Hãy nhìn lại chính mình
Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng,
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương vừa có bài viết "Truyền thông xã hội
đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam" nói về những tiềm ẩn nguy
hiểm mà mạng xã hội có thể đem lại cho guồng máy chính trị hiện nay (1).
Bài viết công phu và nhìn nhận hai mặt tích cực và tiêu cực của người
dùng mạng xã hội trong nước nhằm đề ra biện pháp đối phó mà tác giả ghi
nhận trong “5 là” có nội dung định hướng cho giới chức trách mà tác giả
chỉ ra gồm các cơ quan đảng. cơ quan thực thi pháp luật, báo chí, các
doanh nghiệp IT, và ngay cả người dân có nhu cầu sử dụng mạng xã hội như
YouTube, Facebook, Fanpage, Twitter.
Mở đầu bài viết tác giả nhấn mạnh đến những phong trào cách mạng màu với cái nhìn có thể chưa đủ thuyết phục: “Nhìn lại các cuộc “cách mạng màu” hay các cuộc biểu tình bạo động mang hơi hướng của “cách mạng màu” được hiện đại hóa trong mấy thập niên gần đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, chính truyền thông xã hội đã châm ngòi, thổi bùng bằng kích động, tổ chức và thông tin, khiến ban đầu là các phong trào đường phố, đi đến bạo động và hệ quả là sự suy yếu nhanh chóng của các chế độ như ở Đông Âu, Trung Đông, Bắc Phi, Mỹ Latinh”.
Truyền thông xã hội không hề châm ngòi cho bất cứ cuộc cách mạng nào mà nó chỉ là phương tiện để các cuộc cách mạng ấy lan rộng ra với quần chúng. Châm ngòi cho các cuộc nổi dậy của quần chúng là các chế độ độc tài, sống quá lâu trên mồ hôi nước mắt của nhân dân, bóc lột, đày đọa người dân của họ bằng sức mạnh của nòng súng khiến sự căm phẫn dồn nén nhiều năm có cơ hội nổi dậy từ một sự kiện bất công nào đó.
Viết về cuộc biểu tình dài ngày của “Áo Vàng” tại Pháp, tác giả cho rằng “Phong trào lan nhanh bởi những lời kêu gọi phát tán trên mạng xã hội đã thổi bùng cơn giận dữ, vượt xa mục tiêu ban đầu là kích động biểu tình để phản đối chính sách, trở thành bạo loạn.” Nhưng trên tờ Tuổi Trẻ đã trích dẫn lại thì khác với những gì mà ông Võ Văn Thưởng nhận định: “Nhà nghiên cứu Romain Pasquier ở CNRS ghi nhận ngoại trừ vài thành phố lớn và thủ đô Paris, phong trào biểu tình áo khoác vàng chủ yếu diễn ra ở khu vực ngoại ô.
Tham gia biểu tình gồm đủ thành phần, từ công nhân, người thu nhập thấp cho đến người buôn bán, thợ thủ công. Họ là những người phải lái xe hơi mỗi ngày, có thu nhập khiêm tốn và không phải là thành phần nghèo nhất trong xã hội.” (2)
Tác giả Võ Văn Thưởng cũng nhấn mạnh ở điều mà ông gọi là thông tin giả qua cái nhìn của Tuyên giáo: “Truyền thông xã hội, tin giả đã trở thành từ khóa làm nhiều người liên tưởng tới những cuộc xuống đường bạo động khiến cả châu Âu và thế giới đứng ngồi không yên suốt thời gian qua. Ngay tại Mỹ, sau những cuộc biểu tình chiếm phố Wall (năm 2011), giới chính trị gia đã chỉ trích đích danh Facebook, Twitter là “công cụ của bạo loạn.”
Báo chí phương Tây cũng đúc rút phương thức dùng truyền thông xã hội tạo nên những “đám đông” kích động, đó là: châm ngòi xuống đường; triệt để lợi dụng các sự cố, tai nạn, những cái chết để tạo cớ bạo loạn; sử dụng điện thoại di động, mạng xã hội để kích động và liên kết trong, ngoài.”
Rất tiếc, tác giả không nghĩ xa một chút về các cuộc biểu tình ở phương Tây và đặc biệt là Mỹ. Nếu ông được lớn lên trong cuộc chiến tranh Việt Nam ông sẽ thấy rằng lúc mà Internet chưa được sinh ra người Mỹ đã có những cuộc biểu tình long trời lở đất chống chiến tranh Việt Nam, dẫn tới cuộc rút quân của quân đội Mỹ và tạo tiền đề cho ngày 30 tháng 4. Lập luận mạng xã hội gây nên những cuộc bạo loạn là không thuyết phục.
