Sớ Táo Quân 2014
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-01-24
2014-01-24
Mõ trời: Loa loa loa…cuối năm con rắn
Ngọc Hoàng ra chiếu đối với các táo về chầu năm nay
Lệnh rằng:
Các táo quân hãy nghe cho kỹ:
Bất kể nước nào bắt thăm lấy số
Không được ăn gian ỷ mình to xác
Lấn chiếm láng giềng để mong vào trước
Lệnh cho Thiên lôi xử ngay tại chỗ.
Loa loa loa…
Thứ tự trước sau nay đà kết quả
Việt Nam khai hỏa rồi tới Miến Điền
Trung quốc ưu tiên được vào sau chót!
Việt Nam đâu, trình diện…
Táo Lớn: Dạ dạ có chúng thần đây ạ
Mõ trời: Sao mọi năm táo Việt Nam tới ba mạng mà năm nay còn có hai là sao?
Táo Vợ: Dạ thưa Mõ trời, Táo Việt Nam nguyên có ba người nhưng Táo Nhỏ của thần thiếp còn bận lượm đá nên lấy chuyến bay kế tiếp ạ.
Ngọc Hoàng: Cha chả gan như gan cóc tía
Táo Việt Nam sao dám cà kê đá gì mà lấy trong những ngày giáp tết?
Táo Lớn: Dạ! xin Ngọc Hoàng bớt cơn giận dữ, Táo Nhỏ sở dĩ
phải chờ lấy cho được cục đá cuối năm để làm bằng chứng về một cái tội,
trời không dung đất không tha của vua quan Hà Nội đó là bọn tiểu nhân
giả vờ đục đá làm ồn để che giấu hành vi bán nước.
Ngọc Hoàng: Được rồi ta bỏ qua việc này, nhưng cớ sự ra sao phải trình cho rõ. Táo Vợ kia nói mau.
Táo Vợ: Muôn tâu Ngọc Đế số là như vầy.
Tháng Giêng mười chín hôm nay
Nhân dân tụ hội nhớ ngày Hoàng Sa
Tượng đài ầm ỉ tiếng loa
Tiếng khoan tiếng cắt đá ra bụi mù
Nhân dân đứng thổi phù phù
Vậy là xong cuộc biểu tình chống Trung!
Ngọc Hoàng: Ta hiểu rồi. Này Nam Tào Bắc đẩu mau ghi chép ngọn ngành về cục đá lưu manh phá tan lòng yêu nước....
Thôi tiếp tục đi, từ đầu năm tới nay việc gì quan trọng hẳn nói ta còn bận họp...
Táo Lớn: Tâu Ngọc Hoàng, việc lớn nhất năm, mấy tay quốc hội,
bấm nút thông qua, sửa sang hiến pháp, dân chúng càm ràm, sửa như không
sửa, điều 4 y chang, đè đầu dân chúng.
Táo Vợ: Đã vậy tự khen, nước ta dân chủ, số một địa cầu, không ai bì kịp
Ngọc Hoàng: Thôi được thôi được, Táo Vợ đừng nên bức xúc, loạn chốn công đường, ta sẽ ghi tâm, những điều ngươi nói.
Táo Lớn: Muôn tâu bệ hạ, chuyện lạ nước Nam, vào năm con rắn,
đó là sự cố, Đại tướng Võ Nguyên, Giáp ta nằm xuống, quần thần luống
cuống, tổ chức lễ tang, cả nước xếp hàng, chờ vào phúng điếu, nhân dân
cũng hiểu, ông đại tướng này, phải chịu bó tay, bởi phe Lê Duẩn, từ khi
bộ trưởng, của bộ tránh thai, đại tướng ra oai, với bà sản phụ, không
còn Biên phủ, cũng chẳng Him Lam, dân khóc rầm rầm, như là cha chết.Táo Vợ: Xem như chấm hết, câu chuyện tướng tài, y tế lai rai, về bao cái chết, hàng chục thiếu nhi, vắc xin tầm bậy, Chị Tiến nói lại, không có lỗi nào, không hiểu tại sao, lăn đùng ra chết.
Táo chồng: Cát Tường là một, vụ việc động trời, mổ xẻ khơi khơi, giết người như ngóe, nạn nhân bị xé, thành mảnh nhỏ to, chứng cứ phi tang, đến giờ chưa biết, nhân dân quán triệt, tòa sẽ công bằng, vụ án tiếng tăm, khó mà bỏ túi
Táo Vợ: Ngọc hoàng yêu dấu, chưa hết chuyện đâu, tù bị bỏ oan,
vẫn còn nhiều lắm, ông Nguyễn Thanh Chấn, bị án chung thân, về tội hiếp
dâm, nằm hết 10 năm, lòi ra vô tội.
