Thân tặng Khánh Vân, , Quỳnh Hoa, Trịnh Huy Trường.
Người xưa cho rằng nước không vua như chùa không sư! Các nhà nho xưa quan niệm quan là cha mẹ dân (phụ mẫu chi dân), lo lắng, yêu thương nhân dân như con đẻ.Trong lịch sử Việt Nam, vua Lý thánh Tông là một vị minh quân.
Lý Thánh Tông (chữ Hán: 李聖宗 30 tháng 3 năm 1023 – 1 tháng 2 năm 1072) là vị hoàng đế thứ ba của hoàng triều Lý nước Đại Việt, trị vì từ tháng 11 năm 1054 đến khi qua đời năm 1072. Trong thời kỳ cầm quyền của mình, Lý Thánh Tông đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, khoan giảm hình phạt, đồng thời bảo trợ Phật giáo và Nho giáo. Ông còn xây dựng quân đội Đại Việt hùng mạnh, thực hiện chính sách đối ngoại cứng rắn với Đại Tống và mở đất về ba châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính (nay là một phần thuộc Quảng Bình và Quảng Trị, Bắc Trung Bộ Việt Nam) sau thắng lợi trong cuộc chiến tranh Việt-Chiêm (1069). Sử thần đời Hậu Lê Ngô Sĩ Liên viết về Lý Thánh Tông: "Vua khéo kế thừa, thực lòng thương dân, trọng việc làm ruộng, thương kẻ bị hình, vỗ về thu phục người xa, đặt khoa bác sĩ, hậu lễ dưỡng liêm, sửa sang việc văn, phòng bị việc võ, trong nước yên tĩnh, đáng gọi là bậc vua tốt".[3]
Những vị minh quân ấy rất hiếm,phần lớn là vua bất tài, ham ăn chơi và hiếu sát.
Người ta cho rằng Việt Nam mối quan hệ giữa vua, quan và dân Việt Nam có nhiều mâu thuẫn.-Quan có cần nhưng dân không vội,
Quan có cần, quan lội quan đi.
-Bộ Binh, bộ Hộ, bộ Hình,
Ba bộ đồng tình ức hiếp con tôi!
Người ta cho rằng Việt Nam có truyền thống chia cắt vì từ khởi đầu bà Âu Cơ đã chia con thành hai đàn: một đàn lên núi, một đàng xuống biển. Người ta nói thế vì họ không hiểu mối nguy cơ của dân tộc Việt Nam. Phía bắc nước ta luôn bị Trung Quốc xâm luợc, phía nam bị quân Chiêm Thành cướp phá. Chế Bồng Nga là một ông vua tài danh của Chiêm Thành, ông thường xuyên cướp phá miền Nam nước ta, mà còn nhiều lần đem quân đánh phá kinh đô Thăng Long. Bởi vậy mà bà Âu Cơ phải tả xung hữu đột với Trung Quốc, với Chiêm Thành mà bảo vệ nước ta.
Lãnh thổ Việt Nam qua từng thời điểm là sự biến đổi không gian sinh tồn của người Việt,
thể hiện bởi các triều đại chính thống được công nhận. Nó mang tính
chất phức tạp, lúc bị mất lãnh thổ về các nhà nước khác, lúc xâm chiếm
chinh phục được lãnh thổ mới.
Tựu chung lại, vùng lãnh thổ cốt lõi phát sinh ra người Việt hiện đại là vùng châu thổ sông Hồng, sau các thế kỷ chinh phục, đồng hóa, khai khẩn mà lãnh thổ của người Việt đã trải dài đến vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay. Đến nay, diện tích lãnh thổ đã mở rộng ra hơn 3 lần so với ban đầu vào thế kỷ 10.
