Virus corona đẩy tâm lý kỳ thị người Trung Quốc và gốc Á lên cao,
Virus corona bùng
phát kéo theo một làn sóng chống Trung Quốc trên toàn cầu, từ các cửa
hàng treo biển từ chối khách Trung Quốc, đến các video lan truyền trên
mạng chế giễu thói quen ăn động vật hoang dã của nước này...
Reuters cho hay,
chính quyền và trường học ở Toronto, Canada, đã phát đi cảnh báo trước
tình trạng phân biệt đối xử đối với người Canada gốc Hoa, trong khi ở
châu Âu, có bằng chứng về việc cư dân Trung Quốc phải đối mặt với sự kỳ
thị trên đường. Tại Nhật Bản, hashtag #ChineseDon'tComeToJapan (Người Trung Quốc đừng đến Nhật Bản) đang lan truyền trên Twitter.
Ở Pháp, trang nhất một tờ báo địa phương chạy tiêu đề: "Báo động da vàng".
Còn theo New York Times, một phụ nữ Việt Nam nói với tờ báo Le Monde rằng, bà bị một tài xế ô tô xúc phạm và hét lên: "Hãy giữ lấy con virus của mày, bà người Tàu bẩn thỉu!" và: "Mày không được chào đón ở Pháp", trong khi ông ta chạy xe làm bắn nước lên người bà.
Nhật ký Vũ Hán: Sống một mình trong thành phố bị phong tỏa
Virus corona: Người Pháp gốc Á phản đối bị kỳ thị
VVirus viêm phổi corona đáng lo ngại tới đâu?
2019-nCov: Y tế VN có sụp đổ nếu dịch virus corona lan ra?
Sun Lay Tan, 41 tuổi, làm việc trong ngành công nghiệp sáng tạo, cho biết một người đàn ông ngồi cạnh ông trong một chuyến tàu điện ngầm ở Paris đã đổi chỗ ngồi, sau đó lấy chiếc khăn lên che miệng.
"Điều đó thực sự gây sốc" - Tan, người sinh ra ở Pháp gốc Trung Quốc và Campuchia, nói. "Tôi thực sự thấy mình bị kỳ thị".
"Giả định người châu Á với sự không tin tưởng về thể chế chính trị, kết hợp với sự lo lắng về sức khỏe đã khiến việc này trở nên mạnh mẽ hơn", Charlotte Setijadi, nhà nhân học giảng dạy tại Đại học Quản lý Singapore nói với Reuters.
Chính quyền Trung Quốc cho biết, loại virus này xuất phát từ một chợ bán hải sản và động vật hoang dã bất hợp pháp. Và điều này làm gia tăng những lời chễ giễu về các món ẩm thực kỳ lạ và các bài thuốc y học cổ truyền Trung Quóc sử dụng động vật hoang dã.
"Hãy chấm dứt việc ăn dơi" - một người sử dụng Twitter ở Thái Lan - một trong những điểm đến hàng đầu của du khách Trung Quốc viết. "Không lấy gì làm ngạc nhiên khi người Trung Quốc mắc các bệnh tật mới" - một người dùng Twitter khác ở Thái Lan đăng tải, cùng một video clip cho thấy cảnh một người đàn ông ăn thịt sống.
Cho thấy những căng thẳng chính trị, kinh tế lớn hơn
Tại Hong Kong, Hàn Quốc và Việt Nam, các doanh nghiệp trước đó đã đăng thông báo nói rằng, họ không hoan nghênh khách hàng đến từ đại lục.
"Khách sạn chúng tôi xin phép không đón tiếp quý khách đến từ Trung Quốc trong thời gian này vì đất nước bạn đang có dịch bệnh corona đang lây lan, truyền bệnh. Khi nào chúng tôi sẵn sàng phục vụ quý khách, chúng tôi sẽ thông báo. Chân thành xin lỗi vì sự bất tiện này" - thông báo bằng tiếng Anh dán bên ngoài một khách sạn ở Đà Nẵng.
Nhà chức trách sau đó đã yêu cầu khách sạn gỡ thông báo trên, người chủ khách sạn này đã 'phản pháo' yêu cầu của cơ quan chức năng trong một bài đăng trên Facebook.
Thực ra, cái nhìn không tin tưởng về Trung Quốc của người Việt Nam vốn không chỉ xuất phát từ dịch bệnh này,
"Một số hiện tượng bài ngoại có thể bị ảnh hưởng bởi những căng thẳng, lo lắng chính trị và kinh tế lớn hơn liên quan đến Trung Quốc, đang tương tác với nỗi sợ về việc lây nhiễm gần đây", Kristi Govella, Phó giáo sư nghiên cứu châu Á tại Đại học Hawaii, Manoa nói với New York Times.
