Hạn, mặn 2020 ở miền Tây, ruộng đồng chết khô
Người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long – nơi đang chịu ảnh hưởng nặng
nề bởi đợt hạn, mặn năm 2020 cho biết, hạn mặn năm nay khốc liệt chưa
từng thấy, khiến mùa màng nhiều nơi mất trắng. Lúa vụ Đông Xuân nơi nào
gieo mạ sớm cũng chỉ thu hoạch được 20%. Nếu tình trạng này kéo dài, lúa
và hoa màu, cây ăn trái cũng sẽ chết hết, chưa kể hàng trăm ngàn hộ dân
điêu đứng vì thiếu nước ngọt.
Phóng sự sau đây chúng tôi ghi nhận tình hình hạn, mặn tại các địa phương thuộc tỉnh Tiền Giang và Bến Tre trong những ngày cuối tháng 2.
Huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre: Lúa hư gốc
Một người dân tên B tại Bến Tre cho biết đợt hạn hán, mặn xâm nhập năm nay nặng hơn năm 2016. Ông B tiếp lời:
“Năm 2016 coi vậy chứ còn vớt vát được”.
Cũng theo người dân Bến Tre cho biết, độ mặn trên kênh Rạch Bự đo sáng 23/2 là 2.4, còn trên kênh nhỏ hơn là 1, 85. Nghĩa là so với đỉnh hạn mặn lịch sử xảy ra vào năm 2016 thì năm nay có thể vượt hơn.
Bến Tre, một trong những địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất do hạn mặn năm nay khi theo thống kê của UBND tỉnh, xâm nhập mặn mùa khô 2020 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hơn 3 ngàn hecta diện tích lúa 3 vụ. Ngoài ra hơn 20 ngàn hecta cây ăn trái cũng bị chết khô, không thu hoạch được gì.
Tính đến giữa tháng 2/2020, độ mặn 2,50/00 đã xâm nhập đến các xã Vĩnh Bình, Phú Phụng của Huyện Chợ Lách, nghĩa là gần như toàn bộ tỉnh Bến Tre đã bị nước mặn bủa vây. Cường độ mặn theo nhận xét của Trung tâm khí tượng thủy văn Bến Tre cho biết thì năm nay cao hơn năm 2016 và độ xâm nhập cũng sâu hơn.
Thực tế chúng tôi ghi nhận được tại Bến Tre đúng như những thống kê của tỉnh khi người dân cho biết, đợt hạn năm 2016 có chỗ còn gieo mạ được, có chỗ không. Nhưng hạn mặn năm 2020 này là không có nơi nào gieo mạ được, người dân “chịu thua” với hạn hán và xâm nhập mặn.
Bà Chín, người nông dân tại vùng này nói với chúng tôi:
“Hai ngàn mười sáu lúc đó người ta còn xạ được, năm nay không có xạ được. Chết hết trơn. Có người xạ chết, có người bỏ đất trống luôn.
Ông Tuấn, chỉ mẫu đất ruộng thuê của mình đang chết khô dần, ông rầu rĩ nói:
Có một mẫu à, mà năm nay bỏ hết, không làm được gì hết. Mướn ruộng này kia là mình chịu hết, bỏ trống hết.
Rồi ông than thở tiếp: “Làm lúa nhờ được vụ Đông-Xuân thôi mà năm nay mất trắng hết. Năm rồi thu hoạch một công được năm trăm ký, mà năm nay hổng có ký nào.
Theo ông Thanh, người dân Ba Tri thì hạn mặn năm nay đến sớm hơn mọi năm, đến nổi lúa chưa kịp trổ thì đã bị hạn mặn xâm thực. Ông kể chi tiết:
Năm 2016 hết tháng Giêng là nó có nước mặn, còn năm nay tháng 11 là nó đã mặn trước rồi. Năm 2016 nước mặn là Tết người ta xạ là lúa sắp trổ rồi là người ta đã đóng cống lại được không có cho nước lên, cây lúa nó trổ cũng có được một mớ ăn. Còn năm nay nó mặn từ hồi lúa mình xạ cho tới bây giờ.
Huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang: Sầu Riêng khô lá
Ở xã Phú quý, huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang là vùng chuyên canh về cây sầu riêng. Đợt mặn năm nay ập đến nhanh và sớm khiến người dân trở tay không kịp. Theo thống kê của huyện, khoảng 80% số cây trong vùng đang trồng đều bị cháy lá vì thiếu nước ngọt.
Một nơi khác cũng thuộc tỉnh Tiền Giang là huyện Gò Công Tây, người nông dân ở đây chủ yếu canh tác lúa. Khi chúng tôi tìm đến cũng là lúc một người nông dân vừa bơm cử nước ngọt cuối cùng cho ruộng. Ông giượng cười cho chúng tôi biết:
Nếu nước không về kịp thì 7 công mất trắng rồi. Vì bây giờ lúa mới trổ mà. Cử nước này bơm là cử nước cuối rồi đó. Còn nước thì cứu được.
Theo quan sát của chúng tôi, gần đám ruộng của ông, còn có một đám ruộng khá đang vô hạt, lúa đang nặng đầu nhưng theo như người dân ở đây cho biết thì đang lúc lúa ngậm đòng, gặp hạn mặn nên bộ rễ bị hư hết. Nếu nước ngọt không còn để bơm vô ruộng, người nông dân ở huyện Gò Công Tây chỉ còn biết nhìn cây lúa đang chết dần:
Không có nước thì hột lúa nó cũng không vô gạo. Nó không có no được hột gạo. Đã vậy, bộ rễ nó hư rồi cũng đâu nuôi được cây lúa, ông Bê ở Gò Công Tây làu bàu cho biết.
Nói xong, ông dắt chúng tôi ra thăm ruộng của mình và nhổ từng bụi lúa bị đen gốc để dẫn chứng cho lời nói của mình. Theo như kinh nghiệm làm nông của ông thì bộ rễ bị hư hại như vậy thì không còn hy vọng để cứu vụ lúa Đông Xuân.
Sau đó ông đưa chúng tôi ra con kênh mà trước đây là nơi cung cấp nước chính cho các ruộng lúa xung quanh. Con kênh cũng cạn khô, trơ đáy.
Rồi ông nói:
Hàng năm nước ở đây cũng còn lên mét hai, mét rưỡi…còn giờ như vậy thì lấy cái gì đâu mà tưới.
Người dân sống ra sao?
Hình ảnh những vũng nước đọng sót lại giữa con kênh nứt nẻ, như hy vọng còn sót lại của người dân các vùng mà chúng tôi đi qua, không khỏi ám ảnh chúng tôi suốt hành trình ghi nhận tình hình hạn, mặn 2020 tại ĐBSCL.
Có thể nói, những thiệt hại tính đến thời điểm này không thể thống kê hết được và người nông dân miền Tây cũng đã kiệt sức để nổ lực cứu lấy mùa màng của mình.
Tiếp xúc với hầu hết người dân tại các tỉnh ĐBSCL mà chúng tôi có dịp đến, họ đều có cùng tâm sự đời sống sẽ cơ cực hơn trong thời gian tới vì mất mùa, chưa kể thiếu nước sinh hoạt cũng là vấn nạn mà họ sẽ phải đối diện nếu tháng 3 tình trạng này chưa được cải thiện.
Một người dân tên T ở Cai Lậy tâm sự:
Làm lúa như vầy một năm làm được có 2 vụ. Mà một vụ như vậy được có 400 ký, nhờ vụ Đông xuân này được 500 ký. Mà 400 ký giờ cũng đâu được nhiêu tiền đâu. Con cái giờ một đống con ba bốn đứa tiền đâu mà sống.
Mất mùa, nhiều người nông dân đành chuyển sang làm phụ hồ để kiếm tiền trang trải cuộc sống, lo cho con đi học mỗi ngày. Thậm chí, nhiều người buồn bả vì thất nghiệp và nợ nần, đành thả trôi số phận trong men rượu.
