Dịch COVID-19: Bộ Y tế minh bạch thông tin đến mức nào?
Đại diện Bộ Y tế Việt Nam, ông Vũ Mạnh Cường hôm 25/2 được truyền
thông trong nước trích lời nói rằng “nguyên tắc đầu tiên trong công cuộc
phòng, chống dịch là công khai, minh bạch”. Ông nói thêm, “bên cạnh đó,
Việt Nam vẫn đang hợp tác chặt chẽ với các tổ chức y tế quốc tế về
chuyên môn và tình hình dịch Covid-19 và ‘tự tin nói không giấu dịch’.
Dư luận ở Việt Nam hiện vẫn có chia rẽ về nhận định chính phủ có giấu
các con số về dịch bệnh thực sự hay không.
Trao đổi với RFA vào tối ngày 25/2, Tiến sĩ - Bác sĩ Võ Xuân Sơn hiện đang công tác tại Phòng Khám Quốc Tế EXSON ở Sài Gòn khẳng định:
“Về cá nhân tôi thấy Bộ Y tế không có lý do gì để giấu thông tin về cái này. Tôi cho là họ cũng không dám giấu nữa vì vấn đề Trung Quốc rất nghiêm trọng và sau đợt dịch này có thể có truy cứu trách nhiệm nên các cán bộ y tế Việt Nam chắc không ai dám làm việc đó. Thứ hai là không có cơ sở gì để nghi ngờ cái con số Bộ Y tế đưa ra theo hướng giấu thông tin nhưng vấn đề những con số đó có chính xác hay không do liên quan đến chuyên môn chứ không phải do họ giấu kết quả.”
Trong ngày 25/2, tại cuộc họp trực tuyến của Bộ Y tế với 700 điểm cầu toàn quốc về phòng chống dịch bệnh COVID – 19, Phó thủ tướng Việt Nam Vũ Đức Đam tuyên bố tất cả 16 bệnh nhân nhiễm virus viêm phổi cấp COVID – 19 đã được chữa khỏi và Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh. Tuy nhiên, hiện không rõ ca thứ 16 được xuất viện khi nào.
Hàn Quốc, thị trường du lịch lớn thứ hai của Việt Nam sau Trung Quốc, với số du khách Hàn đến Việt Nam tăng trưởng đều đặn khoảng 20% mỗi năm, hiện đang được coi là ổ dịch COVID-19 lớn thứ hai sau Trung Quốc đại lục.
Trước khẳng định Việt Nam không che giấu thông tin dịch bệnh của người đại diện Bộ Y tế, nhà báo Nguyễn Vũ Bình, cựu phóng viên tạp chí Cộng sản cho biết ông hoàn toàn không tin tưởng việc này. Ông lý giải:
“Vì việc dịch này làm cho người dân hoảng sợ nên nhà cầm quyền không muốn người dân hoảng sợ, dẫn đến ứng xử hỗn loạn xã hội nên nhà cầm quyền hạn chế thông tin và đưa thông tin theo định hướng. Như chúng ta biết người nhiễm và chữa khỏi chỉ có 16 người, riêng trong chuyện đó đã không thống nhất. Rồi chính xác ở Việt Nam bây giờ có bao nhiêu người nhiễm, bao nhiêu người bị cách ly, các tỉnh thành thế nào thì không ai nói được. Đó là sự phong tỏa và không cho bên ngoài, không cho nhân dân biết thông tin.
Thứ hai là Việt Nam không đóng cửa biên giới với Trung Quốc, người từ Vũ Hán và từ Trung Quốc sang rất nhiều trong 2 tháng qua. Có thể nói thông tin kể cả không bưng bít nhưng Việt Nam chưa bùng phát dịch cũng lạ, số người nhiễm bệnh bùng phát không có mấy như ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật.”
Xác nhận thực tế như nhà báo tự do Nguyễn Vũ Bình vừa nêu, một nhân viên trong ngành y tế làm tại khoa dịch tễ tại Sài Gòn không muốn nêu tên cho biết tình hình tại bệnh viện người này đang công tác hiện nay qua Facebook Messenger như sau:
“Tại các bệnh viện hiện nay, Cục dịch tễ là nơi quyết định người nào có khả năng nhiễm bệnh hay không. Bệnh viện thực hiện theo phương pháp khám loại trừ: những người có dấu hiệu sốt, ho, nhưng không có yếu tố dịch tễ, không có tiếp xúc với người đi từ Trung Quốc về sẽ không được xét nghiệm. Chỉ những ca hiển thị dấu hiệu quá rõ ràng mới được xét nghiệm. Đến lúc bệnh viện đồng ý xét nghiệm thì không thể kiểm soát được mức độ lây lan do người đó đã tiếp xúc với nhiều người. Có thể nói tin tức về dịch bệnh đang bị kiểm soát.”
