KHI DÂN TỘC TRƯỞNG THÀNH
Đây là hình ảnh tôi chụp cách đây 8 năm ở Hà Nội vào ngày
14/8/2011. Đó là một cuộc biểu tình chống Trung Quốc rất đẹp, không có
đàn áp, không có bắt bớ, không có trại phục hồi nhân phẩm Lộc Hà. Nhưng
đó đã là kỷ niệm. Giờ đây khi Trung Quốc liên tục gây hấn tại bãi Tư
Chính của Việt Nam mà chưa có cuộc biểu tình phản kháng lớn nào nổ ra,
đấy là điều những ai còn coi mình là người Việt Nam luôn day dứt.
Nhưng hoạt động biểu tình luôn đòi hỏi một số đông tham gia. Một người hay một vài người không thể làm nên một cuộc biểu tình đúng nghĩa. Vì thế để lý giải việc tại sao bây giờ tình hình nguy cấp hơn những năm 2011 - 2014 rất nhiều, nhưng biểu tình chống Trung Quốc vẫn không nổ ra ở Việt Nam, tôi cho rằng không nên chỉ nhìn vào tình cảnh của giới đấu tranh, hay nhìn vào sự đàn áp của nhà cầm quyền. Hãy nhìn vào thực trạng tâm lý, tình cảm, suy nghĩ của những người dân Việt Nam bình thường khác mới có thể hiểu rõ được điều này.
Hơn một trăm năm trước, Paul Giran là một quan chức thuộc địa đã từng có một tác phẩm rất thú vị là cuốn Tâm Lý Người An Nam. Đây là một tác phẩm khoa học nghiên cứu rất sâu về những yếu tố văn hoá, lịch sử, chủng tộc, địa lý, tập quán... để hình thành nên tính cách người Việt. Paul Giran đã viết trong đó thế này:
<<<...Ở An Nam, tình huynh đệ, bừng nở dưới ảnh hưởng xã hội của thị tộc, hiếm khi mở rộng tới một vòng tròn rộng lớn hơn, đó là quy mô xã thôn; người An Nam, nói cho đúng, không có ý niệm về tổ quốc, vốn là thứ cảm thức về trách nhiệm với quốc gia.
Trên hết, họ giữ mối hằn thù thâm sâu đối với kẻ ngoại bang nào có thể tới để đánh bật họ ra khỏi tín ngưỡng, tập tục, và định chế của họ. Dù cho người Trung Hoa hay người châu Âu đến xâm lăng xứ sở của họ, sai khiến họ nhân danh một người chủ này hay người chủ nọ, điều đó chẳng mấy quan trọng đối với họ, chừng nào người ta còn tôn trọng tôn giáo, các luật lệ và các tập quán của họ.
Là dân tộc làm nghề nông, họ dành tất cả thời gian cho đất đai; là dân tộc nghèo khó, công việc nhọc nhằn chiếm trọn cơ thể và tâm hồn; bởi thế họ không quan tâm đến những công việc của Nhà nước chừng nào nó còn cho phép họ kiếm kế sinh nhai, thờ kính tổ tiên, chút an bình để cử hành những lễ hội tôn giáo của họ.
Nhưng hoạt động biểu tình luôn đòi hỏi một số đông tham gia. Một người hay một vài người không thể làm nên một cuộc biểu tình đúng nghĩa. Vì thế để lý giải việc tại sao bây giờ tình hình nguy cấp hơn những năm 2011 - 2014 rất nhiều, nhưng biểu tình chống Trung Quốc vẫn không nổ ra ở Việt Nam, tôi cho rằng không nên chỉ nhìn vào tình cảnh của giới đấu tranh, hay nhìn vào sự đàn áp của nhà cầm quyền. Hãy nhìn vào thực trạng tâm lý, tình cảm, suy nghĩ của những người dân Việt Nam bình thường khác mới có thể hiểu rõ được điều này.
