Việt Nam phản pháo Trung Quốc qua quyết định tạm dừng quy hoạch Phú Quốc thành đặc khu kinh tế?
Luật đặc khu chưa thông qua?
Truyền thông quốc nội, vào ngày 13 tháng 8, trích dẫn hai văn bản chính thức của Bộ Xây dựng thông báo Bộ này đồng ý với đề nghị của Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang về việc tạm dừng quy hoạch đảo Phú Quốc thành đặc khu, với lý do lập quy hoạch tại thời điểm này là chưa đủ căn cứ và không phù hợp với quy định của pháp luật vì Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt (gọi tắt là Luật Đặc khu) chưa được Quốc hội thông qua.Điều này có nghĩa, Phú Quốc từ hồi năm 2010 đã được Chính phủ lên kế hoạch quy hoạch thành “khu hành chính-kinh tế đặc biệt” (gọi tắt là đặc khu kinh tế), nhưng sau quyết định của Bộ Xây dựng vừa ban hành thì quy hoạch đảo Phú Quốc theo định hướng “đặc khu” sẽ bị tạm dừng.
Đảo Phú Quốc với tên gọi “Đảo ngọc Phú Quốc” nằm trong khu vực Vịnh Thái Lan, thuộc tỉnh Kiên Giang là đảo lớn nhất Việt Nam, có diện tích khỏang 600 km2 và vị trí địa lý tương đồng với Singapore bỗng chốc thay đổi diện mạo hoàn toàn bởi nằm trong 3 đặc khu kinh tế trọng điểm theo quy hoạch của Chính phủ Hà Nội; bao gồm Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.
Không lạc quan vì nếu theo cơ chế điều hành như thế là quản lý theo kiểu không có giám sát, không có phản biện, cho dẫu thuê nước ngoài làm quy hoạch…mà theo hình thức quy hoạch, xây dựng, quản lý, kiểm soát cũng giống như những gì đang diễn ra hiện nay thì bình cũ rượu mới thôiVới kiến nghị của UBND tỉnh Kiên Giang về việc dừng quy hoạch Phú Quốc thành đặc khu, Chính quyền Kiên Giang ngoài lý do luật đặc khu Quốc hội chưa thông qua, còn viện dẫn địa phương gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi chưa xác định cơ sở pháp lý, trình tự thủ tục, nội dung quy hoạch và hội đồng thẩm định…
-Giám đốc Dự án Xây dựng
Xin được nhắc lại, Dự luật Đặc khu được Quốc hội Việt Nam thảo luận hồi giữa năm 2018 và gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân, qua các cuộc biểu tình vào trung tuần tháng 6 năm ngoái với lời kêu gọi không cho thuê đất đến 99 năm ở 3 đặc khu kinh tế của Việt Nam vì cho rằng đó là hình thức Việt Nam nhượng địa, bán đất cho nước ngoài mà cụ thể là cho Trung Quốc.
Cuộc biểu tình phản đối Luật Đặc khu được ghi nhận là đông đảo nhất kể từ sau ngày 30/04/1975, với sự tham gia của hàng trăm ngàn người ở những thành phố lớn và Quốc hội Việt Nam đã tuyên bố hoãn lại Dự luật Đặc khu.
Nhà quan sát tình hình Việt Nam-Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, vào tối ngày 14 tháng 8 lên tiếng với RFA rằng việc Chính quyền tỉnh Kiên Giang đề nghị Trung ương cho tạm dừng quy hoạch Phú Quốc theo hướng đặc khu kinh tế thì không có gì là đáng ngạc nhiên. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cho rằng việc đề nghị này của tỉnh Kiên Giang là giống y như đề nghị của Chính quyền tỉnh Quảng Ninh đối với quy hoạch phát triển đặc khu kinh tế Vân Đồn, tức là tạm dừng theo hướng đặc khu kinh tế mà chuyển qua xin “cơ chế đặc thù”. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng giải thích: Chuyển qua xin “cơ chế đặc thù”
“Cơ chế đặc thù ở đây thực ra chỉ đơn thuần là vấn đề về vốn thôi, thì được xin nhiều hơn. Ví dụ như những tỉnh, thành loại 1 mà có ‘cơ chế đặc thù’ được cấp Trung ương cho phép thì sẽ được Trung ương cấp vốn nhiều hơn, được để lại ngân sách thu nhiều hơn mà không phải trích về cho Trung ương và được quyền sử dụng đồng vốn đó vào một số chương trình quan trọng của khu vực đó, của địa phương đó mà không cần phải quá phụ thuộc vào ý kiến của các bộ, ngành, chuyên ngành kinh tế-kỹ thuật. Đó chính là ‘cơ chế đặc thù’ mà một số nơi hiện nay như Quảng Ninh, Kiên Giang hay Khánh Hòa đang xin.”
