Hương ơi hãy cười bởi “thế nước đang lên”!
Sáng
1/4, tin tức và hình ảnh của Đoàn Thị Hương lại tràn ngập mọi phương
tiện truyền thông trong nước và quốc tế. Liệu khi nào thì công luận biết
được tại sao Malaysia lại “nhất bên trọng nhất bên khinh” ngay giữa các
thành viên ASEAN với nhau khi mà trách nhiệm hình sự của hai bị cáo lẽ
ra phải giống hệt nhau?
Nguyễn Hoàng
Nguyễn Hoàng
Tuy bản án được tuyên vào đúng ngày “Cá tháng Tư” (1/4) nhưng mức án
cho Đoàn Thị Hương 3 năm 4 tháng tù giam trong phiên tòa diễn ra vào
sáng nay đã có hiệu lực ngay lập tức. Tuy nhiên, sau phiên tòa, luật sư
của Hương nói với phóng viên rằng cô sẽ được trả tự do vào tháng 5/2019.
Theo
Kate Mayberry từ hãng truyền hình Al Jazeera (Qata), Đoàn Thị Hương mỉm
cười trước các phóng viên khi rời khỏi Tòa Thượng thẩm Shah Alam. Trả
lời các phóng viên khi rời Tòa, Hương cho biết cô cảm thấy “rất hạnh
phúc.” Cô đã gửi lời cảm ơn tới những người luôn ủng hộ cô thời gian
qua. “Đây là một phán quyết công bằng đối với tôi,” truyền thông trích
lời cô phát biểu.
Theo Al Jazeera, lý do Hương được trả tự do vào tháng 5 sắp tới, thay
vì đợi hết 40 tháng tù là vì, thẩm phán đã cho can phạm được hưởng
khoan hồng 1/3 mức án để nhằm tạo sự cân bằng và hài hoà giữa lợi ích xã
hội và những quyền lợi của bị cáo.
Tuy nhiên, đại sứ Việt Nam tại Malaysia Lê Quý Quỳnh trả lời hãng tin
AP trong một tâm trạng hoàn toàn khác với bị cáo: “Việc phía công tố
thay đổi tội danh vẫn khiến tôi thất vọng. Tôi không hài lòng với kết
quả này. Tôi hy vọng cô Hương được trả tự do ngay hôm nay. Điều này thật
bất công đối với cô Hương. Chúng tôi sẽ tiếp tục yêu cầu Malaysia trả
tự do cho cô Hương”.
Thị Hương là nghi can duy nhất còn lại trong vụ sát hại anh trai của
nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un sau khi một đồng phạm trong vụ này,
Siti Aisyah, công dân Indonesia, đã được trả tự do. Hôm Siti Aisyah được
thả, chắc Hương buồn lắm. Còn hôm nay, cô vui thật: “Đây là một phán
quyết công bằng đối với tôi”; ngược lại với ngài đại sứ: “Tôi không hài
lòng với kết quả này”.
Tại sao có sự tréo ngoe nói trên? Đoàn Thị Hương nở nụ cười rất hạnh
phúc, vì cô đã hoàn thành (tuy là một cách vô thức) trách nhiệm công dân
– tù nhân. Vô hình chung, em đã cho người dân trong nước và thế giới
biết, uy tín của chính quyền Việt Nam cao đến đâu? (“Thế nước” có cao
như triều cường ở Sài Gòn hay “Hà Lội” giữa lòng thủ đô sau mỗi trận mưa
rào?)
Còn vị đại sứ đặc mệnh toàn quyền nọ không hài lòng với phán quyết
(mà bị can lại tuyên bố là “công bằng” đối với bản thân mình) thì cũng
phải thôi. Trong một nền ngoại giao của thế giới dân chủ, ông đại sứ ấy
rất có thể đã bị triều hồi về nước trước phiên toàn cuối cùng hôm nay.
Đáng bị triệu hồi, vì ông ấy đã không hoàn thành trách vụ “đặc mệnh”
(extraordinary).
Còn “toàn quyền” (plenipotentiary) là ở chỗ, đáng ra ông phải dồn
toàn tâm toàn lực kiến nghị với chính phủ về các kịch bản để giải cứu
cho công dân bị nạn. Đằng này, đợi đến khi phiên toà tha bổng “đồng
phạm” của Hương là Siti, đại sứ mới “điện khẩn” về nước để ông Phạm Bình
Minh gần như độc thoại với người đồng nhiệm Malaysia mà không đạt được
kết quả gì.
Đó thực chất là một cú “đại nhảy hụt” hoàn hảo của ngoại giao Việt
Nam. Trên mạng xã hội các ý kiến bình luận tới tấp được đưa ra trong mấy
tuần qua. Tất cả đều cho thấy, Hà Nội đã không thực sự chủ động và
quyết tâm vận động giúp Đoàn Thị Hương. Trong trường hợp này, rõ ràng
chính quyền hầu như phó mặc cho công dân mình làm con vật tế thần không
chút xót xa.
Một blogger có tên tuổi trong nước viết: Uy tín quốc gia không chỉ
nằm ở chỗ “đã thắng bao nhiêu đế quốc thực dân” mà còn ở chỗ có bảo vệ
được công dân của mình không*. Nếu không thành tựu đượchư vậy, thì chính
quyền này, bộ máy cai trị này, khi thực hiện hoặc yêu cầu điều gì,
trước hết cũng chỉ để “show up” sự tồn tại của nó, chứ không hẳn vì
quyền lợi người dân trong xứ sở.
Có
những bình luận chua chát hơn, Hương không phải xui xẻo khi sinh ra em
là người Việt, mà cô xui xẻo vì là công dân của nước CHXHCN Việt Nam.
Trong vụ án này, dư luận quan tâm và theo dõi qua báo đài thấy một điều
rõ ràng là chính phủ Việt Nam có quá nhiều phản ứng “tụt hậu” so với
phía Indonesia trong việc vận động hành lang ngoại giao, bảo hộ công dân
nước mình.
Sáng nay, luật sư Hisyam Teh Poh Teik bổ sung thêm, Đoàn Thị Hương
được trả tự do vào tháng 5 tới, phần nữa vì sức ép dư luận. Rất nhiều
người đã chỉ trích chính phủ Malaysia, tại sao trả tự do cho Siti mà
không thả Thị Hương. Đúng thế, một khi toà đã hủy bỏ truy tố Siti thì
đáng lý ra điều đó cũng được áp dụng cho Thị Hương, một thành viên cùng
nhóm “có ý định phạm tội chung”.
Cuối cùng, mong ước lớn nhất của mọi người dân Việt Nam đã trưởng
thành lúc này phải chăng là, suốt từ năm này qua năm khác, đã buộc phải
nghe nói dối quá nhiều rồi; vậy trong ngày này, chúng ta hãy sống thật
thật với nhau một lần để cùng nhận diện cho rõ cái “thế nước đang lên”
của chúng ta qua vụ Đoàn Thị Hương trên thực tế cao đến đâu?
No comments:
Post a Comment