tưởng tượng được!”. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đề nghị các
bộ, ngành hãy nhìn vào khó khăn của đất nước mà báo cáo đúng tình hình, đừng
đưa ra các con số báo cáo “vì cái ghế của mình”.
*
TS Lê Thẩm Dương (trưởng khoa
quản trị kinh doanh ĐH Ngân hàng TP.HCM):
“Với những vấn đề hiện nay, nếu để NH và doanh nghiệp tự
giải quyết với nhau thì sẽ không bao giờ giải quyết được vì có tình trạng như
hiện nay còn có nguyên nhân từ nền kinh tế. Cơ quan quản lý phải xắn tay cùng
với NH và doanh nghiệp trong việc ban hành và thực thi các chính sách tháo gỡ
khó khăn, củng cố niềm tin, củng cố thị trường trong nước, làm ấm thị trường
bất động sản... “
*
PGS.TS Trần Hoàng Ngân (phó hiệu
trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM):
“Cần ủy ban khẩn cấp ngăn chặn
“dịch” phá sản
“Số lượng doanh nghiệp phá sản ba
năm qua liên tục theo chiều hướng gia tăng kéo theo số nợ xấu tăng thêm...
Thời gian qua, nhiều chính sách tháo
gỡ khó khăn cho doanh nghiệp được ban hành nhưng chưa thể đi vào cuộc sống vì
nhiều lý do. Theo tôi, đã đến lúc cần lập một ủy ban khẩn cấp để ngăn chặn
“dịch” phá sản của doanh nghiệp. Ủy ban này sẽ đứng ra để trực tiếp giải quyết
những vấn đề của doanh nghiệp hiện nay. Còn thời gian qua, giải quyết khó khăn
nhưng cơ quan quản lý chỉ kêu gọi một chiều NH giảm lãi suất cho doanh nghiệp,
nhưng khi NH giảm lãi suất thì doanh nghiệp cũng không thể tiếp cận được vốn.
Chưa kể NH, doanh nghiệp mỗi nơi nói một kiểu, rốt cuộc chính sách được ban ra
nhưng vướng mắc vẫn còn nguyên không giải quyết được.
Năm 2012: Bản Tin của TRẦN
VIỆT/ ANTĐ
Bi kịch nền kinh tế Việt Nam
Có thể nói nền kinh tế Việt Nam đang
đứng trước bi kịch lớn.
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam
Trần Đình Thiên, trong nghiên cứu của mình đã dẫn thống kê của Bộ Kế hoạch Đầu
tư: có tới 53.000 doanh nghiệp đóng cửa và phá sản trong năm 2011, và 35.500
doanh nghiệp lâm vào cảnh tương tự trong 8 tháng đầu năm 2012.
Con số này gần bằng một nửa con số
các doanh nghiệp đóng cửa và phá sản kể từ năm 1986 tới nay.
Đáng lo hơn hoạt động của các doanh
nghiệp đang tồn tại trên thị trường cũng không khá hơn. Thống kê cho thấy hầu
hết các doanh nghiệp đã giảm công suất hoạt động, thậm chí nhiều doanh nghiệp
chỉ còn tồn tại hình thức bởi không tiêu thụ được sản phẩm, lượng tồn kho cao.
Nếu tính trung bình các doanh nghiệp này giảm công suất 20% tương đương với
khoảng 150.000 doanh nghiệp nữa đóng cửa và phá sản. Số người thất nghiệp do sự
thu hẹp sản xuất lên đến hàng triệu người.
Còn một vấn đề đáng lo nữa là số
lượng sản phẩm tồn kho cao và sự giảm giá trị tài sản do giảm phát, hạ giá do
sức mua kém. Hàng triệu tỷ đồng vốn đang bị chôn trong hàng hóa tồn kho, trong
đó hàng tồn bất động sản lớn nhất. Trên thị trường bất động sản có tới 70.000
căn hộ đang bị ế chỉ ở hai thành phố lớn nhất nước. Ít nhất là có tới 140 nghìn
tỷ đồng đang bị chôn, mà phải mất tới 7 năm sau may ra mới xử lý được. Một báo
cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia ước tính, khu vực bất động sản đã
được các ngân hàng bơm gần 350 nghìn tỷ đồng, một số vốn khổng lồ.
Thêm một dẫn chứng bi kịch về bất
động sản. Ông Thiên tính toán có 69 công ty bất động sản niêm yết đang đối mặt
với vấn đề thanh khoản nghiêm trọng. Đến cuối năm 2011, các công ty này gánh
khoản nợ vay 67.000 tỉ đồng và chi phí lãi vay mỗi năm 13.400 tỉ đồng. Đáng báo
động là trong cơ cấu nợ vay, khoản vay ngắn hạn trong quý IV của năm ngoái đã
tăng lên 26.400 tỉ đồng. Nghĩa là các công ty này phải có 39.800 tỉ đồng để trả
nợ vay đến hạn và lãi vay trong năm 2012. Nhà kinh tế đặt câu hỏi hoài nghi:
“Với tình trạng hiện nay, họ có khả năng trả nợ không?”
Nhìn ra khu vực công, tình hình
không sáng sủa. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, năm 2011, tổng số nợ vốn
đầu tư của 63 tỉnh và thành phố là 91.273 tỷ đồng của 47.209 dự án; trong đó,
nợ vốn các công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành là 25.423 tỷ đồng, nợ vốn
của 20.921 dự án đang triển khai là 65.850 tỷ đồng, dãn tiến độ 41 dự án với
tổng số vốn là 38.320 tỷ đồng. Hệ quả của tình trạng trên, không gì khác là số
phận hẩm hiu của các doanh nghiệp và người làm công. Ông nói: “Đang có nhiều
doanh nghiệp “chết” hoặc “chờ chết” vì không thu được món nợ này”.
Sự suy giảm này trước hết là do hoạt
động của các doanh nghiệp Nhà nước mà đứng đầu là các tập đoàn và tổng công ty
nhà nước làm ăn không những kém hiệu quả mà còn để rơi vào tình trạng phá sản.
Tiến sĩ Đinh Tuấn Minh tại tài liệu
phục vụ cho Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2012 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Viện
Khoa học Xã hội Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp tổ
chức tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã chỉ rõ: “Doanh nghiệp
Nhà nước sử dụng vốn tín dụng chiếm tới khoảng 70% tổng số nợ xấu, trong đó các
tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu”. Ngoài ra, theo ông Minh,
nợ xấu của khu vực tập đoàn, tổng công ty chiếm tới 30 – 35% tổng dư nợ của
khối này trong vay nợ từ hệ thống ngân hàng thương mại.
