Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Saturday, 1 February 2020

Một sai lầm lớn của Mác

0
Tại Đại hội II đổi đảng cộng sản thành đảng Lao động, Hồ Chí Minh chỉ hình Staline và Mao nói một cách „thủ phận khiêm tốn”: „Bác có thể sai lầm chớ hai vị này không thể sai lầm”. Vì vậy Hồ Chí Minh suốt đời đã răm rắp làm đúng theo lời dạy của Xịt và Mao: giết hết những người yêu nước như Tạ Thu Thâu, Trần văn Thạch, Hồ văn Ngà, Nguyễn văn Sâm,…và làm cải cách ruộng đất để tiêu diệt lớp trí thức tiểu tư sản đi theo kháng chiến vì độc lập dân tộc.
Thế mà, tuy là người cộng sản tinh ròng, Hồ Chí Minh chắc chắn đã không biết hay cũng không dám biết chính Các Mác, cha đẻ ra chủ thuyết cộng sản, đã làm một sai lầm vĩ đại, rất cơ bản khi Mác quả quyết „đấu tranh giai cấp là động cơ vận hành Lịch sử”. Chúng ta sẽ vạch ra cái sai lầm nổi cợm ấy.
Các Mác là ai?
Khi nói về cộng sản ai cũng đều biết Mác là ai. Nhưng nay nhắc lại về ông vài lời để nói thêm vế ông một sai lầm quan trọng mà người cộng sản vẫn không đề cập tới.
Mác (Karl Marx) sanh ngày 5 tháng 5 năm 1818 tại Thành phố Trèves thuộc Tiểu bang Rhénanie, Đức. Ông học Luật để trở thành luật sư như cha của ông. Năm 1841, ông trình luận án Tiến sĩ về Triết học tại Đại học Iéna. Đậu xong, ông được đề nghị làm Giáo sư Đại học nhưng ông từ chối địa vị danh dự lớn của thời bấy giờ để chọn cách sống theo sở thích của ông. Sống thiếu thốn, nghèo nàn nhưng ông tin tưởng mãnh liệt là rồi đây giai cấp vô sản sẽ đứng lên lật đổ giai cấp tư sản thống trị và xây dựng một xã hội mới hoàn toàn tốt đẹp! Ngay từ lúc đó, Mác đã bị ám ảnh nặng bỡi lý thuyết giai cấp đấu tranh.
Lúc đi học, Mác đã chịu ảnh hưởng Descartes về duy vật, Hegel về biện chứng trong mâu thuẩn chủ/tớ và người bạn không thể thiếu trong sự nghiệp của ông là Friedrich Engels, cùng viết với ông Bản Tuyên ngôn đảng cộng sản, một bản văn được nhiều người đọc, dịch ra nhiều thứ tiếng, chỉ đứng sau Kinh thánh của Thiên chúa giáo.
Nhiều thế hệ đọc Bản Tuyên ngôn, cùng gào lên „Vô sản toàn thế giới, hảy đoàn kết lại!”. Trong Tuyên ngôn, Mác trình bày lý thuyết giai cấp đấu tranh của ông.
Trong Tư Bản luận, Mác phân tách tư bản sẽ biến chuyển không ngừng nhưng không biết ông có dự đoán được goulag ở Liên-xô và trại tập trung dã mang ở Việt nam hay không? Theo bà Hannah Arendt vì chủ thuyết của ông đã được Lê-nin và Xịt diển dịch theo nhu cầu của họ thiết lập chế độ độc tài bạo ngược để cầm quyền lâu dài sau khi dùng bạo lực cướp được chánh quyền.
Nhiều nhơn vật tiếng tâm như Jean-Paul Sartre, Louis Althusser, Antonio Gramsci,…cho rằng triết thuyết của Mác sẽ không bị qua mặt. Gần đạy, ông Claude Juncker, Chủ tịch Ủy Hội Liên Âu, quả quyết Mác không chịu trách nhiệm những hành động mang rợ cho cộng sản gây ra ở khắp nơi trên thế giới.