Chính quyền tỉnh Kiên Giang còn đề nghị với Chính phủ cho tỉnh này áp dụng hình thức lựa chọn và chỉ định tư vấn nước ngoài lập quy hoạch bằng cơ chế tự thỏa thuận.
Đài Á Châu Tự Do ghi nhận ngay sau khi Bộ Xây dựng loan báo đồng ý với đề nghị tạm dừng quy hoạch Phú Quốc theo hướng đặc khu kinh tế của tỉnh Kiên Giang, một số chuyên gia trong nước như nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường-Giáo sư Đặng Hùng Võ hay Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh-ông Lê Hoàng Châu được báo giới trích lời khẳng định rằng sẽ không có chuyện toàn bộ thị trường bất động sản bị đóng băng cũng như tốc độc phát triển quy hoạch ở Phú Quốc bị chậm lại.
Thông tin liên quan đảo Phú Quốc được chấp nhận cho tạm dừng phát triển quy hoạch theo hướng đặc khu kinh tế xuất hiện trong bối cảnh cả hòn “Đảo ngọc” bị chìm trong biển nước sau cơn mưa lớn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Wipha). Hàng ngàn căn nhà bị ngập và tổng thiệt hại do ngập gây ra được ước tính ban đầu lên tới 107 tỷ đồng.
Truyền thông trong nước ghi nhận rất nhiều ý kiến trong dư luận lẫn của giới chuyên gia quả quyết đó là “hậu quả nhãn tiền” khi mà việc phát triển quy hoạch Phú Quốc một cách hỗn loạn trong một thập niên qua, không theo quy hoạch ban đầu được lập ra với kỳ vọng một Singapore thứ hai ở khu vực Đông Nam Á.
Trước tình trạng “Đảo ngọc” Phú Quốc bị “băm nát”, theo ngôn từ mô tả của báo giới nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, khi tham dự Hội nghị Xúc tiến Đầu tư Kiên Giang, diễn ra ở thành phố Rạch Giá vào ngày 29 tháng 7, nhấn mạnh mặc dù Phú Quốc có tiềm năng và lợi thế để trở thành hòn ngọc tỏa sáng trên Vịnh Thái Lan, nhưng không nên đầu tư ở Phú Quốc một cách chộp giật và không nên tập trung quá lớn cho du lịch và bất động sản ở hòn đảo này. Ông Phúc còn đưa ra yêu cầu mạnh mẽ là không được “bê tông hóa” Phú Quốc.
Trong bài ghi nhận của RFA liên quan “giấc mộng Singapore” của Phú Quốc có thể nào cứu vãn được hay không sau khi Thủ tướng Chính phủ yêu cầu không được “bê tông hóa” hòn “Đảo ngọc” này, một giám đốc dự án của một công ty xây dựng và du lịch tại Phú Quốc đưa ra lời nhận xét rằng “không thể nào cứu vãn được”. Vị giám đốc không muốn nêu tên này trả lời với RFA rằng không có sự lạc quan nào cho dù Phú Quốc được tạm dừng phát triển theo hướng đặc khu kinh tế:
“Không lạc quan. Lý do để khẳng định điều này là nếu theo cơ chế điều hành như thế là quản lý theo kiểu không có giám sát, không có phản biện, cho dẫu thuê nước ngoài làm quy hoạch…mà theo hình thức quy hoạch, xây dựng, quản lý, kiểm soát cũng giống như những gì đang diễn ra hiện nay thì bình cũ rượu mới thôi.”