Khảo sát qua mạng do viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore tiến hành, công bố vào giữa tháng 1/2020 cho thấy, 86% người Việt Nam nói họ thích Mỹ hơn khi được hỏi: "Nếu ASEAN buộc phải làm đồng minh với một trong hai địch thủ chiến lược, Mỹ và Trung Quốc, bạn sẽ chọn ai?".
Với toàn khối ASEAN, mức trung bình 54% thích Mỹ và 46% nghiêng về Trung Quốc.
Cuộc khảo sát này diễn ra trước khi virus corona bùng phát.
Từ nỗi sợ hay từ phân biệt đối xử?
New York Times viết rằng, tại một nhà hàng sushi trong khu vực từng là chợ cá Tsukiji ở Tokyo, nơi có khoảng 90% khách hàng là người Trung Quốc, Yaeko Suenaga, 70 tuổi, nói rằng bà hiểu lý do vì sao một số cửa hàng có thể không muốn tiếp khách từ Trung Quốc."Tôi không nghĩ điều này xuất phát từ sự phân biệt đối xử", bà Suenaga nói, "nhưng từ nỗi sợ hãi rằng một số người đã bị nhiễm một loại virus có thể dẫn đến tử vong."
Còn các chuyên gia y tế công cộng thì nói, họ hiểu hiện tượng trên như "một phản ứng tự nhiên để cố tránh khỏi một nguyên nhân gây bệnh tiềm ẩn, nhất là khi căn bệnh đó chưa có thuốc chữa trị", Karen Eggleston, Giám đốc Chương trình chính sách y tế châu Á, tại Trung tâm nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương Shorenstein, Đại học Stanford nói, theo New York Times.
Chuyên chế làm mất niềm tin vào nỗ lực chống bệnh dịch?
Virus corona lây lan ngay cả 'trước khi có triệu chứng bệnh'
Nhân loại sẽ không tránh khỏi đại dịch cúm chết chóc?
Nhưng những sự kỳ thị như vậy cũng gặp nhiều chỉ trích.
Le Courrier Picard, tờ báo khu vực ở miền bắc nước Pháp gây phẫn nộ với tiêu đề "Báo động da vàng" sau đó đã xin lỗi.
Người Pháp gốc Á đã dùng mạng xã hội để phản đối bị kỳ thị. Họ tạo ra hashtag #Jenesuispasunvirus ("Tôi không phải là virus") trên Twitter để phản đối việc bị kỳ thị, nhất là trên các phương tiện giao thông công cộng.
Tại khu mua sắm ở Tokyo, Nhật Bản,nơi thường xuyên
thu hút đông khách du lịch Trung Quốc, Michiko Kubota, chủ một cửa hàng
quần áo, nói rằng bà hy vọng chính phủ Nhật Bản có thể làm nhiều hơn để
giúp Trung Quốc, như gửi khẩu trang và vật tư y tế khác sang Trung Quốc.
"Đôi khi, Nhật Bản và Trung Quốc có thể chỉ trích nhau, nhưng tương hỗ mới là điều tốt", bà Kubota nói.
Ở Úc, Andy Miao, 24 tuổi, một người Úc gốc Hoa trở về Úc trong tháng này sau chuyến đi Trung Quốc, nói rằng hành khách trên các phương tiện giao thông công cộng đã nhìn anh một cách quái gở nếu anh không đeo khẩu trang.
"Nó làm cho những người như tôi, những người rất, rất Úc, cảm thấy như người ngoài", Miao nói.
Người Trung Quốc - và người châu Á nói chung - đã phải chịu những phản ứng bài ngoại tương tự trong đại dịch Sars năm 2003.
Chính phủ Trung Quốc cho biết họ quyết tâm ngăn chặn một dịch bệnh mà họ gọi là "thách thức chung với nhân loại".
"Định kiến và những ngôn từ hẹp hòi không tốt chút nào", Bộ Ngoại giao nước này nói trong một tuyên bố.
"Đôi khi, Nhật Bản và Trung Quốc có thể chỉ trích nhau, nhưng tương hỗ mới là điều tốt", bà Kubota nói.
Ở Úc, Andy Miao, 24 tuổi, một người Úc gốc Hoa trở về Úc trong tháng này sau chuyến đi Trung Quốc, nói rằng hành khách trên các phương tiện giao thông công cộng đã nhìn anh một cách quái gở nếu anh không đeo khẩu trang.
"Nó làm cho những người như tôi, những người rất, rất Úc, cảm thấy như người ngoài", Miao nói.
Người Trung Quốc - và người châu Á nói chung - đã phải chịu những phản ứng bài ngoại tương tự trong đại dịch Sars năm 2003.
Chính phủ Trung Quốc cho biết họ quyết tâm ngăn chặn một dịch bệnh mà họ gọi là "thách thức chung với nhân loại".
"Định kiến và những ngôn từ hẹp hòi không tốt chút nào", Bộ Ngoại giao nước này nói trong một tuyên bố.
No comments:
Post a Comment