Tổng dư nợ đó của 12 tập đoàn kinh
tế Nhà nước lên tới gần 218.740 tỷ đồng, theo Đề án tái cấu trúc khu vực doanh
nghiệp Nhà nước của Bộ Tài chính năm 2012. Trong đó dư nợ lớn nhất thuộc về Tập
đoàn Dầu khí (PVN – 72.300 tỷ đồng), Điện lực (EVN-62.800 tỷ đồng), Than và
Khoáng sản (Vinacomin – 19.600 tỷ đồng).
Ngoài khu vực ngân hàng, tiến sĩ
Minh lưu ý nợ xấu của khu vực doanh nghiệp đang “rất lớn” ở Ngân hàng Phát
triển (VDB). Chẳng hạn, Vinashin vay ưu đãi VDB gần 300 tỷ đồng lãi suất bằng
0% để hỗ trợ trả lương và phụ cấp; EVN được vay hơn 5.000 tỷ đồng. Còn trong
các năm trước đó, Vinalines cũng vay VDB để phát triển tàu mới; Xi măng Đồng
bành vay 290 tỷ đồng…
Ông Nguyễn Quang Dũng, Tổng giám đốc
Ngân hàng Phát triển (VDB) cho biết: “Nợ của các tập đoàn, tổng công ty… chiếm
độ 75 – 80% tổng dư nợ của Ngân hàng Phát triển…” Các doanh nghiệp Nhà nước mặc
dù số lượng thấp hơn doanh nghiệp tư nhân nhưng nợ thuế cũng khổng lồ, Phó Tổng
cục trưởng Tổng cục Thuế Trần Văn Phu nhận xét: Nợ thuế chưa trả của các DN Nhà
nước chiếm khoảng 13% trên tổng số nợ thuế.
Dư luận cho rằng bên cạnh việc xử lý
nợ xấu, hay tồn kho bất động sản, hay các giải pháp cơ cấu nền kinh tế… cần
tiếp tục cải cách bộ máy Nhà nước, tìm cơ chế để tìm ra người chịu trách nhiệm
khi có những sai phạm gây tác động xấu tới nền kinh tế… Đó cũng sẽ là một việc
quan trọng cho phục hồi và xây dựng nền kinh tế bền vững sau này. (Theo Trần
Việt – ANTĐ)
Cuộc xâm lăng Kinh tế tàn nhẫn
đến từ Trung quốc
Từ rừng rú ra, CSVN hồ hởi vào WTO, mơ tưởng hốt bạc
thiên hạ hay chính là mở rộng cửa để hàng ngoại, nhất là từ TQ, vào diệt Kinh
tế mình? Bên cạnh gian manh Kinh tế Chệt mà Việt Cộng quỳ gối bái lậy việc bao
che cho quyền lực, CSVN dâng Đất Nước như một Tỉnh để tiêu thụ hàng TQ và tái
xuất hàng ứ đọng cho quan thầy !
Việc phá sản Kinh tế VN mà các lãnh đạo đảng CSVN đã
phải thú nhận lúc này có hai lý do chính yếu:
* Lý do nội tại (đã trình bầy ở
Đoạn I trên đây): đó là Mô hình Kinh tế gọi là định hướng XHCN. Khi mà độc tài
Chính trị nắm độc quyền Kinh tế thì tự nó phát sinh và lan tràn THAM NHŨNG,
LÃNG PHÍ ăn ruỗng nền Kinh tế quốc dân.
* Lý do ngoại tại (Đoạn II mà
chúng tôi trình bầy dưới đây): đó là việc xâm lăng Kinh tế đến từ Trung Quốc mà
CSVN lệ thuộc về Chính trị, nên rất khó lòng chống lại cuộc xâm lăng này được.
Việt Nam phải đối diện với hai cuộc Xâm lăng đến từ
Trung quốc: (i) Xâm lăng Đất và Biển; (ii) Xâm lăng Kinh tế.
Nếu vấn đề Biển Đông có thể chuyển mình qua những đàm
phán đa phương và như vậy Việt Nam có thể đỡ một phần gánh nặng vì có cả khối
ASEAN, Nhật, Nam Hàn, Hoa kỳ và Ấn độ hỗ trợ, thì việc Xâm lăng Kinh tế từ
Trung quốc, Việt Nam phải chịu trận một mình. Quá lệ thuộc quyền hành vào Trung
quốc, CSVN đã theo lệnh của quan thầy để chấp nhận đàm phán song phương, nghĩa
là sang tận Bắc kinh để nhận chỉ thị, ngay cả chỉ thị về Việt Nam đàn áp tất cả những ai vì lòng
yêu nước mà lên tiếng phản đối quan thầy Trung quốc.
Khi mà CSVN còn cố níu lấy quyền hành do Trung quốc bảo
trợ, thì cuộc Xâm lăng Kinh tế, hiện nay đã lan tràn, sẽ tiến tới rất nhanh
diệt hẳn Kinh tế Việt Nam đang èo ọt tụt dốc.
Viết về Xâm lăng Kinh tế Trung quốc, chúng tôi muốn nói
đến con đường mà CSVN đang đưa Đất Nước đến tình trạng một Tỉnh tiêu thụ và tái
xuất cảng cho Trung quốc.
Về tình trạng xâm lăng tàn nhẫn Kinh tế từ Trung quốc,
chúng tôi nói lại những năm sau đây:
* 2006: Việt Nam vào WTO / OMC với nguy
hiểm bị xâm lăng Kinh tế
* 2009: Từ huênh hoang Công nghệ hóa đến
chấp nhận phân phối hàng hóa
* 2009 & 2010: Doanh nhân và Truyền thông VN tuyên chiến với
hàng hóa TQ
* 2011:
Xâm lăng Kinh tế TQ thành nguy ngập cho Kinh tế VN
* 2012 & 2013: Lãnh đạo đảng xác
nhận tình trạng phá sản Kinh tế quốc dân
2006:Việt Nam vào WTO/OMC
với nguy hiểm bị xâm lăng Kinh
tế
Trước khi Việt Nam vào WTO, đài Phát Thanh RFI (Radio
France Internationale) đã phỏng vấn chúng tôi ngày 04.05.2005 nhân Liên Âu và
Hoa ky đưa ra những biện pháp ngăn chặn xâm lăng của Hàng May Dệt Trung quốc
làm thiệt hại cho ngành nghiệp này tại Liên Âu và Hoa kỳ.
Thực vậy, Trung quốc vào WTO từ năm 2001, tuy nhiên Hoa
kỳ và Liên Au vốn giữ vấn đề Quotas đối với Trung Cộng. Nhưng sau khi vấn đề
Quotas được bỏ đi kể từ năm 2005, Trung Cộng đã xuất cảng ào ạt hàng May Dệt
sang Hoa kỳ và Liên Au. Vì quyền lợi của mình, Hoa kỳ và Liên Au đã phản ứng để
ngăn chặn Tsumani hàng May Dệt này ngay trong khuôn khổ của Tự do Mậu dịch
WTO/OMC. Đây là một trong những tỉ dụ mà người ta sẵn sàng vì quyền lợi Quốc
gia mà bỏ những điều đã ký kết. Từ tháng tư 2005, Hoa kỳ và Liên Au phải lấy những quyết định
phản ứng mạnh để ngăn chặn Tsumani này từ Trung Cộng.