Táo chồng: Cái gã giết người, bỗng dưng hối hận, trình diện
công an, chính mình hung thủ, người dân nổi giận, nhà nước tỉnh queo,
vẫn thói hứa lèo, sẽ mang xử lại.
Ngọc Hoàng: Này táo gái, sao người lại gọi ta là Ngọc Hoàng
yêu dấu hở? Ngươi có biết như vậy là khi quân hay không? Cũng may Ngọc
Hoàng vợ không có ở đây nếu có bả thì người xấu số nghe chưa.
Táo Vợ: Dạ dạ thần xin rút khuyết điểm, Tâu bệ hạ, tiêp tục
phần báo cáo thường niên năm nay thần xin nói về một phong trào đang nổi
lên tại Việt Nam đó là đòi thành lập xã hội dân sự ạ.
Ngọc Hoàng: Ủa cái vụ này nước nào chả có sao Việt Nam bây giờ mới làm. Đâu nói ta nghe thử.
Táo Lớn: Tâu Ngọc hoàng chuyện là như vầy:
Xã hội dân sự, ở các nước người, nhan nhản như rươi, cốt gần dân lại,
giúp nhau tồn tại, từ chuyện gia đình, tới việc mưu sinh, bên ngoài xã
hội, người dân họp lại, thành những hội đoàn, hiệp hội tiểu thương, hay
là nghề nghiệp.
Táo Vợ: Thế nhưng chính phủ, cấm tiệt không cho, lại bảo đừng
lo, để cho nhà nước, Mấy ông trí thức, thành lập diễn đàn, mặc kệ công
an, liếc ngang liếc dọc, Có người nói móc, an ninh thâm độc, im lặng cho
làm, tới lúc thấy cần, đưa tay hốt trọn.
Ngọc Hoàng: Có gì hấp dẫn nữa không táo ...vợ!
Táo Vợ: Dạ bẩm anh trời, cuối năm quý tỵ, ngựa sắp hí vang,
đại án tham ô, là Dương Chí Dũng, Hối lộ công an, nửa triệu tiền xanh,
người nghe choáng váng, Thứ trưởng thứ trung, quý ngọ quý ngung, sắp vào
nhà đá, Người dân tá hỏa, nghe Chí Dũng khai, nửa triệu lót tay, cho
anh Quý Ngọ, Mở lời bày tỏ, nên trốn cho xa, kẻo gặp oan gia, phải tù
suốt kiếp.
Táo chồng: Bẩm lạy Ngọc Hoàng, thần dân nước Việt, hiện rất
hoang mang, về bộ chính trị, Không biết không màng, nỗi niềm dân chúng,
Thứ nhất nông dân, không còn ham muốn, trồng lúa trồng khoai, mà trồng
cái khác, Họ trồng con người, tận mãi Đài Loan, hay là Hàn Quốc, những
cô con gái, bỏ ruộng bỏ đồng, mong muốn lấy chồng, nước ngoài giàu có,
nghèo khổ quanh năm, không còn mơ ước.
Táo Vợ: Người dân khắp nước, sợ nhất đồ ăn, ngậm hàng Trung
Quốc, sợ chiếu sợ chăn, ung thư như bỡn, Đã vậy năm nay, thuế chồng lên
thuế, bán lẻ bán buôn, cũng đều than ế, Cửa nhà hoang phế, doanh nghiệp
vắng tanh, phá sản tanh bành, lấy đâu ra job?
Ngọc Hoàng: Thật là tội nghiệp, các táo cho ta nhắn lời an ủi
người dân còn mấy tên cường hào ác bá thời mới thì Nam Tào Bắc Đẩu ghi
hết tên của chúng cho ta.
Trống liên thinh......
Táo em: Muôn tâu Ngọc Hoàng Thượng đế, Thần là Táo em, xin chịu tội trước Ngọc Hoàng vì đến trễ.
Ngọc Hoàng: Ta biết rồi, có phải ngươi chờ lấy cục đá tại
tượng đài Lý Thái Tổ nên tới trễ phải không? Mau đi, chuyện gì xảy ra
làm ngươi phải đổi cá chép vậy?
Táo em: Tâu Ngọc Hoàng, số là như vầy:
Quần đảo Hoàng Sa, của người nước Việt, trăm năm sử viết, thuộc về
dân Nam, Trung Quốc tham lam, cứ đòi lấn chiếm, Tháng giêng mười chín,
một chín bảy tư, tàu chiến tới nơi, bao vây nhiều đảo, Binh lính Việt
nam, tục gọi Cộng Hòa, anh hùng kháng cự, lực yếu thế cô, tàu chìm đảo
mất, bảy mươi bốn người, trở thành bất tử, cùng với non sông, cha ông
đất Việt, vậy mà hùng liệt, cùng bị chối từ, bởi một nhóm người, trong
Bộ chính trị.
