Tết Nguyên đán người Việt: Vì sao có Tết và ý nghĩa văn hóa tâm linh thế nào?
Theo quan niệm dân gian, tết Nguyên đán
là thời điểm gặp gỡ của con người với thần linh trong nhà, ông bà đã
khuất. Dù đi đâu, làm gì thì ngày này mọi người trong nhà cũng về ngồi
cạnh nhau bên nồi bánh chưng, bánh tét.
Tết Nguyên đán
hay còn gọi là Tết Cả diễn ra vào tháng Giêng, thời điểm nông nhàn, mọi
người rảnh rỗi, nghỉ ngơi, đi chơi. Theo truyền thống, người dân Việt
xưa chủ yếu làm nông, mang tính thời vụ nên vào những lúc nhàn hạ thường
có tâm lý ăn chơi bù đắp những ngày đầu tắt mặt tối.
Nguồn gốc tết Nguyên Đán
Tết là do đọc trại từ chữ Tiết, nguyên là đầu tiên, đán là buổi sáng sớm. Tết Nguyên đán được dịch là khoảng thời gian đầu của một năm mới. Dần dần được gọi vắn tắt là Tết.
Trong “Việt Nam phong tục
toàn biên”, tác giả Vũ Ngọc Khánh cho rằng, đúng nghĩa thì Nguyên đán
chỉ là một ngày, tức là ngày mùng một tháng Giêng. Qua nhiều năm tháng,
người ta tổ chức trong vòng 3 ngày: Ba mươi tháng Chạp, mùng một, mùng
hai tháng Giêng.
Tiến sĩ Trần Long (giảng viên khoa Văn hóa
học, ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia TP.HCM) cũng cho biết tiết là một
hiện tượng khí hậu thay đổi sau 15 ngày quả đất tự quay quanh nó và đi
một đoạn trên quỹ đạo biểu kiến quanh mặt trời.
|
Tết không chỉ là dịp để mọi người trang hoàng, dọn dẹp lại nhà cửa mà còn có ý nghĩa tâm linh thiêng liêng, hướng về cội nguồn.
Theo tín ngưỡng dân gian, người nông dân còn cho rằng Tết là dịp để
tưởng nhớ các vị thần linh có liên quan đến nông nghiệp như thần Đất,
thần Mưa, thần Sấm, thần Nước…
Dù là Tết lớn nhất trong năm, nhưng tùy theo mỗi vùng, miền của đất
nước hoặc theo những quan niệm về tôn giáo khác nhau mà mỗi địa phương
có các phong tục, tập quán khác nhau.
Vì sao người Việt xưa thích Tết?
Ngày nay, nhiều người phải đi xa mới có môi trường làm việc thích
hợp. Tuy nhiên, dù ở đâu, họ vẫn mong muốn được quay trở về quê cùng đón
Tết với gia đình.
TS Trần Long cho biết, người Việt
xưa thường sinh sống trong phạm vi làng, xã, quanh năm gắn với nông
nghiệp lúa nước nên ngày Tết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Không chỉ
là thời gian nghỉ ngơi sau một mùa vụ mà còn là dịp để mọi người được
làm và thưởng thức những món ngon. Ngày Tết, nhà nào cũng có “thịt mỡ,
dưa hành, câu đối đỏ” cùng với "cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.
|
Tết
về, bàn thờ nhà nào cũng được trang hoàng mâm ngũ quả ở vị trí trang
trọng. Cả gia đình cùng nhau thắp nén nhang rồi đi thăm mộ của tổ tiên
khiến tình cảm gia đình thêm gắn kết.
Ngày trước, không có bắn pháo hoa và các hoạt động ngoài trời trong
đêm giao thừa, nên vào thời khắc thiêng liêng này, các thành viên trong
gia đình thường quây quần trong nhà và cầu chúc cho nhau những điều tốt
đẹp nhất.
Tháng Giêng là tháng ăn chơi
Theo TS Trần Long, quan niệm của ông cha ta ngày xưa là “ăn Tết”. Ngày trước, cuộc sống
khó khăn, nên những món ngon chỉ dành cho ngày Tết. Có câu: "Ngày ba
mươi Tết thịt treo trong nhà”, dù khó khăn thế nào thì cũng phải sắm
được mâm cỗ để rước ông bà về ăn Tết cùng con cháu.
Cũng theo TS Trần Long, khi gặt xong, người Việt xưa thường dọn
ruộng, đốt rạ để có đất trống, bằng phẳng làm chỗ vui chơi, tổ chức lễ
hội. Nhưng vì địa hình khác nhau nên thời điểm gặt xong của mỗi vùng
cũng khác nhau. Vì vậy, khoảng thời gian kết thúc vụ mùa trong toàn khu
vực Bắc Bộ kéo dài hơn cả tháng.
|
TS Long nhận định, ngày nay, với sự phát triển của xã hội, quan
niệm về Tết đã thay đổi, trong đó nổi bật nhất là sự thay đổi từ “ăn
Tết” sang “nghỉ Tết”, “chơi Tết”. Điều kiện sống được nâng lên, các món
ngon vật lạ người ta có thể ăn quanh năm chứ không chỉ riêng gì ngày
Tết, do vậy quan niệm “ăn Tết” trong dịp Tết đang dần dần được chuyển
sang hướng nghỉ ngơi, du lịch...
Dù vậy, cứ tới tết Nguyên Đán, người người lại thấy nôn nao, mong
được trở về đoàn tụ bên gia đình. Và có nghỉ dưỡng, du lu lịch... ở đâu
thì cũng phải giữ “thủ tục” “đốt ba nén nhang” vái lạy ông bà rồi đi đâu
hẳn đi.
Có thể thấy, dù xã hội có phát triển như thế nào thì phong tục Tết
cổ truyền vẫn là nét văn hóa truyền thống đã ăn sâu vào tâm thức của
từng người Việt.
No comments:
Post a Comment