Việt Nam mới chập chững mở cửa để bắt đầu hội nhập với
Mậu dịch Thế giới. Thất bại về Kinh tế tập quyền chỉ huy (Economie centralisée
et dirigiste), Việt Nam gặp đói nghèo, đành phải mở cửa và chấp nhận Kinh tế
gọi là “Tự do Thị trường định hướng XHCH”, một thứ Kinh tế Tự do Thị trường
tréo cẳng ngỗng, nghĩa là nhà nước độc tài vẫn nắm “Chủ đạo“ Kinh tế. Hệ thống
sản xuất và Thương mại vẫn nằm trong tay những Tập đoàn quốc doanh do người của
đảng nắm giữ. Sản xuất còn yếu kém, nhưng đảng CSVN vẫn mơ mộng rằng vào WTO là
đi hốt bạc ngay tức khắc.
Chính việc để tự do mậu dịch này trong tình trạng mình
còn yếu sức sản xuất và cạnh tranh đã làm Việt Nam thành mồi ngon cho những
hàng hóa nước ngoài tràn vào xâm chiếm.
Vì còn là đầy tớ của Trung cộng nữa, nên hàng hóa, thương nhân và công
nhân Trung quốc vào Việt Nam như chỗ không người để cạnh tranh.
2009: Từ huênh hoang Công nghệ
hóa
đến chấp nhận Phân phối hàng
Trung quốc
Chúng tôi đã viết bài về thảm cảnh này ngày 02.07.2009,
nghĩa là 3 năm sau khi Việt Nam vào WTO.
Nhà
Nước CSVN vẫn huênh hoang chương trình vĩ mô Công Nghệ hóa Kinh tế Việt Nam.
Dưới chiêu bài này, những Dự án, những Khu chế xuất có quyền ưu tiên tịch thu
đất trồng cấy khiến Nông nghiệp thiệt hại.
Nhà Nước hy sinh Nông nghiệp, một căn bản sẵn có và truyền thống của đại
đa số Dân Việt sinh sống.
Vì
quá lệ thuộc vào Trung quốc để bảo đảm quyền lực Chính trị, đảng CSVN đang biến
cái gọi là Công nghệ hóa thành thảm cảnh tổ chức phân phối cho hàng hóa Trung
quốc.
Thực
vậy, CSVN để tự do nhập nội hàng hóa Trung quốc. Tại Thị trường hàng hóa, hai
yêu tố cạnh tranh chủ yếu là GIÁ CẢ và PHẨM CHẤT (Prix et Qualité) của món hàng.
Giá cả hàng Trung quốc rẻ hơn
Giá bán tùy thuộc vào giá thành sản xuất. Hệ thống sản
xuất công/ kỹ nghệ ngày nay là hệ thống những linh kiện cấu thành món hàng cuối
cùng. Đó là hệ thống liên đới sản xuất những bộ phận cấu thành (système de
sous-traitance des pìeces détachées). Món hàng cuối củng sẵn sàng cho tiêu thụ
chỉ là việc ráp nối (assemblage) những bộ phận. Không một Công ty nào sản xuất
tòan bộ những bộ phận cấu thành món hàng cuối cùng. Đây không phải là việc bất
lực về khả năng, mà là vì giá thành của món hàng cuối cùng sẽ tăng lên gấp
bội.
Khi
món hàng cuối củng được chia ra thành những bộ phân riêng rẽ, thì những bộ phận
này sẽ do những xí nghiệp chuyên môn sản xuất trong hệ thống liên đới. Vì chỉ
sản xuất những bộ phận chuyên môn, nên những Xí nghiệp này có thể tăng lượng
sản xuất để triệt tiêu phí tổn trang bị máy móc sản xuất (Installation des
équipements).
Yếu
tố khách quan làm cho những món hàng Trung quốc rẻ hơn hàng Việt Nam, đó là
Trung quốc có thể tăng rất lớn lượng sản xuất những linh kiện. Trung quốc sản
xuất từ A tới Z của một mặt hàng là như vậy.
Cùng
sản xuất một mặt hàng như Trung quốc, nhưng Việt Nam phải mua lại từ Trung quốc
những bộ phận cấu thành mặt hàng cuối cùng. Vì vậy mà mặt hàng Việt Nam bán ở
Thị trường không thể nào rẻ hơn mặt hàng của Trung quốc.
Phẩm chất của món hàng
Hệ thống sản xuất liên đới những linh kiện (système de
sous-traitance des pìeces détachées) không phải chỉ làm giảm giá thành sản
xuất, mà còn cho phép những Công ty chuyên nghiệp có thời giờ và cô đọng khả
năng vào việc kiện tòan phẩm chất của từng bộ phận, từng linh kiện. Thực vậy,
những Công ty chuyên nghiệp này dành trọn thời giờ cho Nhóm Nghiên cứu (Equipe
de recherche) chuyên tâm vào một linh kiện, một bộ phận. Đây là việc làm tăng
phẩm chất chuyên môn cho sản phẩm. Vấn đề cạnh tranh trên Thị trường không phải
chỉ nguyên giá cả mà trở thành cạnh tranh về phẩm chất chuyên môn, kiện tòan
của từng linh kiện cấu thành. Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh được áp dụng triệt
để ở hệ thống sản xuất linh kiện công nghệ và kỹ nghệ hiện nay.
Trung
quốc có điều kiện phát triển hệ thống liên đới sản xuất từ A tới Z và tất nhiên
họ có điều kiện kiện tòan phẩm chất mặt hàng cuối cùng hơn Việt Nam
Chúng
tôi rất đau lòng đọc tin sau đây từ Quốc nội: “(TuanVietNam)- Êm như mưa dầm, ồ
ạt như lũ, hàng TQ đổ bộ vào VN, “quét” sạch hàng nội, moi túi người tiêu dùng.