Táo Vợ: Thôi chàng cứ thở, rồi hãy tường trình, Ngọc đế anh minh, sẽ không bắt tội.
Táo Nhỏ: Then kìu nàng.
Táo Nhỏ: Then kìu nàng.
Mới đây cả nước, đem chuyện Hoàng Sa, vạch rõ phong ba, trong ngày
lịch sử, Báo đăng tắp lự, chuyện bốn mươi năm, có gì nói nấy, dân tình
phấn khởi, tưởng đảng anh minh, nhìn thấy người mình, vẫn tin vào đảng,
Hỡi ơi bão loạn, lại nổi lên ngay, trước đó một ngày, cấm không cho nói,
Hoàng Sa – Trường Sa, trở thành cấm kỵ, đảng sợ người dân, hay đang sợ
giặc, Sợ ai cũng mặc, cũng là tội đồ, mị dân lừa cán, đàn áp dân tình,
đảng chỉ quyết sinh, mặc cho dân tử.
Sáng ngày mất đảo, dân chúng biểu tình, đảng cử đội binh, cầm máy cắt
đá, gây ồn gây bụi, cắt cắt loa loa, dân chúng tránh xa, rút về nghỉ
mệt.
Vậy là chấm hết, một chút niềm tin, không bằng cục đá, thần đây thấy lạ, mang cục đá về, để Ngọc Hoàng xem, và cho ý kiến.
Ngọc Hoàng: Ô hô ta thấy, trên cục đá này, ba chữ rất hay, là “Lê Chiêu Thống”.
Thế thôi tan nhé, các táo nghỉ ngơi, ta muốn thảnh thơi, những ngày
giáp tết, Không buồn không mệt, vì cả năm qua, đã lắm phong ba, cũng như
tin dữ, Dân Nam cứ thử, ngồi ngẫm lại mình, vì bởi hiền lành, hay là vô
cảm, Thế nên bọn nhảm, cứ lộng hành hoài, dân chúng rụt vai, chuyện
người mặc kệ.
Vì vậy hôm nay, chuyện mình mới thế.
Bãi chầu.
Chợ nổi ngày cuối năm
Cuối năm, với người dân sông nước bao giờ cũng là khoảnh khắc vừa bận rộn lại vừa hứng khởi nhiều nhất, âm vang sông nước quyện vào tiếng người gọi nhau í ới, tiếng ghe xuồng nổ máy và tiếng người mua bán, trả chác làm cho cả một đoạn sông dài trở nên náo hoạt, thay da đổi thịt. Chợ nổi Cái Răng ở miệt Cần Thơ trong dịp này cũng âm vang sắc xuân, âm vang lòng người miền Tây nước nổi.
“Ví dụ như trên đất liền thì bán gì sẽ có bảng hiệu ghi bằng chữ, nhưng ở chợ Nổi thì họ sẽ không ghi bảng hiệu, mà người ta treo trên cây sào trước ghe, ví dụ như bán sầu riêng thì sẽ treo mấy trái sầu riêng trên cây sào, bán chôm chôm hay bán gì cũng vậy, xem như là dấu hiệu vậy đó!”
Hàng hóa tăng số lượng đột ngột
Thường thì chừng độ Rằm Tháng Chạp trở đi, sốp lượng hàng hóa ở chợ nổi Cái Răng tăng đột ngột, ghe xuồng từ các miệt vườn Tây Nam Bộ kéo về đây chật ních bến sông, các loại trái cây, củ quả, thậm chí hoa bán sỉ cũng tụ về đây để phân bổ đi các tỉnh. Dưới sông ghe, xuồng nổ máy inh ỏi, tiếng rao vang vọng bến nước, trên bờ, xe chở hàng cũng bóp còi inh ỏi, không khí rộn ràng.\
Tuy nhiên, theo một nhà buôn lâu năm trên chợ nổi Cái Răng cho biết thì năm nay, hàng hóa về nhiều nhưng sức mua quá kém so với mọi năm, mọi thứ vật giá leo thang, từ xăng dầu cho đến gas, điện, thức ăn. Chỉ riêng việc mua thực phẩm về tự nấu ăn trong thời gian duy trì ở lại chợ để bán hàng cũng đủ làm cho nhà xuồng tối tăm mặt mày vì vật giá leo thang nhanh vùn vụt. Trong khi đó, hàng hóa không tiêu thụ được sẽ làm cho nhà xuồng mệt mỏi, buồn chán.
