Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday, 1 April 2019

Sau 1945, Nhật Bản đau đầu vì tham nhũng cấp cao

  • 5 giờ trước




  • Bản quyền hình ảnh Getty Images
    Image caption Cựu thủ tướng Kakuei Tanaka vẫy tay sau khi bị tòa kết án bốn năm tù năm 1983
    Nhật Bản vẫn được xem là một trong những quốc gia ít tham nhũng nhất thế giới.
    Ngay từ Corruption Perceptions Index bản đầu tiên năm 1995 của Transparency International, Nhật Bản luôn được xếp trong tốp 20 nước sạch nhất thế giới.
    Nhưng từ sau kết thúc Thế chiến Hai 1945, tham nhũng cấp cao là vấn nạn phổ biến ở Nhật Bản.
    Chuyên gia nghiên cứu tham nhũng Jon S.T. Quah từng nhận định một nghịch lý của Nhật Bản là không có tham nhũng vặt (người dân không phải hối lộ bộ máy công quyền để nhận dịch vụ), nhưng đại tham nhũng thời kỳ hậu chiến là vấn nạn.

    Đại án Lockheed

    Một đại án nổi tiếng ở Nhật Bản là vụ kết tội cựu thủ tướng Kakuei Tanaka vì bê bối nhận hối lộ của tập đoàn Lockheed năm 1976.
    Kakuei Tanaka là chính khách ảnh hưởng nhất của đảng cầm quyền LDP suốt từ thập niên 1960 đến 1980. Ông là thành viên hạ viên từ 1947 đến 1990, và là thủ tướng thứ 40 của Nhật từ 1972 đến 1974.
    Năm 1974, Tanaka phải từ chức sau khi có tố cáo trên báo rằng các doanh nhân thân cận thủ tướng đã kiếm lời từ hoạt động mua đất.
    Bê bối Lockheed ban đầu được tiết lộ tại buổi điều trần ngày 4/2/1976 của một ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ.
    Tại đây, có công bố bằng chứng Lockheed Aircraft Corporation đã hối lộ ở nhiều nước, trong đó có Nhật Bản, để bán máy bay.
    Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) tìm được tài liệu cho thấy Lockheed trả hơn 10 triệu đôla cho Yoshio Kodama, một trung gian, và Marubeni Corporation, công ty đại lý của Lockheed.
    Sang ngày 6/2, phó chủ tịch Lockheed thông báo rằng một quan chức Nhật đã nhận 2 triệu đôla từ Marubeni. Ngoài ra, Lockheed dựa vào Kenji Osano, người thân cận của cựu thủ tướng Kakuei Tanaka, để bán 21 máy bay cho All Nippon Airways (ANA).
    Các tiết lộ này dẫn tới điều tra của Nhật Bản.
    Tháng Ba năm đó, Yoshio Kodama bị buội tội trốn thuế vì không khai báo khoản tiền hơn sáu triệu đôla hoa hồng nhận từ Lockheed.
    Tháng Bảy 1976, cựu thủ tướng Kakuei Tanaka bị bắt giữ, và đến tháng Tám, bị buộc tội đã nhận hối lộ hơn hai triệu đôla. Ông Tanaka sau đó được tạm thời trả tự do sau khi đóng tiền thế chân.
    Cho mãi tới tháng 10/1983, ông Tanaka mới bị tòa án kết án bốn năm tù.
    Nhưng ông nộp đơn kháng án. Hai tháng sau, ông thậm chí được tiếp tục bầu lại vào hạ viện với đa số phiếu của cử tri tại địa hạt Niigata.
    Mãi đến năm 1987, tòa án giữ nguyên phán quyết ban đầu, với án 4 năm tù cho Tanaka.
    Nhưng ông tiếp tục kháng án. Tiến trình kháng án cứ kéo dài hơn một thập niên, cho mãi đến ngày Tanaka qua đời tháng 12/1993, có nghĩa là ông không phải thi hành bản án tù.
    Tháng Giêng 1995, báo Yomiuri Shimbun mở thăm dò hỏi người dân Nhật rằng "ai làm nhiều nhất để giúp Nhật thành công sau Thế chiến Hai". Ông Tanaka được xếp thứ nhất.
    Tạp chí The Economist năm 2016 cho hay đến tận ngày nay, nhiều người Nhật vẫn hâm mộ ông Tanaka bất chấp tai tiếng tham ô của ông.
    Chính Kakuei Tanaka khoe ông có vị trí nội các lần đầu năm 1957 bằng cách hối lộ thủ tướng khi đó Nobusuke Kishi ba triệu yên.
    Tạp chí The Economist nói cơn cuồng mộ dành cho Tanaka cũng chứng tỏ Nhật Bản có sự "dung thứ sâu sắc cho các bê bối hối lộ, đặc biệt khi liên quan những chính khách được dân ưa chuộng".
    Năm 1988, một bê bối lớn xảy ra, trong vụ Recruit, khiến một thủ tướng khác phải từ chức.
    Recruit, một công ty đặt ở Tokyo, dành cổ phiếu cho các chính khách không lâu trước khi lên sàn chứng khoán năm 1986, giúp những người này giàu to.
    Sau khi bê bối bị phát hiện, thủ tướng Noboru Takeshita và nội các phải từ chức năm 1989.