Nếu đi sâu hơn về thông tin giả mà tác giả lo ngại, đối với Việt Nam có lẽ trong vị trí của một người đứng đầu ban Tuyên giáo ông nên nhìn lại những gì mà Đảng Cộng sản đang làm hiện nay có thể bị cáo buộc là đang thực hiện những thông tin giả một cách công khai bất kể sự hiểu biết của dân chúng đã trưởng thành sau nhiều năm sống dưới chế độ.
Có những thông tin giả chỉ vài giờ là nhận ra nhưng cũng có những thông tin đến vài năm người dân mới phát hiện. Thí dụ ông Nguyễn Thiện Nhân trong khi giữ chức Bộ trường Bộ Giáo dục đã điềm nhiên công bố “đến năm 2010, giáo viên có thể sống được bằng lương” (3) và thông tin này sau đó được toàn thể nhân viên của Bộ giáo dục chứng minh là “giả”.
Mạng xã hội có thể là nơi duy nhất để người dân bàn bạc thảo luận hay chia sẻ những gì họ quan tâm, tuy nhiên có những chủ đề chính đáng lại bị nhà nước cho là “nhạy cảm” và ngăn cản mặc dù cũng chính nhà nước khuyến khích người dân “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Sau khi bài viết của ông Võ Văn Thưởng xuất hiện thì tạp chí Cộng sản phát hành ngày 21 tháng 6 năm 2019 nhắc lại câu này như một khẳng định của chân lý: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” không chỉ là khẩu hiệu dân vận hoặc phương châm thực hiện chủ trương, đường lối mà phải trở thành một định chế và quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý nhà nước xã hội chủ nghĩa.” (4)
Với tinh thần của bài báo này thử hỏi khi dân chúng nêu câu hỏi về Hội Nghị Thành Đô trên Facebook có phải là phản động hay không mặc dù trên mạng Internet đã xuất hiện dầy dặc những thông tin về vấn đề này. Chẳng hạn như bài viết của Hồng Khiêm, Nguyên Tham tán Bộ Ngoại giao về Hồi ký Trần Quang Cơ, có đoạn: “Sở dĩ ta dễ dàng bị mắc lừa ở Thành Đô là vì chính ta đã tự lừa ta. Ta đã tự tạo ra ảo tưởng là Trung Quốc sẽ giương cao ngọn cờ CNXH, thay thế cho Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và CNXH thế giới, chống lại hiểm hoạ ‘diễn biễn hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu. Tư tưởng đó đã dẫn đến sai lầm Thành Đô cũng như sai lầm ““giải pháp Đỏ”. (5)
Nếu nhà nước không bưng bít thông tin như lâu nay thì làm gì người dân có cơ hội bàn tán trên mạng xã hội, thay vì vui chơi, mua sắm hay khoe hình ảnh gia đình, con cháu của mình?
Đã từ lâu báo chí bị cấm nhắc tới hai chữ Trung Quốc khi những chiếc tàu này đâm chìm tàu của ngư dân Việt Nam mà phải dùng từ “tàu lạ”. Chính từ ngữ tránh né này đã chọc giận tinh thần dân tộc khiến người dân Việt Nam bùng lên những cơn biều tình chống Trung Quốc chứ không phải do mạng xã hội kích động như ông Võ Văn Thưởng biện bạch. Những nguyên nhân tiềm ẩn này nhà nước phải thấy trước khi người dân bùng lên như ngày 10 tháng 6 năm 2018 khi hàng chục ngàn người biểu tình đòi bải bỏ dự luật Đặc khu.
Điều thú vị là cuộc biểu tình này nhà nước không tìm ra chứng cứ nào từ internet hay mạng xã hội có sự kích động nhưng nó vẫn xảy ra. Vậy thì trước khi lo nó tác động tới người dân gây hậu quả nghiêm trọng thì chính bản thân Đảng, chính phủ phải nghiêm khắc nhìn lại chính mình trước khi lên án một phương tiện đang giúp cho người dân sống cuộc đời đáng sống.
(1) http://soha.vn/truyen-thong-xa-hoi-doi-voi-on-dinh-chinh-tri-xa-hoi-o-viet-nam-
(2) https://tuoitre.vn/vi-dau-con-gian-ao-khoac-vang-o-phap-20181204153230927.htm
(3) https://thanhnien.vn/giao-duc/nam-2010-giao-vien-co-the-song-duoc-bang-luong-120291.html
(4) http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2016/40534/Dan-biet-dan-ban-dan-lam-dan-kiem-tra-la-dan-chu.aspx
(5) http://www.viet-studies.net/THDung/DocLaiHoiKyTQCo_HongKhiem.htm
Mở đầu bài viết tác giả nhấn mạnh đến những phong trào cách mạng màu với cái nhìn có thể chưa đủ thuyết phục: “Nhìn lại các cuộc “cách mạng màu” hay các cuộc biểu tình bạo động mang hơi hướng của “cách mạng màu” được hiện đại hóa trong mấy thập niên gần đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, chính truyền thông xã hội đã châm ngòi, thổi bùng bằng kích động, tổ chức và thông tin, khiến ban đầu là các phong trào đường phố, đi đến bạo động và hệ quả là sự suy yếu nhanh chóng của các chế độ như ở Đông Âu, Trung Đông, Bắc Phi, Mỹ Latinh”.