Bên cạnh sự mở rộng về lãnh thổ đất liền, trong nhiều thế kỷ, người Việt cũng từng bước mở rộng quyền sở hữu, kiểm soát và khai thác lãnh thổ trên biển–đảo (lãnh hải) xung quanh mình. Phạm vi đó kéo dài từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan, dài hơn 3,400 km, với khoảng 4,000 hòn đảo lớn nhỏ gần bờ và ngoài khơi xa.
Dân ta có khi chống đối triều đình nhưng thường là tôn quân, vì yêu vua là yêu nước, bảo vệ triều đình là bảo vệ giang sơn. Bởi vậy, khi quốc gia nguy biến, Hội nghị Diên Hồng đã được triệu tập.
Hội nghị Diên Hồng là hội nghị được tổ chức năm 1284 tại kinh thành Thăng Long do Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu họp các bô lão trong cả nước về trước thềm điện Diên Hồng để trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay đánh khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ 2.
Ngày xưa, cổ nhân tôn quân nhưng cũng có tinh thần dân chủ:" Dân ví quý, quân vi khinh, xã tắc thứ chi."Mạnh Tử 孟子 (372–289 trước công nguyên; có một số tài liệu khác ghi là: 385–303/302 TCN) là nhà triết học Trung Quốc và là người tiếp nối Khổng Tử.
Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, sinh vào đời vua Liệt Vương, nhà Chu, quê gốc ở đất Trâu, thuộc nước Lỗ, nay là thành phố Trâu Thành, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ông mồ côi cha, chịu sự nuôi dạy nghiêm túc của mẹ là Chương thị (người đàn bà họ Chương). Chương thị sau này được biết tới với cái tên Mạnh mẫu (mẹ của Mạnh Tử). Mạnh mẫu đã ba lần chuyển nhà để Mạnh Tử được ở trong môi trường xã hội tốt nhất cho việc học tập, tu dưỡng. Thời niên thiếu, Mạnh Tử làm môn sinh của Tử Tư, tức là Khổng Cấp, cháu nội của Khổng Tử. Vì vậy, ông chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Khổng giáo. Mạnh Tử là đại biểu xuất sắc của Nho giáo thời chiến quốc, thời kỳ nở rộ các nhà tư tưởng lớn với các trường phái như Pháp gia, Du thuyết, Nho gia, Mặc gia...(thời kỳ bách gia tranh minh)và cũng là thời kỳ mà các tập đoàn phong kiến tranh giành, xâu xé lẫn nhau gây ra các cuộc chiến tranh liên miên, dân tình vô cùng khổ sở . Tư tưởng của Mạnh Tử phát triển thêm tư tưởng của Khổng Tử nhưng ông không tuyệt đối hóa vai trò của ông vua như Khổng Tử, ông chủ trương dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh, ông cũng là người đưa ra thuyết tính thiện của con người rằng con người sinh ra đã là thiện rồi nhân chi sơ bản tính thiện, tư tưởng này đối lập với thuyết tính ác của Tuân Tử rằng nhân chi sơ bản tính ác. Ông đem học thuyết của mình đi truyền bá đến vua chúa các nước chư hầu như Tề Tuyên Vương (nước Tề), Đằng Văn Công (nước Đằng), Lương Huệ Vương (nước Nguỵ)...nhưng không được áp dụng. Về cuối đời ông dạy học và viết sách, sách Mạnh Tử của ông là một trong những cuốn sách quan trọng của Nho giáo. Ông được xem là ông tổ thứ hai của nho giáo và được hậu thế tôn làm "Á thánh Mạnh Tử" (chỉ đứng sau Khổng Tử).
Sách Đại Học có câu:
"Đại học chi đạo, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện".
Ngày nay, nhiều chính thể khua chiêng gõ trống "vì dân, cho dân, bởi dân ", quân đội nhân dân, ủy ban nhân dân...nhưng ngân hàng thì NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC"
Đó là miệng lưỡi tuyên truyền của các chế độ độc tài, nhằm thi hành "CHUYÊN CHẾ".
