Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Sunday, 23 June 2019

Ông Phúc kêu dân ‘đồng cam, cộng khổ’ trả nợ công

Hình minh hoạ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại văn phòng chính phủ ở Hà Nội hôm 9/11/2018
Hình minh hoạ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại văn phòng chính phủ ở Hà Nội hôm 9/11/2018
AFP
Tại cuộc làm việc ở Hải Phòng hôm 19 tháng 6, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc lên tiếng kêu gọi ba địa phương Hải Phòng, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh “đồng cam cộng khổ’ cùng chính phủ trả nợ công”.
Theo kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, trước hết cần hiểu nợ công là tổng số tiền chính phủ vay mượn các quốc gia hay các định chế tài chính bên ngoài để mở mang phát triển đất nước. Chính phủ là đại diện của dân, vì thế toàn dân sẽ phải gánh trả bằng cách này cách khác.
Tuy nhiên theo ông Nguyễn Xuân Nghĩa thì khi vay nhà nước không hỏi dân mà giờ lại kêu gọi dân cùng gánh nợ thì sẽ có nhiều người thắc mắc.
Nợ công Việt Nam năm 2019.
Nợ công Việt Nam năm 2019. RFA
Còn theo chuyên gia kinh tế tài chính trong nước, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu:
Khó có chính phủ nào trong một quốc gia đang phát triển mà không đi vay nợ. Vay nợ là vì thu nhập của chính phủ không đủ để bù đắp những chi phí thường xuyên và chi phí đầu tư vào những công trình những dự án lớn.
Việt Nam cũng vậy, trong 20 năm vừa qua Việt Nam phát triển rất mạnh, GDP bình quân từ 6 đến 7%. Với một quốc gia đang phát triển như thế, phải đầu tư rất nhiều làm chi phí tăng cao thì không thể nào dùng nguồn thu từ thuế để chi mà phải đi vay trước rồi trả nợ sau.
Theo báo cáo Chính Phủ trình Quốc Hội tháng trước, tính đến hết ngày 31 tháng Mười Hai 2018 thì nợ công Việt Nam là 58,4% tổng sản phẩm quốc nội GDP, được coi là mức thấp nhất tính từ 2015 đến giờ.
Vẫn theo báo cáo này, các số liệu về nợ đều nằm trong giới hạn được Quốc hội quyết và còn thấp hơn so với dự kiến mà Bộ Tài Chính đưa ra hồi cuối 2018. Cụ thể hơn, mức nợ công được đề ra là 61,4% GDP và nợ chính phủ là 52,1%.
Cần hiểu nợ công là tổng số tiền chính phủ vay mượn các quốc gia hay các định chế tài chính bên ngoài để mở mang phát triển đất nước. Chính phủ là đại diện của dân, vì thế toàn dân sẽ phải gánh trả bằng cách này cách khác. Tuy nhiên  khi vay Nhà Nước không hỏi dân mà giờ lại kêu gọi dân cùng gánh nợ thì sẽ có nhiều người thắc mắc.
-Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa
Tưởng cũng nên nhắc số liệu thống kê năm 2015 và 2017 về mức nợ công nhà nước Việt Nam  là 61,3% GDP, so với mức 63,7% GDP năm 2016. Chỉ riêng 2018 là dưới 60%.
Phó giáo sư tiến sĩ, chuyên gia tài chính Ngô Trí Long, cho rằng nợ công giảm thấp so với nhiều năm trước đây là do cách tính thôi chứ bản chất không thay đổi, nghĩa là vẫn tương đối cao. Về cách tính mới mà chính phủ áp dụng cho 2018, chuyên gia Ngô Trí Long nói:
Chuyển phần để trả nợ loại ra ngoài thì đương nhiên nợ công thấp. Nếu tính theo phương pháp cũ thì vẫn vậy, không có gì thay đổ hết về mặt kỹ thuật.  Tất nhiên giữ được mức độ không tăng thì cũng quí rồi nhưng với cách tính mới thì sẽ phản ảnh coi như nợ công giảm nhưng bản chất tính theo công thức cũ thì không có gì thay đổi.
Tại kỳ họp thứ 7 Quốc Hội khóa XIV ở Hà Nội tháng trước, báo cáo của Bộ Tài Chính về tình hình nợ công trước Quốc Hội cũng cho thấy bình quân mỗi đầu người Việt Nam đang gánh hơn 32 triệu Đồng nợ công trong năm 2018..
Con số hơn 32 cho đến 34 triệu Đồng nợ công mỗi một người phải gánh là nhiều đối với cá nhân nhưng không nhiều đối với quốc gia, là nhận định của chuyên gia ngân hàng và tài chính Nguyễn Trí Hiếu.
Hiện GDP bình quân đầu người của Việt Nam đâu đó 2.584 Đô La, vào khoảng độ 59 triệu Đồng/người/năm. Với cho là 33, 34 triệu thì mỗi người dân phải gánh một gánh nợ đâu đó một năm rưỡi trời trên thu nhập của họ. Đây là một gánh nặng rất lớn vì thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam thấp thành 34 triệu đó là mức cao.
