Nhà báo Quốc tế” đã học theo gương ai?
Việc thăng tiến, bổ nhiệm, khen thưởng đều không thực hiện minh
bạch, dân chủ công khai mà chỉ được xem xét, quyết định bởi một cá nhân
hay nhóm người. Chính thể chế ấy đã kích thích, thậm chí cưỡng bách
người ta mua bằng, giả bằng cấp, giả lý lịch, giả thành tích, chạy chức,
chạy quyền, chạy khen thưởng, chạy cơ cấu…. Giả danh, mạo danh, mua bán
danh để trục lợi, tiến thân là bản chất của chế độ cộng sản.
Mạng xã hội Việt Nam đã lật tẩy vụ lừa đảo của “Nhà báo Quốc Tế”,
“tiến sĩ danh dự” Lê Hoàng Anh Tuấn. Oái oăm là đối tượng bị lừa là
những tổ chức chuyên ngành pháp luật, khoa học báo chí cao nhất Việt Nam
như; Hội Nhà Báo, Hội Luật Gia, Trường Đại học Luật Hà Nội, Học viên
Báo chí Tuyên Truyền, Học viện Cảnh Sát nhân dân và một số cá nhân như
ông Bùi Mạnh Cường, Phó Viện trưởng VKSND Tối cao, PGS. TS. Nguyễn Thành
Lợi, Tổng Biên tập tạp chí Người Làm Báo…. Vì sao hàng loạt quan chức
Việt bị lừa?
Cảnh Sát, Giáo sư, Tiến sĩ ngồi nghe tài xế dạy chống tham nhũng
Một tài xế taxi đi xuất khẩu lao động ở Công Hòa Séc trở về hóa thành
Tiến sĩ, nhà báo quốc tế, Tổng biên tập tạp chí Chống tham nhũng và hợp
tác quốc tế. Các văn bằng của Séc được Đại sứ quán VN hợp thức hóa lãnh
sự hẳn hoi. Đại học Luật Hà Nội mở rộng cửa đón nhận làm sinh viên học
hệ văn bằng 2 ở cấp cử nhân rồi cao học. Học Viện báo chí tuyên truyền,
Học viện cảnh sát rộng cửa mời Nhà báo quốc tế thỉnh giảng cho sinh viên
báo chí, học viên sĩ quan cảnh sát.
Oách hơn nữa, không chỉ giảng dạy sinh viên, ông Nhà Báo quốc tế này
còn được mời tham luận trong các hội thảo khoa học của Học Viện Báo Chí,
thuyết giảng cho giới khoa học của Học Viện này học tập.
Hội Luật Gia Việt Nam lập tức thành lập Viện Pháp luật kinh doanh và
đầu tư châu Âu và phong Tuấn là Viện trưởng, cấp xe sang biển số xanh 80
A cho Tuấn đi lại.
Hội nhà báo VN kết nạp Nhà Báo Quốc tế này làm hội viên dù theo điều
lệ Hội, Tuấn thiếu tiêu chuẩn quan trọng nhất là Thẻ Nhà Báo Việt Nam do
Bộ TT&TT cấp. Tạp chí Người Làm Báo của Hội đăng nhiều bài ca tụng
Nhà báo quốc tế này với lời khen có cánh.
Đặc biệt, Tuấn đã dàn dựng buổi lễ “vinh quy bái tổ” về thăm trường
cũ ở Hà Tĩnh, nhà trường phải cho 1.200 học sinh nghỉ học để tiếp đón vì
tháp tùng theo Tuấn có các khách mời là quan chức Trung ương.
Phó Viện trưởng VKSND Tối cao chỉ đạo Viện KSND tỉnh tham dự và trao hoa.
Vì sao một kẻ giả danh, lừa đảo, thậm xưng như con voi Ma Mút đã đâm
xuyên hàng chục lỗ kim quản lý tưởng như cực kỳ chặt chẽ của các cơ
quan, tổ chức nhà nước Việt Nam?
Giả danh trục lợi
Báo Tuổi Trẻ đã có bài “Thói hám danh”, lý giải rằng “Đó chính là
thói hám danh. Nó nảy nòi từ xã hội vừa thoát khỏi cảnh thiếu ăn chưa
lâu. Và cũng được sinh ra, nuôi dưỡng trong một nền giáo dục chuộng hình
thức và thành tích giả dối.
Hệ quả là sự mù quáng của những người vì hám danh mà đánh mất cả lý
trí, cả suy nghĩ có tính phản biện với bất cứ con người, sự việc, sự vật
hay hiện tượng nào mà mình thấy ngoài đời để có kết luận đúng sai, phải
trái.
