Đất nước như rắn mất đầu
Chuyện
tàu thăm dò dầu khí Trung Quốc mang tên Haiyang Dizhi 8 (Marine Geology
8) vào ngày 3 tháng 7 đã đi vào vùng biển gần Bãi Tư Chính Việt Nam
kiểm soát để thực hiện một cuộc khảo sát địa chấn.
Chuyện bà Phó Giáo sư – Tiến sĩ Phan Thị Hồng Xuân, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Dân tộc học - Nhân học thành phố Sài Gòn – Trưởng khoa Đô Thị học trường đại học KHXH&NV Sài Gòn đưa ra ý tưởng “lu chống ngập” cho thành phố này tại kỳ họp hội đồng nhân dân thành phố vào ngày 12 tháng 7 đã làm cho mạng xã hội một lần nữa dậy sóng vì ý tưởng rất “lu” này!
Cả hai chuyện tưởng chừng như không liên quan, tưởng chừng như đá nhau nhưng thực tế, nó lại có liên quan và cả quan hệ nhân quả. Đương nhiên, đây không phải là mối quan hệ nhân quả của một chuỗi thủ đoạn bưng bít thông tin, giấu nhẹm truyền thông hay đánh chìm xuồng việc đang xảy ra trên biển Đông. Mà vấn đề là “rắn không đầu”.
Nói rắn không đầu là không nhằm ám chỉ việc ông Nguyễn Phú Trọng đang bị bệnh, thiếu đầu tàu. Mà là thực trạng như “rắn không đầu” đã xuất hiện tại Việt Nam kể từ khi đảng Cộng sản nắm quyền trên cả hai miền từ 1975 đến nay. Vì sao là từ năm 1975 đến nay chứ không phải từ 1930 đến nay? Vì lẽ, khi toàn chiếm miền Nam, nhà lãnh đạo Cộng sản rơi vào một trạng thái hoàn toàn mới, những gì có được ở miền Bắc trước năm 1975 hoàn toàn không còn. Nghĩa là trên cả hai miền – Nam và Bắc, người Cộng sản lộ rõ chân tướng nói dối của họ và sứ mệnh, trách vụ dẫn đường, lãnh đạo, dẫn dắt an ninh tâm lý của họ bị thay thế bằng ý chí cưỡng bức niềm tin, áp đặt dẫn dắt và dùng cả bạo lực chính trị để trị dân. Đây cũng là thời kỳ khởi điểm cho một đất nước như con rắn mất đầu.
Và để đảm bảo được sự áp đặt lên nhân dân, duy trì bạo lực chính trị cũng như duy trì độc tài, Cộng sản Việt Nam hết bâu lưng Liên Xô lại chuyển sang bâu lưng Trung Cộng. Sự bâu lưng này nhằm đảm bảo cho an ninh tâm lý của hệ thống và đảm bảo an ninh lương thực của hệ thống khi trường hợp quốc tế tiến bộ cô lập.
Chính cái kiểu tổ chức tập trung dân chủ mà không hề có dân chủ, phân tán quyền lực trên toàn bộ hệ thống nhưng tay lãnh đạo nào cũng cố gắng thâu tóm quyền lực đã nhanh chóng đẩy tình trạng cát cứ địa phương, cục bộ địa phương và cục bộ ngành nghề đến chỗ không giải quyết được. Mạnh ông nào ông đó ra lệnh, mạnh tỉnh nào tỉnh đó tham nhũng và báo cáo láo lên trung ương trong khi trung ương không tài nào quản lý được địa phương bởi mối quan hệ chằng chịt, rối như canh hẹ và vá chằng vá đụp của hệ thống đảng lãnh đạo nhà nước quản lý.
Một khi cát cứ địa phương, cục bộ ngành nghề xảy ra thì chuyện dùng tiền, dùng nhan sắc, dùng quyền lực mềm để điều chỉnh hệ thống nhỏ, tạo ra cát cứ và cục bộ mới là đương nhiên. Và trong sâu xa của việc này chính là sự bất lương lên ngôi. Nguyên nhân của sự lên ngôi này lại nằm ở tính thực dụng và môi trường chính trị luôn tạo kẽ hở cho lòng tham, tham vọng cát cứ cũng như sự mất cân bằng trong quản lý từ trung ương xuống địa phương.