Con số nhập siêu hơn 11 tỷ USD năm qua đủ cho thấy các DN ta đang “thua trắng
bụng”. Để không bị làn sóng này dìm chết, không một ai – từ Chính phủ tới DN và
người tiêu dùng – có thể đứng ngoài cuộc.“
Cán
cân Thương Mại giữa Trung quốc và Việt Nam cho thấy cuộc xâm lăng Kinh tế tại
Việt Nam mỗi ngày một tăng mạnh: “10 năm qua, kim ngạch xuất khẩu của Trung
Quốc sang Việt Nam đã tăng 23,25 lần, đạt tới con số 15.652 tỷ USD vào năm
ngoái. Cùng trong thời gian đó, kim ngạch xuất khẩu của ta theo chiều ngược lại
tăng vỏn vẹn 6,08 lần, chỉ đạt 4.536 tỷ USD năm 2008.“
Ong
ĐÀO XUÂN ANH, chủ một Công ty sản xuất, đã kết luận:”Chi phí nhập khẩu (tính cả
mua hàng lẫn vận chuyển) rẻ hơn là tự sản xuất, quy trình làm việc đơn giản và
ít phải suy nghĩ hơn.“
Từ
là Doanh nhân sản xuất công nghệ, Ong trở thành một Thương gia phân phối hàng
Trung quốc !
2009 & 2010: Doanh nhân
& Truyền Thông
tuyên chiến với hàng TQ
Truyền thông Việt Nam và Doanh nhân đã Tuyên chiến với
cuộc tấn công của hàng ngoại chất lượng thấp và yêu cầu Nhà nước tham gia cuộc
chiến (18/06/2009 09:37 (GMT + 7). Tiên khởi cho việc Tuyên chiến này là
Vietnamnet với Thảo Luận “TuanVietNam “. Chúng tôi xin đăng lại nội dung Thảo
Luận.
(TuanVietNam)- "Dù tất cả đã có
nhưng lực lượng hải quan, lực lượng kiểm tra thị trường, nói chính xác hơn là
con người mà bị thủng thì phòng tuyến ngăn chặn hàng giá rẻ, chất lượng thấp
vào thị trường Việt Nam cũng sẽ bị thủng..."- TS. Nguyễn Minh Phong nói.
Nhà
báo Nguyễn Quang Thiều: Rõ ràng, chúng ta có những phòng tuyến chặn cửa như hải
quan, các cơ quan kiểm thị trường, kiểm dịch, công an, quân đội và cả thuế vụ
nữa… nhưng tại sao hàng ngoại chất lượng thấp lưu hành trên thị trường tiêu
dùng vẫn không hề giảm đi, thậm chí có phần ồ ạt tiến vào vào thị trường Việt
Nam. Liệu có hay không phòng tuyến nào bị hổng, hay tất cả đều bị hổng, thưa
TS. Nguyễn Minh Phong?
TS.
Nguyễn Minh Phong: Tôi nhấn mạnh điểm cần lưu ý và rất quan trọng.
Dù
tất cả những tiêu chuẩn pháp lý, kỹ thuật dù đã có, nhưng nếu lực lượng hải quan, lực lượng kiểm
tra, hay nói gọn hơn là con người mà bị thủng thì phòng tuyến đương nhiên sẽ bị
thủng... Cái thủng của con người là cái thủng lớn nhất. Chúng ta đã có rất
nhiều bài học như vụ án hàng lậu Tân Thanh. Một khi quan chức liên tỉnh bắt tay
dằng dây sẽ vô hiệu hóa tất cả những hàng rào kĩ thuật khác.
Bà
Phạm Chi Lan: Về lỗ thủng chất lượng đội ngũ tôi đồng ý với anh Phong. Nhưng
chúng ta nhìn nó rộng ra hơn một chút là cơ chế có thể tạo nên những con người
như vậy, muốn có đội ngũ công chức thật tốt như chúng ta mong muốn thì phải có
hệ thống cơ chế trong đó bao gồm cả thể chế cả chính sách, cả tiêu chuẩn cán bộ
như thế nào, cách để chọn vào ra như thế nào, tất cả đều phải nghiêm chứ đừng
chỉ đứng hô hào chung chung.
Chiến
lược thực tế
Bà Phạm Chi Lan: Đó là điều rất đáng tiếc về phía chúng
ta. Việc làm sao chống được sự xâm lấn của hàng bên ngoài thì yếu tố quan trọng
hàng đầu vẫn là sức mạnh của chính mình.
Bệnh thành tích
Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Những điều mà bà Phạm Chi
Lan nói về chiến lược xuất khẩu ô tô, hoặc chúng ta sản xuất máy bay đã được
thực tế chứng minh về tính khả thi. Dự án ô tô Mê kông là một sự thất bại to
lớn. Lịch sử đã chứng minh người Việt rất cần cù, rất chịu khó, sáng tạo, khéo
tay, quả cảm…, nhưng đôi khi chúng ta cũng rất ảo tưởng.. Với chúng ta, tôi
nghĩ rằng chúng ta đang hão huyền sinh ra bệnh thành tích. Ngày xưa ông cha ta
căn cơ, chính xác, gọn ghẽ đâu ra đấy. Nhưng chủ nghĩa thành tích đã sinh ra sự
hão huyền, chạy theo thành tích sẽ thế này thế kia… chúng ta phải rời bỏ điều
đó, phải trở lại hiện thực và làm một bát phở thật ngon, hãy may một cái áo
thật đẹp…
Đã
đến lúc chúng ta phải bỏ qua tất cả những hình thức phù phiếm, tất cả những
khẩu hiệu sáo rỗng, bánh vẽ giá trị ảo để trở về cuộc sống thực tế, giá trị
thực để đáp ứng nhu cầu.
Giải pháp khả thi
Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Thưa bà Phạm Chi Lan cơn lũ
hàng nhập ngoại xấu, kém chất lượng, độc hại đang tràn vào Việt Nam đã lên đỉnh
điểm chưa, hay sẽ tiếp tục, hoặc giảm xuống?
Bà
Phạm Chi Lan: Nó như thế nào phụ thuộc vào thái độ của chính chúng ta. Nếu
chúng ta bỏ lơ, coi thường chuyện đó, các cơ quan Nhà nước vẫn cảm thấy dửng
dưng không ý thức ngăn chặn, bảo vệ cho đồng bào mình thì làm sao cơn lũ này
chấm dứt được.
Hoặc
truyền thông của chúng ta không dấy lên được tiếng nói mạnh mẽ để cổ động cho
hàng Việt Nam, biểu dương cho những doanh nghiệp hàng tốt như May 10, và rất
nhiều những doanh nghiệp khác, trân trọng người tiêu dùng trong nước thì làm
sao ngăn nổi cơn lũ này.
Nếu
không cùng nhau làm việc đó như một tính chất cả hệ thống thì cơn lũ đó chưa
tới đỉnh điểm đâu, sẽ tiếp tục đổ vào, tiếp tục tràn vào dữ dội hơn. Người ta
đã có hẳn một kế hoạch lớn, chiến lược lớn để làm điều đó, họ sẽ không dừng lại
trừ khi chúng ta biết tự vạch hướng đi cho mình, tự bảo vệ cho mình, đẩy làn
sóng đó ngược trở lại trả về phía bên họ.
Quả
thực tôi lo lắng cơn lũ này chưa đến đỉnh điểm, mà còn có thể tệ hại hơn nữa
bởi vì chúng ta vẫn chưa làm được gì nhiều để ngăn chặn.
