Những đứa trẻ Trung Quốc đáng thương thời COVID-19
26/02/2020 16:42 GMT+7
TTO - Cán bộ hỏi: 'Nhà có mấy người?', cậu bé đáp: 'Con ở với ông'. 'Vậy ông đâu con?', 'Ông chết rồi!'. 'Vậy sao con không ra ngoài?', 'Ông bảo ngoài kia có virus, không được ra ngoài, chỉ được ở trong nhà ăn bánh thôi'.
Đó
là câu chuyện mà cán bộ khu phố Chú Nhất, thành phố Thập Yển, tỉnh Hồ
Bắc kể lại khi đến kiểm tra thân nhiệt một nhà dân và một cậu bé 6 tuổi
ra mở cửa hôm 24-2.
Nhiều cư dân mạng nói may mà có
người đến kiểm tra, nếu không thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Thông
tin mạng lan truyền là cụ Đàm (ông của đứa trẻ) mất được 3 hôm, nhưng
nhân viên khu phố cho rằng không thể nào, vì họ ngày nào cũng đi kiểm
tra thân nhiệt.
Theo nhân viên khu phố Chú Nhất chia sẻ
với trang www.hxw.gov.cn (thuộc Tập đoàn báo chí Thành Đô), cụ ông họ
Đàm không phải tử vong vì COVID-19.
Cụ
lâu nay mắc bệnh tim, có thể là bệnh tình tái phát, còn cậu bé sức khỏe
bình thường đã được một tình nguyện viên khác trong khu phố đem về
nuôi. Cơ quan chức năng vẫn đang điều tra nguyên nhân và thời gian tử
vong của cụ, chưa thể có câu trả lời chính xác.
Con trai cụ đang ở Quảng Tây tạm thời không về được, đã nhờ khu phố và hàng xóm lo hậu sự giúp.
"Con muốn chơi với virus"
Cụ
Đàm không phải là người duy nhất nói với cháu ngoài kia có virus, không
được ra khỏi nhà. Trước đó, vào ngày 13-2, trên các trang mạng xã hội
Trung Quốc lan truyền một video clip ghi lại câu chuyện của một cậu bé
khoảng 4, 5 tuổi.
"Không cho con
ra ngoài chơi là việc làm rất xấu", cậu vừa khóc vừa nói. "Nhưng ở ngoài
có virus mà", mẹ cậu bé nói. "Con không nhìn thấy, con không thể chờ
được nữa, con muốn chơi với virus", cậu bé nói.
Những
cậu bé đáng thương, chúng không hiểu tại sao bị nhốt ở trong nhà hơn
hai chục ngày, lại càng không hiểu virus là gì? Chúng chỉ muốn được chơi
với bạn bè, nhưng chúng đang phải cùng người lớn trải qua những ngày
khó khăn của thời dịch.
Hay như câu
chuyện về bức ảnh một cô y tá ngồi ăn bên vệ đường, không xa là người
chồng cũng ngồi xổm, đứa bé trong tay anh đang nhìn mẹ ăn cơm được một
nhân viên quản lý khu phố chụp lại.
Được
biết cô y tá tên Giang Thế Nga (25 tuổi), làm việc ở Bệnh viện trung
tâm thị trấn Điếm Tử, huyện Vân Tây, thành phố Thập Yển (Hồ Bắc) đã
không về nhà gần 25 ngày.
Ngày
19-2, sau khi đưa bệnh nhân nhập viện, trên đường quay về bệnh viện có
đi ngang qua nhà, cô tranh thủ xuống xe để gặp mặt đứa con trai 9 tháng
tuổi. Khi biết tin vợ sẽ về nhà, anh chồng không kịp thay đồ vội bế con
xuống lầu, còn mẹ chồng vội nấu cho cô bát sủi cảo. Cô y tá thì vừa ăn
vừa rơi nước mắt, vì người thân bên cạnh mà không thể đến gần.
Chắc đứa bé cũng không hiểu tại sao mẹ lại không ôm mình, tại sao mẹ lại khóc? Cô y tá sau này kể lại với tờ Thập Yển Buổi Tối rằng
hôm đó cô đã rất cố gắng kiềm chế nhưng nước mắt cứ rơi, cô ăn mà không
biết sủi cảo mùi gì, thậm chí lúc về cô còn quên cả túi quần áo mẹ
chồng chuẩn bị cho cô.
Tuy nhiên, con của cô y tá vẫn
còn may mắn vì có bố và bà bên cạnh. Còn nhiều đứa trẻ phải ở nhà một
mình. Thời kỳ dịch bệnh, việc người nhà bị cách ly, nhập viện khiến cho
không ít trẻ em phải ở nhà một mình, đã trở thành nỗi lo của người dân.
Chung tay chăm sóc
Một số tình nguyện viên đã kiến nghị mở cửa nhà trẻ, viện dưỡng lão tập trung chăm sóc cho đối tượng trẻ em. Ngoài ra, tâm lý trẻ cũng là vấn đề đáng quan tâm. Khi người thân không ở bên cạnh, các em đều cảm thấy bất an, không giao tiếp nhiều với mọi người nên cần phải có chuyên gia tâm lý an ủi, tư vấn.
Một số tình nguyện viên đã kiến nghị mở cửa nhà trẻ, viện dưỡng lão tập trung chăm sóc cho đối tượng trẻ em. Ngoài ra, tâm lý trẻ cũng là vấn đề đáng quan tâm. Khi người thân không ở bên cạnh, các em đều cảm thấy bất an, không giao tiếp nhiều với mọi người nên cần phải có chuyên gia tâm lý an ủi, tư vấn.
No comments:
Post a Comment