Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday, 25 February 2020

Trí thức Nga bị chính quyền Lenin trục xuất trên hai con tàu lưu vong

  • 19 tháng 10 2018




  • Bản quyền hình ảnh Fine Art
    Image caption Khẩu hiệu cách mạng thời Liên Xô cũ

    Mùa thu năm 1922, Lenin ra lệnh trục xuất 70 nhà khoa học và trí thức hàng đầu của Nga, gửi họ lên hai con tàu.
    Tổng cộng sau đó 220 trí thức, cùng gia đình, bị tống khỏi nước Nga với tội danh duy nhất là tin rằng cải cách tôn giáo và đạo đức quan trọng hơn cách mạng xã hội.
    Trong số những người bị trục xuất khỏi Nga có các triết gia tôn giáo (Nikolai Berdyaev và Semyon Frank), kinh tế gia (Boris Brutskus), nhà văn và phê bình (Mikhail Osorgin và Yuly Aikhenvald), cùng các họa sĩ trường phái trừu tượng, sử gia, nhà toán học và nhà báo.
    Đích thân Lenin đứng ra chọn lựa những trí thức nào bị trục xuất khỏi Nga, và ra nghị định rằng những ai bị trục xuất mà quay về Nga thì sẽ bị xử bắn.
    Lenin nói 'Trí thức là cục phân' từ 1919
    Nga: Luật mới đề nghị cải táng Lenin bị bác
    Ông Dzerzhinsky được dựng tượng ở VN là ai?
    Thay chỗ của họ là những trí thức mới, 'vừa hồng vừa chuyên' và được xem là đáng tin cậy hơn.
    Hai tàu thủy của Đức chở các trí thức này rời khỏi Nga sau này được gọi là "con tàu triết gia" - một ngụ ý về sự ra đi của một giới trí thức, và cùng với họ, là cả quan niệm về tự do tư tưởng.

    Kiểm soát tư tưởng

    Sự ra đi của nhóm những triết gia, nhà văn, kỹ sư này là một khoảnh khắc quan trọng trong lịch sử Liên Xô (cũ).

    Mặc dù Lenin và các lãnh đạo khác thừa nhận tầm quan trọng của việc trưng dụng những chuyên viên "tư sản" để phục hồi kinh tế (Chính sách NEP) họ cũng cảm thấy phải gửi ra thông điệp mạnh mẽ về vị trí của trí thức trong xã hội cộng sản.
    Như nhà nghiên cứu Jane Burbank viết trong một tập sách năm 1986, "giới trí thức trước cách mạng, với vai trò tự chọn là ủng hộ tư tưởng tự do và lên tiếng vì việc nước, nay sẽ bị xóa bỏ".
    Trước năm 1921, vì bận với cuộc nội chiến, những người Bolshevik chưa xóa bỏ hẳn phong thái cũ trong đời sống đại học.
    Thăm bảo tàng Lenin duy nhất nằm ngoài nước Nga
    Liên Xô từng trưng cầu dân ý rồi tan rã
    Nghệ An sẽ hoàn thành dự án tượng Lenin cuối tháng 3
    Nhưng cùng với kế hoạch kinh tế mới, tình hình thay đổi. Khi lực lượng Bạch vệ đã bị đánh bại, chính quyền mới đưa ra nhiều biện pháp để tái áp đặt kiểm soát trong hệ thống giáo dục.
    Lenin tuyên bố: "thuật ngữ "phi chính trị" hay "giáo dục phi chính trị" là thứ đạo đức giả tư sản, chỉ là sự lừa mị đám đông...Chúng ta công khai tuyên bố, bất chấp những lời dối trá cũ, rằng giáo dục phải gắn bó với chính trị."
    Vì thế, để những giảng viên mang tư tưởng xa lạ dạy dỗ và "làm băng hoại" đầu óc sinh viên sẽ là điều không thể chấp nhận.