Đồng thời có rất nhiều kẻ hãnh tiến, háo danh dựa vào tâm lý này để trục lợi dễ dàng” {1}
Lập luận bài viết này khá xác đáng, tuy nhiên có thể do điều kiện của
báo chí lề phải, tác giả chỉ có thể nói một phần của sự thật và không
nói được bản chất của sự thật. Nhà báo Quốc tế này không hám danh, xã
hội ngày nay cũng không chỉ hám danh mà tệ hại hơn ý thức việc mạo danh,
giả danh thành mục tiêu sống còn để tiến thân.
Chưa có kết luận điều tra nhưng có rất nhiều đơn thư, dư luận tố cáo
Nhà báo Quốc tế này dính líu tới những bê bối về tiền bạc: vụ hứa tặng
nhà cho 40 gia đình nghèo ở Hà Tỉnh rồi xù làm cho các gia đình đổ nợ,
bị tố cáo vi phạm hợp đồng chiếm trên 500 trệu đồng của một doanh
nghiệp. Luật sư Trần Đình Triển đã tố cáo đích danh Lê Vũ Anh Tuấn câu
kết với Võ Kim Cự nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Hà Tĩnh, chạy
án làm một doanh nhân bị tù oan và mất trắng hơn 10 tỉ đồng.
Không phải tự nhiên mà khi vụ việc vỡ lở, tạp chí Người Làm Báo lập
tức rút các bài báo online ca ngợi Nhà báo quốc tế, Hội Nhà báo ra quyết
định xóa tên hội viên. Hội Luật gia cũng ra quyết định đình chỉ chức
Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và đầu tư châu Âu của Tuấn và đồng
thời thanh tra hoạt động của Viện này.
Hám danh có lẽ là thuộc tính chung của con người, xã hội nào, dân tộc
nào cũng có. Thời phong kiến và ngay trong thời Pháp thuộc, chính quyền
đều có bán những danh hiệu, phẩm trật cho người có tiền làm nguồn thu
cho ngân sách gọi nôm na là chức Hàm hay chức danh dự, nhưng đây chỉ
thuần túy là danh hiệu, không có thực quyền. Người mang danh này không
thể dựa vào chức danh hàm mua được mà tác yêu tác quái.
Thời ấy, các nhà điền chủ ở Nam Kỳ đều bỏ tiền ra mua chức huyện,
phủ, Hội đồng để được xưng hô trong vọng nhưng không được tham chính.
Chức vụ thật, danh vị thật chỉ trao cho người có khả năng, có đóng
góp hiệu quả theo chế độ quan chế hay hành chính của triều đình, chính
quyền. Lịch sử chưa ghi nhận trường hợp nào mua điểm, chạy điểm thành
công, chưa trường hợp nào vi phạm thi cử lại được dung túng. Học giả
thần đồng Lê Quý Đôn bị biếm giáng chức, thi sĩ thần đồng Cao Bá Quát bị
tuyên án tử.
Ở một góc độ khác, hám danh với ý nghĩa tính cực, chính danh mang ý
nghĩa tích cực với cá nhân và xã hội đó là lòng tự trọng, tự hào của con
người về giá trị của mình. Dân gian có câu “mua danh ba vạn, bán danh
ba đồng”, Nguyễn Công Trứ khẳng định “phải có danh gì với núi sông. Nho
học đề cao “lưu danh thiên cổ”. Trong chừng mực nào đó, biết sử dụng hợp
lý, tính háo danh là yếu tố khuyến khích nỗ lực phấn đấu của cá nhân
đóng góp cho xã hội.
Ai phát động giả danh trục lợi?
Chính quyền cộng sản tận dụng và kích thích tính hám danh phát triển
đến tột cùng để phục vụ cho chế độ. Chính Hồ Chí Minh đã lập ra phong
trào “thi đua yêu nước” với đủ thứ danh hiệu để huy động sức dân nào anh
hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, dũng sĩ diệt Mỹ, chiến sĩ
thi đua….
Các thế hệ cầm quyền kế tiếp lại càng rộng tay ban phát thêm danh
hiệu, giải thưởng nào là nghệ sĩ, thầy thuốc, nghệ nhân ưu tú, nhà giáo
nhân dân, ưu tú; giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng nhà nước,…. Các cơ
quan trung ương cũng đẻ ra bao danh hiệu sao đỏ, sao xanh,… để mua bán,
ban phát.
Bộ máy tuyên truyền đã mở hết công suất để tuyên truyền về những tấm
gương giả hiệu từ Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi…. để nhân dân
học tập, thi đua.
Mỗi đứa trẻ bước vào trường học đã cạnh tranh nhau về danh hiệu học
sinh tiên tiến, xuất sắc; cạnh tranh vào đội cờ đỏ, đội Thiếu niên tiền
phong, tiếp lên PTTH cạnh tranh được vào đoàn Thanh niên cộng sản….