Lịch sử loài người là lịch sử đấu tranh giai cấp?
Trong sách vở viết về lý thuyết cộng sản, ngay cả trong Bản Tuyên ngôn, Mác vẫn quả quyết lịch sử nhơn loại là lịch sử giai cấp đấu tranh. Khi nói như vậy Mác đã vô tình hay cố ý không thấy trong những cuộc chiến tranh thời Trung cổ như Thập tự giá, hay những trận đánh nhau chí tử ở Ý hồi thế kỷ XV – XVI giữa cánh thân giáo hoàng (guelfes) và phe theo nhà vua la-mả (gibelins) nguyên nhơn là tôn giáo, chớ hoàn toàn không có bóng dáng xa gần gì với cái giai cấp đấu tranh của ông hết cả.
Ở Pháp vào thế kỷ XVII, cuộc nổi dậy (La Fronde) chống lại Hồng y Mazarin trong cách hành xử làm mất lòng người, thuế má tăng và quân quyền lúc vua trẻ Louis XIV lên ngôi lại cũng không thể nói là do động cơ giai cấp đấu tranh vì trong cuộc bạo loạn này, dân dã, quí tộc „hàm” (do mua tít quí tộc hay còn gọi là quí tộc quần áo), và quí tộc thật sự của chế độ phong kiến, tất cả cùng đứng chung một phe.
Trong lịch sử ở phương tây, tất cả các cuộc xung đột hầu như đều không phải xung đột giai cấp, mà là những tập hợp rộng rải nhiều thành phần xã hội, từ dân thành phố, từ lớp tư sản, quí tộc tới nông dân.
Trên thực tế, người ta vẫn chưa thấy điều mà người mác-xít thường nói xã hội tiến bộ là kết quả của giai cấp đấu tranh. Trái lại, người ta chỉ thấy giai cấp đấu tranh  dẩn tới xã hội băng hoại, sản xuất tê liệt, gia đình tan nát, lòng người thù hận,..Trái lại những tiến bộ về dân chủ và xã hội, cả ở ngày nay, luôn luôn là kết quả của những nổ lực tập hợp và đồng thuận lớn. Những cuộc toàn dân kháng chiến chống giặc ngoại xâm vẫn là bằng chứng hùng hồn không thể hiểu khác hơn.
Động cơ của những cuộc bạo loạn xã hội hay chiến tranh thực tế thì vẫn là lòng yêu nước, tinh thần bảo vệ chủng tộc, bảo vệ văn hóa, bảo vệ bản sắc địa phương, bảo vệ tôn giáo, …nhưng điều này vẫn bị Mác kịch liệt phủ nhận.
Chúng ta thử nhìn lại cuộc cách mạng ở Iran. Phải chăng do giai cấp đấu tranh làm bùng nổ? Hay chính tôn giáo thật sự là động cơ? Ở Irak có sẳn đảng cộng sản mạnh mẽ vẫn hoạt động tích cực nhưng xung đột không xảy ra do đảng cộng sản xách động giai cấp đấu tranh, mà lại do tôn giáo. Cùng Hồi giáo, nhưng phe sunnites và phe chiites động viên quần chúng làm hai lực lượng lớn xông vào đánh nhau chết bỏ. Như nội chiến. Chỉ để bảo vệ bản sắc tín ngưởng hồi giáo của mình!
Còn ở Ukraine, chính vấn đề bản sắc dân tộc, và đặc biệc là vấn đề ngôn ngữ đã làm bùng nổ cách mạng ukranienne và phản cách mạng của sắc dân nói tiếng nga.
