Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday, 27 February 2020

Chính quyền VN bị cho là can thiệp vào tang lễ HT Thích Quảng Độ

  • 26 tháng 2 2020
  • Bản quyền hình ảnh FB THICH NGO CHANH
    Image caption Hòa thượng Thích Quảng Độ (phải) và Đại đức Thích Ngộ Chánh
    Tang lễ Hòa thượng Thích Quảng Độ, đệ ngũ Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) vừa diễn ra. Có ý kiến cho rằng, tang lễ này bị chính quyền can thiệp và từ đó, khiến nội bộ GHPGVNTN thêm phân hóa.
    Tang lễ được tổ chức đơn giản theo di huấn để lại của hòa thượng. Theo di huấn, Tăng Ni, Phật tử đến lễ bái, thọ tang miễn phúng điếu, kể cả vòng hoa, trướng liễn, không điếu văn, tiểu sử, cảm tưởng và mọi hình thức khác. Mọi người chỉ đến lễ bái, thọ tang trong mật niệm theo nghi thức tâm tang.
    Cũng theo di huấn của Hòa thượng, tro cốt sau khi hỏa thiêu còn lại sẽ rải xuống biển.

    Chính quyền có can thiệp?

    Đại đức Thích Ngộ Chánh, trú xứ đồi thông Phương Bối (Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng), nói với BBC Việt ngữ hôm 25/2 rằng chính quyền đã can thiệp vào việc tổ chức lễ tang.
    Cụ thể là yêu cầu gỡ băng rôn đề "Lễ tang Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, đệ ngũ Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tân viên tịch" treo trước chùa Từ Hiếu (quận 8, Sài Gòn).
    Nhưng, theo Đại đức Thích Ngộ Chánh, nhờ sự kiên trì của các thầy thuộc GHPGVNTN, băng rôn vẫn được giữ lại.
    Bàn tròn BBC: Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ viên tịch và di sản
    Hòa thượng Thích Quảng Độ: 'Hùng tâm giữa cuộc bể dâu'
    'Thầy Quảng Độ là bậc tu hành bất khuất vì đạo pháp'
    Hòa thượng Thích Trí Quang - "người dấn thân cho đạo pháp"
    Nhiều ý kiến cho rằng sự kiện hôm 23/2, báo Tuổi trẻ TP HCM cũng phải gấp rút gỡ tin Hòa thượng Thích Quảng Độ viên tịch chỉ vài phút sau khi đăng tải là dấu hiệu khác của việc chính quyền can thiệp vào tin về cái chết của ông.
    Bản tin mô tả Hòa thượng Thích Quảng Độ là "nhà phiên dịch của nhiều bản kinh, sáng tác, biên soạn nhiều tác phẩm, như Kinh Mục Liên sám pháp, Thoát vòng tục lụy, Truyện cổ Phật giáo, Ðại thừa Phật giáo tư tưởng luận, Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng luận, Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận, Từ điển Phật học Hán Việt…, đặc biệt bộ từ điển đồ sộ Phật Quang Đại từ điển đã được xuất bản chính thức trong nước. Một số tác phẩm Phật học và văn học Phật giáo do biên dịch từ Hán văn và Anh ngữ đã được tái bản gần đây, góp nguồn tham khảo về nghiên cứu cho người học Phật".
    Nhưng sự can thiệp, theo Đại đức Thích Ngộ Chánh không dừng ở đó.
    Bản quyền hình ảnh THICH NGO CHANH
    Image caption Lễ di quan Hòa thượng Thích Quảng Độ
    Đại đức Thích Ngộ Chánh cho biết, vào tối 22/2, khi ông còn đang ở Phương Bối thì hay tin Hòa thượng Thích Quảng Độ viên tịch, ông tức tốc xuống Sài Gòn ngay trong đêm, đến chùa Từ Hiếu dự tang lễ.
    Khi đến đó, ông được thông báo sẽ không lập Ban Tổ chức tang lễ, chỉ tâm tang theo di huấn của Hòa thượng, nhưng không hiểu sao đến khoảng 9-10 giờ sáng, lại đưa ra danh sách Hội đồng Chứng minh và Ban tổ chức tang lễ.