Tỉnh Tiền Giang như nông dân chủ yếu sống nhờ cây lúa, còn ở Bến Tre, ngoài ruộng đồng, kinh tế chủ lực ở đây còn có cây dừa. Nhưng ngập mặn không chưa loại cây nào, nước mặn ngấm vào đất, đến dừa cũng bị giảm sản lượng đáng kể. Một hộ dân trồng dừa ở Ba Tri cho biết:
Dừa chịu nước mặn lâu dài nó cũng teo cổ, chứ đâu có trái, nước mặn mà. Nó teo cổ mất cái giá cũng phải 4 tháng. […] Bây giờ nó teo cổ nè, rồi bắt đầu chờ trời mưa xuống là nước ngọt lại mình rải phân nó ăn thì ăn, 4-5 tháng mới có dừa xiêm nữa. Nó lâu vậy đó.
Nước mặn xâm nhập, ngay cả cá cũng không sống sót nổi nếu tình trạng kéo dài.
Ông L. thêm vào câu chuyện: chẳng hạn như cá chim, cá điêu hồng, chép… là chết sạch.
Ngoài dừa, người trồng sầu riêng cũng khốn đốn. Họ cho biết cây chết, thiệt hại rất kinh khủng. Một vườn sầu riêng khoảng 50 cây, có nguy cơ chết vì thiếu nước ngọt trong khoảng một tháng tới. Ông Ba, hộ trồng sầu riêng cho biết:
Mỗi cây này tính ra 5-7 triệu chứ không ít. Cây này chăm sóc tới cuối năm là 1 triệu 2, 1 triệu 3 mỗi cây. Còn vô nước mặn này có thể hơn luôn. Có thể chết cây không chăm sóc lại được.
Chật vật, lo lắng và cầu mong mưa trong tháng 3 để cứu ruộng lúa, cây trồng đang là nổi lo của hàng chục ngàn hộ nông dân ở các tỉnh miền Tây khi hạn hán, xâm nhập mặn bủa vây. Giải pháp nào giúp người dân vượt qua hạn, mặn lịch sử này? Mời quý vị xem tiếp trong bài phóng sự kỳ 2: “Cầu mưa giải…hạn”
Phóng sự sau đây chúng tôi ghi nhận tình hình hạn, mặn tại các địa phương thuộc tỉnh Tiền Giang và Bến Tre trong những ngày cuối tháng 2.
Huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre: Lúa hư gốc
Một người dân tên B tại Bến Tre cho biết đợt hạn hán, mặn xâm nhập năm nay nặng hơn năm 2016. Ông B tiếp lời:
“Năm 2016 coi vậy chứ còn vớt vát được”.
Cũng theo người dân Bến Tre cho biết, độ mặn trên kênh Rạch Bự đo sáng 23/2 là 2.4, còn trên kênh nhỏ hơn là 1, 85. Nghĩa là so với đỉnh hạn mặn lịch sử xảy ra vào năm 2016 thì năm nay có thể vượt hơn.
Bến Tre, một trong những địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất do hạn mặn năm nay khi theo thống kê của UBND tỉnh, xâm nhập mặn mùa khô 2020 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hơn 3 ngàn hecta diện tích lúa 3 vụ. Ngoài ra hơn 20 ngàn hecta cây ăn trái cũng bị chết khô, không thu hoạch được gì.
Tính đến giữa tháng 2/2020, độ mặn 2,50/00 đã xâm nhập đến các xã Vĩnh Bình, Phú Phụng của Huyện Chợ Lách, nghĩa là gần như toàn bộ tỉnh Bến Tre đã bị nước mặn bủa vây. Cường độ mặn theo nhận xét của Trung tâm khí tượng thủy văn Bến Tre cho biết thì năm nay cao hơn năm 2016 và độ xâm nhập cũng sâu hơn.