Tôi
nói vui với các doanh nghiệp là bây giờ biên mậu đã diễn ra ở tận thành phố Hồ
Chí Minh chứ không phải biên mậu ở Lào Cai, Lạng Sơn nữa.
Thực
tế, người ta đã vào tận thành phố Hồ Chí Minh để làm rồi, gần như tất cả các
giao dịch diễn ra ngay tại đó. Chỉ cần nhấc một cú điện thoại lên thôi là hàng
hóa đâu vào đó. Không khó để bắt gặp từng đoàn xe mang biển số của một quốc gia
láng giềng có thể vào đất Việt Nam đàng hoàng, thậm chí người nước họ cũng ra
vào làm việc ở đây tự do. Nếu chúng ta vẫn dễ dãi như vậy thì cơn lũ hàng giá
rẻ, chất lượng thấp còn tiếp tục dấn tới.
Tôi
vừa từ Lục Ngạn (Bắc Giang) về. Tôi đã chứng kiến một đoàn 65 thương gia Trung
Quốc đang ở đó, tại những cứ điểm để thu mua vải quả, và họ là người quyết định
giá cả.
Chúng
ta đã để đến mức như vậy thì việc không tự bảo vệ được mình là do chính mình,
mình vừa là nạn nhân, vừa là tội nhân của việc đó. Mình không biết tự mình bảo
vệ mình thì nói được gì nữa. Nếu ta không có hành động từ cao nhất, làm quyết
liệt thì các doanh nghiệp phần nào phải bó tay.
Những
gì được đặt ra tại bàn tròn hôm nay đã phần nào động chạm tới những điều cơ bản
và chi tiết, chúng ta cũng đã nói ra tất cả những điều mang tính hệ thống,
chiến lược. Nếu biết lắng nghe, biết sửa mình thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn,
còn nếu vẫn chỉ là trách nhiệm, là lợi ích cá nhân thì e rằng 50 năm nữa chúng
ta lại ngồi lại đây, nói lại những điều phiền muộn này. « (Tuần Việt Nam)
Được
báo động về việc Tuyên chiến này, Đại sứ quán Trung quốc tại Hà Nội, vẫn trịch
thượng là quan Thầy, nên đã cho Tùy viên Thương mại ra chỉ thị cho Truyền Thông
và Doanh nhân VN không được nói giọng tuyên chiến với hàng hóa Trung quốc. Chỉ
thị này giống như chỉ thị từ Bắc kinh ra lệnh cho CSVN phải đàn áp những người
yêu nước Biểu tình chống xâm lăng Hải đảo và Biển ngày nay.
2011: Xâm lăng Kinh tế TQ
thành nguy ngập cho Việt Nam
Tình
trạng Kinh tế tụt dốc của Việt Nam có nghĩa là sức kháng cự trở thành hoàn toàn
yếu kém trước xâm lăng của Trung quốc. Những lý do sau đây khiến cuộc Xâm Kinh
tế lúc này của Trung quốc càng gia tăng trước sức chống đối hoàn toàn yếu kém
của Kinh tế Việt Nam:
=> Hoa kỳ và Liên Âu, hai Thị trường lớn
cho hàng xuất cảng từ Trung quốc, hiện nay đang gặp Khủng hoảng về nợ công. Dân
chúng thất nghiệp tăng mạnh. Nợ công và Thất nghiệp tăng có nghĩa là hai Thị
trường giảm Mãi lực tiêu thụ. Nhưng việc sản xuất của Trung quốc vẫn phải giữ
để bảo đảm Độ tăng trưởng. Mãi lực nội địa Trung quốc không những không tăng mà
còn phải chịu cảnh Lạm phát lên cao. Thêm vào đó các Thành phố Trung quốc, vì
tham vọng Đô Thị hóa, nên hiện nay mang nợ chất chồng. Mãi lực dân nội địa yếu
kém, các Thành phố lại mang nợ nần, nên việc tiêu thụ nội địa chắc chắn phải
giảm xuống. Khi bí lối tiêu thụ hàng hóa nội địa mà việc sản xuất vẫn phải giữ
để tránh đóng cửa xí nghiệp, thì hàng hóa thặng dư sẽ xì xuống Việt Nam.
=> Tình trạng thiếu vốn vì muốn thắt chặt
Tín dụng lưu hành để chống Lạm phát phi mã đang diệt doanh nghiệp VN và thả
lỏng cho xí nghiệp Trung quốc thắng thế. Phóng viên VŨ HOÀNG, RFA, ngày
15.07.2011, đã cho thấy cuộc xâm lăng Kinh tế Trung quốc đang diễn ra như sau:
Doanh nghiệp VN bất lợi trên sân nhà
Lãi suất tiền vay trong nước quá cao đã ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam khi cạnh tranh với các doanh
nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp Trung Quốc ngay tại VN.
Thiếu vốn do lãi suất cao
Báo chí trong nước mấy hôm nay liên tục đưa tin chuyện
các doanh nghiệp Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam thu mua các mặt hàng nông sản,
thuỷ sản, cà phê, hồ tiêu, trái cây, thịt heo… khiến giá các mặt hàng này tăng
vọt, trong khi các ngành hàng trong nước lại thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng.
Và nguyên nhân của hiện tượng này được cho là do hậu quả của việc lãi suất cho
vay trong nước quá cao, gây bất lợi cho chính các doanh nghiệp cần vay vốn.
Chuyện lãi suất quá cao mà hiện tại các doanh nghiệp
đang phải hứng chịu bắt nguồn từ hậu quả của chính sách tài khoá thắt chặt,
nhằm kiểm soát lượng vốn tín dụng bơm vào nền kinh tế.
Trong một lần trao đổi với đài Á Châu Tự Do cách đây
không lâu, T.S Lê Đăng Doanh đã từng nhận định:
"Hiện nay doanh nghiệp VN rất thiếu vốn và vấn đề
chi phí cho hoạt động kinh doanh bị đẩy cao, do lãi suất tăng mạnh cũng đã được
đề cập nhiều, nhưng điểm đặc biệt ở thời điểm này là có thêm sự tranh mua
nguyên nhiên liệu từ phía Trung Quốc do họ có lợi thế hơn so với các doanh
nghiệp Việt Nam về mặt vốn liếng và khả năng tài chính, vì vậy khiến cho những
doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thu mua nguyên liệu gặp khó khăn
hơn.
Theo lời bà Trần Thị Miêng, Cục phó Cục chế biến Nông
lâm thủy sản và nghề muối (thuộc Bộ Nông nghiệp và PT Nông thôn) được báo
VNmedia trích lại cho biết việc Trung Quốc ồ ạt thu gom nông sản của Việt Nam
đang là một vấn đề nổi cộm và gây nhiều nhức nhối cho các doanh nghiệp, trong
đó có ngành chế biến nông lâm thủy sản.