    Đại đức Thích Ngộ Chánh nêu quan điểm cá nhân:
    "Thành phần Ban tổ chức bao gồm những người không thuộc GHPGVNTN hoặc trước đây từng theo GHPGVNTN nhưng sau này đã ly khai. Ngay lúc đó, một số hòa thượng đã không đồng ý và bỏ về. Sau lễ nhập liệm, Hòa thượng Thích Không Tánh và một số vị khác không tiếp tục tham dự tang lễ; và hôm nay [thời điểm phỏng vấn với BBC News Tiếng Việt, ngày 25/2], quý hòa thượng đó cũng không tham gia".
    Cũng hôm 25/2, Hòa thượng Thích Không Tánh, trụ trì chùa Liên Trì (Sài Gòn), từng là Tổng vụ trưởng Tổng vụ Từ thiện - Xã hội, GHPGVNTN, giải thích việc này với BBC News Tiếng Việt:
    "Tôi và các vị trong Tăng đoàn GHPGVNTN cũng xuất phát từ căn bản của GHPGVNTN từ xưa đến giờ. Và chúng tôi tham dự lễ thọ tang và nhập kim quan ngài, để tỏ lòng tôn kính ngài. Tuy nhiên sau đó, tôi thấy giới Phật giáo mà chúng tôi gọi là 'quốc doanh' họ đứng ra điều động việc tổ chức và nắm hết tất cả. Họ đưa ra một Hội đồng trưởng lão Chứng minh, Ban tổ chức tang lễ mà trong đó, họ khôn khéo xen kẽ cả người của bên nhà nước và của GHPGVNTN. Bởi vậy, họ cũng ghi tên chúng tôi trong Ban tổ chức tang lễ cho có danh nghĩa, nhưng thực sự là họ điều động hết chứ chúng tôi cũng không có thẩm quyền gì.''
    "Tôi và một số thầy trong tăng đoàn thấy buồn trước tình hình như vậy và cũng do sức khoẻ của một số quý thầy nữa, nên sau lễ thọ tang và lễ nhập kim quan, chúng tôi không tham dự lễ di quan ngài", Hòa thượng Thích Không Tánh cho hay.
    Hoà thượng Thích Không Tánh cho rằng, trong văn thơ gửi đi về danh sách, những người lập danh sách đã tự ý đưa vào và chỉ xin lỗi viện lẽ rằng do xa xôi, hoàn cảnh gấp gáp nên không liên lạc được, mong quý ngài hoan hỷ, chấp thuận đứng tên trong danh sách.
    Bình luận về tương lai của GHPGVNTN, Hòa thượng Thích Không Tánh nhận định:"Trong tương lai, nhà nước có thể cho GHPGVNTN 'sống lại' và đưa nhiều thành phần vào. Mục tiêu của họ là để nói với thế giới rằng, chúng tôi không đàn áp GHPGVNTN, và giáo hội này đã hoạt động độc lập, thoải mái rồi. Cũng như việc họ để lễ tang này diễn ra nhưng có điều là người của phật giáo 'quốc doanh' tràn ngập trong đó".
    Còn Đại đức Thích Ngộ Chánh thì dự đoán rằng, sau tang lễ của Hòa thượng Thích Quảng Độ, "sẽ có sự phân hóa rất lớn trong nội bộ GHPGVNTN".
    BBC News Tiếng Việt không có điều kiện để kiểm chứng những điều Đại đức Thích Ngộ Chánh và Hòa thượng Thích Không Tánh nêu ra.
    Trước đó, khi nói về tương lai của GHPGVNTN trong cuộc phỏng vấn với BBC News Tiếng Việt hôm 24/2, Hòa thượng Thích Thái Hòa, trụ trì chùa Phước Duyên, tại TP Huế, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Hoằng Pháp GHPGVNTN, nhận định:
    "Trên nguyên tắc pháp lý thì GHPGVNTN vẫn còn, bởi vì giáo hội không đặt sự tồn tại của mình trong nguyên lý cá biệt mà đặt sự tồn tại của mình trong lòng dân tộc và nhân loại."
    "Cho nên, dân tộc Việt Nam còn thì giáo hội còn, nhân loại còn thì giáo hội còn, nhưng còn như thế nào là tùy thuộc vào tài năng lãnh đạo của từng vị trong từng giai đoạn'.