Thuyết giai cấp đấu tranh của Mác làm sao có thể giải thích ổn thỏa những xung đột trong vừa qua ở vùng Balkan khi mà tuyệt đại đa số thợ thuyền và tư sản người serbes (dân Serbie) đứng chung cùng trận tuyến chống lại đối phương là lực lượng tập họp cũng tuyệt đại đa số thợ thuyền và tư sản người croates (dân Croatie)? Và nội chiến ở Syrie càng không mang một nét nào của cái gọi là giai cấp đấu tranh tuy ở đây từ lâu đã có đảng mác-xít rất ảnh hưởng. Như ở Rwanda, „giai cấp” xung đột đẩm máu nhưng lại không phải là thứ giai cấp đấu tranh theo thuyết của Mác, mà là giai cấp chủng tộc
Còn ở Việt nam? Hồ Chí Minh làm cách mạng cộng sản cướp được chánh quyền? Không phải – nên nói cho rỏ vì người cộng sản chỉ nói lấy được, không cần tôn trọng sự thật – cướp chánh quyền từ Pháp hay Nhựt, mà cướp chánh quyền ở Chánh phủ Trần Trọng Kim, của nước Việt nam hoàn toàn độc lập và thống nhứt vì lúc đó, Pháp chưa trở lại, Nhựt đã đầu hàng, Đồng Minh chưa kịp tới. Việt nam độc lập thật sự vì sau khi Nhựt trao trả độc lập cho Hoàng Đế Bảo Đại, Ngài tuyên bố hủy bỏ ngay tất cả các Hiệp ước bất bình đẳng của Pháp, và tuyên bố Việt nam thống nhứt và Dân chủ với Dụ “Dân vi quí”, một thứ luật hiến pháp trong lúc chưa có Hiến pháp.
Ngày 19/8 gọi là Cách mạng mùa Thu của Hồ Chí Minh thì càng không có cái gì là giai cấp đấu tranh làm động cơ vận động cách mạng. Liên đoàn Công chức biểu tình, hằng trăm ngàn người trước Nhà hát Tây ở Hà nội, ủng hộ Việt nam Độc lập của Chánh phủ Trần Trọng Kim, bổng đâu có lối 60 ngoe cầm cờ đỏ chen vào đám biểu tình, phất cờ, hô khẫu hiệu. Có vài tên đưa súng lục bắn chỉ thiên đây đó vài phát. Có một tên khác từ cửa sổ lầu I của dảy phố mặt đường, buông lá cờ đỏ lớn xuống, gây ấn tượng mạnh trong đám công chức biểu tình vì cho tới lúc đó, Việt nam chưa có cờ ngoài cờ Pháp (Theo Cụ Nguyễn Mạnh Hà, Cụu Bộ trưởng Kinh tế chánh phủ Hồ Chí Minh đầu tiên, kể tại tư gia ở Ivry sur Seine, năm 91- Cũng nên đọc thêm Hồi ký của Tô Hải).
Thế là Việt minh biến ngay cuộc biểu tình của công chức thành cuộc biểu tình cướp chánh quyền của họ. Cách mạng ở đâu? Người biểu tình vì lòng yêu nước độc lập hay vì yêu giai cấp? Chắc chắn không có ai biết cộng sản là thứ gì!
Rồi sau đó, Hồ Chí Minh chạy lên Việt Bắc trốn Tây, hô hào toàn dân kháng chiến để giải thích lý do đột ngột rời Hà Nội, Thủ phủ của Chánh phủ VNDCCH. Vào lúc đó, không có tiếng nói nào đánh động lòng dân mãnh liệt bằng 2 tiếng Tự do, Độc lập. Bất kỳ ai nói Tự do, Độc lập đều được người dân việt nam hưởng ứng, chạy theo.