Vào hôm 27/1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Công an xử lý nghiêm các trường hợp đưa tin sai sự thật liên quan virus corona tại Việt Nam.
Tại buổi họp báo hôm 5/2, Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết công an đã triệu tập hơn 170 người, xử lý, yêu cầu cam kết, yêu cầu gỡ bỏ các thông tin sai sự thật về bệnh dịch COVID-19 trên mạng theo Nghị định 174 của Chính phủ. Ngoài ra, công an cũng đang theo dõi hơn 41 trường hợp không hợp tác hoặc có những biểu hiện không thực hiện việc xử phạt này để củng cố tài liệu và xử lý hình sự nếu đủ điều kiện.
“Một số người muốn đi xét nghiệm thì không được xét nghiệm vì lúc đó mới biết tiêu chuẩn để được xét nghiệm phải có đồng thời hai thứ: vừa có triệu chứng sốt vừa có liên quan đến ổ dịch. Có khả năng vì những tiêu chuẩn đó nên có những trường hợp bị bỏ sót. Nhưng theo tôi trường hợp bị bỏ sót cũng không nhiều lắm vì nếu nó nhiều thì đã bùng phát dịch ở Việt Nam rồi.”
Với kinh nghiệm lâu năm từng làm Bộ Y tế về vệ sinh dịch tễ và vaccine, Bác sĩ - Tiến sĩ Trần Tuấn nhận định:
Thông tin trong thời gian vừa qua của hệ thống đảm bảo tính minh bạch, tức những trường hợp nào trong khả năng, giới hạn của hệ thống tiếp cận được thì họ thống báo một cách rộng rãi, cập nhật. Ta cần hiểu tính minh bạch ở đây là trong điều kiện, khả năng có thể của hệ thống mà thôi. Nếu hiểu minh bạch theo kiểu mọi thông tin liên quan đến phòng chống dịch bệnh, khả năng kiểm soát dịch bệnh, nguy cơ dịch bệnh xảy ra đến đâu thì toàn bộ thông tin cho người dân cũng như cho chính quyền nắm được thực trạng vấn đề thì tôi cho rằng chưa đạt được mức độ ấy.”
Vụ phó Vụ Truyền thông của Bộ Y tế Vũ Mạnh Cường nhận định báo chí đã phối hợp tốt với các bộ, ngành trong đợt truyền tải thông tin nguy cơ dịch bệnh lần này. Đồng thời bày tỏ mong muốn các cơ quan báo chí tăng cường truyền đạt diễn biến dịch bệnh để người dân nắm rõ, hiểu rõ và không hoang mang.
Việt Nam hiện đang áp dụng một số các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 bao gồm cách ly những người về từ vùng dịch như Trung Quốc và Hàn Quốc, ngừng các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 25/2 cũng có chỉ thị tạm dừng nhập cảnh đối với các khách đến từ các vùng dịch COVID – 19.
Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Bộ Ngoại giao thông báo cho phía Hàn Quốc và các nước, vùng lãnh thổ có dịch COVID – 19 về các biện pháp phòng, chống dịch mà Việt Nam áp dụng trong đó có việc tạm dừng nhập cảnh Việt Nam đối với người đến từ hoặc đi qua vùng có dịch. Đối với các đối tượng nhập cảnh vì mục đích công vụ trong trường hợp đặc biệt phải khai báo y tế, cách ly tập trung 14 ngày theo quy định.
Trao đổi với RFA vào tối ngày 25/2, Tiến sĩ - Bác sĩ Võ Xuân Sơn hiện đang công tác tại Phòng Khám Quốc Tế EXSON ở Sài Gòn khẳng định:
“Về cá nhân tôi thấy Bộ Y tế không có lý do gì để giấu thông tin về cái này. Tôi cho là họ cũng không dám giấu nữa vì vấn đề Trung Quốc rất nghiêm trọng và sau đợt dịch này có thể có truy cứu trách nhiệm nên các cán bộ y tế Việt Nam chắc không ai dám làm việc đó. Thứ hai là không có cơ sở gì để nghi ngờ cái con số Bộ Y tế đưa ra theo hướng giấu thông tin nhưng vấn đề những con số đó có chính xác hay không do liên quan đến chuyên môn chứ không phải do họ giấu kết quả.”