    Sẽ tiếp nối tinh thần Hiến chương GHPGVNTN

    Về tương lai của GHPGVNTN và về việc vì sao một số vị trong GHPGVNTN từng tách ra thành Tăng đoàn GHPGVNTN, hòa thượng Thích Không Tánh, người hiện đang là Phó viện trưởng điều hành kiêm Tổng vụ trưởng Từ thiện - Xã hội của Tăng đoàn GHPGVNTN, nhận xét:
    "Tất cả những sự chia rẽ trong nội bộ các tổ chức tôn giáo [độc lâp với chính quyền] đều có bàn tay của nhà nước, dẫu rất khôn khéo và người bên ngoài khó thấy được. Họ khiến người ta tưởng do tự nội bộ GHPGVNTN phân hóa, nhưng thực sự vấn đề là [chính quyền] họ lái một số cá nhân để khuynh loát giáo hội, làm cho giáo hội chia rẽ, sự thật là không thoát khỏi bàn tay của nhà cầm quyền.
    Bản quyền hình ảnh FB ĐSQHKTVN
    Image caption Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Daniel J. Kritenbrink gặp hòa thượng Thích Quảng Độ
    "Riêng với Tăng đoàn GHPGVNTN, giai đoạn cuối đời, Hòa thượng Thích Quảng Độ do già yếu, bị ngoại nhân khuynh loát, nên chúng tôi đã quyết định tự tách ra để giữ được tính chất truyền thống của Hiến chương và đường lối của GHPGVNTN và dấn thân để đấu tranh cho vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo và bảo tồn lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam.''
    "Trong tương lai, có thể họ [nhà nước] sẽ lập nên GHPGVNTN và dùng những vị mà trước đây, từng ủng hộ và đi theo GHPGVNTN nhưng bây giờ đã bị khuynh loát rồi, nhưng đó sẽ là một GHPGVNTN không phải theo tinh thần của các hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ mà thực chất chỉ là một giáo hội 'quốc doanh' thứ hai mà thôi. Giáo hội này sẽ không đề cập đến vấn đề chính trị, chủ quyền đất nước hay nhân quyền, dân chủ; tức là đánh mất đi 'linh hồn' của GHPGVNTN, mà chủ yếu là để chứng minh với thế gới là Việt Nam có tự do tôn giáo, dân chủ.
    Tăng đoàn GHPGVNTN sẽ quyết tâm giữ vững lập trường, hiến chương của GHPGVNTN".

    Tang lễ đơn sơ

    GHPGVNTN, một giáo hội không được chính quyền Việt Nam công nhận, đã tổ chức tang lễ cho Hòa thượng Thích Quảng Độ tại chùa Từ Hiếu.
    Hòa thượng Thích Quảng Độ viên tịch vào tối 22/2, và lễ hỏa táng đã diễn ra vào sáng 25/2.
    Hòa thượng Thích Quảng Độ qua đời
    HT Thích Quảng Độ được giải quốc tế
    Hòa thượng Thích Quảng Độ 'đáo nhiệm'
    Trong một sự kiện liên quan, dân biểu Liên bang Hoa Kỳ Alan Lowenthal hôm 25/2 gửi thông cáo báo chí chia sẻ sự đau buồn với sự ra đi của Hòa thượng Thích Quảng Độ và nhấn mạnh: "Đây là một mất mát to lớn đối với người dân Việt Nam và đối với tất cả mọi người khắp nơi trên thế giới, tin tưởng vào các giá trị nhân quyền và tự do tôn giáo".
    Thông cáo báo chí ca ngợi tinh thần của Hòa thượng Thích Quảng Độ:
    "Mặc dù phải đối diện với áp bức gần như liên tục, ngài đã không bao giờ bị lung lay trong những nỗ lực của ngài, luôn luôn là tiếng nói mạnh mẽ và là biểu tượng cho nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam".
    Bản quyền hình ảnh FB ĐSQHKTVN
    Image caption Phái đoàn Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM viếng hòa thượng Thích Quảng Độ
    Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Daniel J. Kritenbrink cũng gửi lời chia buồn chân thành về việc Hoà thượng Thích Quảng Độ qua đời và nhấn mạnh rằng:
    "Hoà thượng Thích Quảng Độ là người ủng hộ không mệt mỏi cho tự do tôn giáo và nhân quyền, và ông luôn tận tâm theo đuổi công lý bằng các hình thức phi bạo lực. Những nỗ lực hoà bình này đã mang lại cho ông nhiều giải thưởng quốc tế và ông đã nhiều lần được đề cử giải Nobel Hoà bình".

    Tin liên quan

    Điều gì xảy ra khi nhân loại không còn gì để ăn

    Khi bỏ đường, sữa vào cà phê là không đúng

    Ông Trump sẽ được gì trong chuyến thăm Ấn Độ?

    Virus Covid-19: VN nên mở cửa khẩu với TQ và cho học sinh đi học trở lại?

    Virus corona: Báo VN rút bài viết Thủ tướng Phúc khen cô giáo làm thơ

    Sau Cách mạng 1917 Lenin nói 'trí thức là cục phân'

    Sa Hoàng Nga từng bị ‘đày’ tới Sài Gòn như thế nào?

    Chiến tranh Biên giới 1979: Ý kiến nói 'cảnh giác' trong quan hệ với TQ

    No comments:

    Post a Comment