Phải chăng đó là lý do khiến thủ tướng chính phủ phải kêu gọi “đồng cam cộng khổ trả nợ công”, nhưng hình thức đồng cam cộng khổ đó như thế nào? Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu trả lời:
Có thể là phải đóng thuế thêm, giảm chi tiêu, chia sẻ với chính phủ trong tất cả những chi phí, những đầu tư. Tuy nhiên những từ đồng cam chịu khổ ở đây nó mang tính cách biểu tượng, tức là kêu gọi người dân thông cảm cho cái gánh nợ công của quốc gia, thông cảm cho những chi phí cần thiết của quốc gia. Trong cái thông cảm đó người dân cũng có thể đóng góp thêm bằng cách đóng thuế thêm, tiết giảm chi tiêu cho chính phủ, chia sẻ chi phí về đầu tư với chính phủ.
Vấn đề là khi chính phủ đưa ra một chính sách để người dân cùng tham gia vào thì phải có bài toán cụ thể. Người dân cũng cần phải được biết rằng nếu đồng hành với chính phủ giải quyết nợ công thì thực tế phải đưa ra bài toán cụ thể và rõ ràng để mọi người biết.
Biểu đồ Nợ công Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020.
Biểu đồ Nợ công Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020. RFA
Tiến sĩ  Đinh Trọng Thịnh, Học Viện Tài Chính Việt Nam, bổ túc ‘đồng cam, cộng khổ’ trả nợ công còn có nghĩa phải chịu thay đổi, chịu tái cấu trúc. Ngoài việc giảm thiểu những công trình đầu tư tốn kém, Việt Nam cũng nên giảm thiểu chi tiêu thường xuyên:
Cắt giảm chi tiêu thường xuyên là giảm thiểu sự cồng kềnh của bộ máy quản lý, giảm sao giảm thiểu độ ngũ cán bộ công chức không cần thiết đi. Giảm  thiểu chi tiêu thường xuyên cũng là vấn đề kinh tế rất lớn mà ở đây người dân, cán bộ, công chức cũng phải đồng cam cộng khổ với chính phủ. Người dân phải có ý kiến cụ thể về những dịch vụ nào cần đơn giản đi, công chức cũng phải xác định là anh có thể nằm trong diện bị thải hồi nếu như anh không đáp ứng được yêu cầu quản lý của chính phủ. Đấy là đồng cam cộng khổ.
Còn thuế lại là một chuyện khác. Trong quan điểm một chuyên gia tài chính thì tôi muốn nói thực sự hệ thống thuế hiện nay đang có rất nhiều điều chưa phù hợp với nền kinh tế thị trường cũng như chưa phù hợp với sự hội nhập của Việt Nam, đặc biệt các cam kết Việt Nam đưa ra với các tổ chức quốc tế. Có nghĩa là làm thế nào để người đóng thuế chỉ đóng bằng hoặc ít hơn so với thời gian vừa qua. Như vậy không có nghĩ là phải đóng thuế nhiều hơn mà là thay chuyển thuế này sang thuế khác cho phù hợp.
Người dân cũng cần phải được biết rằng nếu đồng hành với chính phủ giải quyết nợ công thì thực tế phải đưa ra bài toán cụ thể và rõ ràng để mọi người biết.-Chuyên gia tài chính & ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu
Đối với phó giáo sư tiến sĩ Ngô Trí Long, điều đáng quan tâm là khả năng trả nợ công của Việt Nam hiện nay:
Khả năng trả nợ của Việt Nam đang rất nan giải mặc dù Nhà Nước ra rất nhiều luật như đầu tư công hay kéo lãi suất tiết kiệm, cuối cùng luật có đầy đủ nhưng không có khả năng thực thi. Cho nên nếu không chấn chỉnh lại thì quan điểm cá nhân của tôi tuy nợ công ở mức độ thấp nhưng khả năng trả nợ khó có mức độ hiệu quả.
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu đưa ra cái nhìn lạc quan hơn:
Nợ công nói chung là nợ nước ngoài, chiếm tỷ trọng gần một nửa. Trên thực tế Việt Nam vẫn đang trả nợ công đều đặn, vẫn đang nỗ lực trả đúng hạn. Chính phủ Việt Nam cũng có nghững biện pháp tái cơ cấu nợ rồi gia hạn nợ để tránh tình trạng khó trả. Nói chung thì Việt Nam trả nợ một cách sòng phẳng tại thời điểm này.
Trong báo cáo thẩm tra về việc thực hiện ngân sách nhà nước năm 2018, dự toán phân bổ ngân sách năm 2019 do Ủy Ban Tài Chính Ngân Sách thực hiện, 34 triệu Đồng nợ công/ đầu người là tăng gần 3 triệu so với năm 2017. Đây là dựa theo tính toán qui mô kinh tế năm ngoái với khoảng 5,5 triệu tỷ Đồng và nợ công ở ngưỡng 3,2 triệu tỷ Đồng.
Theo kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, khi đi vay nợ nước ngoài phải biết chắc sau này có tiền trả không. Nếu không khéo thì dân và con cháu sẽ phải chịu những ‘quả đấm thép công nợ’ chồng chất trên đầu.