Tiếp đó bằng mọi giá phải có bằng đại học, thạc sĩ, tiến sĩ để được bổ nhiệm theo tiêu chuẩn cán bộ.
Ở khu dân cư, cá nhân gia đình tranh nhau danh hiệu gia đình văn hóa,
thôn khóm, phường xã cũng tranh nhau danh hiệu văn hóa. Biết bao thứ
danh mà chế độ đặt ra, ban phát để người ta phải tranh giành.
Khác biệt so với các thể chế trước đây, chế độ công sản danh đi kèm
theo lợi. Không chỉ đơn giản quyền lợi phần thưởng tiền bạc, chế độ
chính sách mà quan trọng hơn là quyền lực chính trị. Những danh hiệu,
thành tích là bậc thang để người ta bước lên thăng tiến. Trước hết là
được kết nạp đảng. Không có đảng viên thì đừng mong thăng tiến trong hệ
thống công quyền. Điển hình gần nhất là trường hợp 13 trưởng phó phòng
của Báo Thanh Niên bị đồng loạt bãi chức vì không có đảng viên.
Sự gắn kết hữu cơ Danh và Lợi, Quyền không phải đơn lẻ mà thành bản
chất, là yếu tố quyết định trong cơ cấu vận hành của guồng máy chế độ.
Việc thăng tiến, bổ nhiệm, khen thưởng đều không thực hiện minh bạch,
dân chủ công khai mà chỉ được xem xét, quyết định bởi một cá nhân hay
nhóm người. Chính thể chế ấy đã kích thích, thậm chí cưỡng bách người ta
mua bằng, giả bằng cấp, giả lý lịch, giả thành tích, chạy chức, chạy
quyền, chạy khen thưởng, chạy cơ cấu…. Giả danh, mạo danh, mua bán danh
để trục lợi, tiến thân là bản chất của chế độ cộng sản. Chiến dịch diệt
ruồi đả hổ của Tập Cận Bình hay đốt lò của Tổng Trọng thực chất là giả
danh, nhân danh chống tham nhũng để triệt tiêu đối thủ, thâu tóm quyền
lực về cá nhân, phe nhóm của mình.
Anh hùng giả, Ủy viên trung ương đảng thật!
Vụ Nhà báo quốc tế Lê Vũ Anh Tuấn không phải là cá biệt. Nó ồn ào do
tính phô trương đình đám nhưng nhỏ xíu về tầm vóc so với một số vụ mạo
danh trục lợi vỡ lở gần đây. Thí dụ như vụ Hồ Xuân Mãn - nguyên Ủy viên
TƯ Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế, bị thu hồi danh hiệu anh
hùng lực lương vũ trang do khai thành tích giả trong chiến tranh. Một
câu hỏi lớn vẫn treo lơ lửng là ngay việc Mãn được kết nạp đảng lúc nào
cũng chưa xác định.
Trên fb của các cựu chiến binh Lê Bá Dương (tác giả bài thơ nổi tiếng
Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ. Đáy sông còn đó bạn tôi nằm…..), Phan
Trí Đinh, Dương Đình Lương vv nhiều năm qua đã đưa bằng chứng xác đáng
chứng minh rằng hồi ký Một thời hoa lửa của Thượng tướng, anh hùng lực
lượng vũ trang Nguyễn Hữu Hiệu viết về trận chiến Quảng Trị là ăn cắp,
lắp ghép từ các tư liệu của các cựu chiến binh các đơn vị tham chiến ở
Quảng Trị. Tướng Hiệu và đơn vị của ông ta không hề tham chiến ở Quảng
Trị trong giai đoạn Mùa hè đỏ lửa.
Hơn thế nữa, ông Hiệu còn tham gia với một nhóm người giả danh là Cựu
Chiến Binh Quảng Trị dựng ra một thành tích ảo quy tập hài cốt 400 liệt
sĩ …{3}
Thể chế chính trị nuôi dưỡng và bảo vệ tệ nạn mạo danh, giả danh để
trục lợi được hỗ trợ bởi hệ thống đào tạo, hình thức và đầy bất trắc của
ngành giáo dục Việt Nam, cộng thêm lượng bằng cấp dỏm được du nhập từ
nước ngoài thì khó có thể thống kê được tỉ lệ bao nhiêu quan chức VN mạo
danh giả danh là tiến sĩ, thạc sĩ. Chỉ riêng một học viện của Viện Hàn
Lâm Khoa học quốc gia được báo chí gọi là “Lò ấp tiến sĩ” với một dúm
thầy lèo tèo trong ba năm đã chiêu sinh “ấp” 1100 tiến sĩ, 4800 thạc sĩ
với vô số sai sót, lỏng lẻo.{4}
Ngay cả ngài Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo
sư nhà nước hiện nay cũng bị tố với các chứng cứ cụ thể là đạo văn. Đơn
tố cáo gửi đến ngay Tống Bí Thư đốt lò và Chủ tịch nước nhưng ông Nhạ
vẫn bình chân như vại, vẫn tổ chức các kỳ thi quốc gia đầy gian dối, giả
trá với hàng trăm bài thi được sửa nâng điểm. Hàng chục cán bộ đã bị
bắt, nhưng ông Nhạ vẫn bình an. Điều này càng chứng minh mạo danh, gian
dối bằng cấp học lực là điều bình thường và là sự ưu việt của chính
quyền cộng sản Việt Nam.