Một nhà xuồng Nam Bộ tên Huy cho biết thì chợ Nổi Cái Răng, Cần Thơ là một chợ nổi thuộc vào tầm lớn nhất miền Tây Nam Bộ, hầu như tất cả mọi thứ nông sản ở đây đều bị đứng khựng, không tiêu thụ được. Nếu như mọi năm trước, đến thời điểm bây giờ, các loại củ quả miền Tây đã được các nhà buôn trên bờ mua sỉ gần hết để chuyển về miền Trung, đưa ra miền Bắc thì năm nay, những chuyến hàng đi Trung và ra Bắc hầu như không hoạt động.
Nguyên nhân xãy ra tình trạng miền Trung và miền Bắc không ăn hàng
miền Tây nữa cũng bởi sự tràn ngập vô tội vạ của củ quả Trung Quốc. Với
mức giá thấp, rẻ mạt và hình thức bóng bẩy nhờ dùng thuốc kích thích
tăng trưởng, củ quả Trung Quốc dễ dàng đập vào tầm mắt của đa phần người
mua nhà nông ở hai miền này. Bởi túi tiền hạn chế, trong khi vật giá
leo thang, khả năng mua của người dân trở nên co cụm, với tình hình như
vậy, người dân ít suy nghĩ về độ an toàn thực phẩm và nghĩ về giá thành
cũng như hình thức của nó nhiều hơn. Miễn sao có cái để ăn Tết giống như
người khác. Đây chính là kẽ hở để củ quả Trung Quốc đánh gục củ quả
miền Tây trên các địa bàn miền Trung và miền Bắc.
Không dừng ở đó, củ quả Trung Quốc còn lấn sân vào cả thị trường miền
Nam, theo như anh Huy cho biết thì năm nay, lượng củ quả mà các thương
lái mua về bỏ mối ở các chợ Sài Gòn cũng giảm đáng kể. Số lượng mua còn
chừng 70% so với năm ngoái. Trong khi đó, nhà vườn miền Tây, nhất là các
miệt Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Bến Tre luôn dự đoán rằng năm nay
lượng củ quả tiêu thụ ở thị trường Sài Gòn sẽ tăng từ gấp rưỡi đến gấp
đôi lần năm ngoái vì mùa Đông năm nay, lượng củ quả dự trữ ở các chợ Sài
Gòn đã cạn kiệt. Chính vì dự đoán như thế nên nhà nông các miệt vườn
miền Tây đã tăng cường trồng củ quả.
Và một khi lượng cung vượt mức nhưng lượng cầu giảm thiểu sẽ dẫn đến
không khí ảm đạm ở các chợ đầu mối. Trong khi đó, phần đông những nhà
buôn vốn là bạn hàng của nhà xuồng chợ nổi Cái Răng trước đây đã chuyển
sang buôn củ quả Trung Quốc, những chuyến xe từ miền Tây lên Sài Gòn, ra
Trung, ra Bắc đã đổi tuyến chạy gió ra Bắc, chở củ quả Trung Quốc từ
các cửa khẩu phía Bắc về phân phối ở miền Nam.
Nhà xuồng chợ Cái Răng lo lắng vì Tết
Bà Nguyên, một người gắn bó hơn hai mươi năm trên sông nước miền Tây
bằng nghề buôn củ quả và cắm xuồng trên chợ nổi Cái Răng gần ba năm nay,
chia sẻ: “Bán sỉ cũng có mà bán lẻ cũng có, ví dụ như người ta đi
tới, cập thuyền tới rồi mua sỉ mua lẻ gì cũng có. Nhưng bây giờ ế rồi,
ít có ai lắm, bây giờ tại các vựa trái cây người ta ít mua bán, bởi vì
các phương tiện người ta không có đi xuống nữa, nếu anh muốn mua gì chỉ
cần gọi điện đặt hàng ở vựa trái cây là người ta gửi lên tới Sài Gòn cho
anh luôn. Bây giờ cũng hạn chế lắm, nhiều lúc người ta không biết hàng
Việt Nam hay hàng Trung Quốc nên cũng sợ lắm!”
Cũng theo bà Nguyên, với tình hình mua bán hiện tại, nhà xuồng trên
chợ nổi Cái Răng sẽ đón một cái Tết buồn và thiếu hụt. Vì cả một năm đầu
tư chỉ dồn vào thu nhập những ngày cận Tết. Nhưng Tết năm nay, nhà
xuồng đóng vai trò làm kiểng cho những tour du lịch hơn là buôn bán, thu
nhập và dự trữ cho năm sau.