Tiêu Cà Mau

nơi gửi Hoa Kỳ
Ông Phúc kêu dân ‘đồng cam, cộng khổ’ trả nợ công.

Xin yêu câu Thủ Tướng Xã Hội Đen Nguyễn Xuân Phú công phai trả lời với nhân dân những câu hỏi sau đây.

1. Từ khi chia đôi đất nước năm 1954 tới năm 1963 Mỹ có xâm lược Việt Nam hay không mà Thủ tướng đòi chống Mỹ cứu nước có công giải phóng miền Nam ? Sau khi giải phóng miền Nam năm 1975 thì cả nước phải tranh ăn bobo với heo vậy xin Thủ tướng cho biết Thủ tướng có công gì đối với nhân dân miền Nam Việt Nam?

2.Từ khi chia đôi đất nước năm 1954 tới năm 1975 Miền Nam dưới lãnh đạo ông Diệm và ông Thiệu thì người dân đi học được miễn phí trị bệnh khỏi phải trả tiền tới khi miền Nam thất thủ tháng 4-1975 thì Thủ tướng tiếp thu , bợ được 16 tấn vàng của VNCH ,vậy 16 tấn vàng hiện ở đâu mà Thủ tướng kêu dân ‘đồng cam, cộng khổ’ trả nợ công "giùm cho Thủ tướng" vậy xin Thủ tướng cho biết Thủ tướng có công gì đối với nhân dân miền Nam Việt Nam?

3.Thủ tướng xã hội đen Nguyễn Xuân Phúc kêu dân ‘đồng cam, cộng khổ’ trả nợ công cho Thủ tướng vậy xin Thủ tướng hãy công bố con của Thủ tướng lấy đâu ra tiền để mua 2 căn nhà ở Cali ? Còn con của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì xây mấy cái Buildings ở Seattle nguồn tin chưa kiểm chứng xin đề nghị Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cung cấp cho tôi thông tin nầy.
Vậy Thủ tướng lấy tư cách gì để kêu dân ‘đồng cam, cộng khổ’ trả nợ công giùm cho Thủ tướng mà không thấy xấu hổ hay sao.
22/06/2019 15:21

Tiêu Cà Mau

nơi gửi Hoa Kỳ
Từ khi Việt Nam chia đôi đất nước năm 1954 dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo thì người dân đi học miễn phí trị bệnh khỏi phải trả tiền kinh tế phát triển được mệnh danh là "Hòn Ngọc Viễn Đông" cũng chẳn có lính Mỹ nào ở Việt Nam vậy mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cứ nằn nặc đòi chống Mỹ cứu nước có công giải phóng miền Nam nên con của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được vinh danh là Việt kiều yêu nước khúc ruột ngàn dâm của nền kinh tế thị trường Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rắn cái đuôi "Xã Hội Chủ Nghĩa để rồi hôm nay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu dân ‘đồng cam, cộng khổ’ trả nợ công cho con của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mua 2 căn nhà ở Mỹ cho thấy Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bị bệnh "tâm thần" rất nặng.
22/06/2019 01:00