Phong tráo kháng chiến giành Độc lập nhờ đó thành hình và lớn mạnh, đế năm 1954 đưa cho Hồ Chí Minh làm chủ nửa nước, là hoàn toàn do lòng yêu nước của người dân Việt nam là động cơ chớ không liên quan xa gần gì với cái gọi là giai cấp đấu tranh hay cộng sản hết cả. Trong chiến tranh việt nam lần thứ hai cũng vậy. Cũng do Hồ Chí Minh cất đi cái cộng sản, cái cách mạng vô sản, đưa ra cái “Dân tộc giải phóng” nên mới gạt được người dân nhẹ dạ nặng lòng yêu nước hưởng ứng.
Biết tình hình dân Miền Nam nên Hà nội sau 30/4/75, không dám làm cải cách ruộng đất như đã làm ở Miền Bắc trước kia. Nhưng Hà nội phải cải tạo tư sản vì thấy Miền Nam giàu có để cướp của cải của dân Miền Nam chở vể Bắc. Chỉ trong trường hợp này có thể gọi là giai cấp đấu tranh mà thôi. Mà đúng thôi vì giai cấp đã thật sự xuất hiện khi cộng sản cai trị. Đó là giai cấp thống trị bạo ngược của chế độ cộng sản phân biệt với nhơn dân bị trị. Và phong kiến, cường hào ác bá cũng từ đây tác oai tác oái trong dân chúng bị trị. Trường hợp điển hình là vụ giết người cướp đất ở Đồng Tâm hôm 9/1/2020.
Nói theo nhà văn Dương Thu Hương, lòng yêu nước của dân tộc Việt nam là khối vàng ròng. Người cộng sản chỉ có khai thác mà chiếm được cả nước chớ không nhờ cộng sản gì cả.
Cả trong sanh hoạt chánh trị dân chủ, giai cấp đấu tranh cũng không có. Cứ nhìn lại cuộc bầu cửa Tổng thống ở Huê kỳ và Pháp vừa qua thì thấy ông Trump thắng cử không nhớ ở phiếu của cử tri tư sản, mà nhờ ở phần lớn phiếu của thợ thuyền. Ở Pháp, phiếu của thợ thuyền, cả của thợ thuyền gốc ngoại quốc, dồn cho Mặt Trận Dân tộc (cực hũu) đem lại kết quả đảng này đứng hạng nhì.
Ngày nay phải nói chủ nghĩa cộng sản không vì giai cấp mà chỉ đúng là thứ chủ nghĩa không có con người hay biến đổi triệt để con người.
Trong “Vấn đề con người và chủ nghĩa lý luận không có con người”(NXB t/pHCM 1989 , trang 122-124 ,  154), Trần Đức Thảo viết “… Nhưng nếu tuyệt đối hóa quan điểm giai cấp, tựa hồ như ngoài giai cấp thì không còn gì nữa, tức là phủ định con người theo nghĩa chung của loài người, phủ định con người nói chung, thì ngoài các thành phần được nhìn nhận là nhân dân, mặc nhiên phần còn lại là kẻ thù của nhân dân (tức kẻ thù của đảng cs), theo nghĩa thành phần giai cấp”.
Sau 75, theo tinh thần giai cấp học được ở Miền Bắc, Cộng sản qui tất cả dân Miền nam là “tư sản” và cứ thế mà tiêu diệt bất kỳ ai. Sở dĩ quy kết được như thế, là vì họ tuyệt đối hóa quan điểm giai cấp, xóa bỏ quan điểm con người với tư cách con người, xóa bỏ con người nói chung.
Thế mà ngày nay, cái đảng ở Hà nội vẫn kiên quyết lấy chủ nghĩa Mác – Lê và thêm cái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam! Mà cách mạng việt nam là thứ cách mạng gì?
Tại sao không vứt đi 2 thứ quái gở đó cho đất nước khá lên? Hay phải đợi nhơn dân ra tay dẹp bỏ chế độ cộng sản ác ôn, thực hiện đúng chủ thuyết giai cấp đấu tranh của Mác là động cơ khai thông lịch sử Việt Nam!
CHIA SẺ

No comments:

Post a Comment