Một nhà xuồng khác trên chợ nổi Cái Răng than thở rằng với đà bán
hàng cận Tết nhưng chỉ tương đương với những ngày cuối tháng trong năm
như thế này, chắc chắn là Tết này, gia đình bà sẽ đón một cái Tết ảm
đạm. Nghĩ đến chuyện quanh năm buôn bán ở sông nước, ít khi về đến gia
đình, dịp Tết là dịp đại đoàn tụ gia đình, ông bà, con cháu quây quần
bên mâm cơm thơm tho hương nhớ quê kiểng và ấm áp tình gia đình. Tết
này, mâm cơm sẽ thiếu vắng nhiều món và tăng thêm nỗi lo cho một năm
buôn bán mới vì những mối nguy từ phương Bắc, e rằng khó để có một cái
Tết ấm áp được!
Và người nhà xuồng này tỏ ra hoài nghi về cái gọi là chính sách
khuyến nông, ưu tiên cho hàng hóa Việt Nam mà lâu nay bà vẫn hay nghe
đài báo trong nước rêu rao. Bà nói rằng nếu như có chính sách khuyến
nông thật sự, cho bà con nông dân vay vốn để nuôi trồng thì lượng hàng
nông sản sẽ tăng cao. Một khi hàng nông sản Việt Nam tăng cao để rồi lại
bị hàng nông sản Trung Quốc sang đè bẹp thì chẳng khác nào nhà nước đã
đặt bẫy để nông dân Việt Nam bước vào làm gọn một vố, chết cả chùm.
Ngày hết Tết đến, những âm thanh trên sông nước ngày giáp Tết bao giờ
cũng khiến cho lòng người trở nên xốn xang một mối cảm hoài xa vợi, khó
diễn tả. Và, những thanh âm trầm bổng nơi chợ Nổi Cái Răng vào những
ngày giáp Tết này cứ như một dự cảm buồn, một tiếng thở dài của người
nông dân, nhà xuồng Việt Nam trước trận gió đen có tên “củ quả Trung
Quốc”!
Tết Việt ở Âu châu: giữ gìn bản sắc dân tộc
Mỗi năm, vào dịp Tết đến, người Việt trong cũng như ngoài nước đều nô nức đón Xuân. Mỗi quốc gia nơi có người Việt cư ngụ đều cố gắng đón Tết theo các nghi thức cổ truyền. Từ Pháp, thông tín viên Tường An ghi nhận sinh hoạt đón Xuân của người Việt tại một số quốc gia ở Âu Châu.
Người Việt tại Âu châu nói chung và tại mỗi quốc gia nói riêng sinh sống rãi rác khắp nơi chứ không tập trung như vùng Little Sài Gòn của
California hay khu Cabramata của Sydney. Do vậy, sinh hoạt của người Việt , nhất là tại các thành phố ít người Việt cư ngụ cũng bị tan loãng vào các sinh hoạt của người bản xứ. Điều đó một mặt giúp cho sự hội nhập dễ dàng hơn, nhưng mặt khác, những phong tục, tập quán của người Việt trong những ngày lễ Tết, giỗ chạp cũng dần dần bị lãng quên. Do vậy, việc gìn giữ bản sắc dân tộc, nhất là những phong tục cổ truyền của người Việt trong những ngày lễ Tết đòi hỏi những nỗ lực, cố gắng của từng cá nhân, từng gia đình, từng cộng đồng tại mỗi quốc gia.
Dù rằng sống ở Tây phương, người Việt chúng tôi vẫn giữ được truyền thống, cái bản sắc ngày cổ truyền của nước Việt Nam.Bên Đức này thì bà con Phật tử cũng đến chùa Hannover để xin xăm, vái lạy Phật, cầu nguyện cho vong linh.Cộng Hoà Đức
Ông Nguyễn văn Rị
Cộng Hoà Đức gồm 16 tiểu bang, được sát nhập từ Tây Đức và Đông Đức, nơi có khoảng 120.000 người Việt sinh sống là một cộng đồng với những sinh hoạt đều đặn và đa diện.Ông Nguyễn văn Rị, chủ tịch cộng đồng thành phố Moechengladbach cho biết dù thời tiết mùa đông khá khắc nghiệt, nhưng người Việt tại đây cũng tổ chức ăn Tết trong gia đình với đầy đủ phong tục, tập quán cũng như thức ăn cổ truyền ngày Tết:
“Dù rằng sống ở Tây phương, người Việt chúng tôi vẫn giữ được truyền thống, cái bản sắc ngày cổ truyền của nước Việt Nam.Bên Đức này thì bà con Phật tử cũng đến chùa Hannover để xin xăm, vái lạy Phật, cầu nguyện cho vong linh. Dù rằng bên đây, thời tiết rất là lạnh lẽo, tuyết đỗ, người Việt cũng vẫn cố gắng đi nhưng siêu thị Việt Nam mua lá chuối, gạo nếp gói bánh chưng , bánh tét để về thờ cúng ông bà mời bạn bè, gia đình thân thuộc đến dùng những bữa cơm Tất niên rồi mình nhớ đến quê hương mình, dùng handy ( điện thoại cầm tay) gọi điện thoại về chúc tuổi cho những người còn ở lại bên quê nhà.”
