Hồi ký Kỳ nữ Kim Cương - Kỳ 3: Ba tôi - Người hậu tổ
07/05/2016 08:46 GMT+7
TTO - Ba tôi là ông Nguyễn Ngọc Cương, trong giới sân khấu thường gọi bằng cái tên thân thương ông bầu Cương hay là anh Tư Cương.
Từ trái qua: NSND Bảy Nam (vai Lý Nhu), Kim Cương (vai Điêu Thuyền) và Bích Thuận (vai Lữ Bố) trong vở Phụng Nghi Đình (1956) - Ảnh tư liệu |
Ba tôi là người đầu tiên có công đem văn hóa châu Âu áp dụng cho sân khấu cải lương và biết bao công trình khác nữa mà ba đã hi sinh đóng góp cho sân khấu. Nên lúc đó trong nghề thường gọi ba tôi là hậu tổ.
Bệ đỡ của nhiều sao sáng
Bà nội tôi là bà Lưu Thị Ngoạn, một “siêu sao” của ngành hát bội Sài
Gòn, vừa là “bà bầu” của mấy đoàn hát bội như Phước Sương, Phước Tường,
Phước Thắng. Ngoài ra bà còn là người cất rạp hát Palikao nổi tiếng (nay
còn di tích ở chợ Bình Tây). Không chỉ giỏi văn nghệ, bà nội còn là một
phụ nữ vừa đẹp vừa tiên tiến.Tôi nghe kể lại, khi cả nước Việt Nam chỉ có 99 người đàn ông được cấp bằng lái xe thì bằng lái xe của bà nội tôi là bằng thứ 100. Bà giao thiệp rất rộng, từ những quan lại trong triều đến những thương nhân, các nhà tư bản đến cả toàn quyền Đông Dương hồi ấy là ông Georges Catroux, rồi ông kế vị là Jean Decoux đều hết lòng quý trọng bà. Gia đình kể lại, ngày khai trương rạp Palikao, đích thân ông toàn quyền Decoux cắt băng khánh thành.
Ba tôi được sinh ra trong một hoàn cảnh đặc biệt như thế. Ba thừa hưởng tất cả tinh hoa của một tâm hồn nghệ sĩ cùng những thành tựu giáo dục hiện đại của phương Tây lúc bấy giờ. Bà nội cho ba sang Pháp học ngành y, hi vọng ba sau này sẽ thành một vị “docteur” danh giá.
Nhưng những buổi học khô khan của y học không làm ba thấy hứng thú bằng những giờ được “bay bổng” trong các tác phẩm văn học nghệ thuật Tây phương. Thế là ba quyết định bỏ ngành y sang học ngành sân khấu tại Paris.
Lúc ấy phong trào đờn ca tài tử vừa nở rộ, các đoàn hát như Trần Đắc, Năm Tú, Nam Đồng Bang, Tái Đồng Bang... liên tục ra đời. Tất cả đều lấy tích tuồng từ những truyện Tàu như Phụng Nghi Đình, Xử án Bàng Quý Phi, Tiết Đinh San cầu Phàn Lê Huê hay từ những tác phẩm văn học nước nhà như Lục Vân Tiên, Kim Vân Kiều... với những y trang áo dài khăn đống như đời thường. Cách hát theo lối ra bộ, quy ước từng động tác cho từng loại nhân cách cố định. Cả cách hát lẫn cách diễn xuất đều khá nặng nề và khuôn khổ.
Khi về nước, ba đem một luồng gió mới cho sân khấu nước nhà khi mang về một loạt tác phẩm văn học của các tác giả kinh điển như Victor Hugo, Molière, Shakespeare... Ba tôi và chú Năm Châu chuyển thể thành những vở cải lương với nội dung cách tân, trang phục phong phú theo đúng phong cách Tây phương.
Cách diễn cũng không còn đóng khung trong mấy loại hình tính cách kiểu trung - nịnh - gian - hiểm mà lối hát ra bộ quy định. Mỗi nhân vật được tự do diễn đúng tính cách của vai tuồng. Từng câu ca cũng tùy theo tính cách, tâm trạng, tình huống nhân vật mà biến tấu.
Người diễn truyền cảm qua giọng hát. Tính ước lệ trong biểu diễn cũng giảm xuống. Vai diễn trở nên gần với công chúng.
Đờn ca tài tử vốn phát triển trong giai đoạn này, nhưng được sự chăm chút cách tân từ những bậc tiền bối như ba đã tạo ra loại hình nghệ thuật mới là cải lương đa âm đa sắc, đa phong cách và đi vào đời sống dễ dàng.
Cải lương dần dần đi vào máu thịt của công chúng, trở thành một món ăn vừa sảng khoái vừa nhân hậu trong đời sống tinh thần của xã hội miền Nam đầu thế kỷ 20. Những ngôi sao cải lương được săn đón ca ngợi. Ánh hào quang của sân khấu có sức thu hút vô cùng mạnh mẽ.
Từ chỗ đó, lượng người theo đoàn hát cũng tăng và có nhiều nghệ sĩ tên tuổi định hình và tồn tại với thời gian bằng một dấu ấn riêng biệt.
Chính vì là người sáng lập một trào lưu mới nên Đoàn cải lương Đại Phước Cương của ba tôi dễ dàng là đoàn hát hàng đầu. Ba tôi vì muốn xây dựng một đội ngũ nghệ sĩ chuyên nghiệp từ ca đến diễn nên đã dày công đào tạo để đưa lên sân khấu rất nhiều nghệ sĩ tên tuổi lúc bấy giờ như cô Thanh Tùng, cô Ngọc Sương, cô Kim Thoa, cô Bảy Ngọc, cô Năm Cần Thơ... và các chú Năm Nghĩa, Năm Phồi, chú Tám Danh, Ba Du, Từ Anh.
Trong số đó có cả cô Ái Liên - thân mẫu của nghệ sĩ Ái Xuân, Ái Vân - lúc đầu là nghệ sĩ đàn mandolin với những bản nhạc Pháp lời Việt. Ba tôi tập từng bước để bà đứng được trên sân khấu và trở thành nghệ sĩ vang danh một thời.
Ly kỳ tình ái
Ba là người dám yêu và dám sống chết với tình yêu của mình. Má kể mối
tình đầu của ba là một cô nữ sinh trẻ đẹp con một gia đình danh giá ở
Sóc Trăng. Nhưng trong thời gian ba đi học ở Sài Gòn, cô ấy lại bị ép gả
cho ông Chủ Chợ - một người Pháp lai rất có thế lực và tiền bạc.Hay tin, ba tôi tức tốc bỏ học chạy về Sóc Trăng đúng ngày đám cưới diễn ra. Họ hàng hai bên đang tưng bừng làm lễ rước dâu nhưng tới khi ra mắt hai họ thì cô dâu biến mất.
Thì ra ba tôi đã trèo cửa sổ tầng 2 vào buồng tân hôn “rước” cô dâu đi trước rồi. Hậu quả của cuộc “rước dâu” đặc biệt đó, bà nội tôi phải bôn ba nhờ ông toàn quyền Decoux can thiệp, điều đình suốt mấy năm trời ông Chủ Chợ mới chịu bỏ qua cho.
Và thêm một chuyện tình cảm nữa của ba tôi đã làm chấn động cả xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Lúc ấy ba tôi đang yêu cô Năm Nhỏ - một ngôi sao lớn của sân khấu hát bội. Đạo diễn Đinh Bằng Phi - người chuyên nghiên cứu về hát bội - đã viết:
“Cô xuất sắc trong các vai kép đủ loại, lão, tướng, hề, mỗi vai đều biểu diễn rất tài tình, người trông điệu nghệ, ai ai cũng phải cúi đầu khâm phục...”.
Ở vai Trương Phi, khán giả không ngờ đó là do một người phụ nữ diễn. Cô đổi ra giọng đàn ông, từ tiếng nói đến gầm thét vang to sang sảng, bộ múa gọn gàng chững chạc thể hiện đúng mức tính cách của một vị tướng uy nghi và nóng nảy.
Còn ở vai Đào Lan Anh, cô phải năm lần cải trang, một mình diễn năm nhân vật khác nhau, mỗi người một tính cách như gã ăn xin phong cùi, cô gái điên qua ải, ông già quá tuổi, thầy tu say rượu và cuối cùng là tên sơn đông mãi võ. Người ta còn nhắc nhớ cô là người phụ nữ đầu tiên múa lân trên sân khấu hát bội.
Lúc đó ba tôi là một công tử con bà bầu gánh lại đẹp trai, phong độ nên tình yêu đã nảy nở giữa hai người. Nhưng oái oăm thay, bác Hai tôi - anh ruột của ba - cũng say mê cô Năm. Và để chia rẽ hai người, bác Hai mới bàn với bà nội là gửi ba sang Pháp học để lo tương lai cho ba.
Không dám cãi lời mẹ, ba tôi đành chia tay người yêu và hẹn sẽ sớm quay về. Nhưng sáu tháng sau, ba tôi hay tin bác Hai đã cưới cô Năm Nhỏ bằng một đám cưới linh đình.
Mấy năm sau ba tôi về nước. Cô Năm và bác Hai đang chuẩn bị chờ đón đứa con đầu lòng. Nhưng một chuyện không may xảy ra, trong một tai nạn, bác Hai bị thương nặng. Biết mình không qua khỏi, bên giường bệnh, bác Hai cầm tay ba tôi khóc và xin lỗi, đồng thời gửi gắm vợ con lại nhờ ba săn sóc. Trước tình cảnh thương tâm, để yên lòng người ra đi nên ba tôi hứa chu toàn lời trăng trối đó.
Hai năm sau mãn tang bác Hai, ba tôi chính thức làm đám cưới với chị dâu mình và nuôi con của anh như con ruột. Sau này anh cũng trở thành một nghệ sĩ sân khấu với nghệ danh Ngọc Trai.
Giữa thời phong kiến khắt khe, hành động cưới chị dâu của ba tôi có thể bị coi là loạn luân, đáng lên án. Nhưng nhờ hấp thu văn hóa phương Tây, coi tình cảm con người là trên hết và là một nghệ sĩ có tâm hồn phóng khoáng, cởi mở nên những rào cản luân lý đó không đủ sức ngăn cản ba tôi.
Sau tình chị là duyên em
Trong suốt thời gian đào tạo cho sân khấu những ngôi sao sáng, ba tôi
cũng gặp nhiều mối tình sôi nổi nhưng kết cục vẫn không chống lại được
quy luật lợi danh của nghiệp cầm ca.Ba tạo ra rồi bị mất đi, rồi lại tạo ra. Mỗi người ba đào tạo thành danh đều lần lượt rời bỏ ba để đi theo danh vọng cao sang hơn.
Ngay cả đối với má tôi cũng là một mối tình đặc biệt. Lúc đó má Năm Phỉ là vợ của ba - một đệ nhất đào thương của sân khấu miền Nam. Năm 1935, ba đưa má Năm sang đấu xảo ở Paris và giành được giải nhất.
Má Năm tài hoa lộng lẫy và tánh tình cũng cởi mở không thua ba. Khi trở về, phần đã có vinh quang trong tay, phần cũng chán ngán cuộc sống bôn ba cùng đoàn hát, nên má nghĩ cách để dứt áo ra đi. Nhưng sợ ba buồn khổ và để lòng mình ra đi cũng nhẹ nhàng hơn, má Năm gầy duyên cho ba với má tôi.
May mắn là má rất yêu thương ba và ba cũng dễ dàng đón nhận tình yêu mới khi tình yêu cũ đã không còn có thể nắm níu. Lần này, với quyết tâm tìm một người mẹ cho con và một người vợ cho mình, chứ không phải một ngôi sao cho sân khấu nữa, nên ba khá an tâm với cuộc sống hiện tại.
Tình yêu “thay thế” đó đem lại hạnh phúc cho hai cuộc đời bất hạnh trong hôn nhân. Tiếc là cuộc vui ngắn ngủi vì ba qua đời sớm. Nhưng chị em tôi được sinh ra giữa tình yêu thương ấm áp của ba má.
Bao nhiêu vết thương đã trải qua với má, bao nhiêu thất bại đã tràn qua hôn nhân của ba đều không nghĩa lý gì với hạnh phúc của ba má, trong đó có chúng tôi.
Tôi và em tôi luôn tự hào mình được chào đời trong hạnh phúc đó dù nó ngắn ngủi muộn màng.
Bước vào nghiệp cầm ca
Đời nghệ sĩ đắng cay khiến người mẹ muốn đẩy con mình tránh xa sàn diễn. Nhưng dù tính toán lo xa cỡ nào, bà Bảy Nam vẫn bị cái vòng nghệ thuật nghiệt ngã lôi kéo. Như một định mệnh, “má đã kéo cả tôi vào cuộc”.
Hồi ký Kỳ nữ Kim Cương - Kỳ 1: 18 ngày tuổi và vai diễn đầu đời
Hồi ký Kỳ nữ Kim Cương - Kỳ 2: Khóc cho kiếp cầm ca
Nổi bật
-
Trong thế giới thác loạn đậm 'văn hóa cưỡng hiếp' của quận Gangnam
Thế giới -
VFF đề xuất ký hợp đồng 3 năm với HLV Park Hang Seo
Thể thao -
Bộ Công an xác minh nghi vấn Asanzo nhập hàng Trung Quốc dán mác Việt Nam
Pháp luật -
Phẫu thuật thẩm mỹ ở giới trẻ: Trăm chuyện bi hài vì biến chứng, biến dạng
Nhịp sống trẻ -
Kiến nghị xem xét trách nhiệm cán bộ vi phạm vụ khu đô thị mới Thủ Thiêm
Thời sự
Hồi ký NSND Kim Cương - Kỳ 1
Sau ánh hào quang lấp lánh của một đời nghệ sĩ vang danh, không ít
những nhọc nhằn, cay đắng sẽ lần đầu được NSND Kim Cương chia sẻ cùng
bạn đọc.
Theo lời má tôi kể lại, năm 1937 má tôi mang thai tôi, lúc đó đoàn Đại Phước Cương đang là một “đại bang”, tiếng tăm lừng lẫy, quy tụ toàn đào kép có tên tuổi như Năm Châu, Phùng Há, Năm Phỉ, Bảy Nam, Ba Vân, Bảy Nhiêu, Tám Du...