Truyền thông xã hội không hề châm ngòi cho bất cứ cuộc cách mạng nào mà nó chỉ là phương tiện để các cuộc cách mạng ấy lan rộng ra với quần chúng. Châm ngòi cho các cuộc nổi dậy của quần chúng là các chế độ độc tài, sống quá lâu trên mồ hôi nước mắt của nhân dân, bóc lột, đày đọa người dân của họ bằng sức mạnh của nòng súng khiến sự căm phẫn dồn nén nhiều năm có cơ hội nổi dậy từ một sự kiện bất công nào đó.
Viết về cuộc biểu tình dài ngày của “Áo Vàng” tại Pháp, tác giả cho rằng “Phong trào lan nhanh bởi những lời kêu gọi phát tán trên mạng xã hội đã thổi bùng cơn giận dữ, vượt xa mục tiêu ban đầu là kích động biểu tình để phản đối chính sách, trở thành bạo loạn.” Nhưng trên tờ Tuổi Trẻ đã trích dẫn lại thì khác với những gì mà ông Võ Văn Thưởng nhận định: “Nhà nghiên cứu Romain Pasquier ở CNRS ghi nhận ngoại trừ vài thành phố lớn và thủ đô Paris, phong trào biểu tình áo khoác vàng chủ yếu diễn ra ở khu vực ngoại ô.
Tham gia biểu tình gồm đủ thành phần, từ công nhân, người thu nhập thấp cho đến người buôn bán, thợ thủ công. Họ là những người phải lái xe hơi mỗi ngày, có thu nhập khiêm tốn và không phải là thành phần nghèo nhất trong xã hội.” (2)
Tác giả Võ Văn Thưởng cũng nhấn mạnh ở điều mà ông gọi là thông tin giả qua cái nhìn của Tuyên giáo: “Truyền thông xã hội, tin giả đã trở thành từ khóa làm nhiều người liên tưởng tới những cuộc xuống đường bạo động khiến cả châu Âu và thế giới đứng ngồi không yên suốt thời gian qua. Ngay tại Mỹ, sau những cuộc biểu tình chiếm phố Wall (năm 2011), giới chính trị gia đã chỉ trích đích danh Facebook, Twitter là “công cụ của bạo loạn.”
Báo chí phương Tây cũng đúc rút phương thức dùng truyền thông xã hội tạo nên những “đám đông” kích động, đó là: châm ngòi xuống đường; triệt để lợi dụng các sự cố, tai nạn, những cái chết để tạo cớ bạo loạn; sử dụng điện thoại di động, mạng xã hội để kích động và liên kết trong, ngoài.”
Rất tiếc, tác giả không nghĩ xa một chút về các cuộc biểu tình ở phương Tây và đặc biệt là Mỹ. Nếu ông được lớn lên trong cuộc chiến tranh Việt Nam ông sẽ thấy rằng lúc mà Internet chưa được sinh ra người Mỹ đã có những cuộc biểu tình long trời lở đất chống chiến tranh Việt Nam, dẫn tới cuộc rút quân của quân đội Mỹ và tạo tiền đề cho ngày 30 tháng 4. Lập luận mạng xã hội gây nên những cuộc bạo loạn là không thuyết phục.
Nếu đi sâu hơn về thông tin giả mà tác giả lo ngại, đối với Việt Nam có lẽ trong vị trí của một người đứng đầu ban Tuyên giáo ông nên nhìn lại những gì mà Đảng Cộng sản đang làm hiện nay có thể bị cáo buộc là đang thực hiện những thông tin giả một cách công khai bất kể sự hiểu biết của dân chúng đã trưởng thành sau nhiều năm sống dưới chế độ.
Có những thông tin giả chỉ vài giờ là nhận ra nhưng cũng có những thông tin đến vài năm người dân mới phát hiện. Thí dụ ông Nguyễn Thiện Nhân trong khi giữ chức Bộ trường Bộ Giáo dục đã điềm nhiên công bố “đến năm 2010, giáo viên có thể sống được bằng lương” (3) và thông tin này sau đó được toàn thể nhân viên của Bộ giáo dục chứng minh là “giả”.