    Bản quyền hình ảnh Getty Images
    Image caption Thủ tướng Noboru Takeshita và nội các phải từ chức năm 1989

    Thể chế

    Khảo sát Global Corruption Barometer của Transparency International cho thấy người Nhật, liên tục từ 2004 đến 2010, xem các đảng chính trị là tham ô nhất trong các định chế xã hội.
    Jon S.T. Quah, trong cuốn Curbing Corruption in Asian Countries, giải thích ba lý do vì sao hệ thống chính trị Nhật Bản dễ tham nhũng.
    Thứ nhất, để được bầu ở Nhật phải rất tốn tiền. Ví dụ trong bầu cử hạ viên năm 1990, các ứng viên của LDP bỏ ra đến 1,3 tỉ đôla cho việc tranh cử.
    Thứ hai, thành viên hạ viện Nhật mỗi năm được chính phủ cho 170.000 đôla, cộng thêm 10.000 đôla chi phí đi lại. Nhưng thu nhập chính thức này không đủ, với ước tính một nghị sĩ phải chi hơn một triệu đôla mỗi năm cho các hoạt động xã hội như ma chay, tiệc cưới.
    Thứ ba, có tam giác thông đồng giữa chính khách, doanh nhân và công chức.
    Năm 1993, trong làn sóng giận dữ của dân chúng vì các bê bối, đảng LDP, cầm quyền liên tục từ 1955, đã thua trong bầu cử hạ viện.

    Cải tổ

    Biến cố này mở đường cho một chính phủ liên hiệp của tám đảng.
    Nhật Bản ký công ước chống tham nhũng OECD năm 1998, dẫn tới việc hình sự hóa việc hối lộ quan chức nước ngoài.
    Đến năm 2004, Nhật Bản có luật mới, cấm công dân Nhật hối lộ khi ở nước ngoài.


    Bản quyền hình ảnh AFP
    Image caption Năm 2016, bộ trưởng kinh tế Akira Amari từ chức
    Mặc dù có những nỗ lực cải tổ, tham nhũng cấp cao tại Nhật vẫn là vấn đề.
    Năm 2016, bộ trưởng kinh tế Akira Amari từ chức vì cáo buộc tham nhũng.
    Ông Amari khi đó dẫn dắt đoàn đàm phán Nhật tại thương lượng về TPP.
    Ông từ chức sau khi có tờ báo tố cáo ông và các trợ lý nhận ít nhất 100.000 đôla từ 2013 đến 2015 từ một công ty xây dựng.

    No comments:

    Post a Comment