SƠN TRUNG
Ngày nay yêu nhau người ta tổ chức đám cưới liền vì cổ nhân có câu ca:
Cưới vợ thì cưới liền tay,
Chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha.
Nhưng ngày xưa, trước khi cưới được vợ, chàng tai phài vào làm rể.
Tục làm rể có mục đich cho nhà vợ có người phụ giúp việc nhà và cũng có mục đich cho bọn trẻ tìm hiểu nhau.
Tùy theo hoàn cảnh chàng rể. Nếu cùng làng thì sáng tới chiều về. Nếu khác làng thỉ phải ở lại. Có thể ở lại vài ngày, có thể dài hơn, năm bữa nửa tháng.
Đây là giai đoạn khó khăn cho chàng rể. Nhuiều chàng rể đã than van:
Giếng đâu thì dắt anh ra,
Kẻo anh chết khát vì cà nhà em!
Đêm khuya cả nhà yên ngủ, cô gái bị dựng dậy, có có thdeo chàng ra giếng, nơi vắng vẻ không?
Cũng có chàng rể tả oán:
Công anh làm rể Chương Đài,
Một năm ăn hết mười hai vại cà.
Giếng đâu thì dắt anh ra,
Kẻo anh chết khát vì cà nhà em.
Ngày xưa người ta thường muối cà bát, mỗi vại có cả hàng trăm quả cà muối lâu năm. Cà muối với cá, tôm. Xưa không có nylon, người ta đậy bằng mo cau cho nên rồi nhặng lẫn vào thành ra trong vại cà có lẫn dòi.
Ăn hết 12 vại cà thì làm rễ cũng lâu năm.Không biết cô nàng có dẫn chàng rể ra nơi thanh vắng và chàng ta có làm gì không?
Có những nhà giàu lợi dụng việc làm rể để bóc lột chàng trai. Câu chuyện "Cây tre trăm đốt"cho thấy Trời Phật Thánh Thần đã đứng vào phe cùng khổ.(1)
____
(1) Cây tre trăm đốt:"
Có những nhà giàu lợi dụng việc làm rể để bóc lột chàng trai. Câu chuyện "Cây tre trăm đốt"cho thấy Trời Phật Thánh Thần đã đứng vào phe cùng khổ.(1)
____
(1) Cây tre trăm đốt:"
Ngày xưa, có một ông già nhà quê có
một cô gái đẹp. Trong nhà phải thuê một đầy tớ trai, ông ta muốn lợi
dụng nó làm việc khỏi trả tiền, mới bảo nó rằng: “Mày chịu khó làm ăn
với tao rồi tao gả con gái cho”. Người ở mừng lắm, ra sức làm lụng tới
khuya không nề hà mệt nhọc. Nó giúp việc được ba năm, nhà ông ta mỗi
ngày một giàu có.
Ông nhà giàu không còn nghĩ đến lời hứa cũ nữa, đem con gái gả cho con một nhà phú hộ khác ở trong làng.
Sáng hôm sắp đưa dâu, ông chủ gọi đứa ở
lên lừa nó một lần nữa, bảo rằng: “Bây giờ mày lên rừng tìm cho ra một
cây tre có trăm đốt đem về đây làm đũa ăn cưới, thì tao cho mày lấy con
gái tao ngay”.
Đứa ở tưởng thật, vác dao đi rừng. Nó
kiếm khắp nơi, hết rừng này qua rừng nọ, không tìm đâu thấy có cây tre
đủ trăm đốt. Buồn khổ quá, nó ngồi một chỗ ôm mặt khóc. Bỗng thấy có một
ông lão râu tóc bạc phơ, tay cầm gậy trúc hiện ra bảo nó: “Tại sao con
khóc, hãy nói ta nghe, ta sẽ giúp cho”. Nó bèn đem đầu đuôi câu chuyện
ông phú hộ hứa gả con gái cho mà kể lại. Ông lão nghe xong, mới bảo
rằng: “Con đi chặt đếm đủ trăm cái đốt tre rồi đem lại đây ta bảo”.
Nó làm theo y lời dặn, ông dạy nó đọc:
“Khắc nhập, khắc nhập” (vào ngay, vào ngay) đủ ba lần, thì một trăm khúc
tre tự nhiên dính lại với nhau thành một cây trẻ đủ một trăm đốt. Nó
mừng quá, định vác về, nhưng cây tre dài quá, vướng không đi được. Ông
lão bảo nó đọc: “Khắc xuất, khắc xuất” (ra ngay, ra ngay) đúng ba lần
thì cây tre trăm đốt lại rời ra ngay từng khúc.
Nó bèn bó cả lại mà gánh về nhà. Đến nơi
thấy hai họ đang ăn uống vui vẻ, sắp đến lúc rước dâu, nó mới hay là
ông chủ đã lừa nó đem gả con gái cho người ta rồi. Nó không nói gì, đợi
lúc nhà trai đốt pháo cưới, bèn đem một trăm khúc tre xếp dài dưới đất,
rồi lẩm bẩm đọc: “Khắc nhập, khắc nhập” cho liền lại thành một cây tre
trăm đốt, đoạn gọi ông chủ đến bảo là đã tìm ra được, và đòi gả con gái
cho nó. Ông chủ lấy làm lạ cầm cây tre lên xem, nó đọc luôn: “Khắc nhập,
khắc nhập”, thì ông ta bị dính liền ngay vào cây tre, không làm sao gỡ
ra được. Ông thông gia thấy vậy chạy đến, định gỡ cho, nó lại đọc luôn:
“Khắc nhập, khắc nhập”, thì cả ông cũng bị dính theo luôn, không lôi ra
được nữa.
Hai họ thấy thế không còn ai dám lại gần
nó nữa. Còn hai ông kia không còn biết làm thế nào đành van lạy xin nó
thả ra cho. Ông chủ hứa gả con gái cho nó, ông thông gia xin về nhà
ngay, nó để cho cả hai thề một hồi rồi nó mới đọc: “Khắc xuất, khắc
xuất” thì hai ông rời ngay cây tre, và cây tre cũng rời ra trăm khúc.
Mọi người đều lấy làm khiếp phục đứa ở, ông chủ vội gả con gái cho nó, và từ đó không còn dám khinh thường nó nữa.
No comments:
Post a Comment