Một khi không có sự quản lý đồng bộ, thiếu cái đầu tổng quan thì vấn đề nhỏ lẻ, manh mún trong quản lý sẽ phát sinh. Chuyện rút ruột công trình, qui hoạch thành phố không có cơ sở khoa học, một tiến sĩ dân tộc học lại đi quản lý và đào tạo qui hoạch thành phố hoặc đùn đẩy trách nhiệm, kể cả trách nhiệm an ninh quốc phòng, biến ngư dân thành những người canh gác ranh giới biển, biến kẻ đầu trộm đuôi cướp thành người đảm bảo trị an… Mọi thứ có thể lộn tùng phèo.
Và ngay trong vấn đề truyền thông, dường như quyền lực tối thượng của truyền thông là sự thật bị đánh mất, không có quyền lực này dẫn dắt, mọi công việc và hoạt động liên quan đến truyền thông đều như một người mù, tin tức không biết đâu là thật, đâu là giả. Hậu quả của vấn đề này là khi đất nước lâm nguy, người dân vẫn cứ nghĩ là hòa bình, ổn định, và ngược lại, mọi chuyện vẫn chưa đâu vào đâu thì có những nguồn tin hành lang lại đẩy mọi người vào tâm lý hoang mang, lo sợ… Bởi nguyên nhân không có sức mạnh truyền thông dẫn dắt mà ra. Bởi lý do Việt Nam hiện tại không có cơ quan ngôn luận mà chỉ có cơ quan tuyên truyền. Nên mọi sự đều có thể lộng giả thành chân.
Trở lại chuyện “rắn mất đầu”, nghĩa là thiếu một cái đầu có khả năng tư duy bao quát để cho ra cái nhìn tổng thể của một lãnh đạo, tình trạng cát cứ mạnh lên và để đáp ứng được những thứ quyền lợi nhóm, người ta sẵn sàng đánh đổi mọi thứ an toàn của quốc gia. Việc xây dựng một thành phố, bê tông hóa mọi khoảng trống và lấp tất cả những điểm thoát nước, thậm chí bịt cả đường thoát nước của thành phố để khi xuất hiện một trận mưa lớn thì thành phố ngập lụt… Không phải người ta không nhìn thấy, nhưng người ta bất chấp, làm càn, miễn sao có lợi cho bản thân và phe nhóm. Hậu quả của sự thiếu tầm nhìn này là mọi thành phố ở Việt Nam đều qui hoạch lỗi và có nguy cơ ngập lụt sau một trận mưa lớn.
Cái trận mưa hay trận ngập này không dừng ở vấn đề qui hoạch, xây dựng thành phố mà còn có vấn đề nặng hơn ở việc qui hoạch, xây dựng đội ngũ lãnh đạo. Từ việc chạy bằng giả, con ông cháu cha, cô chiêu cậu ấm chữ bẻ đôi cũng không rành nhưng lại tiến thẳng vào các ghế quyền lực và ngồi chễm chệ… Ngay cả những người trong ban lãnh đạo tối cao của đảng Cộng sản, cũng không ít trường hợp khi quan sát, người ta buộc phải đặt câu hỏi về năng lực, trình độ của người đó ra sao. Và đây là trạng thái có quyền nhưng không có lực.
Điều này làm cho những kẻ nắm quyền tối cao luôn trong trạng thái lo lắng, sợ hãi về một sự soán ngôi mơ hồ nào đấy, buộc họ phải đi tìm chỗ dựa, tìm cái dù cao hơn cái dù một bậc. Ở đây, từ Liên Xô cho đến Trung Quốc, đặc biệt là Trung Quốc là cái dù của trung ương đảng cộng sản Việt Nam.
Bởi khác với thời bâu lưng Liên Xô vì miếng ăn, hiện tại, Việt Nam bâu lưng Trung Quốc chỉ càng làm tổn hại miếng ăn, nếu buông ra, không bâu lưng Trung Quốc nữa thì với nền tảng kinh tế thị trường cùng với luật chơi thị trường hiện tại, Việt Nam sẽ nhanh chóng bước vào quĩ đạo các quốc gia phát triển. Nhưng không, đảng Cộng sản Việt Nam chấp nhận chơi với thằng anh đói ăn, cống nạp cho hắn để hắn che chở cho mình.