Rõ
ràng với chi phí VN cao như vậy, các
doanh nghiệp kinh doanh thu mua nông sản, thủy sản của Việt Nam sẽ gặp bất lợi
hơn rất nhiều so với các đối thủ khác từ phía Trung Quốc.
Về vấn đề này, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu
Việt Nam nhận xét:
" Trung Quốc khi họ có tiền ứng ra trước thì đương
nhiên họ hiệu quả hơn rồi, mình thì phải cộng lãi suất, còn họ thì mang tiền
đâu lấy hàng đó, đương nhiên là họ lợi thế hơn rồi. Khách hàng Trung Quốc có
lợi thế hơn. Về mặt suy luận thì khách hàng Trung Quốc có lợi thế hơn. Xu hướng
chung là các doanh nghiệp Việt Nam thụt lùi và nhường chân cho họ rồi, họ có
thể mua thẳng của người dân, của những nhà cung ứng nhỏ, thì hiện nay họ đang
có lợi thế ấy."
Theo lời ông Trần Văn Lĩnh, tổng giám đốc công ty Cổ
phần thuỷ sản Thuận Phước ở Đà Nẵng, được báo Sài gòn Tiếp thị trích đăng cho
rằng thương nhân Trung Quốc tới tận ao mua tôm, tới tận cảng cá chờ tàu cập bến
và hình như lúc nào họ cũng mua cao hơn một vài giá so với doanh nghiệp Việt
Nam. Vì thế các doanh nghiệp thuỷ sản miền Trung bị thiếu nguyên liệu trầm
trọng do cạnh tranh không lại với thương nhân Trung Quốc.
Không chỉ dừng lại cạnh tranh thu mua nguyên liệu nhờ
lợi thế về giá cả, các doanh nghiệp Trung Quốc còn tận thu cả nguyên liệu kém
chất lượng như tôm tạp chất, về lâu về dài sẽ khiến các doanh nghiệp xuất khẩu
thuỷ sản bị liên luỵ do nhiều sản phẩm thuỷ sản kém chất lượng như vậy lại có
nguồn gốc từ Việt Nam xuất ra khỏi biên giới.
Có lẽ việc doanh nghiệp Trung Quốc tranh mua nguyên
nhiên liệu của Việt Nam chỉ là điểm khởi đầu, điều quan trọng là nằm ở chỗ
trong tương lai, người nông dân Việt Nam sẽ hoàn toàn bị lệ thuộc vào các
thương nhân Trung Quốc, khi họ đã chiếm lĩnh thị trường đầu ra cho các sản phẩm
nguyên nhiên liệu.
Một lần nữa, ông Đỗ Hoài Nam lên tiếng cảnh báo, đến lúc
đó Việt Nam sẽ mất tính chủ động trong việc điều phối nguồn hàng trong tương
lai:
"Trước mắt, Trung Quốc họ có vốn thì họ hỗ trợ cho
người nông dân bán được hàng tốt hơn. Nhưng bất lợi là về lâu về dài, chúng ta
sẽ quản lý như thế nào, nếu không có người mua thì các doanh nghiệp Việt Nam hỗ
trợ về giá, nước ngoài họ ép giá, thì mình làm gì có gì để đối trọng, bằng cách
nào để hạn chế bán hay bắt buộc bán cho họ. Nguyên tắc của người nước ngoài lợi
nhuận là trên hết chứ không phải vì lợi ích của cộng đồng."
Nhưng bất lợi là về lâu về dài, nước ngoài họ ép giá,
thì mình làm gì có gì để đối trọng. Nguyên tắc của người nước ngoài lợi nhuận
là trên hết chứ không phải vì lợi ích của cộng đồng.
=> Vì tình trạng tụt dốc Kinh tế, cạn kiệt
ngoại tệ (Đo-la), các Xí nghiệp VN như bó buộc phải nhập hàng Trung quốc. Phóng
viên NAM NGUYÊN, RFA, ngày 22.06.2011, đã nói lên khía cạnh Nhập siêu và lệ
thuộc Trung quốc như sau:
“Tình trạng nhập siêu gây mất ổn định cho nền kinh tế
Việt Nam, đặc biệt nhập siêu từ Trung Quốc. Nam Nguyên ghi nhận ý kiến chuyên
gia về vấn đề này.
Sập bẫy nhập siêu từ Trung Quốc
TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế độc lập từ Hà Nội
phân tích:
-
Vấn đề ở đây là cần phân biệt
phần nhập siêu thuần túy thương mại và nhập siêu có liên quan đến đầu tư. Hiện
nay do nhiều lý do, Trung Quốc đang tham dự vào việc đấu thầu và xây dựng theo
thể thức EPC (Engineering procurement and construction) là rất nhiều và Trung
Quốc đã nhập cả trang thiết bị, nguyên vật liệu thậm chí mang cả công nhân có
tính chất phổ thông sang để xây dựng. Phần này chiếm chủ yếu của các vật tư,
trang thiết bị mà Việt Nam nhập từ Trung Quốc và đây là vấn đề rất đáng tranh
cãi: tại sao lại phải nhập nhiều như thế từ Trung Quốc, giao cho nhà thầu Trung
Quốc những công trình có tính cách trọng yếu
Thêm vào đó có một số công trình không có vốn nên đã vay
từ Quĩ hỗ trợ xuất khẩu của Trung Quốc. Vay từ Quĩ này, tự nhiên sẽ phải chấp
nhận mua trang thiết bị của Trung Quốc và để cho nhà thầu Trung Quốc xây dựng
và đấy là điều cần phải rút kinh nghiệm cho tương lai.”
Chuyên
gia Huỳnh Bửu Sơn, nguyên thành viên ban tư vấn cải cách kinh tế của thủ tướng
Võ Văn Kiệt vào thời kỳ đầu đổi mới thì nhìn nhận vấn đề theo góc cạnh khác. Từ
TP.HCM ông Sơn phát biểu:
- “Trong quan hệ mua bán với Trung Quốc
một trong những yếu tố khiến Việt nam mua hàng Trung Quốc nhiều là vì hàng
Trung Quốc giá rẻ hơn so với các thị trường khác.
Nếu không nhập từ Trung Quốc thì sẽ nhập từ các nước
khác thôi, cho nên giải quyết vấn đề nhập siêu của Việt nam là một vấn đề mang
tính cấu trúc của nền kinh tế, nghĩa là phải có cách nào như nhiều chuyên gia
nói rằng cần phải phát triển công nghiệp phụ trợ chẳng hạn thì nó mới làm giảm
bớt vấn đề phụ thuộc vào mua máy móc thiết bị phụ tùng hoặc nguyên liệu phụ
trợ.