Bộ Y tế không có lý do gì để giấu thông tin về cái này. Tôi cho là họ cũng không dám giấu nữa vì vấn đề Trung Quốc rất nghiêm trọng và sau đợt dịch này có thể có truy cứu trách nhiệm nên các cán bộ y tế Việt Nam chắc không ai dám làm việc đó. - BS. Võ Xuân SơnHôm 31/1/2020, Tổ chức Người bảo vệ Nhân quyền Trung Quốc (Chinese Human Rights Defenders) đã công bố một báo cáo chỉ ra rằng, việc đối phó với virus Corona của chính phủ Trung Quốc đã không đi kèm với việc tôn trọng và bảo vệ nhân quyền, cũng như việc thiếu minh bạch của chính phủ đã dẫn đến sự thất bại trong việc ứng phó khẩn cấp đối với sự bùng phát của dịch bệnh này, có thể góp phần vào sự lây lan nhanh chóng của virus Corona trước khi Tập Cận Bình tuyên bố công khai về mối đe dọa của dịch bệnh vào ngày 20/1.
Trong ngày 25/2, tại cuộc họp trực tuyến của Bộ Y tế với 700 điểm cầu toàn quốc về phòng chống dịch bệnh COVID – 19, Phó thủ tướng Việt Nam Vũ Đức Đam tuyên bố tất cả 16 bệnh nhân nhiễm virus viêm phổi cấp COVID – 19 đã được chữa khỏi và Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh. Tuy nhiên, hiện không rõ ca thứ 16 được xuất viện khi nào.
Hàn Quốc, thị trường du lịch lớn thứ hai của Việt Nam sau Trung Quốc, với số du khách Hàn đến Việt Nam tăng trưởng đều đặn khoảng 20% mỗi năm, hiện đang được coi là ổ dịch COVID-19 lớn thứ hai sau Trung Quốc đại lục.
Người dân không tin
Việt Nam là nước có đường biên giới dài với Trung Quốc, có lượng du khách từ Trung Quốc và Hàn Quốc qua Việt Nam đông, cộng với số người Việt sinh sống tại hai quốc gia này lên đến hơn hàng trăm ngàn người. Một số người trên mạng xã hội tỏ ra nghi ngờ con số người nhiễm bệnh mà chính phủ cung cấp cho đến giờ là 16 ca dương tính với virus COVID – 19.Trước khẳng định Việt Nam không che giấu thông tin dịch bệnh của người đại diện Bộ Y tế, nhà báo Nguyễn Vũ Bình, cựu phóng viên tạp chí Cộng sản cho biết ông hoàn toàn không tin tưởng việc này. Ông lý giải:
“Vì việc dịch này làm cho người dân hoảng sợ nên nhà cầm quyền không muốn người dân hoảng sợ, dẫn đến ứng xử hỗn loạn xã hội nên nhà cầm quyền hạn chế thông tin và đưa thông tin theo định hướng. Như chúng ta biết người nhiễm và chữa khỏi chỉ có 16 người, riêng trong chuyện đó đã không thống nhất. Rồi chính xác ở Việt Nam bây giờ có bao nhiêu người nhiễm, bao nhiêu người bị cách ly, các tỉnh thành thế nào thì không ai nói được. Đó là sự phong tỏa và không cho bên ngoài, không cho nhân dân biết thông tin.
Thứ hai là Việt Nam không đóng cửa biên giới với Trung Quốc, người từ Vũ Hán và từ Trung Quốc sang rất nhiều trong 2 tháng qua. Có thể nói thông tin kể cả không bưng bít nhưng Việt Nam chưa bùng phát dịch cũng lạ, số người nhiễm bệnh bùng phát không có mấy như ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật.”
Xác nhận thực tế như nhà báo tự do Nguyễn Vũ Bình vừa nêu, một nhân viên trong ngành y tế làm tại khoa dịch tễ tại Sài Gòn không muốn nêu tên cho biết tình hình tại bệnh viện người này đang công tác hiện nay qua Facebook Messenger như sau:
“Tại các bệnh viện hiện nay, Cục dịch tễ là nơi quyết định người nào có khả năng nhiễm bệnh hay không. Bệnh viện thực hiện theo phương pháp khám loại trừ: những người có dấu hiệu sốt, ho, nhưng không có yếu tố dịch tễ, không có tiếp xúc với người đi từ Trung Quốc về sẽ không được xét nghiệm. Chỉ những ca hiển thị dấu hiệu quá rõ ràng mới được xét nghiệm. Đến lúc bệnh viện đồng ý xét nghiệm thì không thể kiểm soát được mức độ lây lan do người đó đã tiếp xúc với nhiều người. Có thể nói tin tức về dịch bệnh đang bị kiểm soát.”