Vũ chí phèo

nơi gửi VN
Nhà nước cs làm công ích cho dân được một, hai phần thì bọn quan chức tham nhũng rút rỉa hết tám, chín phần. Tiền vay làm dự án chưa biết lời lỗ ra sao cũng tìm cách bòn rút chia chác cho nhau. Công trình mau chóng xuống cấp, lại sửa chữa tìm cách hút máu dân. Dân ốm nhom, quan càng lúc phình to, hãy cứ tìm xem có ông quan cs nào nghèo? Thủ tướng thử kêu gọi toàn thể cán bộ viên chức nhà nước một phần tài sản hiện có thôi là đủ trang trải nợ nần ngay, như vậy đỡ gánh nặng thuế má cho dân biết bao.
22/06/2019 00:39

LeHang

nơi gửi Germany
Chính phủ csVN đi vay tiền các tổ chức tín dụng, và hầu như những tổ chức tín dụng đều muốn có lợi sau khi đã duyệt qua những yếu tố kinh tế của Việt Nam, nên mới cho Việt Nam vay tín dụng.

Cái nợ quốc gia mà Việt Nam đang gánh là có nhiều nguyên nhân khác đưa đến, như sự cho vay lại tín dụng đó thông qua một hệ thống tài chính còn thấp kém; như sự tham nhũng; như những projects thất bại; như sự phung phí capital.

Thêm vào đó là tỷ số tiền lãi mà các tổ chức tín dụng đưa ra đã cao hơn tỷ số thu của kinh tế Việt Nam. Một vấn đề khác là số tín dụng mà Việt Nam vay lại tính bằng US Dollar, để qua đó các tổ chức cho Việt Nam vay tín dụng không sợ Việt Nam phải hạ giá Tiền Đồng (Hồ), để họ bị thiệt thòi.

Từ đó thì Việt Nam chỉ còn 2 biện pháp để tự giải quyết số nợ là: Hạ giá Tiền Đồng; Kêu gọi người dân tiết kiệm.

Hạ giá Tiền Đồng thì qua đó thì tất cả những hãng xưởng, công ty có dự trử US Dollar phải tung bán số tiền US Dollar dự trử đó ra thị trường tài chính ở Việt Nam để trả lương cho công nhân. Có nghĩa là phải nâng tỷ số lạm phát lên tương đương với tỷ số trả nợ. Với phương pháp này thì kinh tế Việt Nam không còn lệ thuộc vào External như US Dollar là phải xuất cảng để trả nợ, từ đó sản phẩm Made In Việt Nam sẽ đến từng người dân Việt . Từ đó các tổ chức cho Việt Nam vay tín dụng phải tự tìm ra một thỏa thuận thanh toán, dù họ có phải hạ tỷ số lãi xuống cho tương đương với trị giá Tiền Đồng.

Kêu gọi người Việt tiết kiệm, gởi Tiền Đồng vào ngân hàng và cho người dân Việt vay Tiền Đồng với 0% lãi, dùng GDP của Việt Nam để mọi người dân cùng hưởng lợi để thúc đẩy kinh tế Việt Nam để tạo ra GDP Internal. Từ đó những hãng xưởng có vốn US Dollar phải nhả ra để mua Tiền Đồng Việt Nam mà trả lương, lợi nhuận của họ cũng phải giảm xuống. Nếu không thì họ cứ tự rút lui khỏi thị trường Việt Nam.

Khi csVN công bố mức tiền nợ công trên đầu dân Việt bằng Tiền Đồng (Hồ), mà không bằng US Dollar, điều này cho thấy csVN đã chuẩn bị để trả đủa vào các tổ chức cho vay tín dụng bằng US Dollar. Khi Việt Nam hạ giá Đồng Việt Nam xuống để tụi chủ nợ phải phải thương thuyết giãm sự bóc lột xuống khi muốn làm ăn với Việt Nam công bằng, sẽ đến.
21/06/2019 16:43

Ba búa

nơi gửi Nam Bô
Chúng nó ăn tận cái lai quần của dân, bây giờ chúng kêu dân "nhịn ăn" để trả nợ!!
Đảng CS còn cai trị, đất nước còn tiếp tục nghèo, chỉ có cán bộ càng lúc càng giàu to. Nhìn đi, từ cấp xã lên, có thằng nào không có nhà lầu xe hơi, ăn nhậu gái gú thoải mái, con cái cho học nước ngoài. Có phải phản động mới thấy đâu, dân thấy hết, nhưng họ chịu đựng và sợ sệt quen rối.
Hãy đợi đấy, sẽ có ngày tức nước vỡ bờ, chúng phải trả nợ cho dân, trả nợ cho đất nước, tìm ống cống mả chui.
21/06/2019 11:24

No comments:

Post a Comment