Giảm nhập từ Trung Quốc vấn đề sinh tử
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, TS Lê Đăng Doanh
quan ngại khả năng bất ổn nhiều mặt cho nền kinh tế Việt Nam bắt nguồn từ tình
trạng nhập siêu quá lớn từ Trung Quốc. Ông nói:
- “Thực tế là nhập siêu của Trung Quốc
chiếm trên 100% nhập
Lễ
ký kết Hợp đồng sau khi Công ty China Huadian Engineering (CHEC) Trung Quốc
trúng thầu EPC Dự án Nhà máy nhiệt điện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, hôm
30-06-2010.
Nhập siêu của cả nước và chính phủ phải dùng số tiền
xuất siêu ở các nơi khác để bù vào số nhập siêu của Trung Quốc. Vì vậy giải
quyết nhập siêu từ thị trường Trung Quốc là một vấn đề sinh tử của nền kinh tế
Việt Nam, nếu không làm được việc đó thì không chỉ phụ thuộc vào thương mại mà
trong tương lai gần đây Trung Quốc sẽ yêu cầu thanh toán bằng đồng nhân dân tệ
và Việt nam không thể dùng đồng đô la Mỹ kiếm được ở thị trường khác để trang
trải và sẽ phải vay nợ đồng nhân dân tệ và lúc đó sẽ bị phụ thuộc vào tài chính
và nguy cơ sẽ còn tăng lên rất nhiều.”
Được biết dệt may và da giày dự kiến tổng kim ngạch xuất
khẩu 18 tỷ USD trong năm nay nhưng là hai ngành phụ thuộc nguyên phụ liệu và
thiết bị máy móc nhập khẩu từ Trung Quốc. Ông Diệp Thành Kiệt Phó chủ tịch Hiệp
hội da giày Việt Nam đồng thời là Phó chủ tịch Hội dệt may thêu đan TP.HCM nhận
định về khả năng Việt Nam và Trung Quốc sử dụng nhân dân tệ trong thanh toán.
- “Nếu phải nhập bằng đồng nhân dân tệ
rồi sau đó xuất khẩu bằng đồng đô la thì chúng tôi sẽ bị thiệt hại ở chỗ phải
mua giá cao hơn và bán ra giá thấp hơn do tỷ giá hai đồng tiền.
Chúng tôi cho rằng lệ thuộc vào đồng tiền nước ngoài
ngay cả đồng tiền chính là đô la thì cũng vẫn có mặt
Thí
dụ đồng tiền Việt Nam mất giá so với đô la thì có lợi cho xuất khẩu nhưng khi
nhập khẩu thì lại có vấn đề. Nếu hai
chính phủ thỏa thuận với nhau sử dụng nhân dân tệ trong thanh toán giữa Việt
Nam và Trung Quốc thì tôi nghĩ chính phủ Việt Nam sẽ có những giải pháp để cân
bằng cán cân thanh toán cân bằng giữa xuất và nhập khẩu không để cho doanh
nghiệp Việt Nam chịu thiệt hại lớn hơn là được lợi.”
Nếu
phải nhập bằng đồng nhân dân tệ rồi sau đó xuất khẩu bằng đồng đô la thì chúng
tôi sẽ bị thiệt hại ở chỗ phải mua giá cao hơn và bán ra giá thấp hơn do tỷ giá
hai đồng tiền.
Khi mà hoàn toàn nhập siêu từ Trung quốc và phải thanh
toán bằng đồng Nhân Dân tệ, thì Việt Nam trở thành như một Tỉnh tiêu tiền Trung
quốc.
=> Không những chỉ có việc xâm lăng Hàng
hóa, rồi Tiền tệ, mà việc xâm lăng còn ở việc di Dân Trung quốc vào Việt Nam để
thành lập những Khu Công nghệ và Thương mại Trung quốc chính trong nội địa Việt
Nam. Thực vậy, theo Báo VN: “Thợ TQ Tràn Ngập VN, Trả Lương Gấp 3 Thợ Việt… “
Nhiều Phố Tàu dựng lên trên đất VN, bảng hiệu
toàn tiếng Hoa ngữ
HAI PHONG (VB) -- Hiện đang có hàng chục Phố Tàu mọc lên
tại Việt Nam, theo một bản tin từ báo Thanh Niên hôm 20-6-2011 cho biết.
Bản tin báo này đã nêu lên một cuộc chiến biển người
kiểu mới tại VN: “Lao động nước ngoài tràn ngập Việt Nam: Tấp nập lao động phổ
thông Trung Quốc.”
Điều bi thảm là trong các Phố Tàu mới mọc lên tại VN,
thí dụ như tại Hải Phòng và Quảng Ninh, nhiều nơi chỉ dựng lên bảng tiếng Hoa,
không sử dụng tiếng Việt, làm người dân Việt tự cảm thấy thân phận mình y hệt
như dân Tây Tạng bị dân Hán tộc vào lấn ép, theo bản tin trên báo Thanh Niên.
Chưa hết, báo này còn cho biết, nhiều công trường Trung
Quốc trên đất VN sẵn sàng thuê thợ mộc, thợï hồ người Việt nhưng trả lương chỉ bằng 1/3 lương thợ Trung
Quốc, chỉ vì tuy cùng làm một việc nhưng người kia biết nói tiếng Trung Hoa với
các ông chủ mới trên lãnh thôå Việt.
Báo Thanh Niên
hôm 20-6-2011 viết:
“Luật không cho phép các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức sử
dụng lao động (LĐ) phổ thông là người nước ngoài. Thế nhưng, tại nhiều địa
phương hiện vẫn tồn tại hàng ngàn LĐ phổ thông nước ngoài, dù từ năm 2009 Thủ
tướng đã yêu cầu các cơ quan chức năng rà soát xử lý số LĐ này...
Phố Trung Quốc bên hông công trường
Tại Hải Phòng, Quảng Ninh, đi kèm một nhà máy nhiệt điện
(NMNĐ) do nhà thầu Trung Quốc (TQ) đảm nhận là hàng trăm công nhân (CN) TQ đổ
về. Cứ thế, xung quanh NM những "phố Tàu" cũng xuất hiện, làm đảo lộn
cuộc sống của người dân địa phương.
Chạy dọc con đường nối từ TP Hải Phòng ra bến phà Rừng,
qua xã Ngũ Lão, H.Thủy Nguyên, khách sẽ thấy bất ngờ bởi nơi đây mọc lên hàng
loạt hàng quán với biển hiệu chữ Tàu, đèn lồng treo đỏ rực. Một bà hàng nước
chỉ vào khu nhà dành cho CN TQ: “Hàng trăm CN người Hoa họ ở trong kia nên
ngoài này mới biến thành một góc phố Tàu thế chú ạ”.