Vào hôm 27/1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Công an xử lý nghiêm các trường hợp đưa tin sai sự thật liên quan virus corona tại Việt Nam.
Tại buổi họp báo hôm 5/2, Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết công an đã triệu tập hơn 170 người, xử lý, yêu cầu cam kết, yêu cầu gỡ bỏ các thông tin sai sự thật về bệnh dịch COVID-19 trên mạng theo Nghị định 174 của Chính phủ. Ngoài ra, công an cũng đang theo dõi hơn 41 trường hợp không hợp tác hoặc có những biểu hiện không thực hiện việc xử phạt này để củng cố tài liệu và xử lý hình sự nếu đủ điều kiện.
Có hay không lỗ hổng trong kiểm soát dịch bệnh
Dưới góc nhìn chuyên môn, Bác sĩ Võ Xuân Sơn cho rằng con số 16 người mà Việt Nam thông báo có thể khá lạ khi so sánh với những con số người nhiễm bệnh COVID-19 của các nước khác, nhưng theo ông, vấn đề không nằm ở việc giấu thông tin mà nằm ở việc khảo sát. Ông giảng giải:“Một số người muốn đi xét nghiệm thì không được xét nghiệm vì lúc đó mới biết tiêu chuẩn để được xét nghiệm phải có đồng thời hai thứ: vừa có triệu chứng sốt vừa có liên quan đến ổ dịch. Có khả năng vì những tiêu chuẩn đó nên có những trường hợp bị bỏ sót. Nhưng theo tôi trường hợp bị bỏ sót cũng không nhiều lắm vì nếu nó nhiều thì đã bùng phát dịch ở Việt Nam rồi.”
Với kinh nghiệm lâu năm từng làm Bộ Y tế về vệ sinh dịch tễ và vaccine, Bác sĩ - Tiến sĩ Trần Tuấn nhận định:
Vì việc dịch này làm cho người dân hoảng sợ nên nhà cầm quyền không muốn người dân hoảng sợ, dẫn đến ứng xử hỗn loạn xã hội nên nhà cầm quyền hạn chế thông tin và đưa thông tin theo định hướng. - Nguyễn Vũ Bình“Tôi cho rằng hệ thống hiện tại của Việt Nam không thể sàng lọc để có thể nhận định đúng số người nhiễm virus cũng như số người nhiễm virus không có triệu chứng, ngay cả những người có triệu chứng lâm sàng cũng không thể nắm hết được.
Thông tin trong thời gian vừa qua của hệ thống đảm bảo tính minh bạch, tức những trường hợp nào trong khả năng, giới hạn của hệ thống tiếp cận được thì họ thống báo một cách rộng rãi, cập nhật. Ta cần hiểu tính minh bạch ở đây là trong điều kiện, khả năng có thể của hệ thống mà thôi. Nếu hiểu minh bạch theo kiểu mọi thông tin liên quan đến phòng chống dịch bệnh, khả năng kiểm soát dịch bệnh, nguy cơ dịch bệnh xảy ra đến đâu thì toàn bộ thông tin cho người dân cũng như cho chính quyền nắm được thực trạng vấn đề thì tôi cho rằng chưa đạt được mức độ ấy.”
Vụ phó Vụ Truyền thông của Bộ Y tế Vũ Mạnh Cường nhận định báo chí đã phối hợp tốt với các bộ, ngành trong đợt truyền tải thông tin nguy cơ dịch bệnh lần này. Đồng thời bày tỏ mong muốn các cơ quan báo chí tăng cường truyền đạt diễn biến dịch bệnh để người dân nắm rõ, hiểu rõ và không hoang mang.
Việt Nam hiện đang áp dụng một số các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 bao gồm cách ly những người về từ vùng dịch như Trung Quốc và Hàn Quốc, ngừng các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 25/2 cũng có chỉ thị tạm dừng nhập cảnh đối với các khách đến từ các vùng dịch COVID – 19.
Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Bộ Ngoại giao thông báo cho phía Hàn Quốc và các nước, vùng lãnh thổ có dịch COVID – 19 về các biện pháp phòng, chống dịch mà Việt Nam áp dụng trong đó có việc tạm dừng nhập cảnh Việt Nam đối với người đến từ hoặc đi qua vùng có dịch. Đối với các đối tượng nhập cảnh vì mục đích công vụ trong trường hợp đặc biệt phải khai báo y tế, cách ly tập trung 14 ngày theo quy định.
Ý kiến
(0)
No comments:
Post a Comment