Tết ở Pháp
Người Việt tại Pháp là một cộng đồng lâu đời nhất Âu châu, với hơn 200.000 người Việt sống khắp nơi trên nước Pháp với nhiều siêu thị bán thức ăn Á Châu, do vậy việc có được một bữa ăn Tết truyền thống không phải là một điều khó khăn. Cô Mỹ Linh cho biết trên bàn ăn mùng một Tết gia đình cô cũng có đầy đủ những món ăn đặc trưng của miền Nam.
« Gia đình con ăn Tết thì cũng như ở Việt Nam, con nghĩ vậy. Trên bàn có bánh chưng, bánh tét, thịt kho, dưa giá, canh khổ qua hầm, tôm kho, củ kiệu, heo quay…. »
Tết ở Cộng hoà Sec
Cộng hoà Sec, một quốc gia có hơn 65.000 người Việt hình thành một công đồng Việt khá đặc thù với đa số cư dân ra đi từ miền Bắc. Phần lớn, người Việt tại đây, nếu có điều kiện hoặc không bận công ăn việc làm thì họ về Việt Nam ăn Tết. Nhưng những người còn ở lại cũng cố gắng tìm một chút Việt Nam trong những ngày Xuân lạnh lẽo ở xứ người qua cây đào, cành mai, bánh chưng, bánh tét. Anh Quang, một người đã sống ở đây hơn 30 năm cho biết mâm cơm truyền thống của người Bắc tại đây gồm có:
Tết Nguyên đán, nếu vào những ngày cuối tuần thì người ta tổ chức chỉnh chu hơn một tí, nếu nó vào những ngày thường thì hầu hết các gia đình người ta cũng làm một mâm cơm, cúng ông bà, tổ tiên cuối năm.
Anh Quang
“ Một mâm cơm truyền thống thường thường là có bánh chưng, bánh tét,
có xôi, có giò, có củ hành, củ kiệu, miến, nem…tuỳ mỗi nhà nhưng thức ăn
truyền thống của Việt Nam mình hầu hết là phải có bánh chưng. Tết
Nguyên đán, nếu vào những ngày cuối tuần thì người ta tổ chức chỉnh chu
hơn một tí, nếu nó vào những ngày thường thì hầu hết các gia đình người
ta cũng làm một mâm cơm, cúng ông bà, tổ tiên cuối năm. Ở Praha có một
khu chợ khá lớn, gọi là chợ Sapa, ở đó thì người Việt Nam mình đổ các
loại hàng hoá khác nhau. Ngoài ra còn có những người Việt Nam chở xe đi
bán lẽ khắp các thành phố, ai mà không mua được ở chợ Sapa thì mua lại
của các người Việt Nam này. Những nhà có điều kiện thì người ta gói bánh
chưng, bánh tét, những nhà không có điều kiện thì người ta mua trên các
chợ Việt Nam về làm một mâm cơm truyền thống cúng ông bà tổ tiên.”