Dân ta có khi chống đối triều đình nhưng thường là tôn quân, vì yêu vua là yêu nước, bảo vệ triều đình là bảo vệ giang sơn. Bởi vậy, khi quốc gia nguy biến, Hội nghị Diên Hồng đã được triệu tập.
Hội nghị Diên Hồng là hội nghị được tổ chức năm 1284 tại kinh thành Thăng Long do Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu họp các bô lão trong cả nước về trước thềm điện Diên Hồng để trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay đánh khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ 2.
Ngày xưa, cổ nhân tôn quân nhưng cũng có tinh thần dân chủ:" Dân ví quý, quân vi khinh, xã tắc thứ chi."Mạnh Tử 孟子 (372–289 trước công nguyên; có một số tài liệu khác ghi là: 385–303/302 TCN) là nhà triết học Trung Quốc và là người tiếp nối Khổng Tử.
Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, sinh vào đời vua Liệt Vương, nhà Chu, quê gốc ở đất Trâu, thuộc nước Lỗ, nay là thành phố Trâu Thành, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ông mồ côi cha, chịu sự nuôi dạy nghiêm túc của mẹ là Chương thị (người đàn bà họ Chương). Chương thị sau này được biết tới với cái tên Mạnh mẫu (mẹ của Mạnh Tử). Mạnh mẫu đã ba lần chuyển nhà để Mạnh Tử được ở trong môi trường xã hội tốt nhất cho việc học tập, tu dưỡng. Thời niên thiếu, Mạnh Tử làm môn sinh của Tử Tư, tức là Khổng Cấp, cháu nội của Khổng Tử. Vì vậy, ông chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Khổng giáo. Mạnh Tử là đại biểu xuất sắc của Nho giáo thời chiến quốc, thời kỳ nở rộ các nhà tư tưởng lớn với các trường phái như Pháp gia, Du thuyết, Nho gia, Mặc gia...(thời kỳ bách gia tranh minh)và cũng là thời kỳ mà các tập đoàn phong kiến tranh giành, xâu xé lẫn nhau gây ra các cuộc chiến tranh liên miên, dân tình vô cùng khổ sở . Tư tưởng của Mạnh Tử phát triển thêm tư tưởng của Khổng Tử nhưng ông không tuyệt đối hóa vai trò của ông vua như Khổng Tử, ông chủ trương dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh, ông cũng là người đưa ra thuyết tính thiện của con người rằng con người sinh ra đã là thiện rồi nhân chi sơ bản tính thiện, tư tưởng này đối lập với thuyết tính ác của Tuân Tử rằng nhân chi sơ bản tính ác. Ông đem học thuyết của mình đi truyền bá đến vua chúa các nước chư hầu như Tề Tuyên Vương (nước Tề), Đằng Văn Công (nước Đằng), Lương Huệ Vương (nước Nguỵ)...nhưng không được áp dụng. Về cuối đời ông dạy học và viết sách, sách Mạnh Tử của ông là một trong những cuốn sách quan trọng của Nho giáo. Ông được xem là ông tổ thứ hai của nho giáo và được hậu thế tôn làm "Á thánh Mạnh Tử" (chỉ đứng sau Khổng Tử).
Sách Đại Học có câu:
"Đại học chi đạo, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện".
大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。
Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của
mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện (vô cùng hoàn thiện)
Dù tân dân hay thân dân cũng một đường lối. Thương dân thì phải cải cách chính trị, kinh tế, xã hội để cho đời sống nhân dân dân tốt hơn, quốc gia hùng mạnh hơn.Ngày nay, nhiều chính thể khua chiêng gõ trống "vì dân, cho dân, bởi dân ", quân đội nhân dân, ủy ban nhân dân...nhưng ngân hàng thì NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC"
Đó là miệng lưỡi tuyên truyền của các chế độ độc tài, nhằm thi hành "CHUYÊN CHẾ".
SƠNTRUNG
OTTAWA 1- 4 -2019
No comments:
Post a Comment