Hơn một trăm năm trước, Paul Giran là một quan chức thuộc địa đã từng có một tác phẩm rất thú vị là cuốn Tâm Lý Người An Nam. Đây là một tác phẩm khoa học nghiên cứu rất sâu về những yếu tố văn hoá, lịch sử, chủng tộc, địa lý, tập quán... để hình thành nên tính cách người Việt. Paul Giran đã viết trong đó thế này:
<<<...Ở An Nam, tình huynh đệ, bừng nở dưới ảnh hưởng xã hội của thị tộc, hiếm khi mở rộng tới một vòng tròn rộng lớn hơn, đó là quy mô xã thôn; người An Nam, nói cho đúng, không có ý niệm về tổ quốc, vốn là thứ cảm thức về trách nhiệm với quốc gia.
Trên hết, họ giữ mối hằn thù thâm sâu đối với kẻ ngoại bang nào có thể tới để đánh bật họ ra khỏi tín ngưỡng, tập tục, và định chế của họ. Dù cho người Trung Hoa hay người châu Âu đến xâm lăng xứ sở của họ, sai khiến họ nhân danh một người chủ này hay người chủ nọ, điều đó chẳng mấy quan trọng đối với họ, chừng nào người ta còn tôn trọng tôn giáo, các luật lệ và các tập quán của họ.
Là dân tộc làm nghề nông, họ dành tất cả thời gian cho đất đai; là dân tộc nghèo khó, công việc nhọc nhằn chiếm trọn cơ thể và tâm hồn; bởi thế họ không quan tâm đến những công việc của Nhà nước chừng nào nó còn cho phép họ kiếm kế sinh nhai, thờ kính tổ tiên, chút an bình để cử hành những lễ hội tôn giáo của họ.
Những rối ren nội bộ mà bấy lâu khiến vương quốc này điêu đứng,
song không hoàn toàn kiệt quệ, gợi cho người ta có thể đoán biết được sự
dửng dưng vô cảm của dân tộc này, lạnh lùng chứng kiến những cuộc tranh
giành mà chỉ có các quan lại tham gia.
Những rối ren đó cũng cho thấy rõ cái cảm nghĩ ích kỷ tạo nên
chính nền tảng của tính cách An Nam. Sự đồng tâm hiệp lực chỉ được thực
hiện trong một khoảnh khắc để đánh đuổi ngoại bang, rồi mau chóng đứt
đoạn ngay sau chiến thắng, mỗi một thủ lĩnh đều âm thầm nuôi dưỡng ý
tưởng tư lợi từ công cuộc chung...>>>
Bằng mấy dòng tóm lược thôi mà Paul Giran đã tài tình khắc hoạ rất
chính xác tâm tính, thái độ của người Việt chúng ta. Một trăm năm đã
trôi qua. Biết bao nhiêu cuộc chiến tranh, biết bao nhiêu cuộc cách mạng
về khoa học kỹ thuật, về văn hoá đã tác động làm tâm tính người Việt
Nam ngày nay thay đổi. Nhưng những dấu vết dân tộc tính mà Paul Giran
khắc hoạ vẫn tiềm ẩn đâu đó trong từng con người chúng ta, ảnh hưởng đến
quyết định hàng ngày của chúng ta.
Chính vì thế, tôi muốn nói với những người đang mong chờ một cuộc
biểu tình phản kháng rầm rộ rằng, nó sẽ chỉ xảy ra khi có một trong hai
điều này. Một là, Trung Quốc không chỉ gây hấn trên biển Đông, mà chính
thức xâm lược Việt Nam, áp đặt những thứ ảnh hưởng đến đời sống của từng
người dân. Hai là, chính bản thân người Việt Nam thay đổi, không còn
như mô tả của Paul Giran nữa.
Trung Quốc bây giờ rất khôn khéo, họ không bao giờ đem quân ồ ạt xâm
chiếm Việt Nam theo hình thức cũ nữa, mà tìm cách thôn tính bằng quyền
lực mềm, bằng kinh tế - văn hoá, bằng chính những tên thái thú có dòng
máu Việt Nam. Chính vì thế chỉ còn cách là người Việt Nam chúng ta, mỗi
người bằng cách này hay cách khác, hãy nuôi dưỡng lòng yêu nước, hãy
khai mở dân trí, hãy đấu tranh từng bước nhỏ... để dẫn dắt dân tộc
trưởng thành. Biểu tình lớn sẽ tự khắc nổ ra khi có hiệu lệnh phát đi từ
trong trái tim mỗi con người Việt Nam.
Yêu thương tất cả ♥️
* Bài viết không phản ánh quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
No comments:
Post a Comment