Nhưng cũng vì tính đặc thù đó, mà ở hơn nửa vòng trái đất, hương vị
ngày Tết của người Việt tại đây cũng vương vấn đâu đó chiếc vòng kiềm
toả của chế độ. Anh Quang cho biết có một phong tục mà họ cũng mang theo
từ Việt Nam, đó là bệnh thành tích:
“Người Việt bên này hình thành các nhóm, hội người Việt nam, các địa
phương, rồi có Trung ương hội Việt Nam . Cái hội này thì thật ra cũng là
cái hội thân cận với bên sứ quán và cũng có sự chỉ đạo nhất định bên sứ
quán, người ta cũng có tổ chức Tết cho cộng đồng, thì người Việt Nam
mình cũng đến đó ca nhạc, trò chuyện. Đối với người dân thì đây cũng là
một dịp gặp đông đủ bạn bè trò chuyện. Còn đối với hội người Việt Nam
thì đây cũng là dịp để nói lên thành tích của mình, báo cáo với bên
trên, sứ quán chẳng hạn: đó, chúng tôi có quan tâm đến tất cả mọi người
như thế. Cả hai bên đều có lợi”
Xa hơn nữa, ở vùng Bắc Âu, nơi gần như quanh năm tuyết phủ, Na Uy, đất nước của giải Nobel, là quốc gia với khoảng 20.000 người Việt. Ngày Tết được tổ chức trong nhà thờ, chùa chiền hoặc cộng đồng với đầy đủ phong tục ngày Xuân như lì xì, múa lân, bầu cua cá cọp để nhớ đến quê hương. Bánh dày, bánh chưng được gói bằng giấy bạc thay vì lá chuối, lá dong. Từ Bergen, nơi chỉ khoảng 1000 người Việt sinh sống, anh Sơn thay bánh tét bằng bánh in để ăn Tết năm nay:
Ở vùng Bắc Âu, nơi gần như quanh năm tuyết phủ, Na Uy, đất nước của giải Nobel, là quốc gia với khoảng 20.000 người Việt. Ngày Tết được tổ chức trong nhà thờ, chùa chiền hoặc cộng đồng với đầy đủ phong tục ngày Xuân như lì xì, múa lân, bầu cua...« Thành phố của em thì bên Công giáo hoặc bên Phật giáo họ đi lễ chùa hoặc lễ nhà thờ đầu năm, rồi sau đó họ có cái tiệc ở tại nhà thờ hoặc là ở chùa, văn nghệ rồi bánh bánh này, bánh nọ rồi những món ăn của Việt Nam, chơi bầu của tôm cá, chơi thả chuột. Mỗi lần Tết đến thì em cũng nao nức để chuẩn bị đón Tết, Tết năm nay thì tự nhiên em thèm bánh in thì không biết làm cách nào, mua bột mua đường về làm thử nhưng thử mấy lần đều bị hư hết »
Một mặt duy trì truyền thống ông bà cho thế hệ sau, một mặt diễn
dương cho người dân bản xứ thấy những phong tục đặc trưng của người
Việt. Hội nhập mà vẫn duy trì được bản sắc dân tộc luôn luôn là một
trong những hoài bão của người Việt ở xứ người. Giới thiệu phong tục
Việt Nam cho người bản xứ còn là một hình thức giao lưu văn hoá, nối
vòng tay với quê hương thứ hai. Ông Nguyễn văn Rị nói:
“Cộng đồng chúng tôi thì nằm sát biên giới Hoà Lan, Bỉ, Pháp cũng như
Luxembourg, rồi Đức này nữa quy tụ về để chúng tôi tổ chức một buổi
Tết Cộng đồng hơn 1000 người đến tham dự. Chúng tôi cũng mời thị trưởng
thành phố, có dân biểu liên bang, tiểu bang đến tham dự, họ cũng theo
nghi thức của chúng tôi , thắp hương để tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà.
Có những đoàn thể văn hoá như Vovinam, ca hát vũ nhạc kịch . chúng tôi
cũng mời chính quyền Đức đến để tự họ lì xì cho mấy cháu nhỏ. Những gian
hàng thì chúng tôi có sổ xố Tombola, có những trò chơi cho các cháu,
rồi có những gian hàng bánh tét, bánh chưng, những món an đặc sản của
quê hương”
Bảo tồn phong tục tập quán
Chị Thy Như, có chồng là người Pháp, chị tập cho chồng là anh
Jean-Pierre những phong tục cử kiêng ngày Tết. Trước giao thừa, anh
Jean-Pierre đã phải hút bụi để khỏi quét nhà trong 3 ngày Tết. Niềm vui
của Jean-Pierre là giới thiệu các phong tục hay, lạ của quê vợ cho bạn
bè của anh. Chị Thy Như kể về ông chồng Pháp rất Việt Nam của chị:
Thế hệ sanh bên đây là thế hệ trái chuối đó: bên ngoài nó vàng mà bên trong nó trắng bóc. Nó không biết phong tục Việt Nam cho nên con thấy rất là quan trọng là thế hệ sau phải biết mình là ai, phải nắm vững nguồn gốc của mình cho nên con thấy rất là quan trọng khi mà có Tết để cắt nghĩa cho các em hãnh diện về lịch sử Việt NamChị Thy
“Jean- Pierre thì cũng như mình, cũng như mọi năm, cũng mua bánh tét,
bánh chưng cúng ở nhà. Mẹ Như người Bắc, bố như người Huế, Như sanh ở
trong Nam nên coi như là có đủ hết: vừa bánh chưng, vừa bánh tét, cũng
thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh.