Đây cũng là biểu hiện của sự thiếu tầm nhìn bao quát, và hệ quả của nó ra sao, có lẽ không cần bàn thêm lúc này. Bởi nó đã hiển hiện!
Chuyện bà Phó Giáo sư – Tiến sĩ Phan Thị Hồng Xuân, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Dân tộc học - Nhân học thành phố Sài Gòn – Trưởng khoa Đô Thị học trường đại học KHXH&NV Sài Gòn đưa ra ý tưởng “lu chống ngập” cho thành phố này tại kỳ họp hội đồng nhân dân thành phố vào ngày 12 tháng 7 đã làm cho mạng xã hội một lần nữa dậy sóng vì ý tưởng rất “lu” này!
Cả hai chuyện tưởng chừng như không liên quan, tưởng chừng như đá nhau nhưng thực tế, nó lại có liên quan và cả quan hệ nhân quả. Đương nhiên, đây không phải là mối quan hệ nhân quả của một chuỗi thủ đoạn bưng bít thông tin, giấu nhẹm truyền thông hay đánh chìm xuồng việc đang xảy ra trên biển Đông. Mà vấn đề là “rắn không đầu”.
Nói rắn không đầu là không nhằm ám chỉ việc ông Nguyễn Phú Trọng đang bị bệnh, thiếu đầu tàu. Mà là thực trạng như “rắn không đầu” đã xuất hiện tại Việt Nam kể từ khi đảng Cộng sản nắm quyền trên cả hai miền từ 1975 đến nay. Vì sao là từ năm 1975 đến nay chứ không phải từ 1930 đến nay? Vì lẽ, khi toàn chiếm miền Nam, nhà lãnh đạo Cộng sản rơi vào một trạng thái hoàn toàn mới, những gì có được ở miền Bắc trước năm 1975 hoàn toàn không còn. Nghĩa là trên cả hai miền – Nam và Bắc, người Cộng sản lộ rõ chân tướng nói dối của họ và sứ mệnh, trách vụ dẫn đường, lãnh đạo, dẫn dắt an ninh tâm lý của họ bị thay thế bằng ý chí cưỡng bức niềm tin, áp đặt dẫn dắt và dùng cả bạo lực chính trị để trị dân. Đây cũng là thời kỳ khởi điểm cho một đất nước như con rắn mất đầu.
Và để đảm bảo được sự áp đặt lên nhân dân, duy trì bạo lực chính trị cũng như duy trì độc tài, Cộng sản Việt Nam hết bâu lưng Liên Xô lại chuyển sang bâu lưng Trung Cộng. Sự bâu lưng này nhằm đảm bảo cho an ninh tâm lý của hệ thống và đảm bảo an ninh lương thực của hệ thống khi trường hợp quốc tế tiến bộ cô lập.
Chính cái kiểu tổ chức tập trung dân chủ mà không hề có dân chủ, phân tán quyền lực trên toàn bộ hệ thống nhưng tay lãnh đạo nào cũng cố gắng thâu tóm quyền lực đã nhanh chóng đẩy tình trạng cát cứ địa phương, cục bộ địa phương và cục bộ ngành nghề đến chỗ không giải quyết được. Mạnh ông nào ông đó ra lệnh, mạnh tỉnh nào tỉnh đó tham nhũng và báo cáo láo lên trung ương trong khi trung ương không tài nào quản lý được địa phương bởi mối quan hệ chằng chịt, rối như canh hẹ và vá chằng vá đụp của hệ thống đảng lãnh đạo nhà nước quản lý.
Một khi cát cứ địa phương, cục bộ ngành nghề xảy ra thì chuyện dùng tiền, dùng nhan sắc, dùng quyền lực mềm để điều chỉnh hệ thống nhỏ, tạo ra cát cứ và cục bộ mới là đương nhiên. Và trong sâu xa của việc này chính là sự bất lương lên ngôi. Nguyên nhân của sự lên ngôi này lại nằm ở tính thực dụng và môi trường chính trị luôn tạo kẽ hở cho lòng tham, tham vọng cát cứ cũng như sự mất cân bằng trong quản lý từ trung ương xuống địa phương.