Lúc đoàn đang diễn ở Đà Nẵng, trong một buổi tiệc, đang ăn tới món hàu, lúc trên đĩa chỉ còn một con thì mọi người đều nhường con hàu cuối cùng này cho má tôi ăn để “tẩm bổ” vì bà đang mang bầu, được ưu tiên.
Khi tách con hàu ra, bên trong có một viên ngọc tròn xoe, màu trắng, sáng lóng lánh. Ba má tôi cho đây là điềm may mắn nên bàn nhau khi nào sinh con đầu lòng, nếu gái thì đặt tên Kim Cương, nếu trai thì đặt tên là Ngọc Trai.
Do đó khi má sinh tôi ra thì cái tên Kim Cương đã chờ sẵn.
Vào ngày Huế treo đèn kết hoa
Tôi là người miền Nam nhưng lại sinh ở Cửa Thượng Tứ, thành phố Huế. Thuở đó gánh Đại Phước Cương của ba tôi đang còn lưu diễn tại Đà Lạt, má tôi phải đến Huế trước để đợi ngày sinh và chờ ba tôi đưa đoàn từ Đà Lạt ra tới. Má phải một mình xoay xở trong cơn vượt cạn.
Lúc ấy đoàn hát thất bát liên tục, má tôi chỉ dành dụm được có năm đồng bạc để lo cho việc sinh nở. Tuy số tiền ít ỏi nhưng má rất vui vì lần đầu tiên trong đời được làm mẹ.
Gia tài có năm đồng bạc nhưng má đã sắm sửa áo quần cho đứa con sắp ra đời hết ba đồng. Cà phê sữa sông Hương chỉ có năm xu một ly má cũng không dám uống, tất cả đều dồn hết cho sự ra đời của tôi.
Cho tới cái đêm phải đến nhà bảo sinh, má chỉ còn đúng một cắc để đi xe kéo. Hơn nửa ngày chờ đợi và cả khi trong cơn chuyển bụng đau điếng, má cứ đứng dựa người vào góc tường mà cười. Đó là niềm hạnh phúc thiêng liêng mà đời má chưa từng trải qua.
Chiều hôm sau, lúc 3g, tôi ra đời ngay lúc kinh đô Huế treo đèn kết hoa mừng ngày đầy năm của hoàng tử Bảo Long, má tôi thường nói đùa ngày sinh Kim Cương được cả thành phố Huế treo cờ ăn mừng. Má tôi thích chí vì tôi được ăn ké ngày sinh với hoàng tử Bảo Long.
Má không có cái âu lo của một người mẹ mới sinh con so như thiên hạ thường nói. Má cười thích thú, nhìn mãi đứa con gái yêu thương của mình: trông chẳng khác gì con trai, nước da bánh mật, đôi mắt giống cha y hệt, không có nét đặc biệt nào hứa hẹn sẽ trở thành một đào hát lý tưởng.
Dường như ngoại hình của tôi làm má yên tâm. Tôi sẽ thoát kiếp đời “trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”, cái số phận mà những cô đào hương sắc thường mắc phải. Tôi sẽ sống cuộc đời bình dị, mạnh mẽ và hạnh phúc.
Sáu ngày sau, gánh hát của ba từ Đà Lạt ra Huế. Sáu ngày hồi hộp trông được thấy con, ba mừng đến không nói được thành câu. Ba bồng tôi, sung sướng như đang ôm trong tay kho báu.
Sau đó mấy hôm, đoàn hát đi xe lửa ra diễn ở Vinh. Chưa đầy mười ngày tuổi tôi đã hòa vào cuộc nổi trôi của đời nghệ sĩ. Má tôi non nớt sau kỳ vượt cạn lần đầu cũng không được tịnh dưỡng.
Mười tám ngày sau khi sinh tôi, má phải lên sân khấu vì vai diễn của má tôi không có người thay.
Hồi ký kỳ nữ Kim Cương - Kỳ 1: "Chưa nói đã diễn"
NSND Bảy Nam và con gái Kim Cương năm 1 tuổi - Ảnh tư liệu gia đình
18 ngày tuổi và vai diễn đầu đời
Thình lình có lịnh đoàn hát phải vào Huế, vào Duyệt Thị Đường (một nhà hát chỉ dành cho vua chúa trong cung đình có từ đời vua Minh Mạng, là nhà hát xưa nhất còn tồn tại đến ngày nay). Đêm hát đó, nhân dịp mừng thất tuần của Đức Tiên Cung Dương Thị Thục - mẹ của vua Khải Định, nội tổ vua Bảo Đại, bà đề nghị diễn tuồng Quan Âm Thị Kính.
Và tôi mười tám ngày tuổi cũng đã vào vai diễn đầu đời. Má tôi kể, khi bế tôi lên sân khấu làm con Thị Mầu đến giao cho Thị Kính, phải có chai sữa cặp bên hông làm đạo cụ đề phòng khi tôi khóc. Và những đêm diễn thử trước đó, ba tôi nhất định không cho bồng tôi ra mà bắt phải thay bằng búp bê. Ông nói: “Đêm diễn đầu đời của con tôi là phải diễn cho vua chúa coi”.
Lần lên sân khấu đầu tiên ấy dường như là định mệnh của cả cuộc đời tôi. Tôi nghĩ rằng dù má có muốn tôi ăn học, muốn cho tôi không có những dằn vặt chua cay của cuộc đời nghệ sĩ thì cái nghiệp đó dường như đã chuẩn bị sẵn cho tôi từ đêm ấy.
Nếu có ai hỏi tôi thật sự vào nghề từ lúc nào, có lẽ tôi không thể trả lời dứt khoát được. Mọi thứ thật mơ hồ, tôi nhớ không đầu không đuôi, chỉ nhớ được rằng khi biết nói thì đã biết hát rồi. Chập chững biết đi tôi đã được bồng ra sân khấu với ánh đèn, với khán giả qua những vai “con”. Rõ ràng chưa biết nói chuyện tôi đã biết diễn.
Nhưng mãi đến năm lên 7 tuổi tôi mới thật sự nhận lãnh một vai trong vở tuồng Na Tra lóc thịt mà má tôi đã đặc biệt viết riêng cho tôi. Không biết khi đó tôi hát như thế nào mà mọi người trong đoàn đều khen tôi hát hay.
Hình như tôi được rất nhiều tiền thưởng của khán giả mỗi khi tôi “vô” vọng cổ hay xàng xê. Lẽ dĩ nhiên bao nhiêu tiền thưởng ấy má tôi đều cất hết và nói đùa là tiền đó để trừ vào tiền may tã lót cho tôi hồi nhỏ.
Sau này có lúc tôi thắc mắc hỏi má: “Hồi đó sao má may tã lót cho con nhiều vậy?”.
Chưa có nỗi buồn...
Tôi lúc đó chưa hề có sự say mê nghề nghiệp. Ban ngày tôi thường lén trốn đi chơi lò cò hay chơi bán hàng với các bạn nhỏ cùng trang lứa sống quanh rạp hát.
Sau những buổi trưa mải mê với những trò con nít thì y như rằng tối đến, khi chuông mở màn bắt đầu thì cơn buồn ngủ kéo tới. Hai mí mắt tôi nặng trĩu không làm sao giương lên được, tôi thường kiếm một góc nhỏ nào đó để ngủ tạm.
Có khi đằng sau một tấm phông cũ, cũng có lúc trong góc tủ đầy quần áo mũ mão, có khi tôi tự cuộn tròn trong bức màn nhung sát trên sân khấu.
Biết tánh đứa con gái cưng, ba tôi thường chờ gần tới giờ tôi ra tuồng mới sục sạo từng kẹt tủ, giở từng tấm phông cảnh hay bới tung những chiếc áo rộng của mấy bà công chúa để lôi tôi ra, cho uống nước, ăn bánh để tôi tỉnh ngủ rồi bồng tôi lại đốt nhang bàn thờ tổ.
Thế là tôi được liệng ra sân khấu. Chỉ chờ có thế, mọi buồn ngủ, mọi vui đùa trôi đâu mất. Tôi đi, chạy, nói, cười trong vai diễn như đó chính là tôi, như tôi đang sống chớ không phải đang hát. Mỗi phút sống hồn nhiên của tôi khán giả vỗ tay rào rào.
Tôi phấn khích ca hát tưng bừng càng làm cho sân khấu rộn rã với vô vàn màu sắc âm thanh.
Tuổi thơ tôi đi qua êm đềm trong một thế giới đầy âm thanh và màu sắc như vậy. Đoàn Đại Phước Cương lưu diễn khắp nơi từ Nam chí Bắc, từ các tỉnh thành đô hội đến các làng mạc xa xôi.
Tôi đã có những ngày dài mơ mộng giữa thiên nhiên sông nước, mây núi, đồng quê. Con đường sắt xuyên Việt vào những năm 1940 đã đưa gia đình chúng tôi qua không biết bao nhiêu xứ sở, từ những đồi cát trắng bao la của miền Trung đến những vùng biển xanh dẫn ra xứ Bắc.
Chúng tôi chợt đến chợt đi, cuộc hành trình cứ như thoi đưa và càng ngày tôi càng cảm thấy mình quen với cuộc sống nay đây mai đó. Tôi không quên được cảnh chuyền đồ xuống sân ga mỗi khi tới nơi, cảnh tiễn đưa lưu luyến của bằng hữu lúc lên đường, những ánh mắt xa vời, những nụ cười hẹn ngày gặp lại, tất cả những hình ảnh đó đã trở thành cuộc sống độc đáo của những người nghệ sĩ phiêu lưu.
Tôi dễ dàng bỏ qua những nhọc nhằn do chỗ ăn chỗ ở cứ thay đổi không ngừng. Tôi quen với mọi thay đổi của thời tiết. Nắng chang chang hay mưa tầm tã đều có cái để tôi hứng thú tung tăng. Chưa có một cơn bệnh nào nhớ đời, chưa có một nỗi buồn nào đủ sức chen
Ban ngày tôi háo hức được chơi cùng các bạn, đêm xuống tôi háo hức được diễn. Lúc đoàn vừa dừng lại tôi vui niềm vui của sự bắt đầu, lúc đoàn dời chân tôi vui niềm vui của sự kết thúc một cái cũ để bắt đầu một cái mới, gặp gỡ những người bạn mới.
Thật lòng mà nói, nếu cuộc sống cứ trôi như thế cho tới lúc tôi lớn thành một cô đào tài danh, chắc chắn một điều tôi sẽ không bao giờ biết quý trọng những gì mình đang có. Vì mọi thứ cứ như chực chờ để dâng hiến cho tôi thụ hưởng.
Khi bọn bắt cóc bắt đứa con trai lên 5 tuổi của tôi, chúng kêu điện thoại đến hăm dọa đủ điều nhưng có một câu nói làm tôi suy nghĩ:
“Bà Kim Cương à, tôi với bà là hai con ốc trong hai bộ máy khác nhau. Cả hai chúng ta đều phải quay theo, không thể ngừng lại được”.
Như vậy, bộ máy của chúng là gì? Còn tôi, tôi là con ốc trong bộ máy nào vậy?
Hồi mới giải phóng, người ta đồn tôi là “thượng tá Việt cộng”. Trước giải phóng, một dân biểu ra trước Quốc hội tố rằng: Cộng sản bỏ ra 200 triệu để Kim Cương làm Lá sầu riêng, cũng như sau ngày giải phóng chồng tôi đi học tập và bị gán cho là người của CIA gài lại.
Rồi cũng có người lại cho rằng tôi sống rất buông thả, từng quan hệ tình cảm với nhiều tướng tá chế độ cũ. Những chuyện đó hư thực thế nào không thể nói vài lời mà hết được.
Cuộc đời của một con người nào phải đơn giản như thế. Chính vì vậy mà hôm nay tôi muốn thưa chuyện cùng các bạn...
Theo lời má tôi kể lại, năm 1937 má tôi mang thai tôi, lúc đó đoàn Đại Phước Cương đang là một “đại bang”, tiếng tăm lừng lẫy, quy tụ toàn đào kép có tên tuổi như Năm Châu, Phùng Há, Năm Phỉ, Bảy Nam, Ba Vân, Bảy Nhiêu, Tám Du...
Lúc đoàn đang diễn ở Đà Nẵng, trong một buổi tiệc, đang ăn tới món hàu, lúc trên đĩa chỉ còn một con thì mọi người đều nhường con hàu cuối cùng này cho má tôi ăn để “tẩm bổ” vì bà đang mang bầu, được ưu tiên.
Khi tách con hàu ra, bên trong có một viên ngọc tròn xoe, màu trắng, sáng lóng lánh. Ba má tôi cho đây là điềm may mắn nên bàn nhau khi nào sinh con đầu lòng, nếu gái thì đặt tên Kim Cương, nếu trai thì đặt tên là Ngọc Trai.
Vào ngày Huế treo đèn kết hoa
Tôi là người miền Nam nhưng lại sinh ở Cửa Thượng Tứ, thành phố Huế. Thuở đó gánh Đại Phước Cương của ba tôi đang còn lưu diễn tại Đà Lạt, má tôi phải đến Huế trước để đợi ngày sinh và chờ ba tôi đưa đoàn từ Đà Lạt ra tới. Má phải một mình xoay xở trong cơn vượt cạn.
Lúc ấy đoàn hát thất bát liên tục, má tôi chỉ dành dụm được có năm đồng bạc để lo cho việc sinh nở. Tuy số tiền ít ỏi nhưng má rất vui vì lần đầu tiên trong đời được làm mẹ.
Gia tài có năm đồng bạc nhưng má đã sắm sửa áo quần cho đứa con sắp ra đời hết ba đồng. Cà phê sữa sông Hương chỉ có năm xu một ly má cũng không dám uống, tất cả đều dồn hết cho sự ra đời của tôi.
Cho tới cái đêm phải đến nhà bảo sinh, má chỉ còn đúng một cắc để đi xe kéo. Hơn nửa ngày chờ đợi và cả khi trong cơn chuyển bụng đau điếng, má cứ đứng dựa người vào góc tường mà cười. Đó là niềm hạnh phúc thiêng liêng mà đời má chưa từng trải qua.
Chiều hôm sau, lúc 3g, tôi ra đời ngay lúc kinh đô Huế treo đèn kết hoa mừng ngày đầy năm của hoàng tử Bảo Long, má tôi thường nói đùa ngày sinh Kim Cương được cả thành phố Huế treo cờ ăn mừng. Má tôi thích chí vì tôi được ăn ké ngày sinh với hoàng tử Bảo Long.
Má không có cái âu lo của một người mẹ mới sinh con so như thiên hạ thường nói. Má cười thích thú, nhìn mãi đứa con gái yêu thương của mình: trông chẳng khác gì con trai, nước da bánh mật, đôi mắt giống cha y hệt, không có nét đặc biệt nào hứa hẹn sẽ trở thành một đào hát lý tưởng.
Dường như ngoại hình của tôi làm má yên tâm. Tôi sẽ thoát kiếp đời “trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”, cái số phận mà những cô đào hương sắc thường mắc phải. Tôi sẽ sống cuộc đời bình dị, mạnh mẽ và hạnh phúc.
Sáu ngày sau, gánh hát của ba từ Đà Lạt ra Huế. Sáu ngày hồi hộp trông được thấy con, ba mừng đến không nói được thành câu. Ba bồng tôi, sung sướng như đang ôm trong tay kho báu.
Sau đó mấy hôm, đoàn hát đi xe lửa ra diễn ở Vinh. Chưa đầy mười ngày tuổi tôi đã hòa vào cuộc nổi trôi của đời nghệ sĩ. Má tôi non nớt sau kỳ vượt cạn lần đầu cũng không được tịnh dưỡng.
Mười tám ngày sau khi sinh tôi, má phải lên sân khấu vì vai diễn của má tôi không có người thay.
Hồi ký kỳ nữ Kim Cương - Kỳ 1: "Chưa nói đã diễn"
NSND Bảy Nam và con gái Kim Cương năm 1 tuổi - Ảnh tư liệu gia đình
18 ngày tuổi và vai diễn đầu đời
Thình lình có lịnh đoàn hát phải vào Huế, vào Duyệt Thị Đường (một nhà hát chỉ dành cho vua chúa trong cung đình có từ đời vua Minh Mạng, là nhà hát xưa nhất còn tồn tại đến ngày nay). Đêm hát đó, nhân dịp mừng thất tuần của Đức Tiên Cung Dương Thị Thục - mẹ của vua Khải Định, nội tổ vua Bảo Đại, bà đề nghị diễn tuồng Quan Âm Thị Kính.
Và tôi mười tám ngày tuổi cũng đã vào vai diễn đầu đời. Má tôi kể, khi bế tôi lên sân khấu làm con Thị Mầu đến giao cho Thị Kính, phải có chai sữa cặp bên hông làm đạo cụ đề phòng khi tôi khóc. Và những đêm diễn thử trước đó, ba tôi nhất định không cho bồng tôi ra mà bắt phải thay bằng búp bê. Ông nói: “Đêm diễn đầu đời của con tôi là phải diễn cho vua chúa coi”.
Lần lên sân khấu đầu tiên ấy dường như là định mệnh của cả cuộc đời tôi. Tôi nghĩ rằng dù má có muốn tôi ăn học, muốn cho tôi không có những dằn vặt chua cay của cuộc đời nghệ sĩ thì cái nghiệp đó dường như đã chuẩn bị sẵn cho tôi từ đêm ấy.
Nếu có ai hỏi tôi thật sự vào nghề từ lúc nào, có lẽ tôi không thể trả lời dứt khoát được. Mọi thứ thật mơ hồ, tôi nhớ không đầu không đuôi, chỉ nhớ được rằng khi biết nói thì đã biết hát rồi. Chập chững biết đi tôi đã được bồng ra sân khấu với ánh đèn, với khán giả qua những vai “con”. Rõ ràng chưa biết nói chuyện tôi đã biết diễn.
Nhưng mãi đến năm lên 7 tuổi tôi mới thật sự nhận lãnh một vai trong vở tuồng Na Tra lóc thịt mà má tôi đã đặc biệt viết riêng cho tôi. Không biết khi đó tôi hát như thế nào mà mọi người trong đoàn đều khen tôi hát hay.
Hình như tôi được rất nhiều tiền thưởng của khán giả mỗi khi tôi “vô” vọng cổ hay xàng xê. Lẽ dĩ nhiên bao nhiêu tiền thưởng ấy má tôi đều cất hết và nói đùa là tiền đó để trừ vào tiền may tã lót cho tôi hồi nhỏ.
Sau này có lúc tôi thắc mắc hỏi má: “Hồi đó sao má may tã lót cho con nhiều vậy?”.
Chưa có nỗi buồn...
Tôi lúc đó chưa hề có sự say mê nghề nghiệp. Ban ngày tôi thường lén trốn đi chơi lò cò hay chơi bán hàng với các bạn nhỏ cùng trang lứa sống quanh rạp hát.
Sau những buổi trưa mải mê với những trò con nít thì y như rằng tối đến, khi chuông mở màn bắt đầu thì cơn buồn ngủ kéo tới. Hai mí mắt tôi nặng trĩu không làm sao giương lên được, tôi thường kiếm một góc nhỏ nào đó để ngủ tạm.
Có khi đằng sau một tấm phông cũ, cũng có lúc trong góc tủ đầy quần áo mũ mão, có khi tôi tự cuộn tròn trong bức màn nhung sát trên sân khấu.
Biết tánh đứa con gái cưng, ba tôi thường chờ gần tới giờ tôi ra tuồng mới sục sạo từng kẹt tủ, giở từng tấm phông cảnh hay bới tung những chiếc áo rộng của mấy bà công chúa để lôi tôi ra, cho uống nước, ăn bánh để tôi tỉnh ngủ rồi bồng tôi lại đốt nhang bàn thờ tổ.
Thế là tôi được liệng ra sân khấu. Chỉ chờ có thế, mọi buồn ngủ, mọi vui đùa trôi đâu mất. Tôi đi, chạy, nói, cười trong vai diễn như đó chính là tôi, như tôi đang sống chớ không phải đang hát. Mỗi phút sống hồn nhiên của tôi khán giả vỗ tay rào rào.
Tôi phấn khích ca hát tưng bừng càng làm cho sân khấu rộn rã với vô vàn màu sắc âm thanh.
Tuổi thơ tôi đi qua êm đềm trong một thế giới đầy âm thanh và màu sắc như vậy. Đoàn Đại Phước Cương lưu diễn khắp nơi từ Nam chí Bắc, từ các tỉnh thành đô hội đến các làng mạc xa xôi.
Tôi đã có những ngày dài mơ mộng giữa thiên nhiên sông nước, mây núi, đồng quê. Con đường sắt xuyên Việt vào những năm 1940 đã đưa gia đình chúng tôi qua không biết bao nhiêu xứ sở, từ những đồi cát trắng bao la của miền Trung đến những vùng biển xanh dẫn ra xứ Bắc.
Chúng tôi chợt đến chợt đi, cuộc hành trình cứ như thoi đưa và càng ngày tôi càng cảm thấy mình quen với cuộc sống nay đây mai đó. Tôi không quên được cảnh chuyền đồ xuống sân ga mỗi khi tới nơi, cảnh tiễn đưa lưu luyến của bằng hữu lúc lên đường, những ánh mắt xa vời, những nụ cười hẹn ngày gặp lại, tất cả những hình ảnh đó đã trở thành cuộc sống độc đáo của những người nghệ sĩ phiêu lưu.
Tôi dễ dàng bỏ qua những nhọc nhằn do chỗ ăn chỗ ở cứ thay đổi không ngừng. Tôi quen với mọi thay đổi của thời tiết. Nắng chang chang hay mưa tầm tã đều có cái để tôi hứng thú tung tăng. Chưa có một cơn bệnh nào nhớ đời, chưa có một nỗi buồn nào đủ sức chen
Ban ngày tôi háo hức được chơi cùng các bạn, đêm xuống tôi háo hức được diễn. Lúc đoàn vừa dừng lại tôi vui niềm vui của sự bắt đầu, lúc đoàn dời chân tôi vui niềm vui của sự kết thúc một cái cũ để bắt đầu một cái mới, gặp gỡ những người bạn mới.
Thật lòng mà nói, nếu cuộc sống cứ trôi như thế cho tới lúc tôi lớn thành một cô đào tài danh, chắc chắn một điều tôi sẽ không bao giờ biết quý trọng những gì mình đang có. Vì mọi thứ cứ như chực chờ để dâng hiến cho tôi thụ hưởng.
Khi bọn bắt cóc bắt đứa con trai lên 5 tuổi của tôi, chúng kêu điện thoại đến hăm dọa đủ điều nhưng có một câu nói làm tôi suy nghĩ:
“Bà Kim Cương à, tôi với bà là hai con ốc trong hai bộ máy khác nhau. Cả hai chúng ta đều phải quay theo, không thể ngừng lại được”.
Như vậy, bộ máy của chúng là gì? Còn tôi, tôi là con ốc trong bộ máy nào vậy?
Hồi mới giải phóng, người ta đồn tôi là “thượng tá Việt cộng”. Trước giải phóng, một dân biểu ra trước Quốc hội tố rằng: Cộng sản bỏ ra 200 triệu để Kim Cương làm Lá sầu riêng, cũng như sau ngày giải phóng chồng tôi đi học tập và bị gán cho là người của CIA gài lại.
Rồi cũng có người lại cho rằng tôi sống rất buông thả, từng quan hệ tình cảm với nhiều tướng tá chế độ cũ. Những chuyện đó hư thực thế nào không thể nói vài lời mà hết được.
Cuộc đời của một con người nào phải đơn giản như thế. Chính vì vậy mà hôm nay tôi muốn thưa chuyện cùng các bạn...
Theo Tuổi trẻ
Thứ Năm, 21 tháng 4, 2016
Tiểu sử NSND Kim Cương - tác giả Hồi Ký Kim Cương
Tên thật: Nguyễn Thị Kim Cương
Sinh ngày: 25 tháng 1 năm 1937
Cha: Nguyễn Phước Cương (bầu gánh Đại Phước Cương)
Mẹ: Lê Thị Nam (Nghệ sĩ Nhân dân Bảy Nam)
Tôn giáo: Phật giáo (pháp danh: Từ Huệ)
Nghệ sĩ Nhân dân Kim Cương là một nghệ sĩ nổi tiếng người Việt Nam. Bà
được mệnh danh là "Kỳ nữ" trong giới sân khấu Việt Nam và được Trung tâm
Sách Kỷ lục Việt Nam chính thức xác nhận kỷ lục là "Nghệ sĩ viết nhiều
kịch bản kịch nói nhất Việt Nam". Bà hiện nay là Ủy viên Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VII, Ủy viên Hội đồng Tư vấn về lĩnh
vực Văn hoá - Xã hội của Ủy ban Trung ương Mặt trận nhiệm kỳ 2009 -
2014; Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc TP. Hồ Chí Minh khóa IX, Phó Chủ
tịch thứ nhất Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi TP. Hồ Chí Minh,
Ủy viên Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội Văn hóa và Nghệ thuật TP. Hồ Chí
Minh..
Sinh ra trong gia đình nghệ thuật, bà cố, bà nội và cha ruột đều làm bầu gánh, bên mẹ có 11 người cậu dì thì 4 người nổi danh là Năm Phỉ, Bảy Nam, Chín Bia, Mười Truyền, bà đến với sân khấu từ lúc mới sinh được 10 ngày tuổi trong vai con của Quan Âm Thị Kính. Với "vai diễn" đầu đời này, bà được vinh hạnh "diễn" trong dịp mừng thọ Thái hậu Từ Cung với "đạo cụ" là một bình sữa.
Bà nổi tiếng trong những vai kịch buồn rơi nước mắt hay những vai dí dỏm. Giữa thập niên 1950, ký giả Nguyễn Ang Ca đặt biệt hiệu "kỳ nữ" cho bà, từ đó dân chúng biết đến danh hiệu Kỳ nữ Kim Cương.
Bà từng soạn nhiều kịch bản kịch nói với bút danh Hoàng Dũng, nổi tiếng với kịch bản "Lá sầu riêng" (1963), về sau từng đi tu nghiệp Bulgaria ngành đạo diễn.
Ngoài ra, bà còn làm Phó chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật, trẻ em khiếm thị, trẻ em mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh. Bà cũng là một Phật tử với pháp danh Từ Huệ.
Các kịch bản do Hoàng Dũng (Kim Cương) viết
Thân thế
Nghệ sỹ Kim Cương có tên họ đầy đủ là Nguyễn Thị Kim Cương. Theo soạn giả Nguyễn Phương, bà sinh ngày 25 tháng 1 năm 1937, tại Sài Gòn. Một số tài liệu ghi năm sinh và nơi sinh của bà không thống nhất. Thân phụ của bà là ông Nguyễn Phước Cương, bầu gánh hát Đại Phước Cương, và nghệ sĩ Bảy Nam. Bà có người anh ruột là danh hề Ngọc Trai và em gái ruột tên là Kim Quang.Sinh ra trong gia đình nghệ thuật, bà cố, bà nội và cha ruột đều làm bầu gánh, bên mẹ có 11 người cậu dì thì 4 người nổi danh là Năm Phỉ, Bảy Nam, Chín Bia, Mười Truyền, bà đến với sân khấu từ lúc mới sinh được 10 ngày tuổi trong vai con của Quan Âm Thị Kính. Với "vai diễn" đầu đời này, bà được vinh hạnh "diễn" trong dịp mừng thọ Thái hậu Từ Cung với "đạo cụ" là một bình sữa.
Nhọc nhằn con đường nghệ thuật
Sự nghiệp diễn xuất đến sớm, bà nhanh chóng trở thành đào non trong đoàn Đại Phước Cương, cùng cha mẹ và các thành viên trong đoàn đi lưu diễn khắp nơi. Vai diễn chính thức đầu tiên của bà là vai Na Tra trong vở "Na Tra lóc thịt", do chính mẹ bà viết kịch bản.Bà nổi tiếng trong những vai kịch buồn rơi nước mắt hay những vai dí dỏm. Giữa thập niên 1950, ký giả Nguyễn Ang Ca đặt biệt hiệu "kỳ nữ" cho bà, từ đó dân chúng biết đến danh hiệu Kỳ nữ Kim Cương.
Bà từng soạn nhiều kịch bản kịch nói với bút danh Hoàng Dũng, nổi tiếng với kịch bản "Lá sầu riêng" (1963), về sau từng đi tu nghiệp Bulgaria ngành đạo diễn.
Ngoài ra, bà còn làm Phó chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật, trẻ em khiếm thị, trẻ em mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh. Bà cũng là một Phật tử với pháp danh Từ Huệ.
Giải thưởng tiêu biểu
- Nghệ sỹ nhân dân (2011)Hoạt động nghệ thuật
Cải lương- Điêu Thuyền (trong vở Phụng Nghi đình)
- Giai nhân và ác quỷ
- Thoại kịch
- Diệu (trong vở Lá sầu riêng)
- Bê, Bích (trong vở Dưới hai màu áo)
- Trà hoa nữ (trong vở Trà hoa nữ)
- Tania (trong vở Tania)
- Nhân danh công lý
- Lan và Điệp
- Biển động
- Lôi Vũ
- Bông Hồng cài áo
- Lòng nhân đạo
- Ngọc Bồ Đề (1956)
- Bích câu kỳ ngộ
- Lưu Bình - Dương Lễ (1957)
- Lý Chơn Tâm cỡi củi
- Ám ảnh
- Đôi mắt huyền (1960)
- Bẽ bàng (1961)
- Mưa rừng (phim) (1962)
- Loan mắt nhung (1970):
- Biển động (1971)
- Mưa trong bình minh (1972)
- Chiếc bóng bên đường (1973)
- Tứ quái Sài Gòn (1973)
- Người chồng bất đắc dĩ (1974)
- Đất khổ (1974)
- Nhạc lòng năm cũ
- Lá sầu riêng (1993)
- Trà hoa nữ (1994)
- Nụ hôn đầu xuân
- Phụng Nghi Đình
- Giọt máu rơi
- Dưới hai màu áo
- Người tình trễ xe
- Sắc hoa màu nhớ (1993)
- Huyền thoại mẹ
- Người mua hạnh phúc
- Trương Chi - Mỵ Nương
Các kịch bản do Hoàng Dũng (Kim Cương) viết
- Lá sầu riêng
- Dưới hai màu áo
- Trà hoa nữ
- Tôi làm mẹ
- Vực thẳm chiều cao
- Bông hồng cài áo
Hồi ký Kim Cương - Phản ánh một kỳ nữ ... kỳ cục
Lăn xả
Hơn 20 năm nung nấu ý định viết hồi ký, đến nay, “kỳ nữ” Kim Cương đã chọn được một ê-kíp thực hiện tâm nguyện này. Bà mong muốn giới mộ điệu thấy nghề của mình không đơn giản gói gọn trong nhận định “kiếp tằm phải nhả tơ”. Đồng thời, bà muốn gửi gắm rằng mọi người hãy sống năng động, chọn việc làm tốt và biết dừng lại đúng lúc.
“Tôi còn định nói nhiều đến lòng yêu nước của nghệ sĩ. Vì có yêu nước mới đủ nghị lực góp phần tạo nên ý thức làm nghệ thuật nghiêm túc! Tôi tin để bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc mình, bất cứ dân tộc nào cũng đều quan tâm đến việc bảo vệ giá trị văn hóa đặc trưng. Tôi học được nhiều điều hay qua các kịch bản sân khấu thấm đẫm tinh thần yêu nước. Bây giờ mà tập hợp được tất cả nghệ sĩ tài danh để dựng và diễn lại những vở tuồng đó, thật là hạnh phúc!” – NSND Kim Cương ao ước.
NSND Kim Cương tham gia chương trình đưa đờn ca tài tử Nam Bộ đến với 2.000 học sinh Trường THCS Võ Trường Toản, quận 1, TP HCM
Để thực hiện ước mơ đó, bà đã mời NSƯT Minh Vương, NSND Lệ Thủy cùng gầy dựng lại Sân khấu Vàng để thể hiện tấm lòng yêu nước qua những tác phẩm đỉnh cao.
Không chỉ dốc sức với nghề, nữ nghệ sĩ được mệnh danh “kỳ nữ” này còn tất bật với các hoạt động từ thiện xã hội. Bà đã chạy lo 100 thẻ bảo hiểm y tế cho đồng nghiệp già yếu, neo đơn. Đích thân bà đưa các đồng nghiệp đi khám bệnh rồi đến từng địa phương nơi họ sinh sống đóng tiền mua bảo hiểm.
NSND Kim Cương còn lo ăn cho hơn 1.000 thanh thiếu niên đang được đào tạo nghề tại Trung tâm Dạy nghề người khuyết tật TP HCM (thuộc Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi TP HCM), chạy đầu ra cho những sản phẩm: mây, tre, lá, đồ gỗ mỹ nghệ… do các em tạo ra. Làm nhiều việc cho nghề, cho xã hội như thế nhưng mỗi khi nói về mình, bà cười chia sẻ: “Tôi là kỳ nữ… kỳ cục! Bởi rời xa sàn diễn nhiều năm nhưng tôi chưa chịu ngồi yên, cứ lăn xả hết chuyện này đến chuyện khác, chuyện nào rồi cũng dính đến đời sống sân khấu”.
Gieo mầm đam mê
Đam mê nghệ thuật đã “thấm vào máu”, lúc nào cũng đau đáu mang điều tốt đẹp cho nghề, cho xã hội nên bất cứ hoạt động nào có lợi cho nghệ thuật, bà đều tham gia. Khi hay tin Trung tâm Văn hóa quận 1, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 1, TP HCM tiên phong trong việc đưa đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam Bộ vào trường học, NSND Kim Cương xung phong hỗ trợ ngay.
Vốn là người của xứ Mỹ Tho, Tiền Giang, một trong những chiếc nôi của ĐCTT Nam Bộ, bà được 2 phụ nữ quan trọng nhất đời mình: cố nghệ sĩ Năm Phỉ và cố NSND Bảy Nam dìu dắt trên con đường nghệ thuật. Bà được học đủ trường phái ca ngâm, hiểu thế nào là ba nam, sáu bắc, bảy bài hạ và xuất xứ của 4 bài oán.
“Nhưng ươm mầm cho niềm đam mê không thể trong 45 phút ngoại khóa có thể nhồi nhét vào đầu các em học sinh THCS tất cả những niêm luật, đặc trưng, cấu trúc bài bản của ĐCTT Nam Bộ mà chỉ cần gieo vào mầm xanh đó niềm tự hào dân tộc khi ĐCTT được thế giới vinh danh. Nói làm sao để các em hiểu nét đẹp tinh hoa của nghệ thuật này được bè bạn năm châu công nhận, từ đó các em tự tìm hiểu, nâng niu. Tôi xung phong tham gia đưa ĐCTT Nam Bộ đến với sinh viên, công nhân lao động và cả giới trí thức trẻ. Yêu nước trong thời điểm hiện nay chính là gầy dựng niềm tự hào về văn hóa dân tộc trong mỗi con người” – bà chia sẻ khi kết thúc đợt I đưa ĐCTT Nam Bộ đến 5 trường khởi điểm tại TP HCM.
Gieo mầm đam mê theo cách nghĩ của NSND Kim Cương còn là đào tạo một thế hệ khán giả mai sau. “Tôi ứa nước mắt khi hỏi các em có biết bài Dạ cổ hoài lang, hàng ngàn cánh tay giơ lên. Và theo đó, tôi giới thiệu về nghệ sĩ Cao Văn Lầu, về những không gian ĐCTT mà các chủ nhân trẻ của nước nhà phải trân quý” – bà xúc động kể lại.
Có lẽ với bà, những hoạt động từ thiện, những tất bật không ngừng lo nghĩ cho nghệ sĩ trẻ cũng là cách để niềm đam mê với nghề của mình được nuôi dưỡng, ngày càng mãnh liệt hơn. Ngọn lửa đam mê từ bà sẽ dễ dàng lan truyền sâu rộng hơn đến thế hệ nghệ sĩ trẻ.
Ươm mầm yêu thương nghề
NSND Kim Cương thường tổ chức lớp nói chuyện ngoại khóa về nghệ thuật diễn xuất cho đạo diễn, nghệ sĩ trẻ đã và đang chuẩn bị tốt nghiệp ra trường. Bà muốn gieo cho họ mầm yêu thương mà trước hết là yêu nghề và thương mình. Vì có thương, có yêu mới biết tôn trọng giá trị làm nghệ thuật. Trong thời buổi này, làm nghệ sĩ rất dễ nhưng để được xem là nghệ sĩ chân chính rất khó. Bà tâm sự thêm rằng mình muốn truyền lại kinh nghiệm diễn xuất, đạo diễn và viết kịch bản cho người trẻ.
Không chỉ vậy, nhìn một số đoàn hát chưa có sàn diễn, các nghệ sĩ trẻ “thiếu đất dụng võ”, bà thành lập CLB Nghệ sĩ tri âm của NSND Kim Cương. Hằng tháng, hơn 100 nghệ sĩ từ sân khấu cải lương, kịch đến xiếc, ảo thuật, ca sĩ đã gia nhập CLB này đi biểu diễn phục vụ nhiều đối tượng khán giả, từ người già yếu, bệnh tật ở các bệnh viện đến trẻ em mồ côi, khuyết tật ở các trung tâm nhân đạo.
Hơn 20 năm nung nấu ý định viết hồi ký, đến nay, “kỳ nữ” Kim Cương đã chọn được một ê-kíp thực hiện tâm nguyện này. Bà mong muốn giới mộ điệu thấy nghề của mình không đơn giản gói gọn trong nhận định “kiếp tằm phải nhả tơ”. Đồng thời, bà muốn gửi gắm rằng mọi người hãy sống năng động, chọn việc làm tốt và biết dừng lại đúng lúc.
“Tôi còn định nói nhiều đến lòng yêu nước của nghệ sĩ. Vì có yêu nước mới đủ nghị lực góp phần tạo nên ý thức làm nghệ thuật nghiêm túc! Tôi tin để bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc mình, bất cứ dân tộc nào cũng đều quan tâm đến việc bảo vệ giá trị văn hóa đặc trưng. Tôi học được nhiều điều hay qua các kịch bản sân khấu thấm đẫm tinh thần yêu nước. Bây giờ mà tập hợp được tất cả nghệ sĩ tài danh để dựng và diễn lại những vở tuồng đó, thật là hạnh phúc!” – NSND Kim Cương ao ước.
NSND Kim Cương tham gia chương trình đưa đờn ca tài tử Nam Bộ đến với 2.000 học sinh Trường THCS Võ Trường Toản, quận 1, TP HCM
Để thực hiện ước mơ đó, bà đã mời NSƯT Minh Vương, NSND Lệ Thủy cùng gầy dựng lại Sân khấu Vàng để thể hiện tấm lòng yêu nước qua những tác phẩm đỉnh cao.
Không chỉ dốc sức với nghề, nữ nghệ sĩ được mệnh danh “kỳ nữ” này còn tất bật với các hoạt động từ thiện xã hội. Bà đã chạy lo 100 thẻ bảo hiểm y tế cho đồng nghiệp già yếu, neo đơn. Đích thân bà đưa các đồng nghiệp đi khám bệnh rồi đến từng địa phương nơi họ sinh sống đóng tiền mua bảo hiểm.
NSND Kim Cương còn lo ăn cho hơn 1.000 thanh thiếu niên đang được đào tạo nghề tại Trung tâm Dạy nghề người khuyết tật TP HCM (thuộc Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi TP HCM), chạy đầu ra cho những sản phẩm: mây, tre, lá, đồ gỗ mỹ nghệ… do các em tạo ra. Làm nhiều việc cho nghề, cho xã hội như thế nhưng mỗi khi nói về mình, bà cười chia sẻ: “Tôi là kỳ nữ… kỳ cục! Bởi rời xa sàn diễn nhiều năm nhưng tôi chưa chịu ngồi yên, cứ lăn xả hết chuyện này đến chuyện khác, chuyện nào rồi cũng dính đến đời sống sân khấu”.
Gieo mầm đam mê
Đam mê nghệ thuật đã “thấm vào máu”, lúc nào cũng đau đáu mang điều tốt đẹp cho nghề, cho xã hội nên bất cứ hoạt động nào có lợi cho nghệ thuật, bà đều tham gia. Khi hay tin Trung tâm Văn hóa quận 1, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 1, TP HCM tiên phong trong việc đưa đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam Bộ vào trường học, NSND Kim Cương xung phong hỗ trợ ngay.
Vốn là người của xứ Mỹ Tho, Tiền Giang, một trong những chiếc nôi của ĐCTT Nam Bộ, bà được 2 phụ nữ quan trọng nhất đời mình: cố nghệ sĩ Năm Phỉ và cố NSND Bảy Nam dìu dắt trên con đường nghệ thuật. Bà được học đủ trường phái ca ngâm, hiểu thế nào là ba nam, sáu bắc, bảy bài hạ và xuất xứ của 4 bài oán.
“Nhưng ươm mầm cho niềm đam mê không thể trong 45 phút ngoại khóa có thể nhồi nhét vào đầu các em học sinh THCS tất cả những niêm luật, đặc trưng, cấu trúc bài bản của ĐCTT Nam Bộ mà chỉ cần gieo vào mầm xanh đó niềm tự hào dân tộc khi ĐCTT được thế giới vinh danh. Nói làm sao để các em hiểu nét đẹp tinh hoa của nghệ thuật này được bè bạn năm châu công nhận, từ đó các em tự tìm hiểu, nâng niu. Tôi xung phong tham gia đưa ĐCTT Nam Bộ đến với sinh viên, công nhân lao động và cả giới trí thức trẻ. Yêu nước trong thời điểm hiện nay chính là gầy dựng niềm tự hào về văn hóa dân tộc trong mỗi con người” – bà chia sẻ khi kết thúc đợt I đưa ĐCTT Nam Bộ đến 5 trường khởi điểm tại TP HCM.
Gieo mầm đam mê theo cách nghĩ của NSND Kim Cương còn là đào tạo một thế hệ khán giả mai sau. “Tôi ứa nước mắt khi hỏi các em có biết bài Dạ cổ hoài lang, hàng ngàn cánh tay giơ lên. Và theo đó, tôi giới thiệu về nghệ sĩ Cao Văn Lầu, về những không gian ĐCTT mà các chủ nhân trẻ của nước nhà phải trân quý” – bà xúc động kể lại.
Có lẽ với bà, những hoạt động từ thiện, những tất bật không ngừng lo nghĩ cho nghệ sĩ trẻ cũng là cách để niềm đam mê với nghề của mình được nuôi dưỡng, ngày càng mãnh liệt hơn. Ngọn lửa đam mê từ bà sẽ dễ dàng lan truyền sâu rộng hơn đến thế hệ nghệ sĩ trẻ.
Ươm mầm yêu thương nghề
NSND Kim Cương thường tổ chức lớp nói chuyện ngoại khóa về nghệ thuật diễn xuất cho đạo diễn, nghệ sĩ trẻ đã và đang chuẩn bị tốt nghiệp ra trường. Bà muốn gieo cho họ mầm yêu thương mà trước hết là yêu nghề và thương mình. Vì có thương, có yêu mới biết tôn trọng giá trị làm nghệ thuật. Trong thời buổi này, làm nghệ sĩ rất dễ nhưng để được xem là nghệ sĩ chân chính rất khó. Bà tâm sự thêm rằng mình muốn truyền lại kinh nghiệm diễn xuất, đạo diễn và viết kịch bản cho người trẻ.
Không chỉ vậy, nhìn một số đoàn hát chưa có sàn diễn, các nghệ sĩ trẻ “thiếu đất dụng võ”, bà thành lập CLB Nghệ sĩ tri âm của NSND Kim Cương. Hằng tháng, hơn 100 nghệ sĩ từ sân khấu cải lương, kịch đến xiếc, ảo thuật, ca sĩ đã gia nhập CLB này đi biểu diễn phục vụ nhiều đối tượng khán giả, từ người già yếu, bệnh tật ở các bệnh viện đến trẻ em mồ côi, khuyết tật ở các trung tâm nhân đạo.
Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016
Trò chuyện với NSND Kim Cương: Hãy yêu và “máu lửa” với nghề
NSND Kim Cương cho biết, ngay sau ngày 30-4-1975, có rất nhiều bạn bè rủ
bà đi ra nước ngoài định cư. Những lời rủ rê khiến bà không khỏi băn
khoăn suy nghĩ bởi cuộc sống phía trước đang có rất nhiều đổi thay -
những đổi thay mà người nghệ sĩ vốn chỉ biết làm nghề như bà khó có thể
hình dung được hết.
Nhưng rồi cuối cùng bà đã chọn ở lại quê nhà dẫu biết chọn ở lại đồng nghĩa với việc bà sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn. Thế nhưng đến ngày hôm nay, trong không khi chào mừng 40 năm thống nhất đất nước, bà khẳng định bà đã chọn đúng. Việc ở lại quê nhà tiếp tục cống hiến cho đời, cho công chúng những vai diễn hay đã là một điều bà cảm thấy sự hạnh phúc như hiện diện trong cuộc sống.
* Thời khắc lịch sử đó chắc chắn khiến bà suy nghĩ nhiều đến việc đi hay ở, và bằng cách nào bà quyết định ở lại một cách nhanh chóng?
- Trước hết xin cho tôi đính chính, nhiều người đồn đãi tôi là thượng tá công an, và nói tôi ở lại vì lập công nhiều với cách mạng. Tôi còn nhớ những năm đầu sau ngày thống nhất đất nước, tôi từng phải ăn bo bo thay cơm suốt một thời gian dài. Làm nghệ sĩ nhưng lại không có son phấn. Để hóa trang, tôi phải dùng bột màu trộn lẫn với son phấn khiến da mặt dị ứng, nứt nẻ. Có lúc tôi cũng dao động, nhưng rồi vì rất nhiều lý do, tôi đã quyết định chọn ở lại. Trong tất cả những lý do đó, lý do khiến tôi mạnh mẽ hơn, kiên quyết hơn với sự lựa chọn của mình chính là lời má từng nói với tôi từ ngày tôi còn nhỏ.Má tôi - cố NSND Bảy Nam đã dạy tôi: “Hạnh phúc của mình là làm được nhiều việc cho người khác”. Tôi nghĩ, nếu muốn làm được điều gì đó, chắc chắn tôi chỉ có một lựa chọn - ở lại trên chính quê hương của mình. Bởi nếu ra nước ngoài, nuôi thân mình còn chưa chắc đã được, lấy gì lo cho người khác.Bốn mươi năm trải qua nhiều vui buồn trong cả nghề nghiệp lẫn cuộc sống, nhưng khi nhìn lại quãng đường đã qua, tôi hạnh phúc nhận ra rằng mình đã chọn đúng. Tôi chọn ở lại và tôi đã làm được nhiều điều cho nghề nghiệp của mình, đã đóng góp một phần nhỏ cho xã hội.
* Trong những ngày cả nước đang chuẩn bị chào đón những hoạt động văn hóa nghệ thuật mừng 40 năm thống nhất đất nước, chị có niềm vui nào muốn chia sẻ với khán giả?
- Tôi làm được tất cả những điều hạnh phúc khi chia sẻ nỗi lo với cuộc sống của nghệ sĩ nghèo, công nhân hậu đài có đời sống khó khăn, đó là đó nhờ bên cạnh tôi luôn có gia đình động viên, có khán giả thương yêu và bạn bè giúp đỡ. Trong những ngày này tôi và Ban ái hữu Nghệ sĩ chuẩn bị việc gầy dựng quỹ trợ vốn cho nghệ sĩ nghèo và công nhân hậu đài đang có nghề nghiệp nhưng lại quá nhiều khó khăn vì thiếu vốn. Quỹ đã có 250 triệu đồng, số tiền ban đầu mà chúng tôi vận động được. Hiện nay tôi và Ban ái hữu Nghệ sĩ TP đang kêu gọi thêm sự giúp đỡ của nhiều cá nhân, tổ chức để có thể tạo cho nguồn quỹ lớn mạnh, đem lại thật nhiều nguồn vốn dù là số tiền nho nhỏ cho nghệ sĩ, công nhân sân khấu đang cần. Niềm vui thứ hai, trong công trình Một thế kỷ văn học yêu nước đã có lời mời tôi tham gia với việc gửi đến công trình nhiều tác phẩm mà tôi đã viết như: Lá sầu riêng, Huyền thoại mẹ, Tôi là mẹ, Trả Hoa Nữ….để in vào tuyển tập của phần sân khấu. 100 năm, sân khấu VN có nhiều tác phẩm thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu cách mạng, qua những tác phẩm của tôi, phần lớn nói lên tấm lòng yêu mẹ, tức là yêu tổ quốc. Từ mái ấm của mỗi con người sự hiếu kính cha mẹ sẽ là động lực để sống tốt, sống đẹp cho đời, cho xã hội phồn vinh. Vì gia đình là tế bào của xã hội, xã hội được lớn mạnh từ những gia đình có truyền thống yêu nước, hiếu học, ngoan hiền và phục thờ cha mẹ. Tôi càng vui hơn khi thấy ngôi nhà của sân khấu cải lương, đó là Nhà hát Nghệ thuật cải lương Hưng Đạo đã được xây dựng xong và khánh thành ngày 18-4. Đó là những tin vui của giới sân khấu nói chung và cá nhân tôi nói riêng.
* Khán giả vẫn hoài mong NSND Kim Cương sẽ trở lại sàn diễn?
- Điều đó khó có thể thực hiện. Bởi tôi đã làm xong ba suất hát Tạ ơn đời tại Nhà hát TP. Thì đến nay đã hoàn tất việc tôi trả ơn cuộc đời, nếu làm nữa thì khó mà kham nổi. Bởi, tôi đã lớn rồi, không còn có đủ sức để bôn ba, lo toàn nhiều thứ. Khán giả thương mến có thể xem lại những vai diễn của tôi trên HTV 1, nơi vẫn thường phát sóng những vở kịch của đoàn Kim Cương xưa.
* Về quyển hồi ký của bà, nghe nói Nhà sách Phương Nam sẽ ấn hành trong thời gian tới?
- Đúng là quyển sách này đang được nhiều người quan tâm. Tôi đã viết và chia sẻ nhiều bài học kinh nghiệm từ cuộc đời mình cho công chúng trẻ hôm nay. Nhất là các em diễn viên đang đi theo con đường nghệ thuật, nhìn vào cuộc đời và những gian nan của tôi khi gắn bó với nghề để thấy chúng tôi làm nghệ thuật hồi đó rất khó. Nhưng tôi cảm thấy những thử thách đó đáng quý vô cùng, nó cho tôi lớn lên, trưởng thành qua những khó nhọc. Còn ngày nay một số em nổi tiếng dễ dàng, xem nhẹ việc trau đồi kỹ năng biểu diễn, nói thật xem một số vở tôi thất vọng vì các em hời hợt với nghề quá. Hồi ký của tôi cũng có những phần viết về má tôi, về con trai tôi và những trăn trỡ của Kim Cương với đời sống văn hóa, với những thay đổi từng ngày của một đất nước hội nhập.
* Và chắc chắn sẽ có phần Kim Cương nói về tình yêu? Và tình yêu của Kim Cương?
- (cười) Không thể thiếu. Vì nghệ sĩ cần trái tim yêu và tôi thì yêu nhiều lắm. Những mối tình dành cho sân khấu, cho vai diễn, nó quyện chặt vào tim tôi, cho tôi nhiều cảm xúc. Tôi chợt nhớ đế cố nghệ sĩ Vân Hùng, người bạn dễ ướt át nhất trong sự nghiệp nghệ thuật của tôi. Những ngày cuối đời khi tôi đến thăm Vân Hùng, anh đã nói tôi hãy hát lại một đoạn nhạc trong vở kịch có sử dụng bài hát Sắc hoa màu nhớ, ca khúc mà chúng tôi đã diễn rất mùi mẫn bên nhau. Lần lượt các anh kép một thời với tôi đều đã ra đi, Vân Hùng, Ngọc Đức, La Thoại Tân…chỉ còn anh Thành Được mà cách đây không lâu tưởng anh sẽ về làm đêm diễn giã từ sân khấu, tôi sẽ diễn lại cùng anh lớp cuối của vở kịch Lá sầu riêng. Tuy nhiên mơ ước đó vẫn không thành khi anh không về vì sức khỏe không cho phép.
* Điều gì bà muốn gửi gắm đến thế hệ diễn viên trẻ hiện nay đang là thế hệ kế thừa và xứng đáng là chủ của ngôi nhà sân khấu?
- Tôi sẽ nói một điều thôi: Hãy yêu và máu lửa với nghề. Vì không yêu thì khó mà chịu cơ cực, đắng cay với nghề, không yêu thì sẽ không có những trăn trở, đau đáu tìm ra những chìa khóa sáng tạo, và không yêu thì không có những vai diễn hay, đốt cháy hết đam mê cho vai diễn đó. Còn máu lửa, tôi vẫn thường nói nghệ sĩ ai cũng có máu “khùng”. Phải quá một chút mới làm nên chuyện, vì nếu cứ bình bình, không biết tạo sự đột phá cho mình thì khó làm nghệ sĩ. Sự trải nghiệm với đời sống, với xã hội sẽ tác động người nghệ sĩ biết vươn lên, chịu học, chịu đọc, chịu chia sẻ và chịu cảm thông, để qua những sự lắng nghe mang tính giáo dục sẽ là bài học quý của mỗi cá nhân người nghệ sĩ.
* Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện thật thú vị này, chúc bà luôn dồi dào sức khỏe và thực hiện nhiều công tác xã hội như nguyện vọng của bà.
Nhưng rồi cuối cùng bà đã chọn ở lại quê nhà dẫu biết chọn ở lại đồng nghĩa với việc bà sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn. Thế nhưng đến ngày hôm nay, trong không khi chào mừng 40 năm thống nhất đất nước, bà khẳng định bà đã chọn đúng. Việc ở lại quê nhà tiếp tục cống hiến cho đời, cho công chúng những vai diễn hay đã là một điều bà cảm thấy sự hạnh phúc như hiện diện trong cuộc sống.
* Thời khắc lịch sử đó chắc chắn khiến bà suy nghĩ nhiều đến việc đi hay ở, và bằng cách nào bà quyết định ở lại một cách nhanh chóng?
- Trước hết xin cho tôi đính chính, nhiều người đồn đãi tôi là thượng tá công an, và nói tôi ở lại vì lập công nhiều với cách mạng. Tôi còn nhớ những năm đầu sau ngày thống nhất đất nước, tôi từng phải ăn bo bo thay cơm suốt một thời gian dài. Làm nghệ sĩ nhưng lại không có son phấn. Để hóa trang, tôi phải dùng bột màu trộn lẫn với son phấn khiến da mặt dị ứng, nứt nẻ. Có lúc tôi cũng dao động, nhưng rồi vì rất nhiều lý do, tôi đã quyết định chọn ở lại. Trong tất cả những lý do đó, lý do khiến tôi mạnh mẽ hơn, kiên quyết hơn với sự lựa chọn của mình chính là lời má từng nói với tôi từ ngày tôi còn nhỏ.Má tôi - cố NSND Bảy Nam đã dạy tôi: “Hạnh phúc của mình là làm được nhiều việc cho người khác”. Tôi nghĩ, nếu muốn làm được điều gì đó, chắc chắn tôi chỉ có một lựa chọn - ở lại trên chính quê hương của mình. Bởi nếu ra nước ngoài, nuôi thân mình còn chưa chắc đã được, lấy gì lo cho người khác.Bốn mươi năm trải qua nhiều vui buồn trong cả nghề nghiệp lẫn cuộc sống, nhưng khi nhìn lại quãng đường đã qua, tôi hạnh phúc nhận ra rằng mình đã chọn đúng. Tôi chọn ở lại và tôi đã làm được nhiều điều cho nghề nghiệp của mình, đã đóng góp một phần nhỏ cho xã hội.
* Trong những ngày cả nước đang chuẩn bị chào đón những hoạt động văn hóa nghệ thuật mừng 40 năm thống nhất đất nước, chị có niềm vui nào muốn chia sẻ với khán giả?
- Tôi làm được tất cả những điều hạnh phúc khi chia sẻ nỗi lo với cuộc sống của nghệ sĩ nghèo, công nhân hậu đài có đời sống khó khăn, đó là đó nhờ bên cạnh tôi luôn có gia đình động viên, có khán giả thương yêu và bạn bè giúp đỡ. Trong những ngày này tôi và Ban ái hữu Nghệ sĩ chuẩn bị việc gầy dựng quỹ trợ vốn cho nghệ sĩ nghèo và công nhân hậu đài đang có nghề nghiệp nhưng lại quá nhiều khó khăn vì thiếu vốn. Quỹ đã có 250 triệu đồng, số tiền ban đầu mà chúng tôi vận động được. Hiện nay tôi và Ban ái hữu Nghệ sĩ TP đang kêu gọi thêm sự giúp đỡ của nhiều cá nhân, tổ chức để có thể tạo cho nguồn quỹ lớn mạnh, đem lại thật nhiều nguồn vốn dù là số tiền nho nhỏ cho nghệ sĩ, công nhân sân khấu đang cần. Niềm vui thứ hai, trong công trình Một thế kỷ văn học yêu nước đã có lời mời tôi tham gia với việc gửi đến công trình nhiều tác phẩm mà tôi đã viết như: Lá sầu riêng, Huyền thoại mẹ, Tôi là mẹ, Trả Hoa Nữ….để in vào tuyển tập của phần sân khấu. 100 năm, sân khấu VN có nhiều tác phẩm thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu cách mạng, qua những tác phẩm của tôi, phần lớn nói lên tấm lòng yêu mẹ, tức là yêu tổ quốc. Từ mái ấm của mỗi con người sự hiếu kính cha mẹ sẽ là động lực để sống tốt, sống đẹp cho đời, cho xã hội phồn vinh. Vì gia đình là tế bào của xã hội, xã hội được lớn mạnh từ những gia đình có truyền thống yêu nước, hiếu học, ngoan hiền và phục thờ cha mẹ. Tôi càng vui hơn khi thấy ngôi nhà của sân khấu cải lương, đó là Nhà hát Nghệ thuật cải lương Hưng Đạo đã được xây dựng xong và khánh thành ngày 18-4. Đó là những tin vui của giới sân khấu nói chung và cá nhân tôi nói riêng.
* Khán giả vẫn hoài mong NSND Kim Cương sẽ trở lại sàn diễn?
- Điều đó khó có thể thực hiện. Bởi tôi đã làm xong ba suất hát Tạ ơn đời tại Nhà hát TP. Thì đến nay đã hoàn tất việc tôi trả ơn cuộc đời, nếu làm nữa thì khó mà kham nổi. Bởi, tôi đã lớn rồi, không còn có đủ sức để bôn ba, lo toàn nhiều thứ. Khán giả thương mến có thể xem lại những vai diễn của tôi trên HTV 1, nơi vẫn thường phát sóng những vở kịch của đoàn Kim Cương xưa.
* Về quyển hồi ký của bà, nghe nói Nhà sách Phương Nam sẽ ấn hành trong thời gian tới?
- Đúng là quyển sách này đang được nhiều người quan tâm. Tôi đã viết và chia sẻ nhiều bài học kinh nghiệm từ cuộc đời mình cho công chúng trẻ hôm nay. Nhất là các em diễn viên đang đi theo con đường nghệ thuật, nhìn vào cuộc đời và những gian nan của tôi khi gắn bó với nghề để thấy chúng tôi làm nghệ thuật hồi đó rất khó. Nhưng tôi cảm thấy những thử thách đó đáng quý vô cùng, nó cho tôi lớn lên, trưởng thành qua những khó nhọc. Còn ngày nay một số em nổi tiếng dễ dàng, xem nhẹ việc trau đồi kỹ năng biểu diễn, nói thật xem một số vở tôi thất vọng vì các em hời hợt với nghề quá. Hồi ký của tôi cũng có những phần viết về má tôi, về con trai tôi và những trăn trỡ của Kim Cương với đời sống văn hóa, với những thay đổi từng ngày của một đất nước hội nhập.
* Và chắc chắn sẽ có phần Kim Cương nói về tình yêu? Và tình yêu của Kim Cương?
- (cười) Không thể thiếu. Vì nghệ sĩ cần trái tim yêu và tôi thì yêu nhiều lắm. Những mối tình dành cho sân khấu, cho vai diễn, nó quyện chặt vào tim tôi, cho tôi nhiều cảm xúc. Tôi chợt nhớ đế cố nghệ sĩ Vân Hùng, người bạn dễ ướt át nhất trong sự nghiệp nghệ thuật của tôi. Những ngày cuối đời khi tôi đến thăm Vân Hùng, anh đã nói tôi hãy hát lại một đoạn nhạc trong vở kịch có sử dụng bài hát Sắc hoa màu nhớ, ca khúc mà chúng tôi đã diễn rất mùi mẫn bên nhau. Lần lượt các anh kép một thời với tôi đều đã ra đi, Vân Hùng, Ngọc Đức, La Thoại Tân…chỉ còn anh Thành Được mà cách đây không lâu tưởng anh sẽ về làm đêm diễn giã từ sân khấu, tôi sẽ diễn lại cùng anh lớp cuối của vở kịch Lá sầu riêng. Tuy nhiên mơ ước đó vẫn không thành khi anh không về vì sức khỏe không cho phép.
* Điều gì bà muốn gửi gắm đến thế hệ diễn viên trẻ hiện nay đang là thế hệ kế thừa và xứng đáng là chủ của ngôi nhà sân khấu?
- Tôi sẽ nói một điều thôi: Hãy yêu và máu lửa với nghề. Vì không yêu thì khó mà chịu cơ cực, đắng cay với nghề, không yêu thì sẽ không có những trăn trở, đau đáu tìm ra những chìa khóa sáng tạo, và không yêu thì không có những vai diễn hay, đốt cháy hết đam mê cho vai diễn đó. Còn máu lửa, tôi vẫn thường nói nghệ sĩ ai cũng có máu “khùng”. Phải quá một chút mới làm nên chuyện, vì nếu cứ bình bình, không biết tạo sự đột phá cho mình thì khó làm nghệ sĩ. Sự trải nghiệm với đời sống, với xã hội sẽ tác động người nghệ sĩ biết vươn lên, chịu học, chịu đọc, chịu chia sẻ và chịu cảm thông, để qua những sự lắng nghe mang tính giáo dục sẽ là bài học quý của mỗi cá nhân người nghệ sĩ.
* Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện thật thú vị này, chúc bà luôn dồi dào sức khỏe và thực hiện nhiều công tác xã hội như nguyện vọng của bà.
NSND Kim Cương chia sẻ chuyện tình yêu trong hồi ký
'Cuối đời rồi, bao nhiêu tình cảm của cuộc đời, của khán giả, tôi đền ơn
lại bằng cách trải lòng hết những vui buồn, sướng khổ trong tình yêu
của mình để các nghệ sĩ trẻ thấy được cái giá của danh vọng không hề
rẻ...'.
Trước nay, trong các cuộc phỏng vấn, NSND Kim Cương hiếm khi đề cập đến chuyện tình cảm. Bao nhiêu khổ đau, sướng vui trong nghề, bà đều có thể dốc hết ruột gan ra để nói nhưng chuyện tình cảm thì... không.
"Mấy chục năm nay, tôi hiếm khi chia sẻ chuyện tình yêu vì hầu như tôi đã dành cả đời cho sân khấu, phải giữ cái gì đó cho riêng mình chứ. Nhất là khi chuyện tình cảm lại là chuyện thiêng liêng của mỗi người, không phải cái để mang ra khoe", bà bảo.
Tuy nhiên, trong cuộc trò chuyện cùng PV Thanh Niên, NSND Kim Cương tiết lộ sắp tới đây bà sẽ ra mắt một quyển hồi ký trong đó trút hết tâm sự về chuyện tình cảm để khán giả hiểu rõ hơn về sự đánh đổi của một nghệ sĩ nổi tiếng, rằng "cái giá của danh vọng không hề rẻ".
Không muốn để lại hình ảnh bà già lụm khụm...
* Vì sao ngày trước bà quyết định rời xa sân khấu giữa lúc đang ở đỉnh cao sự nghiệp?
* Tuy nhiên, sự hụt hẫng là điều khó tránh khỏi, nhất là với một người đã gắn bó với sân khấu gần 40 năm như bà?
- Đúng vậy, xa sân khấu là sự hụt hẫng ghê gớm lắm, nhất là tôi. Càng gắn bó bao nhiêu, càng hụt hẫng bấy nhiêu. Tôi từng nói với mọi người, Kim Cương mà mang ra khỏi sân khấu giống như cá vớt ra khỏi nước. Mà thật sự, xưa tôi đứng trên sân khấu oai lắm, tung hoành ngang dọc. Dù bây giờ không còn đi diễn nữa nhưng trong tiềm thức của mình, mình vẫn là người của khán giả, người của sân khấu.
* Có bao giờ bà hối hận vì quyết định của mình?
- Tôi thấy mình may mắn ở hai chuyện. Thứ nhất là tôi hiểu được Phật pháp và biết rằng đời vô thường, cái gì rồi cũng qua thôi nên không nuối tiếc. Còn tâm lý nghệ sĩ, lúc nào cũng nghĩ mình là ngôi sao, một người khác ngang hàng với mình là đã thấy chịu không nổi rồi chứ nói chi là bỏ lại mọi vinh quang sau lưng. Tôi thì thấy chuyện đó bình thường, tre già thì măng mọc thôi. Mỗi thời điểm có một không khí khác nhau, thành ra tôi chưa bao giờ ganh tị với các em mà còn mừng cho các em.
Nghệ thuật là người tình cả ghen
* So với thời trước, hai tiếng nghệ sĩ ngày nay đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều...
- Tôi có viết một cuốn hồi ký, chuẩn bị phát hành. Trong hồi ký, tôi cắt nghĩa, lao động nghệ thuật nghĩa là lao động tâm hồn. Mình phải mang tâm hồn của mình ra thì mới mong chiếm được tâm hồn của khán giả. Bởi vì khán giả đến xem hát với những trạng thái cảm xúc khác nhau, người vừa lãnh lương, kẻ lại thất tình... Phải làm sao để khi họ đến sân khấu, phải khóc cười theo nghệ sĩ. Để làm được điều đó thì mình phải diễn bằng cả cái hồn của mình. Vì thế tôi mong các em sau này, xem hồi ký và hiểu được, một phần thôi, cái thiêng liêng của hai chữ nghệ sĩ.
Thời của tôi cực khổ vậy chứ còn sướng hơn thời của má (NSND Bảy Nam - PV), bà Năm Phỉ, bà Phùng Há... Ngày trước, muốn vào đoàn hát, việc đầu tiên là phải theo giặt đồ, giữ con cho người ta rồi từ từ mới được dạy nghề. Những người đi trước đạp lên chông gai, đau khổ để dọn đường cho những người đi sau. Các em bây giờ đi trên con đường đầy hoa thơm, cỏ lạ, được phong là nghệ sĩ, danh hiệu này, danh hiệu nọ mà không giữ được tư cách, làm tròn bổn phận là có lỗi với nhiều người lắm.
* Nói rất thẳng, rất thật về chuyện đời, chuyện nghề nhưng hiếm khi nghe bà đề cập đến chuyện tình cảm. Liệu rằng qua cuốn hồi ký này, người đọc có biết thêm những góc khuất - không phải sau bức màn nhung - mà là trong trái tim của bà không?
- Mấy chục năm nay, tôi hiếm khi chia sẻ chuyện tình yêu vì hầu như tôi đã dành cả đời cho sân khấu, phải giữ cái gì đó cho riêng mình chứ. Nhất là khi chuyện tình cảm lại là chuyện thiêng liêng của mỗi người, không phải cái để mang ra khoe.
Tuy nhiên, trong cuốn hồi ký, tôi quyết định trải lòng vì cuối đời rồi, bao nhiêu tình cảm của cuộc đời, của khán giả, tôi đền ơn lại bằng cách trải lòng hết những vui buồn, sướng khổ trong tình yêu của mình để các nghệ sĩ trẻ thấy được cái giá của danh vọng không hề rẻ.
Sau tấm mề đay, biểu trưng của danh vọng, là những gian nan, vất vả mà đôi khi nghệ sĩ phải đánh đổi cả cuộc đời. Bản thân tôi phải đến 35 tuổi mới lấy chồng được. Nghệ thuật là một người tình cả ghen, nó không chịu chia sớt mình cho ai hết. Theo nghệ thuật mà lo buôn bán, lo tình yêu, thì cũng sẽ không trọn vẹn được. Mình phải đốt cháy hết mình.
Nhiều lần bị gạt vì làm từ thiện
* Những năm sau này, bà gắn bó nhiều với công việc từ thiện. Có phải đây là công việc mà bà quyết tâm gắn bó khi không còn đứng trên sân khấu nữa?
- Có nhiều người khen tôi làm từ thiện nhiều nhưng đôi khi tôi thật sự mắc cỡ vì không ít người làm từ thiện nhiều hơn tôi gấp ngàn lần mà họ không phải nghệ sĩ nên âm thầm làm, không ai biết cũng không ai đăng báo.
Tôi đi làm từ thiện, học được rất nhiều bài học ở đời. Có người 10 năm trời sáng nào cũng bưng cả nồi cháo vào bệnh viện phát cháo cho người bệnh, đâu cần ai biết, ai đăng báo đâu. Từ thiện không phải cầm tiền cho là từ thiện. Dẫn một người mù qua đường cũng là từ thiện, biết xót xa những đau khổ của người khác cũng là từ thiện.
* Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, một người gắn bó với những công việc thiện nguyện như bà, có khi nào gặp rắc rối vì chính tấm lòng từ thiện của mình không?
- Một ngày tôi nhận được không biết bao nhiêu tin nhắn, điện thoại... của người thất tình, đòi tự tử... Lo cho người khổ đã cực, mà đối đầu với những tiêu cực này còn mệt hơn. Trong đời tôi bị gạt không biết bao nhiêu lần, gạt tiền, gạt đủ thứ, thậm chí còn có người từng dám gạt tôi rằng con chết, xin tiền tôi để mua hòm nữa. Nguyên tắc của tôi giờ ai ốm đau, cho tôi số phòng, số giường, tôi đến tận nơi giúp, thường là những trường hợp như vậy họ "lặn" luôn.
Thời trẻ, có lần tôi thất tình, muốn tự tử nhưng sợ mang tội vì mình Phật tử mà, tự tử thì tội nặng hơn người thường. Thành ra tôi lên chùa, nhờ sư thầy làm lễ sám hối, xin lỗi Phật trước rồi... chết sau. Thầy cười, cắt nghĩa cho tôi hiểu. Từ đó tôi quy y. Thầy cho tôi pháp danh Từ Huệ trong đó Từ là từ thiện còn Huệ là trí tuệ. Thầy muốn tôi làm từ thiện nhưng vẫn có trí tuệ. Mình giúp ai thì giúp, nhưng đừng để họ lợi dụng vì như vậy, vô hình chung mình giúp cho cái xấu.
Cách đây mấy chục năm, có một người phụ nữ khóc với tôi rằng chồng mới tử trận ngoài miền Trung, xin cái hòm để chôn chồng. Tôi gọi điện thoại cho chỗ quen, đặt cái hòm tươm tất cho người này. Tuần sau khi xuống trả tiền, người ta nói cho tôi biết người phụ nữ này đã bán lại chiếc hòm với giá phân nửa để lấy tiền bỏ đi.
* Được phong tặng danh hiệu NSND, bà cảm thấy danh hiệu này đã nói lên hết những gì mình đã cống hiến cho nghệ thuật và cuộc đời chưa?
- Rất ngạc nhiên và xúc động vì tôi "nghỉ hưu" nhiều năm rồi mà mọi người còn nhớ và trao tặng danh hiệu này. Đó cũng là điều hãnh diện. Việc nhận danh hiệu NSND nhắc tôi nhớ rằng tôi phải mang ơn cuộc đời nhiều hơn. Nợ khán giả, nợ những anh em đoàn Kim Cương, những anh em công nhân hậu đài...
* Tuy nhiên, chuyện xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND hiện nay vẫn gây nhiều tranh cãi. Bà có muốn góp thêm tiếng nói về việc này?
- Chuyện NSND, NSƯT tôi lên tiếng nhiều rồi. Cá nhân tôi không cần gì, chỉ mong nhà nước xem xét lại chuyện phong tặng danh hiệu cho nghệ sĩ. Đối với nghệ sĩ, như chị Út Bạch Lan hay anh Thành Được ngày xưa làm gì có điều kiện để đi thi trong khi điều kiện để xét tặng danh hiệu là phải đi thi có Huy chương vàng và phải có 2 huy chương mới được xét NSND. Thà là xét những cống hiến, tư cách đạo đức... chứ không thể đánh giá những hy sinh của anh em nghệ sĩ, những người đã cống hiến trọn cuộc đời, máu xương, nước mắt... bằng những huy chương đó được. Đối với nghệ sĩ, huy chương chính là khán giả.
Xin cảm ơn NSND Kim Cương!
Trước nay, trong các cuộc phỏng vấn, NSND Kim Cương hiếm khi đề cập đến chuyện tình cảm. Bao nhiêu khổ đau, sướng vui trong nghề, bà đều có thể dốc hết ruột gan ra để nói nhưng chuyện tình cảm thì... không.
"Mấy chục năm nay, tôi hiếm khi chia sẻ chuyện tình yêu vì hầu như tôi đã dành cả đời cho sân khấu, phải giữ cái gì đó cho riêng mình chứ. Nhất là khi chuyện tình cảm lại là chuyện thiêng liêng của mỗi người, không phải cái để mang ra khoe", bà bảo.
Tuy nhiên, trong cuộc trò chuyện cùng PV Thanh Niên, NSND Kim Cương tiết lộ sắp tới đây bà sẽ ra mắt một quyển hồi ký trong đó trút hết tâm sự về chuyện tình cảm để khán giả hiểu rõ hơn về sự đánh đổi của một nghệ sĩ nổi tiếng, rằng "cái giá của danh vọng không hề rẻ".
Không muốn để lại hình ảnh bà già lụm khụm...
* Vì sao ngày trước bà quyết định rời xa sân khấu giữa lúc đang ở đỉnh cao sự nghiệp?
- NSND Kim Cương: Cách đây 20 năm, khi tôi quyết định giã từ sân khấu
giữa lúc đoàn Kim Cương đang ăn khách nhất, nhiều người cũng thắc mắc
như vậy. Tôi chỉ thưa rằng, trước tiên, mọi chuyện trên thế gian đều
phải có điểm dừng, nhất là nghệ sĩ, phải khôn ngoan để chọn cho mình
điểm dừng thích hợp. Tôi muốn giữ hình ảnh đẹp nhất của mình trên sân
khấu. Đó là cô Bê bán hột vịt lộn, cô Diệu trong Lá sầu riêng chứ không
phải hình ảnh một bà già lụm khụm hát không nổi nữa.
Thứ hai là ở những độ tuổi khác nhau, người ta lại có những mục tiêu khác nhau. Khi còn trẻ, tôi đã bôn ba lo cho sân khấu nhưng đến tuổi này, tôi muốn tập trung nghiền ngẫm cuộc sống, tìm đến những mảnh đời bất hạnh. Cái nào cũng có cái hạnh phúc của nó.
Thứ hai là ở những độ tuổi khác nhau, người ta lại có những mục tiêu khác nhau. Khi còn trẻ, tôi đã bôn ba lo cho sân khấu nhưng đến tuổi này, tôi muốn tập trung nghiền ngẫm cuộc sống, tìm đến những mảnh đời bất hạnh. Cái nào cũng có cái hạnh phúc của nó.
* Tuy nhiên, sự hụt hẫng là điều khó tránh khỏi, nhất là với một người đã gắn bó với sân khấu gần 40 năm như bà?
- Đúng vậy, xa sân khấu là sự hụt hẫng ghê gớm lắm, nhất là tôi. Càng gắn bó bao nhiêu, càng hụt hẫng bấy nhiêu. Tôi từng nói với mọi người, Kim Cương mà mang ra khỏi sân khấu giống như cá vớt ra khỏi nước. Mà thật sự, xưa tôi đứng trên sân khấu oai lắm, tung hoành ngang dọc. Dù bây giờ không còn đi diễn nữa nhưng trong tiềm thức của mình, mình vẫn là người của khán giả, người của sân khấu.
* Có bao giờ bà hối hận vì quyết định của mình?
- Tôi thấy mình may mắn ở hai chuyện. Thứ nhất là tôi hiểu được Phật pháp và biết rằng đời vô thường, cái gì rồi cũng qua thôi nên không nuối tiếc. Còn tâm lý nghệ sĩ, lúc nào cũng nghĩ mình là ngôi sao, một người khác ngang hàng với mình là đã thấy chịu không nổi rồi chứ nói chi là bỏ lại mọi vinh quang sau lưng. Tôi thì thấy chuyện đó bình thường, tre già thì măng mọc thôi. Mỗi thời điểm có một không khí khác nhau, thành ra tôi chưa bao giờ ganh tị với các em mà còn mừng cho các em.
NSND Kim Cương, NSND Bảy Nam trong vở Lá sầu riêng - Ảnh: T.L. |
Nghệ thuật là người tình cả ghen
* So với thời trước, hai tiếng nghệ sĩ ngày nay đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều...
- Các em bây giờ sướng hơn chúng tôi lúc trước nhiều lắm. Ngày xưa, như
tôi là học má, học người này, người kia. Giờ các em có trường lớp, có
đầy đủ phương tiện học hành. Không biết các bạn còn nhớ không, ngày
trước đi xem hát, micro treo trên cao như giàn mướp, diễn viên đi tới
đâu phải kéo theo tới đó. Giờ sân khấu đầy đủ hơn về vật chất. Tuy
nhiên, về tinh thần thì chưa chắc.
Xưa chúng tôi mê nghề, mê sân khấu lắm. Có mê thì mới sướng, cũng giống như tình yêu, có yêu thiệt nhiều thì mới thấy hạnh phúc. Ai mê nghề, chết sống với nghề thì đứng trên sân khấu mới thấy hạnh phúc thật sự. Có những em chỉ hát lấy tiếng, cát sê cao thì chỉ sướng khi lãnh tiền thôi còn hạnh phúc thật sự của người nghệ sĩ thì không có.
Mấy chục năm nay, tôi hiếm khi chia sẻ chuyện tình yêu vì hầu như tôi đã dành cả đời cho sân khấu, phải giữ cái gì đó cho riêng mình chứ. Nhất là khi chuyện tình cảm lại là chuyện thiêng liêng của mỗi người, không phải cái để mang ra khoe...
* Là người đi trước, bà muốn nhắn nhủ gì với thế hệ sau?
Xưa chúng tôi mê nghề, mê sân khấu lắm. Có mê thì mới sướng, cũng giống như tình yêu, có yêu thiệt nhiều thì mới thấy hạnh phúc. Ai mê nghề, chết sống với nghề thì đứng trên sân khấu mới thấy hạnh phúc thật sự. Có những em chỉ hát lấy tiếng, cát sê cao thì chỉ sướng khi lãnh tiền thôi còn hạnh phúc thật sự của người nghệ sĩ thì không có.
Mấy chục năm nay, tôi hiếm khi chia sẻ chuyện tình yêu vì hầu như tôi đã dành cả đời cho sân khấu, phải giữ cái gì đó cho riêng mình chứ. Nhất là khi chuyện tình cảm lại là chuyện thiêng liêng của mỗi người, không phải cái để mang ra khoe...
NSND Kim Cương
* Là người đi trước, bà muốn nhắn nhủ gì với thế hệ sau?
- Tôi có viết một cuốn hồi ký, chuẩn bị phát hành. Trong hồi ký, tôi cắt nghĩa, lao động nghệ thuật nghĩa là lao động tâm hồn. Mình phải mang tâm hồn của mình ra thì mới mong chiếm được tâm hồn của khán giả. Bởi vì khán giả đến xem hát với những trạng thái cảm xúc khác nhau, người vừa lãnh lương, kẻ lại thất tình... Phải làm sao để khi họ đến sân khấu, phải khóc cười theo nghệ sĩ. Để làm được điều đó thì mình phải diễn bằng cả cái hồn của mình. Vì thế tôi mong các em sau này, xem hồi ký và hiểu được, một phần thôi, cái thiêng liêng của hai chữ nghệ sĩ.
Thời của tôi cực khổ vậy chứ còn sướng hơn thời của má (NSND Bảy Nam - PV), bà Năm Phỉ, bà Phùng Há... Ngày trước, muốn vào đoàn hát, việc đầu tiên là phải theo giặt đồ, giữ con cho người ta rồi từ từ mới được dạy nghề. Những người đi trước đạp lên chông gai, đau khổ để dọn đường cho những người đi sau. Các em bây giờ đi trên con đường đầy hoa thơm, cỏ lạ, được phong là nghệ sĩ, danh hiệu này, danh hiệu nọ mà không giữ được tư cách, làm tròn bổn phận là có lỗi với nhiều người lắm.
* Nói rất thẳng, rất thật về chuyện đời, chuyện nghề nhưng hiếm khi nghe bà đề cập đến chuyện tình cảm. Liệu rằng qua cuốn hồi ký này, người đọc có biết thêm những góc khuất - không phải sau bức màn nhung - mà là trong trái tim của bà không?
- Mấy chục năm nay, tôi hiếm khi chia sẻ chuyện tình yêu vì hầu như tôi đã dành cả đời cho sân khấu, phải giữ cái gì đó cho riêng mình chứ. Nhất là khi chuyện tình cảm lại là chuyện thiêng liêng của mỗi người, không phải cái để mang ra khoe.
Tuy nhiên, trong cuốn hồi ký, tôi quyết định trải lòng vì cuối đời rồi, bao nhiêu tình cảm của cuộc đời, của khán giả, tôi đền ơn lại bằng cách trải lòng hết những vui buồn, sướng khổ trong tình yêu của mình để các nghệ sĩ trẻ thấy được cái giá của danh vọng không hề rẻ.
Sau tấm mề đay, biểu trưng của danh vọng, là những gian nan, vất vả mà đôi khi nghệ sĩ phải đánh đổi cả cuộc đời. Bản thân tôi phải đến 35 tuổi mới lấy chồng được. Nghệ thuật là một người tình cả ghen, nó không chịu chia sớt mình cho ai hết. Theo nghệ thuật mà lo buôn bán, lo tình yêu, thì cũng sẽ không trọn vẹn được. Mình phải đốt cháy hết mình.
NSND Kim Cương trả lời phỏng vấn - Ảnh: Anh Tuấn |
Nhiều lần bị gạt vì làm từ thiện
* Những năm sau này, bà gắn bó nhiều với công việc từ thiện. Có phải đây là công việc mà bà quyết tâm gắn bó khi không còn đứng trên sân khấu nữa?
- Có nhiều người khen tôi làm từ thiện nhiều nhưng đôi khi tôi thật sự mắc cỡ vì không ít người làm từ thiện nhiều hơn tôi gấp ngàn lần mà họ không phải nghệ sĩ nên âm thầm làm, không ai biết cũng không ai đăng báo.
Tôi đi làm từ thiện, học được rất nhiều bài học ở đời. Có người 10 năm trời sáng nào cũng bưng cả nồi cháo vào bệnh viện phát cháo cho người bệnh, đâu cần ai biết, ai đăng báo đâu. Từ thiện không phải cầm tiền cho là từ thiện. Dẫn một người mù qua đường cũng là từ thiện, biết xót xa những đau khổ của người khác cũng là từ thiện.
* Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, một người gắn bó với những công việc thiện nguyện như bà, có khi nào gặp rắc rối vì chính tấm lòng từ thiện của mình không?
- Một ngày tôi nhận được không biết bao nhiêu tin nhắn, điện thoại... của người thất tình, đòi tự tử... Lo cho người khổ đã cực, mà đối đầu với những tiêu cực này còn mệt hơn. Trong đời tôi bị gạt không biết bao nhiêu lần, gạt tiền, gạt đủ thứ, thậm chí còn có người từng dám gạt tôi rằng con chết, xin tiền tôi để mua hòm nữa. Nguyên tắc của tôi giờ ai ốm đau, cho tôi số phòng, số giường, tôi đến tận nơi giúp, thường là những trường hợp như vậy họ "lặn" luôn.
Thời trẻ, có lần tôi thất tình, muốn tự tử nhưng sợ mang tội vì mình Phật tử mà, tự tử thì tội nặng hơn người thường. Thành ra tôi lên chùa, nhờ sư thầy làm lễ sám hối, xin lỗi Phật trước rồi... chết sau. Thầy cười, cắt nghĩa cho tôi hiểu. Từ đó tôi quy y. Thầy cho tôi pháp danh Từ Huệ trong đó Từ là từ thiện còn Huệ là trí tuệ. Thầy muốn tôi làm từ thiện nhưng vẫn có trí tuệ. Mình giúp ai thì giúp, nhưng đừng để họ lợi dụng vì như vậy, vô hình chung mình giúp cho cái xấu.
Cách đây mấy chục năm, có một người phụ nữ khóc với tôi rằng chồng mới tử trận ngoài miền Trung, xin cái hòm để chôn chồng. Tôi gọi điện thoại cho chỗ quen, đặt cái hòm tươm tất cho người này. Tuần sau khi xuống trả tiền, người ta nói cho tôi biết người phụ nữ này đã bán lại chiếc hòm với giá phân nửa để lấy tiền bỏ đi.
NSND Kim Cương nhiều năm liền gắn bó với các hoạt động từ thiện - Ảnh: Thiên Hương |
* Được phong tặng danh hiệu NSND, bà cảm thấy danh hiệu này đã nói lên hết những gì mình đã cống hiến cho nghệ thuật và cuộc đời chưa?
- Rất ngạc nhiên và xúc động vì tôi "nghỉ hưu" nhiều năm rồi mà mọi người còn nhớ và trao tặng danh hiệu này. Đó cũng là điều hãnh diện. Việc nhận danh hiệu NSND nhắc tôi nhớ rằng tôi phải mang ơn cuộc đời nhiều hơn. Nợ khán giả, nợ những anh em đoàn Kim Cương, những anh em công nhân hậu đài...
* Tuy nhiên, chuyện xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND hiện nay vẫn gây nhiều tranh cãi. Bà có muốn góp thêm tiếng nói về việc này?
- Chuyện NSND, NSƯT tôi lên tiếng nhiều rồi. Cá nhân tôi không cần gì, chỉ mong nhà nước xem xét lại chuyện phong tặng danh hiệu cho nghệ sĩ. Đối với nghệ sĩ, như chị Út Bạch Lan hay anh Thành Được ngày xưa làm gì có điều kiện để đi thi trong khi điều kiện để xét tặng danh hiệu là phải đi thi có Huy chương vàng và phải có 2 huy chương mới được xét NSND. Thà là xét những cống hiến, tư cách đạo đức... chứ không thể đánh giá những hy sinh của anh em nghệ sĩ, những người đã cống hiến trọn cuộc đời, máu xương, nước mắt... bằng những huy chương đó được. Đối với nghệ sĩ, huy chương chính là khán giả.
Xin cảm ơn NSND Kim Cương!
Theo báo Thanh Niên
Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016
Hồi ký Kim Cương - Sống cho người, sống cho mình
Quyển hồi ký về chuyện đời, chuyện nghề của Nghệ sĩ Nhân Dân Kim Cương
được bà và êkíp gồm các tác giả trẻ thực hiện, trong giai đoạn hoàn
thiện. Nữ nghệ sĩ hy vọng sách kịp ra mắt vào đúng dịp sinh nhật của bà
vào ngày 25/1 năm sau. Đây là món quà Kim Cương dành tặng khán giả, tri
ân cuộc đời.
Khoảng tám tháng qua, Kim Cương dành thời gian làm việc với nhóm tác giả gồm bốn cây bút trẻ - những người giúp bà thể hiện trên trang viết hồi ức về quãng đời gắn bó với nghệ thuật. Cuốn sách thuật lại gần hết những sự kiện lớn trong cuộc đời của kỳ nữ đi liền với sự phát triển của sân khấu kịch nói, cải lương Nam bộ. Trong đó, có những chương về kỷ niệm của bà với người mẹ nổi tiếng - Nghệ sĩ Nhân dân Bảy Nam, và cha - ông bầu Phước Cương, cùng nhiều thành viên bên nội, ngoại vốn đều gắn với chiếc nôi nghệ thuật trong nước. Nhiều hình ảnh tư liệu được chọn lọc đưa vào sách để phần minh họa thêm sống động.
Nữ nghệ sĩ tiết lộ có lẽ phần khán giả mong chờ nhất là chương viết về
các câu chuyện tình của bà. "Tất nhiên trong khuôn khổ một cuốn sách,
tôi không thể kể hết mọi chuyện. Vì cả cuộc đời nghệ sĩ với biết bao
nhiêu thăng trầm thì nói làm sao cho hết những đau khổ và hạnh phúc mà
tôi từng trải qua. Có lẽ viết đến bốn, năm quyển hồi ký chắc cũng chưa
hết. Tôi cô đọng phần này với các mối tình gây dấu ấn nhiều nhất trong
cuộc đời mình, và đã góp phần làm nên một tâm hồn nghệ sĩ Kim Cương như
hôm nay", Kim Cương chia sẻ.
Trong cuộc đời thăng trầm của một người được mệnh danh là kỳ nữ của làng nghệ thuật, Kim Cương từng bộc bạch bà là người thất bại trong hôn nhân.
Mua sách Hồi ký Kim Cương tại đây:
"Mong muốn viết một cuốn hồi ký đến với tôi từ nhiều năm qua nhưng mãi chưa thực hiện được mà phải đợi đến hôm nay vì nhiều lý do. Trong đó, lý do lớn nhất là có lúc tôi không muốn động chạm đến chuyện tình cảm riêng đã qua của mình. Bởi cả đời tôi đã dành cho sân khấu, cho khán giả, cho xã hội rồi nên tôi muốn giữ những điều riêng tư, thầm kín cho riêng mình. Nhưng êkíp làm sách đã thuyết phục tôi mở lòng. Bởi nếu chỉ để biết về cuộc đời hoạt động nghệ thuật của Kim Cương, khán giả có thể dễ dàng tìm hiểu qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Nhưng độc giả, khán giả có lẽ còn muốn biết điều họ chưa biết", nữ nghệ sĩ giải thích về lý do bà trải lòng về chuyện tình cảm.
Quá trình viết sách là thời gian không dễ dàng với bà. Nữ nghệ sĩ làm việc rất cẩn trọng, bà cùng tác giả chấp bút đọc, viết và sửa từng câu trong sách. Những lúc đó, bà phải nhớ lại nhiều giai đoạn khó khăn và thời khắc đau khổ trong cuộc đời mà bà nhận xét là không khác gì vở bi kịch. Điều này không ít lần làm bà rơi nước mắt và mất ngủ. Một nhà thơ nữ - người giúp Kim Cương chấp bút cuốn sách - chia sẻ chị cũng nhiều lần rơi nước mắt vì không ngờ cuộc đời nghệ sĩ Kim Cương lại có những lúc chịu nhiều cảnh khổ như vậy.
"Điều lớn nhất tôi muốn gửi gắm trong sách là để những khán giả yêu quý mình, những bạn trẻ đang hồ hởi bước vào con đường diễn xuất, ca hát, làm nghệ sĩ hiểu rằng: một người nghệ sĩ không chỉ có vinh quang mà còn phải chịu nhiều cay đắng. Tôi nói lên bề mặt lẫn bề trái của người nghệ sĩ. Đó là con đường mà đôi khi người ta phải đánh đổi cả hạnh phúc, những điều thiêng liêng trong cuộc sống của mình cho nghệ thuật", bà tâm sự.
Hiện tại, ngoài thời gian viết hồi ký, nghệ sĩ Kim Cương đang dốc sức
cho các hoạt động thiện nguyện. Một trong các hoạt động này là chuẩn bị
một đám cưới tập thể cho khoảng 30 đôi vợ chồng là người khuyết tật. Nữ
nghệ sĩ sinh năm 1937 giữ vai trò điều phối, vận động nguồn tiền để tổ
chức chương trình.
Hiểu được tấm lòng của bà, không ít mạnh thường quân chung tay cùng bà chuẩn bị cho ngày trọng đại của những con người chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Có người giúp tài trợ cho Kim Cương về địa điểm tổ chức tiệc cưới, có người tài trợ áo cưới, quà cưới, chụp ảnh cưới và có cả những tình nguyện viên trẻ đứng ra đỡ đần bà giúp các đôi vợ chồng khuyết tật di chuyển dễ dàng hơn trong lễ cưới...
"Một mình tôi không thể làm hết các công việc này, nhưng may mắn là có những người đồng cảm và đang chung sức cùng tôi chăm lo vun vén hạnh phúc cho các đôi vợ chồng có hoàn cảnh thật sự khó khăn, bị khiếm thị, khiếm thính, ngồi xe lăn... Đời tôi chưa một lần mặc áo cưới nên không có hạnh phúc gì hơn là được mang niềm vui ấy đến cho những người đang yêu nhau", bà chia sẻ. Lễ cưới tập thể này dự kiến diễn ra vào ngày 20/10 tại TP HCM.
Khoảng tám tháng qua, Kim Cương dành thời gian làm việc với nhóm tác giả gồm bốn cây bút trẻ - những người giúp bà thể hiện trên trang viết hồi ức về quãng đời gắn bó với nghệ thuật. Cuốn sách thuật lại gần hết những sự kiện lớn trong cuộc đời của kỳ nữ đi liền với sự phát triển của sân khấu kịch nói, cải lương Nam bộ. Trong đó, có những chương về kỷ niệm của bà với người mẹ nổi tiếng - Nghệ sĩ Nhân dân Bảy Nam, và cha - ông bầu Phước Cương, cùng nhiều thành viên bên nội, ngoại vốn đều gắn với chiếc nôi nghệ thuật trong nước. Nhiều hình ảnh tư liệu được chọn lọc đưa vào sách để phần minh họa thêm sống động.
Nghệ sĩ Kim Cương thời trẻ. |
Trong cuộc đời thăng trầm của một người được mệnh danh là kỳ nữ của làng nghệ thuật, Kim Cương từng bộc bạch bà là người thất bại trong hôn nhân.
Mua sách Hồi ký Kim Cương tại đây:
- Bìa mềm: http://nhasachphuongnam.com/hoi-ky-nghe-si-kim-cuong-song-cho-nguoi-song-cho-minh-bia-mem-p90850.html
- Bìa cứng: http://nhasachphuongnam.com/hoi-ky-nghe-si-kim-cuong-song-cho-nguoi-song-cho-minh-bia-cung-p90849.html
"Mong muốn viết một cuốn hồi ký đến với tôi từ nhiều năm qua nhưng mãi chưa thực hiện được mà phải đợi đến hôm nay vì nhiều lý do. Trong đó, lý do lớn nhất là có lúc tôi không muốn động chạm đến chuyện tình cảm riêng đã qua của mình. Bởi cả đời tôi đã dành cho sân khấu, cho khán giả, cho xã hội rồi nên tôi muốn giữ những điều riêng tư, thầm kín cho riêng mình. Nhưng êkíp làm sách đã thuyết phục tôi mở lòng. Bởi nếu chỉ để biết về cuộc đời hoạt động nghệ thuật của Kim Cương, khán giả có thể dễ dàng tìm hiểu qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Nhưng độc giả, khán giả có lẽ còn muốn biết điều họ chưa biết", nữ nghệ sĩ giải thích về lý do bà trải lòng về chuyện tình cảm.
Quá trình viết sách là thời gian không dễ dàng với bà. Nữ nghệ sĩ làm việc rất cẩn trọng, bà cùng tác giả chấp bút đọc, viết và sửa từng câu trong sách. Những lúc đó, bà phải nhớ lại nhiều giai đoạn khó khăn và thời khắc đau khổ trong cuộc đời mà bà nhận xét là không khác gì vở bi kịch. Điều này không ít lần làm bà rơi nước mắt và mất ngủ. Một nhà thơ nữ - người giúp Kim Cương chấp bút cuốn sách - chia sẻ chị cũng nhiều lần rơi nước mắt vì không ngờ cuộc đời nghệ sĩ Kim Cương lại có những lúc chịu nhiều cảnh khổ như vậy.
"Điều lớn nhất tôi muốn gửi gắm trong sách là để những khán giả yêu quý mình, những bạn trẻ đang hồ hởi bước vào con đường diễn xuất, ca hát, làm nghệ sĩ hiểu rằng: một người nghệ sĩ không chỉ có vinh quang mà còn phải chịu nhiều cay đắng. Tôi nói lên bề mặt lẫn bề trái của người nghệ sĩ. Đó là con đường mà đôi khi người ta phải đánh đổi cả hạnh phúc, những điều thiêng liêng trong cuộc sống của mình cho nghệ thuật", bà tâm sự.
Nghệ sĩ Kim Cương một thời là "nàng thơ" của cố thi sĩ Bùi Giáng. |
Hiểu được tấm lòng của bà, không ít mạnh thường quân chung tay cùng bà chuẩn bị cho ngày trọng đại của những con người chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Có người giúp tài trợ cho Kim Cương về địa điểm tổ chức tiệc cưới, có người tài trợ áo cưới, quà cưới, chụp ảnh cưới và có cả những tình nguyện viên trẻ đứng ra đỡ đần bà giúp các đôi vợ chồng khuyết tật di chuyển dễ dàng hơn trong lễ cưới...
"Một mình tôi không thể làm hết các công việc này, nhưng may mắn là có những người đồng cảm và đang chung sức cùng tôi chăm lo vun vén hạnh phúc cho các đôi vợ chồng có hoàn cảnh thật sự khó khăn, bị khiếm thị, khiếm thính, ngồi xe lăn... Đời tôi chưa một lần mặc áo cưới nên không có hạnh phúc gì hơn là được mang niềm vui ấy đến cho những người đang yêu nhau", bà chia sẻ. Lễ cưới tập thể này dự kiến diễn ra vào ngày 20/10 tại TP HCM.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
No comments:
Post a Comment