Jean-Pierre mua cho Như mấy tờ giấy đỏ, viết câu đối để đi thăm các Bác
luôn nữa. Cái ngày đó thì có bao phong bì lì xì sẵn, lì xì cho những
người lớn tuổi, trong nhà thì tụi này lì xì cho nhau.Trước ngày giao
thừa thì Jean-Pierre cũng đưa Như đi mua trái cây, bày bàn thờ đàng
hoàng tử tế. Giao thừa Jean- Pierre cũng đi hái lộc như thường. Chẳng
những vậy mà còn kể cho những gia đình người Pháp biết phong tục của
người Việt Nam mình là cúng Giao thừa. Cái gì đẹp của nước mình phải
khoe chứ ! Mùng một thì cũng rất kiêng cử, không quét nhà, tiền tài nó
ra ! Thì Jean-Pierre cũng theo như vậy : không quét nhà, không gây lộn.
Bữa đó không faire la gueule (gây gỗ), không faire la tête (giận dỗi)
Mấy cái đó chắc là Jean-Pierre cũng phải thuộc lòng hết rồi”
Gìn giữ đã khó, truyền lại cho thế hệ sau còn khó hơn nữa. Những nổ
lực và cố gắng của các bậc Cha Mẹ để con cháu mình giữ được phong tục
tập quá ông cha ngày càng nặng nề bởi sự tan loãng nền văn hoá Việt vào
văn hoá bản xứ, nhất là ở những nơi ít người Việt sinh sống.Tuy vậy, cô
Mỹ Linh, mặc dù được sinh ra tại Pháp, cô vẫn luôn hướng về cội nguồn
và mong muốn giữ được những điều tốt đẹp của dân tộc Việt Nam cho con
cái mình. Cô chia sẻ những khó khăn của thế hệ nối tiếp mà cô gọi đó là
« thế hệ trái chuối »
« Thế hệ sanh bên đây là thế hệ trái chuối đó : bên ngoài nó vàng mà
bên trong nó trắng bóc. Nó không biết phong tục Việt Nam cho nên con
thấy rất là quan trọng là thế hệ sau phải biết mình là ai, phải nắm vững
nguồn gốc của mình cho nên con thấy rất là quan trọng khi mà có Tết để
cắt nghĩa cho các em hãnh diện về lịch sử Việt Nam, lịch sử của bánh
dày, bánh chưng. Áo dài mình rất đẹp, mình phải hãnh diện mặc, và con
cũng cắt nghĩa cho cách mặc đồ của người Việt Nam và phong tục của áo
dài. Con có 4 đứa con trai, mỗi đứa phải lựa tìm một cái áo dài , mỗi
đứa thích một màu khác nhau, phải tập nó mừng tuổi ông bà ngoại, ông bà
nội, con giải thích cho nó mấy cái phong tục Việt Nam : tại sao mình làm
Tết, ý nghĩa của bánh chưng, bánh tét…Ba Má mình cũng thích khi thấy
mấy đứa con muốn giữ phong tục của quê hương »
Trong năm, mọi người đều quay cuồng trong cơn lốc của đời sống, mọi
nhớ nhung như chìm lắng. Chỉ đến những ngày lễ, Tết, tiếng gọi cố hương
mới vọng về. Và cũng chỉ vào những thời điểm thiêng liêng đó, người ta
mới thấy được sự gắn bó với cội nguồn của những kẻ xa quê
Gần 40 học sinh Việt Nam bị bệnh vì pháo 'lựu đạn' của TQ
24.01.2014
CỠ CHỮ
Những bịch pháo in hình lựu đạn, do Trung Quốc chế tạo, đã gây bệnh
cho 37 học sinh ở tỉnh Đắk Nông sau khi các em mua về chơi trong những
ngày gần Tết Âm Lịch.
Tin tức báo chí Việt Nam cho hay các học sinh ở thị trấn Đức An đã mua những bịch pháo, mà các em gọi là “bom nổ”, rồi dùng tay vỗ hoặc dùng chân giẫm đạp để gây nổ. Nhưng không ngờ các chất bột bên trong gói ni lông văng ra xung quanh và dính vào người 37 em học sinh, làm các em bị ngứa da, đau bụng, nhức đầu, khó thở và phải vào bệnh viện để chữa trị.
Theo kết quả điều tra của giới hữu trách Việt Nam, các hóa chất bên trong loại pháo “lựu đạn” này là sodium bicarbonate và acid citric và không phải là chất độc cấm sử dụng.
Giới hữu trách địa phương đã tịch thu số pháo bày bán tại các cửa tiệm trong vùng và tiếp tục điều tra.
Nguồn: UPI / Tuoi Tre / An Ninh Thu Do
Selamat datang di maxwin138 SITUS ONLINE TERBAIK TER AMAN DAN TER PERCAYA
ReplyDelete