Thực tế chúng tôi ghi nhận được tại Bến Tre đúng như những thống kê của tỉnh khi người dân cho biết, đợt hạn năm 2016 có chỗ còn gieo mạ được, có chỗ không. Nhưng hạn mặn năm 2020 này là không có nơi nào gieo mạ được, người dân “chịu thua” với hạn hán và xâm nhập mặn.
Bà Chín, người nông dân tại vùng này nói với chúng tôi:
“Hai ngàn mười sáu lúc đó người ta còn xạ được, năm nay không có xạ được. Chết hết trơn. Có người xạ chết, có người bỏ đất trống luôn.
Ông Tuấn, chỉ mẫu đất ruộng thuê của mình đang chết khô dần, ông rầu rĩ nói:
Có một mẫu à, mà năm nay bỏ hết, không làm được gì hết. Mướn ruộng này kia là mình chịu hết, bỏ trống hết.
Rồi ông than thở tiếp: “Làm lúa nhờ được vụ Đông-Xuân thôi mà năm nay mất trắng hết. Năm rồi thu hoạch một công được năm trăm ký, mà năm nay hổng có ký nào.
Theo ông Thanh, người dân Ba Tri thì hạn mặn năm nay đến sớm hơn mọi năm, đến nổi lúa chưa kịp trổ thì đã bị hạn mặn xâm thực. Ông kể chi tiết:
Năm 2016 hết tháng Giêng là nó có nước mặn, còn năm nay tháng 11 là nó đã mặn trước rồi. Năm 2016 nước mặn là Tết người ta xạ là lúa sắp trổ rồi là người ta đã đóng cống lại được không có cho nước lên, cây lúa nó trổ cũng có được một mớ ăn. Còn năm nay nó mặn từ hồi lúa mình xạ cho tới bây giờ.
Huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang: Sầu Riêng khô lá
Ở xã Phú quý, huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang là vùng chuyên canh về cây sầu riêng. Đợt mặn năm nay ập đến nhanh và sớm khiến người dân trở tay không kịp. Theo thống kê của huyện, khoảng 80% số cây trong vùng đang trồng đều bị cháy lá vì thiếu nước ngọt.
Một nơi khác cũng thuộc tỉnh Tiền Giang là huyện Gò Công Tây, người nông dân ở đây chủ yếu canh tác lúa. Khi chúng tôi tìm đến cũng là lúc một người nông dân vừa bơm cử nước ngọt cuối cùng cho ruộng. Ông giượng cười cho chúng tôi biết:
Nếu nước không về kịp thì 7 công mất trắng rồi. Vì bây giờ lúa mới trổ mà. Cử nước này bơm là cử nước cuối rồi đó. Còn nước thì cứu được.
Theo quan sát của chúng tôi, gần đám ruộng của ông, còn có một đám ruộng khá đang vô hạt, lúa đang nặng đầu nhưng theo như người dân ở đây cho biết thì đang lúc lúa ngậm đòng, gặp hạn mặn nên bộ rễ bị hư hết. Nếu nước ngọt không còn để bơm vô ruộng, người nông dân ở huyện Gò Công Tây chỉ còn biết nhìn cây lúa đang chết dần:
Không có nước thì hột lúa nó cũng không vô gạo. Nó không có no được hột gạo. Đã vậy, bộ rễ nó hư rồi cũng đâu nuôi được cây lúa, ông Bê ở Gò Công Tây làu bàu cho biết.
Nói xong, ông dắt chúng tôi ra thăm ruộng của mình và nhổ từng bụi lúa bị đen gốc để dẫn chứng cho lời nói của mình. Theo như kinh nghiệm làm nông của ông thì bộ rễ bị hư hại như vậy thì không còn hy vọng để cứu vụ lúa Đông Xuân.
Sau đó ông đưa chúng tôi ra con kênh mà trước đây là nơi cung cấp nước chính cho các ruộng lúa xung quanh. Con kênh cũng cạn khô, trơ đáy.
Rồi ông nói:
Hàng năm nước ở đây cũng còn lên mét hai, mét rưỡi…còn giờ như vậy thì lấy cái gì đâu mà tưới.
Người dân sống ra sao?
Hình ảnh những vũng nước đọng sót lại giữa con kênh nứt nẻ, như hy vọng còn sót lại của người dân các vùng mà chúng tôi đi qua, không khỏi ám ảnh chúng tôi suốt hành trình ghi nhận tình hình hạn, mặn 2020 tại ĐBSCL.
Có thể nói, những thiệt hại tính đến thời điểm này không thể thống kê hết được và người nông dân miền Tây cũng đã kiệt sức để nổ lực cứu lấy mùa màng của mình.
Tiếp xúc với hầu hết người dân tại các tỉnh ĐBSCL mà chúng tôi có dịp đến, họ đều có cùng tâm sự đời sống sẽ cơ cực hơn trong thời gian tới vì mất mùa, chưa kể thiếu nước sinh hoạt cũng là vấn nạn mà họ sẽ phải đối diện nếu tháng 3 tình trạng này chưa được cải thiện.
Một người dân tên T ở Cai Lậy tâm sự:
Làm lúa như vầy một năm làm được có 2 vụ. Mà một vụ như vậy được có 400 ký, nhờ vụ Đông xuân này được 500 ký. Mà 400 ký giờ cũng đâu được nhiêu tiền đâu. Con cái giờ một đống con ba bốn đứa tiền đâu mà sống.
Mất mùa, nhiều người nông dân đành chuyển sang làm phụ hồ để kiếm tiền trang trải cuộc sống, lo cho con đi học mỗi ngày. Thậm chí, nhiều người buồn bả vì thất nghiệp và nợ nần, đành thả trôi số phận trong men rượu.
Tỉnh Tiền Giang như nông dân chủ yếu sống nhờ cây lúa, còn ở Bến Tre, ngoài ruộng đồng, kinh tế chủ lực ở đây còn có cây dừa. Nhưng ngập mặn không chưa loại cây nào, nước mặn ngấm vào đất, đến dừa cũng bị giảm sản lượng đáng kể. Một hộ dân trồng dừa ở Ba Tri cho biết:
Dừa chịu nước mặn lâu dài nó cũng teo cổ, chứ đâu có trái, nước mặn mà. Nó teo cổ mất cái giá cũng phải 4 tháng. […] Bây giờ nó teo cổ nè, rồi bắt đầu chờ trời mưa xuống là nước ngọt lại mình rải phân nó ăn thì ăn, 4-5 tháng mới có dừa xiêm nữa. Nó lâu vậy đó.
Nước mặn xâm nhập, ngay cả cá cũng không sống sót nổi nếu tình trạng kéo dài.
Ông L. thêm vào câu chuyện: chẳng hạn như cá chim, cá điêu hồng, chép… là chết sạch.
Ngoài dừa, người trồng sầu riêng cũng khốn đốn. Họ cho biết cây chết, thiệt hại rất kinh khủng. Một vườn sầu riêng khoảng 50 cây, có nguy cơ chết vì thiếu nước ngọt trong khoảng một tháng tới. Ông Ba, hộ trồng sầu riêng cho biết:
Mỗi cây này tính ra 5-7 triệu chứ không ít. Cây này chăm sóc tới cuối năm là 1 triệu 2, 1 triệu 3 mỗi cây. Còn vô nước mặn này có thể hơn luôn. Có thể chết cây không chăm sóc lại được.
Chật vật, lo lắng và cầu mong mưa trong tháng 3 để cứu ruộng lúa, cây trồng đang là nổi lo của hàng chục ngàn hộ nông dân ở các tỉnh miền Tây khi hạn hán, xâm nhập mặn bủa vây. Giải pháp nào giúp người dân vượt qua hạn, mặn lịch sử này? Mời quý vị xem tiếp trong bài phóng sự kỳ 2: “Cầu mưa giải…hạn”
Ý kiến
(0)
No comments:
Post a Comment