Theo số liệu từ Công an xã Ngũ Lão, hiện trên địa bàn xã
có khoảng 300 người TQ đang tạm trú, đại đa số là CN làm việc tại công trường
NMNĐ Hải Phòng II.
Đi
dọc con đường nhỏ từ Ngũ Lão hướng về xã Tam Hưng, những biển hiệu chữ TQ màu
đỏ vẫn liên tục mọc lên, từ hàng ăn, quán massage chân cho đến dịch vụ cà phê,
cắt tóc...
Cũng ghép cốt pha, buộc sắt...
Cách những con "phố Tàu" ở Hải Phòng vài chục
cây số, tại Đông Triều, Quảng Ninh, hơn 700 CN nước ngoài đang làm xáo trộn
cuộc sống của người dân bản địa.
Chúng tôi đến cổng NMNĐ Mạo Khê - Vinacomin (440 MW) tại
xã Bình Khê, H.Đông Triều khi trời đã chập choạng tối. Trên con đường nhỏ trước
cổng NM, vài tốp CN TQ cởi trần đi dàn hàng ngang chiếm nửa lề đường. Trong
quán bia, một nhóm khác oang oang tiếng xì xồ, vài người khạc nhổ bừa bãi.
Từ đầu năm nay, khi công trường NM sôi động với lượng CN
TQ về nhiều, cuộc sống của dân cư quanh NM đã thay đổi đột biến. Khi trời tối,
ánh đèn điện của biển hiệu chữ Trung lập lòe chi chít, có những tấm biển đề
song ngữ như vịt quay, nhà hàng, có cả biển hiệu toàn chữ Trung khiến người
Việt nhìn vào đành... chào thua.
Hàng trăm CN nước ngoài cũng tạo ra một số việc làm và
thu nhập cho vài hộ gia đình quanh NM qua việc cho thuê chỗ ở, bán quán...,
nhưng họ lại khiến nhiều người dân bản địa mất đi cơ hội có việc làm và nếu có
việc cũng phải chịu thiệt thòi vì không biết ngoại ngữ.
Anh Lê Văn Hưng, nhà ở Bình Khê, người làm tại công
trường đã nửa năm, chỉ sang một người TQ bên cạnh: “Cậu này cũng làm ghép
cốt-pha, buộc sắt như chúng tôi, nhưng lương họ được gấp 3 lần, khoảng
500.000-600.000 đồng/ngày. Anh ta hưởng lương cao vì anh ta là người TQ, chủ
nói gì là hiểu. Chúng tôi không có phiên dịch nên chỉ làm việc theo bằng các
động tác tay, chân ra hiệu”...”
Như thế, có phải đây là một cuộc chiến đa diện: tàu
chiến TQ lấn biển, chiếm đảo... trong khi cả biển người TQ tràn sang VN dựng
lên các Phố Tàu? (VIETBAO)
2012 & 2013: Lãnh đạo đảng
xác nhận
tình trạng phá sản Kinh tế quốc
dân
Như trong phần mở đầu của Đoạn này, chúng tôi đã nói đến
hai lý do chính yếu dẫn đến phá sản Kinh tế: Lý do nội tại thuộc Cơ chế và Lý
do thứ hai ngoại tại là xâm lăng Kinh tế từ Trung quốc. Về lý do nội tại Mô
hình Kinh tế tạo nên và làm lan tràn Tham nhũng, Lãng phí, các nhà đầu tư quốc
tế và Ngân Hàng Thế Giới họp tại Hà Nội năm 2011 đã cảnh báo CSVN. Về Lý do
ngoại tại Xâm lăng Kinh tế từ Trung quốc, giới doanh nhân, các Chuyên gia và Truyền thông VN đã công khai lên tiếng từ
nhiều năm nay. Nhưng lãnh đạo đảng CSVN bất lực chống lại việc xâm lăng của
Trung quốc, không những về lãnh hải, lãnh thổ, mà còn về sự tràn lan hàng hóa
TQ. Sự bất lực này là chỉ vì đảng CSVN lệ thuộc về Chính trị trước quan thầy
Trung quốc.
Ngày nay, tình trạng phá sản Kinh tế
đã đến lúc nguy ngập mà chính lãnh đạo đảng không thể tiếp tục ngụy biện được
và đã phải xác nhận như chúng tôi đã trình bầy trong Đoạn I.
Việc Dân Oan NỔI DẬY
đòi quyền Dạ Dầy (Stomach Right) là tất yều
Việc tự phá sản Kinh tế quốc dân do
Tham nhũng và việc xâm lăng Kinh tế tàn nhẫn từ Trung quốc đưa đến đói nghèo mà
Dân Oan là nạn nhân trực tiếp. Bài Báo của Ký giả Thoma FULLER đăng trên New
York Times nói đến tình trạng bất mãn và sẵn sàng NỔI DẬY của dân chúng.
Bài Báo của Ký giả Thomas FULLER
Bài Báo đăng trên New York Times ngày 24.04.2013 cũng
xác nhận tình trạng phá sản Kinh tế đang là nguồn bất mãn của quần chúng để sẵn
sàng NỔI DẬY.
“Tin New York - Trong một sự kiện khá đặc biệt, hôm nay
nhật báo New York Times đã đăng ngay trang nhất một bài báo về lòng tin của
người dân Việt Nam vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong tình hình khó khăn
hiện nay. Ký giả Thomas Fuller của New York Times đã đến tận Saigon để nghiên
cứu và viết bài này, đã tiếp xúc với nhiều người và cho biết người dân Việt Nam
nay không còn tin vào đảng Cộng sản nữa. Theo tác giả bài báo thì Đảng Cộng sản
Việt Nam đang đối mặt với sự giận dữ ngày càng tăng của người dân về sự trượt
dốc của nền kinh tế. Bài báo cho rằng giờ đây sự chỉ trích Đảng đã bùng nổ trên
toàn xã hội. Bài báo nhận xét Đảng Cộng sản Việt Nam đã suy đồi cả về tinh thần
lẫn đạo đức. Sự mục nát sẽ dẫn đến chỗ Đảng sụp đổ, nhưng tương lai e rằng sẽ
còn tồi tệ hơn nhiều so với hiện tại. Đặc biệt một bài nhận định trên trang
mạng cho rằng với sự thật về đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, những người đã
từng tham gia vào phong trào phản chiến trong những năm 60 và 70 nên treo cổ
trong tủi hổ và nên xin lỗi người dân Việt Nam.
Bài viết này cho rằng nếu đảng Cộng sản không chiếm được
miền nam năm 1975, thì giờ này Việt Nam đã như Nhật Bản, Nam Hàn, Thái Lan hay
Singapore, chắc chắn là không hoàn hảo nhưng sẽ tốt hơn nhiều và lại không có
chết chóc hay tàn phá xảy ra như hiện nay.”
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 14.01.2014
Web: http://VietTUDAN.net
No comments:
Post a Comment