Một khi không có sự quản lý đồng bộ, thiếu cái đầu tổng quan thì vấn đề nhỏ lẻ, manh mún trong quản lý sẽ phát sinh. Chuyện rút ruột công trình, qui hoạch thành phố không có cơ sở khoa học, một tiến sĩ dân tộc học lại đi quản lý và đào tạo qui hoạch thành phố hoặc đùn đẩy trách nhiệm, kể cả trách nhiệm an ninh quốc phòng, biến ngư dân thành những người canh gác ranh giới biển, biến kẻ đầu trộm đuôi cướp thành người đảm bảo trị an… Mọi thứ có thể lộn tùng phèo.
Và ngay trong vấn đề truyền thông, dường như quyền lực tối thượng của truyền thông là sự thật bị đánh mất, không có quyền lực này dẫn dắt, mọi công việc và hoạt động liên quan đến truyền thông đều như một người mù, tin tức không biết đâu là thật, đâu là giả. Hậu quả của vấn đề này là khi đất nước lâm nguy, người dân vẫn cứ nghĩ là hòa bình, ổn định, và ngược lại, mọi chuyện vẫn chưa đâu vào đâu thì có những nguồn tin hành lang lại đẩy mọi người vào tâm lý hoang mang, lo sợ… Bởi nguyên nhân không có sức mạnh truyền thông dẫn dắt mà ra. Bởi lý do Việt Nam hiện tại không có cơ quan ngôn luận mà chỉ có cơ quan tuyên truyền. Nên mọi sự đều có thể lộng giả thành chân.
Trở lại chuyện “rắn mất đầu”, nghĩa là thiếu một cái đầu có khả năng tư duy bao quát để cho ra cái nhìn tổng thể của một lãnh đạo, tình trạng cát cứ mạnh lên và để đáp ứng được những thứ quyền lợi nhóm, người ta sẵn sàng đánh đổi mọi thứ an toàn của quốc gia. Việc xây dựng một thành phố, bê tông hóa mọi khoảng trống và lấp tất cả những điểm thoát nước, thậm chí bịt cả đường thoát nước của thành phố để khi xuất hiện một trận mưa lớn thì thành phố ngập lụt… Không phải người ta không nhìn thấy, nhưng người ta bất chấp, làm càn, miễn sao có lợi cho bản thân và phe nhóm. Hậu quả của sự thiếu tầm nhìn này là mọi thành phố ở Việt Nam đều qui hoạch lỗi và có nguy cơ ngập lụt sau một trận mưa lớn.
Cái trận mưa hay trận ngập này không dừng ở vấn đề qui hoạch, xây dựng thành phố mà còn có vấn đề nặng hơn ở việc qui hoạch, xây dựng đội ngũ lãnh đạo. Từ việc chạy bằng giả, con ông cháu cha, cô chiêu cậu ấm chữ bẻ đôi cũng không rành nhưng lại tiến thẳng vào các ghế quyền lực và ngồi chễm chệ… Ngay cả những người trong ban lãnh đạo tối cao của đảng Cộng sản, cũng không ít trường hợp khi quan sát, người ta buộc phải đặt câu hỏi về năng lực, trình độ của người đó ra sao. Và đây là trạng thái có quyền nhưng không có lực.
Điều này làm cho những kẻ nắm quyền tối cao luôn trong trạng thái lo lắng, sợ hãi về một sự soán ngôi mơ hồ nào đấy, buộc họ phải đi tìm chỗ dựa, tìm cái dù cao hơn cái dù một bậc. Ở đây, từ Liên Xô cho đến Trung Quốc, đặc biệt là Trung Quốc là cái dù của trung ương đảng cộng sản Việt Nam.
Bởi khác với thời bâu lưng Liên Xô vì miếng ăn, hiện tại, Việt Nam bâu lưng Trung Quốc chỉ càng làm tổn hại miếng ăn, nếu buông ra, không bâu lưng Trung Quốc nữa thì với nền tảng kinh tế thị trường cùng với luật chơi thị trường hiện tại, Việt Nam sẽ nhanh chóng bước vào quĩ đạo các quốc gia phát triển. Nhưng không, đảng Cộng sản Việt Nam chấp nhận chơi với thằng anh đói ăn, cống nạp cho hắn để hắn che chở cho mình.
Đây cũng là biểu hiện của sự thiếu tầm nhìn bao quát, và hệ quả của nó ra sao, có lẽ không cần bàn thêm lúc này. Bởi nó đã hiển hiện!
No comments:
Post a Comment