Học tập theo tấm gương “Người”!
Điều trớ trêu là không lâu trước khi bị tước danh hiệu anh hùng LLVT,
Hồ Xuân Mãn khi đang chức là 1 trong 3 Bí thư Tỉnh ủy được Tổng Bí thư
Nông Đức Mạnh tuyên dương là “Tấm gương tiêu biểu” trong phong trào
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” {5}
Nông Đức Mạnh quả không lầm khi tuyên dương Hồ Xuân Mãn, qua những
việc đã làm cho thấy Mãn không chỉ học mà còn thực hành rất nhuần
nhuyễn, thấu đáo tấm gương của người đi trước.
Xưa nay, qua cuốn sách mượn tên Trần Dân Tiên viết thành tích đạo đức
của Hồ Chi Minh, qua các tài liệu chính trị của đảng người dân vẫn được
cung cấp thông tin Hồ Chí Minh, Nguyễn Tất Thành chính là Nguyễn Ái
Quốc viết Thỉnh Nguyện Thư gửi Hội nghị Versailles. Một trong những tài
liệu chính thống của đảng viết ấm ớ như sau: “Năm 1918, Chiến tranh thế
giới thứ nhất kết thúc. Ngày 18-6-1919, đại biểu các nước đế quốc tham
gia chiến tranh họp Hội nghị ở Vécxây. Thay mặt Hội những người yêu nước
Việt Nam tại Pháp, Nguyễn Tất Thành cùng Phan Châu Trinh, Phan Văn
Trường thảo ra bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới Hội nghị Vécxây.
Bản yêu sách được luật sư Phan Văn Trường viết bằng tiếng Pháp (vì lúc
này Nguyễn Tất Thành chưa thạo tiếng Pháp). Dưới bản Yêu sách Nguyễn Tất
Thành ký tên: Nguyễn Ái Quốc. Đây là lần đầu tiên tên gọi Nguyễn Ái
Quốc xuất hiện {6}
Trong Hồ Chí Minh toàn tập có hơn 700 trang in đăng những bài báo, ký
tên Nguyễn Ái Quốc. Sách Bản án chế độ thực dân Pháp ký tên Nguyễn Ái
Quốc cũng được khằng định là của Hồ Chì Minh. Những bài báo này có nội
dung súc tích thể hiện trí tuệ. Hồ Chí Minh được người dân trong nước và
kiều bào ngưỡng mộ bắt đầu từ những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quốc. Cái
tên Nguyễn Ái Quốc có tiếng vang rất lớn từ Sài Gòn cho đến Paris đã tạo
cho Hồ Chí Minh một ấn tượng đẹp trong lòng người dân. Nguyễn Ái Quốc
là cái tên đẹp nhất, là hình ảnh lý tưởng nhất trong những cái tên và
trong những con người đa dạng của Hồ Chí Minh.
Thế nhưng ngày nay, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng Nguyễn Ái
Quốc không phải là tên cá nhân mà là bút danh chung của nhóm Ngũ Long,
năm nhà cách mạng VN ở Paris gồm Phan Văn Trường, Phan Châu Trinh,
Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Tất Thành. Trong năm người
thì Luật sư Phan Văn Trường, Phó Bảng Phan Châu Trinh, Nguyễn Thế Truyền
đều là những trí thức uyên bác, nhiều năm sống tại Pháp. Thời điểm đó,
tầm nhìn chính trị, vốn tiếng Pháp và cả nguồn thông tin tư liệu của một
thanh niên làm phụ bếp như Nguyễn Tất Thành không đủ để viết những bài
báo hay Thỉnh Nguyện Thư gửi Hôi nghị Versailles. Tác giả Thụy Khê đã có
bài nghiên cứu chi tiết về sự kiện này.{7}
Nhà báo quốc tế Lê Vũ Anh Tuấn cũng học theo tấm gương vĩ đại ấy
Nguyễn Tất Thành tiếm danh Nguyễn Ái Quốc của các nhà cách mạnhg cha
chú, đàn anh. Không chỉ vì hám danh mà việc mạo danh thành công giá trị
lợi lạc không thể lường hết được.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
No comments:
Post a Comment