Tôi cho rằng rất nhiều khả năng việc Chính quyền Trung ương ở Hà Nội gợi ý cho chính quyền địa phương là Kiên Giang chủ động đề xuất không làm đặc khu mà chỉ xin cơ chế đặc thù thì đó là cái đòn phản pháo của giới chóp bu Việt Nam đối với mưu đồ Dự án Luật Đặc khu của Trung Quốc thông qua trợ lý của Tập Cận Bình là Đào Nhất Đào và thậm chí có thể là thông qua việc ngừng Luật đặc khu thì Việt Nam muốn phản ứng một cách gián tiếp đối với Dự án ‘Một vành đai-Một con đường’ của Trung Quốc, đồng thời phản ứng với việc Trung Quốc cho tàu Hải Dương 8 và có thể cả giàn khoan khổng lồ xâm nhập vào khu vực Bãi Tư Chính hành hạ tinh thần và thể xác của giới chóp bu Việt NamĐồng quan điểm, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cũng cho rằng khi Phú Quốc được quy hoạch theo “cơ chế đặc thù” thì ông cũng không nhìn thấy bức tranh sáng sủa cho hòn đảo này vì theo như ông lý giải là bản chất của “cơ chế đặc thù” chỉ liên quan đến tiền: làm sao có tiền và làm sao sử dụng tiền, chứ không liên quan tới sáng tạo hay kiến tạo những giải pháp có thể đóng góp cho địa phương để quản lý tốt hơn về mặt môi trường, quy hoạch, kiến trúc…
-TS. Phạm Chí Dũng
Còn Kiến Trúc sư Sơn Đặng chia sẻ trên trang Facebook cá nhân của ông rằng “Một hòn đảo ngọc tuyệt vời đã nát bấy thành một đống xà bần. Nếu muốn chứng kiến thành quả quái thai của sự giao hợp giữa chủ nghĩa tư bản tân tự do man rợ với cơ chế lãnh đạo tập trung quyền lực tối đa vào tay một ít người, mời các bạn đến Phú Quốc. Đừng đến đó để nghỉ dưỡng”.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhấn mạnh điểm mốc quan trọng cần lưu ý qua việc Chính quyền tỉnh Kiên Giang đề nghị tạm dừng quy hoạch Phú Quốc theo hướng đặc khu kinh tế cũng như Bộ Xây dựng tán đồng đề nghị này, ông nhận định:
“Tôi cho rằng rất nhiều khả năng việc Chính quyền Trung ương ở Hà Nội gợi ý cho chính quyền địa phương là Kiên Giang chủ động đề xuất không làm đặc khu mà chỉ xin cơ chế đặc thù thì đó là cái đòn phản pháo của giới chóp bu Việt Nam đối với mưu đồ Dự án Luật Đặc khu của Trung Quốc thông qua trợ lý của Tập Cận Bình là Đào Nhất Đào và thậm chí có thể là thông qua việc ngừng Luật đặc khu thì Việt Nam muốn phản ứng một cách gián tiếp đối với Dự án ‘Một vành đai-Một con đường’ của Trung Quốc, đồng thời phản ứng với việc Trung Quốc cho tàu Hải Dương 8 và có thể cả giàn khoan khổng lồ xâm nhập vào khu vực Bãi Tư Chính hành hạ tinh thần và thể xác của giới chóp bu Việt Nam.”
Nhà quan sát tình hình Việt Nam-Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhắc lại bà Đào Nhất Đào, là cố vấn và kiến trúc sư trưởng của chiến lược “Một vành đai, Một con đường” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng góp ý kiến với Chính phủ Hà Nội như cho Quảng Ninh những cơ chế đặc thù hay cho thời hạn thuê đất ở 3 đặc khu kinh tế Vân Đồn-Bắc Vân Phong và Phú Quốc tới 120 năm, khi bà đến Việt Nam tham dự Hội thảo Khoa học quốc tế về phát triển đặc khu kinh tế hồi tháng 3 năm 2014. Đồng thời, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cũng ghi nhận sự kiện Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị Thượng đỉnh về Sáng kiến “Một vành đai-Một con đường” (BRI), diễn ra lần thứ 2 ở Bắc Kinh hồi tháng 4 năm 2019, thế nhưng đã không có những ký kết nào giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan BRI. Một số nhà quan sát cho rằng giới lãnh đạo Hà Nội có thể đã nhận thức được Dự án BRI không có lợi cho Việt Nam.
No comments:
Post a Comment