    Bản quyền hình ảnh Hulton Deutsch
    Image caption Nikolai Berdiaev là một trong những triết gia nổi danh nhất của Nga
    Các hội đoàn độc lập bị buộc giải tán, và những người lao động trí óc được thúc giục gia nhập những tổ chức do nhà nước thành lập.
    Chiến dịch chống trí thức của năm 1922 dành sự lên án mạnh mẽ nhất cho xu hướng phục hồi tư tưởng triết học và thần học đi ngược lại học thuyết của Karl Marx.
    Hai nhóm nổi tiếng nhất lúc này là Hội Triết học Tự do ở Petrograd và Viện Văn hóa Tinh thần Tự do của Nikolai Berdiaev, triết gia nổi danh nhất của Nga, tại Moscow.
    Với nhiều người, giai đoạn 1920-22 được nhớ tới như là sự thăng hoa lần cuối của phong trào trí thức độc lập.
    Tháng Tám năm 1922, Ủy viên Bộ Chính trị Grigory Zinoviev đọc diễn văn tại hội nghị Đảng, về "các đảng phái và xu hướng chống chế độ".
    Sau đó một loạt các nhà báo, biên tập viên bị trục xuất khỏi nước Nga và các hội mà họ thuộc về hoặc bị đóng cửa hoặc đặt trong tình trạng bị theo dõi.

    Kẻ thù tiềm tàng

    Ngày 8-6-1922, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản thông qua đề xuất thực hiện các biện pháp đối với "những nhóm chống Soviet trong giới trí thức."
    Đích thân Lenin tham gia việc hoạch định trục xuất những ai. Trong một điện tín gửi đi ngày 17-7-1922, ông thúc giục các đồng chí của mình:
    "Peshekhonov, Miakotin, Gornfeld, Petrishchev...Theo ý tôi, hãy trục xuất toàn bộ chúng....Ủy ban cần tập hợp danh sách và chúng ta cần trục xuất hàng trăm tay nữa không thương tiếc."
    Các vụ bắt giữ diễn ra ngày 16-17 tháng Tám tại Moscow và Petrograd và nhiều thành phố khác ở Ukraine.
    Các trí thức này không bị kết tội là trực tiếp tham gia hoạt động phản cách mạng, nhưng bị cáo buộc rằng các hoạt động của họ là dấu hiệu cho thấy họ có tiềm năng trở thành kẻ thù.
    Trong các buổi thẩm vấn sau đó, những người này được hỏi về thái độ liên quan "cơ cấu chính quyền Soviet và hệ thống nhà nước vô sản," "nhiệm vụ của trí thức và công chúng", "các đảng chính trị và Đảng Cộng sản."

    Bản quyền hình ảnh Getty Images
    Image caption Ba nhân vật cao cấp của cách mạng cộng sản Nga: Statin, Lenin và Kalinin
    Kết luận đối với những người này là họ đã không ngừng "thể hiện thái độ chống đối chính quyền Soviet"
    Vì thế, họ bị trục xuất và nếu tự ý quay về Nga mà không được phép, thì sẽ bị "trừng phạt ở mức cao nhất".
    Con tàu đầu tiên chở những người này bỏ nước Nga ra đi vào ngày 28-9. Con tàu thứ hai ra đi ngày 16-11.
    Cuộc lưu đầy cưỡng bức năm 1922 này là một khoảnh khắc quan trọng trong lịch sử Liên Xô, đánh dấu sự bắt đầu của quá trình "đồng cam cộng khổ" cùng nhà nước của trí thức, và những ai muốn thoát khỏi sự ràng buộc này sẽ không được dung thứ.
    Bản cũ của bài đã đăng hôm 10/04/2006.
    Xem thêm về mô hình XHCH:
    Đặng Tiểu Bình 'hiểu rõ lãnh đạo VN'
    'Nhiều người Nga còn lưu luyến Liên Xô'
    Andrei Sakharov và trái bom 'thần thánh' của Liên Xô
    Ngày Liên Xô đàn áp Mùa xuân Prague 1968

    No comments:

    Post a Comment