Mạng xã hội có thể là nơi duy nhất để người dân bàn bạc thảo luận hay chia sẻ những gì họ quan tâm, tuy nhiên có những chủ đề chính đáng lại bị nhà nước cho là “nhạy cảm” và ngăn cản mặc dù cũng chính nhà nước khuyến khích người dân “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Sau khi bài viết của ông Võ Văn Thưởng xuất hiện thì tạp chí Cộng sản phát hành ngày 21 tháng 6 năm 2019 nhắc lại câu này như một khẳng định của chân lý: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” không chỉ là khẩu hiệu dân vận hoặc phương châm thực hiện chủ trương, đường lối mà phải trở thành một định chế và quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý nhà nước xã hội chủ nghĩa.” (4)
Với tinh thần của bài báo này thử hỏi khi dân chúng nêu câu hỏi về Hội Nghị Thành Đô trên Facebook có phải là phản động hay không mặc dù trên mạng Internet đã xuất hiện dầy dặc những thông tin về vấn đề này. Chẳng hạn như bài viết của Hồng Khiêm, Nguyên Tham tán Bộ Ngoại giao về Hồi ký Trần Quang Cơ, có đoạn: “Sở dĩ ta dễ dàng bị mắc lừa ở Thành Đô là vì chính ta đã tự lừa ta. Ta đã tự tạo ra ảo tưởng là Trung Quốc sẽ giương cao ngọn cờ CNXH, thay thế cho Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và CNXH thế giới, chống lại hiểm hoạ ‘diễn biễn hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu. Tư tưởng đó đã dẫn đến sai lầm Thành Đô cũng như sai lầm ““giải pháp Đỏ”. (5)
Nếu nhà nước không bưng bít thông tin như lâu nay thì làm gì người dân có cơ hội bàn tán trên mạng xã hội, thay vì vui chơi, mua sắm hay khoe hình ảnh gia đình, con cháu của mình?
Đã từ lâu báo chí bị cấm nhắc tới hai chữ Trung Quốc khi những chiếc tàu này đâm chìm tàu của ngư dân Việt Nam mà phải dùng từ “tàu lạ”. Chính từ ngữ tránh né này đã chọc giận tinh thần dân tộc khiến người dân Việt Nam bùng lên những cơn biều tình chống Trung Quốc chứ không phải do mạng xã hội kích động như ông Võ Văn Thưởng biện bạch. Những nguyên nhân tiềm ẩn này nhà nước phải thấy trước khi người dân bùng lên như ngày 10 tháng 6 năm 2018 khi hàng chục ngàn người biểu tình đòi bải bỏ dự luật Đặc khu.
Điều thú vị là cuộc biểu tình này nhà nước không tìm ra chứng cứ nào từ internet hay mạng xã hội có sự kích động nhưng nó vẫn xảy ra. Vậy thì trước khi lo nó tác động tới người dân gây hậu quả nghiêm trọng thì chính bản thân Đảng, chính phủ phải nghiêm khắc nhìn lại chính mình trước khi lên án một phương tiện đang giúp cho người dân sống cuộc đời đáng sống.
(1) http://soha.vn/truyen-thong-xa-hoi-doi-voi-on-dinh-chinh-tri-xa-hoi-o-viet-nam-
(2) https://tuoitre.vn/vi-dau-con-gian-ao-khoac-vang-o-phap-20181204153230927.htm
(3) https://thanhnien.vn/giao-duc/nam-2010-giao-vien-co-the-song-duoc-bang-luong-120291.html
(4) http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2016/40534/Dan-biet-dan-ban-dan-lam-dan-kiem-tra-la-dan-chu.aspx
(5) http://www.viet-studies.net/THDung/DocLaiHoiKyTQCo_HongKhiem.htm
Mặc Lâm
Nhà báo Mặc Lâm, nguyên Editor ban Việt Ngữ đài Á Châu Tự Do. Ông
được nhiều người biết qua các phóng sự như Trại giam Cổng trời, Vụ án
xét lại chống Đảng… Bên cạnh những bài phóng sự chính trị, xã hội, văn
hóa nhà báo Mặc Lâm còn thực hiện nhiều chương trình phỏng vấn các nhân
vật lãnh đạo cao cấp, các khuôn mặt bất đồng chính kiến trong và ngoài
nước được người nghe, đọc tán thưởng. Ông cũng phụ trách chuyên mục Văn
Hóa Nghệ Thuật cho RFA trong hơn 10 năm. Về hưu năm 2017 sau khi tác
phẩm Bàng Bạc Gấm Hoa của ông ra đời tại Hoa Kỳ. Hiện cộng tác cho VOA,
RFA, Người Việt, và BBC trong nhiều mục khác nhau. Các bài viết của Mặc
Lâm là blog cá nhân và được đăng tải với sự đồng ý của đài VOA nhưng
không phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment