Kiệt sức trong công việc và hậu quả nghiêm trọng
Nếu bạn nói bạn đang khổ sở vì 'kiệt sức' trong đầu thập niên 1970, có thể bạn sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên.
Thời
đó, từ này được sử dụng không chính thức để miêu tả tác dụng phụ mà
những người sử dụng chất kích thích nặng gặp phải: đó là trạng thái đờ
đẫn nói chung của hệ thống thần kinh, chẳng hạn, trong trường hợp của
rất nhiều dân mê tiệc tùng.
Tuy
nhiên, khi nhà tâm lý học người Mỹ gốc Đức tên Herbert Freudenberger
lần đầu tiên nhận ra vấn đề kiệt sức ở thành phố New York năm 1974, tại
một phòng khám cho người nghiện và người vô gia cư, Freudenberger không
hề nghĩ đến những người nghiện ma túy.
Tình nguyện viên của phòng
khám đó thực sự cũng khổ sở: Công việc của họ quá căng thẳng; rất nhiều
người bắt đầu cảm thấy không còn động lực làm việc và đờ đẫn về cảm
xúc. Mặc dù có thời gian họ từng thấy công việc là xứng đáng, nhưng khi
đó họ đã trở nên hoài nghi và trầm cảm; họ không dành sự quan tâm xứng
đáng cho bệnh nhân nữa. Freudenberger định nghĩa trạng thái đáng báo
động này là tình trạng kiệt sức vì làm việc quá sức kéo dài - và ông
mượn cụm từ 'kiệt sức' để mô tả.
Sự phổ biến của hội chứng này bùng nổ, và ngày nay kiệt sức vì công việc là hội chứng toàn cầu.
Mặc
dù người ta khó lòng thu thập chính xác con số thống kê về số người bị
kiệt sức, nhưng có 595.000 người ở riêng Anh Quốc chịu căng thẳng từ nơi
làm việc trong năm 2018.
Vận động viên thể thao bị tình trạng
này. Những ngôi sao YouTube cũng bị vấn đề. Doanh nhân cũng bị. Chính
Freudenberger cuối cùng cũng bị kiệt sức.
Cuối tháng trước, Tổ
chức Y tế Thế giới WHO công bố vấn đề phổ biến này này sẽ được ghi nhận
trong cẩm nang Phân loại Bệnh tật Quốc tế số mới nhất.
Trong cẩm nang này triệu chứng được mô tả là "do căng thẳng triền miên tại nơi làm việc không được kiểm soát tốt".
Theo
WHO, kiệt sức trong công việc có ba yếu tố: cảm thấy kiệt quệ, tinh
thần lãnh đạm với công việc và thể hiện kém tại nơi làm việc. Nhưng chờ
đến khi bạn hoàn toàn kiệt sức mới hành động thì chẳng có tác dụng gì
hết, và bạn sẽ không chờ đợi cho đến khi quá muộn mới chịu đi chữa bệnh.
Cảm nhận sự kiệt quệ
Vậy làm sao có thể biết bạn gần như kiệt sức, nhưng chưa hoàn toàn đến mức đó?
"Có
rất nhiều dấu hiệu và triệu chứng trong giai đoạn trước kiệt sức có thể
rất giống với trầm cảm," Siobhán Murray, nhà tâm lý trị liệu làm việc ở
Hạt Dublin, Ireland và là tác giả một quyển sách về kiệt sức có tên
"Giải pháp cho Kiệt sức" (The Burnout Solution), nói.
Murray đề
nghị ta quan sát những thói quen xấu dần xuất hiện, như là uống bia rượu
ngày càng nhiều và ăn thực phẩm có đường nhiều trong ngày. Bạn cũng cần
chú ý đến cảm giác mệt mỏi không dần biến mất. "Vì vậy cho dù bạn ngủ
ngon nhưng đến 10 giờ sáng bạn đã lại mong ngóng chờ đến giờ đi ngủ.
Hoặc bạn không có đủ năng lượng để tập thể thao hoặc đi bộ."
Ngay khi bạn bắt đầu cảm thấy như vậy, Murray đề nghị bạn nên đến gặp bác sĩ.
"Trầm
cảm và kiệt sức rất giống nhau, nhưng dù ngày càng nhiều người hăng hái
cho rằng trầm cảm giờ đã trở thành bệnh trong y tế, nhưng triệu chứng
này vẫn chưa được coi là như vậy - nó vẫn được xếp vào nhóm hiện tượng
nghề nghiệp."
Quan trọng là bạn tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia
y tế, người có thể phân biệt giữa hai loại này, vì mặc dù có rất nhiều
lựa chọn điều trị cho trầm cảm, thì cách tốt nhất để chữa trị kiệt sức
là thay đổi nếp sống.
Vậy làm sao bạn biết được liệu bạn có đang ở đỉnh
điểm tình trạng kiệt sức, hay chỉ là bạn đang trải qua một tháng nhiều
thử thách?
Cách chào cuối email có thể khiến bạn mất việc
Ai phát tài nhờ vào DNA của bạn?
Vì sao cách nói trong kinh doanh đôi khi khó nghe
"Căng thẳng là vấn đề thực sự quan trọng, và sự lo lắng là động lực khiến ta làm việc giỏi," Murray nói. "Nhưng khi ta liên tục gặp phải căng thẳng và lo lắng, mà ta không thể thoát ra khỏi, đó là lúc mọi thứ chuyển qua tình trạng kiệt sức."
Lấy ví dụ, bạn đang thực hiện một dự án lớn. Nếu bạn cảm thấy có sự thôi thúc từ adrenaline gây ra mỗi khi nghĩ về dự án, thì đó là điều bình thường, và có thể nó sẽ khiến bạn thức khuya ban đêm.
Nhưng Murray nói rằng nếu bạn vẫn cảm thấy không thể nghỉ ngơi khi dự án đã qua, thì đã đến lúc nên xem xét có thể bạn rơi vào tình trạng kiệt sức. "Bạn đã đưa tâm trạng khi trước vào giai đoạn tiếp theo trong đời sống hàng ngày của bạn, và cứ tiếp tục duy trì nó," bà nói.
Một ví dụ điển hình khác cho thấy bạn đang rất gần với tình trạng kiệt sức là sự hoài nghi: cảm thấy như công việc có rất ít giá trị, tránh né các hoạt động xã hội và trở nên mẫn cảm hơn với sự thất vọng.
"Một số người đang ở giai đoạn mấp mé có lẽ sẽ bắt đầu cảm thấy đờ đẫn về cảm xúc hoặc lãnh đạm về mặt tinh thần," Jacky Francis Walker, nhà tâm lý trị liệu từ London chuyên về kiệt sức, nhận định. "Như thể họ không có khả năng để tương tác nhiều với những thứ bình thường trong cuộc sống."
Bà cũng đề nghị ta tìm kiếm những dấu hiệu báo hiệu kiệt sức, khi bạn chẳng cảm thấy suy suyển gì khi chất lượng công việc bắt đầu đi xuống.
"Mọi người sẽ nói 'nhưng đó không phải là tôi!', 'Tôi không như vậy'; 'Tôi thường thì có thể làm được x, y và z'. Nhưng rõ ràng nếu đang trong tình trạng kiệt quệ về thể chất thì họ cũng không có khả năng làm việc như bình thường," Walker nói.
Nếu điều này trông có thể như không mấy khoa học, thì hãy nhìn vào thang Dấu hiệu Kiệt sức Nghề nghiệp Maslach (MBI), một bài kiểm tra được thiết kế để đo tình trạng kiệt sức. Bài khảo sát được sử dụng rộng rãi nhất là Khảo sát Tổng quát MBI (MBI-General Survey), dùng để đo đạc những yếu tố như kiệt sức, hoài nghi và về việc bạn đang nghĩ mình đang làm việc tốt đến mức nào.
Khảo sát này được công bố lần đầu tiên vào năm 1981, và đã được trích dẫn hàng trăm lần trong các nghiên cứu kể từ đó. Mặc dù nó thường được sử dụng để đánh giá tình trạng kiệt sức ở đỉnh điểm, nhưng cũng không có lý do gì mà bạn không thể áp dụng nó để xem mình có đang gần tình trạng đó hay không.
"Bạn đang có điều gì xảy ra trong đời mà bạn có thể tạm thời hoặc loại bỏ vĩnh viễn? [Ngủ thật nhiều] có thể giúp bạn phục hồi khỏi tình trạng trông như kiệt sức," Murray nói.
Walker có một chương trình ba bước, trong đó có bước xác định tại sao có sự không khớp giữa điều mà người đó có thể thực hiện và thứ mà họ nghĩ họ được yêu cầu phải làm.
"Đôi khi đó là vì họ cảm thấy nhu cầu cần phải quá hoàn hảo, hoặc họ có thể bị hội chứng kẻ mạo danh, tức là hội chứng mà họ phải làm việc rất nhiều để che đậy điều mà họ nghĩ rằng họ không giỏi như mọi người nghĩ."
Tuy nhiên, đôi khi môi trường làm việc chính là vấn đề.
Theo một nghiên cứu của Gallup năm 2018 được thực hiện trên khoảng 7.500 người lao động ở Hoa Kỳ, tình trạng kiệt sức nghề nghiệp bắt nguồn từ việc đối xử không công bằng trong công việc, khối lượng công việc không thể kiểm soát và thiếu sự rõ ràng về vai trò của người làm việc. Nhân viên cũng căng thẳng vì thiếu sự hỗ trợ của cấp trên và áp lực thời gian không hợp lý.
"Một vấn đề khác có thể là giá trị của công ty đang xung đột với giá trị của cá nhân người đó, điều này có thể gây ra cảm giác quá tải và bất hòa, bởi vì họ đang làm việc mà họ không tin tưởng," Walker cho biết. Trong một số trường hợp, khách hàng của bà có thể giải quyết vấn đề bằng cách tìm đến điều gì đó khác trọn vẹn hơn ngoài công việc, nhưng thường là họ quyết định thay đổi căn bản hơn, như đổi công ty hoặc thậm chí chọn nghề khác.
Dù vấn đề gây kiệt sức nghề nghiệp của bạn là gì, thì mẹo quan trọng nhất của Murray là bạn hãy tử tế với bản thân.
Theo kinh nghiệm của Murray, một trong những nguyên nhân chủ chốt dẫn đến đại dịch kiệt sức đó là văn hóa muốn đạt được tất cả mọi thứ của thời đại này.
Thông thường, ta không thể có đời sống xã hội lành mạnh và đồng thời thực hiện dự án lớn, và cùng lúc đạt được mọi mục tiêu cá nhân về thể chất. Bà cho biết quan trọng là ta biết ưu tiên và không trông đợi quá nhiều ở bản thân, khi mọi người có vẻ như cùng lúc đều giống như vị phụ huynh đồng thời là sếp, là thần tượng thể thao và là người bạn hoàn hảo, thì có thể họ đang khiến ta hiểu lầm - hoặc ít nhất là họ được rất nhiều người giúp đỡ.
Nếu bạn cảm thấy bạn có thể gần tới mức sắp gia nhập vào nhóm bị kiệt sức, hãy lui lại một chút, tìm hiểu xem điều sai lầm là gì - và hãy để mình thoát khỏi tình trạng đó.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Capital.
Cách chào cuối email có thể khiến bạn mất việc
Ai phát tài nhờ vào DNA của bạn?
Vì sao cách nói trong kinh doanh đôi khi khó nghe
"Căng thẳng là vấn đề thực sự quan trọng, và sự lo lắng là động lực khiến ta làm việc giỏi," Murray nói. "Nhưng khi ta liên tục gặp phải căng thẳng và lo lắng, mà ta không thể thoát ra khỏi, đó là lúc mọi thứ chuyển qua tình trạng kiệt sức."
Lấy ví dụ, bạn đang thực hiện một dự án lớn. Nếu bạn cảm thấy có sự thôi thúc từ adrenaline gây ra mỗi khi nghĩ về dự án, thì đó là điều bình thường, và có thể nó sẽ khiến bạn thức khuya ban đêm.
Nhưng Murray nói rằng nếu bạn vẫn cảm thấy không thể nghỉ ngơi khi dự án đã qua, thì đã đến lúc nên xem xét có thể bạn rơi vào tình trạng kiệt sức. "Bạn đã đưa tâm trạng khi trước vào giai đoạn tiếp theo trong đời sống hàng ngày của bạn, và cứ tiếp tục duy trì nó," bà nói.
Một ví dụ điển hình khác cho thấy bạn đang rất gần với tình trạng kiệt sức là sự hoài nghi: cảm thấy như công việc có rất ít giá trị, tránh né các hoạt động xã hội và trở nên mẫn cảm hơn với sự thất vọng.
"Một số người đang ở giai đoạn mấp mé có lẽ sẽ bắt đầu cảm thấy đờ đẫn về cảm xúc hoặc lãnh đạm về mặt tinh thần," Jacky Francis Walker, nhà tâm lý trị liệu từ London chuyên về kiệt sức, nhận định. "Như thể họ không có khả năng để tương tác nhiều với những thứ bình thường trong cuộc sống."
Bà cũng đề nghị ta tìm kiếm những dấu hiệu báo hiệu kiệt sức, khi bạn chẳng cảm thấy suy suyển gì khi chất lượng công việc bắt đầu đi xuống.
"Mọi người sẽ nói 'nhưng đó không phải là tôi!', 'Tôi không như vậy'; 'Tôi thường thì có thể làm được x, y và z'. Nhưng rõ ràng nếu đang trong tình trạng kiệt quệ về thể chất thì họ cũng không có khả năng làm việc như bình thường," Walker nói.
Nếu điều này trông có thể như không mấy khoa học, thì hãy nhìn vào thang Dấu hiệu Kiệt sức Nghề nghiệp Maslach (MBI), một bài kiểm tra được thiết kế để đo tình trạng kiệt sức. Bài khảo sát được sử dụng rộng rãi nhất là Khảo sát Tổng quát MBI (MBI-General Survey), dùng để đo đạc những yếu tố như kiệt sức, hoài nghi và về việc bạn đang nghĩ mình đang làm việc tốt đến mức nào.
Khảo sát này được công bố lần đầu tiên vào năm 1981, và đã được trích dẫn hàng trăm lần trong các nghiên cứu kể từ đó. Mặc dù nó thường được sử dụng để đánh giá tình trạng kiệt sức ở đỉnh điểm, nhưng cũng không có lý do gì mà bạn không thể áp dụng nó để xem mình có đang gần tình trạng đó hay không.
Nếu bạn đang ở giai đoạn tiền kiệt sức, thì nên làm gì tiếp theo?
Cách duy nhất để ngăn chặn kiệt sức - và loại bỏ nó vĩnh viễn - là nhổ tận gốc vấn đề gây ra tình trạng đó."Bạn đang có điều gì xảy ra trong đời mà bạn có thể tạm thời hoặc loại bỏ vĩnh viễn? [Ngủ thật nhiều] có thể giúp bạn phục hồi khỏi tình trạng trông như kiệt sức," Murray nói.
Walker có một chương trình ba bước, trong đó có bước xác định tại sao có sự không khớp giữa điều mà người đó có thể thực hiện và thứ mà họ nghĩ họ được yêu cầu phải làm.
"Đôi khi đó là vì họ cảm thấy nhu cầu cần phải quá hoàn hảo, hoặc họ có thể bị hội chứng kẻ mạo danh, tức là hội chứng mà họ phải làm việc rất nhiều để che đậy điều mà họ nghĩ rằng họ không giỏi như mọi người nghĩ."
Tuy nhiên, đôi khi môi trường làm việc chính là vấn đề.
Theo một nghiên cứu của Gallup năm 2018 được thực hiện trên khoảng 7.500 người lao động ở Hoa Kỳ, tình trạng kiệt sức nghề nghiệp bắt nguồn từ việc đối xử không công bằng trong công việc, khối lượng công việc không thể kiểm soát và thiếu sự rõ ràng về vai trò của người làm việc. Nhân viên cũng căng thẳng vì thiếu sự hỗ trợ của cấp trên và áp lực thời gian không hợp lý.
"Một vấn đề khác có thể là giá trị của công ty đang xung đột với giá trị của cá nhân người đó, điều này có thể gây ra cảm giác quá tải và bất hòa, bởi vì họ đang làm việc mà họ không tin tưởng," Walker cho biết. Trong một số trường hợp, khách hàng của bà có thể giải quyết vấn đề bằng cách tìm đến điều gì đó khác trọn vẹn hơn ngoài công việc, nhưng thường là họ quyết định thay đổi căn bản hơn, như đổi công ty hoặc thậm chí chọn nghề khác.
Dù vấn đề gây kiệt sức nghề nghiệp của bạn là gì, thì mẹo quan trọng nhất của Murray là bạn hãy tử tế với bản thân.
Theo kinh nghiệm của Murray, một trong những nguyên nhân chủ chốt dẫn đến đại dịch kiệt sức đó là văn hóa muốn đạt được tất cả mọi thứ của thời đại này.
Thông thường, ta không thể có đời sống xã hội lành mạnh và đồng thời thực hiện dự án lớn, và cùng lúc đạt được mọi mục tiêu cá nhân về thể chất. Bà cho biết quan trọng là ta biết ưu tiên và không trông đợi quá nhiều ở bản thân, khi mọi người có vẻ như cùng lúc đều giống như vị phụ huynh đồng thời là sếp, là thần tượng thể thao và là người bạn hoàn hảo, thì có thể họ đang khiến ta hiểu lầm - hoặc ít nhất là họ được rất nhiều người giúp đỡ.
Nếu bạn cảm thấy bạn có thể gần tới mức sắp gia nhập vào nhóm bị kiệt sức, hãy lui lại một chút, tìm hiểu xem điều sai lầm là gì - và hãy để mình thoát khỏi tình trạng đó.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Capital.
Tin liên quan
- Ăn mặc phá cách có thể có lợi cho bạn?
- Nơi duy nhất trên Trái Đất người không phải sống với chuột
- Sự gia tăng của các quán bar không rượu
- Cách chào cuối email có thể khiến bạn mất việc
- Ai phát tài nhờ vào DNA của bạn?
- Vì sao cách nói trong kinh doanh đôi khi khó nghe
- Đi du lịch, hưởng thụ quá nhiều sẽ thấy chán?
- Danh sách 'thành phố đắt đỏ nhất' là 'dành cho người nước ngoài'
- Trái bơ: món ăn thời thượng của thế hệ thiên niên kỷ
No comments:
Post a Comment