Chung quanh ngôi Võ Miếu ở Hà Tĩnh
Võ Miếu tọa lạc tại phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh. Theo như bản
lược sử di tích thì miếu xây dựng vào năm 1833, vào đời vua Minh Mạng,
năm thứ 14. Sau đó, qua nhiều lần trùng tu, Võ Miếu chính thức được nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận là di tích văn hóa
lịch sử cấp quốc gia vào năm 2010. Và cũng từ thời gian đó đến nay, vấn
đề nhang khói, sùng bái đầy chất đầu độc mê tín văn hóa Tàu và thần
tượng Trung Hoa đã tác động không nhỏ đến quan niệm về văn hóa, lịch sử
của cư dân Hà Tĩnh, điều này góp phần lý giải vì sao người Trung Quốc dễ
dàng xâm nhập Hà Tĩnh và biến Hà Tĩnh thành sân nhà đầy quyền uy của
họ.
Thờ phụng hay tuyên truyền cho TQ
Một người dân Hà Tĩnh tên Nguyễn Phương Kỳ, bức xúc nói với húng tôi rằng ông hết sức buồn cười khi một dic tích văn hóa lịch sử ấp quốc gia lại thờ gia đình nhà Quan Công, tức Quan Vân Trường, trong đó thờ Vân Trường đứng vị trí trung tâm, sau đó là Quan Bình, con trai nuôi của Quan Vân Trường và Châu Xương, tướng dưới trướng của Quan Công, sau đó mới đến Trần Hưng Đạo. Điều này vô hình trung đặt Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn xuống hạng con cháu hoặc là tướng dưới trướng của Quan Vân Trường.Đó là chưa muốn nói đến trong bản lược sử nền đỏ, chữ vàng trước cổng miếu còn có đoạn ghi đại ý Quan Vân Trường là người liêm chính, nghĩa khí, nhân ái, nhưng do điều kiện chiến tranh loạn lạc, mọi thứ vật phẩm, bài vị thờ cúng của ông đã bị lưu lạc rất nhiều, những thứ còn lại được tập trung tại Võ Miếu, là những đồ thờ hiện tại.
Nói như vậy chẳng khác nào nói rằng Hà Tĩnh trước đây là quê hương
của Quan Vân Trường, thậm chí tư gia của ông này nằm ngay tại địa bàn
tỉnh này, chính ở vị trí Võ Miếu hiện tại. Và kinh khủng hơn nữa, trong
đền Võ Miếu, vị trí cao nhất đặt tại bàn thờ trung tâm dành cho Quan Vân
Trường, sau đó mới đến Đức Phật Thích Ca, thần linh, thổ địa rồi con
nuôi, tướng dưới trướng của Quan Vân Trường, cuối cùng mới đến Hưng Đạo
Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Cách bố trí bàn thờ như thế, chẳng khác nào
dùng biểu tượng tâm linh để đánh thằng vào niềm tin nhân dân rằng Trung
Quốc là ông chủ, là đàn anh, ngay cả bậc thần thánh của họ cũng là ông
chủ, là đàn anh của thánh thần Việt Nam.Bảng nội quy bên trong Ngôi Võ Miếu
VÕ MIẾUtại phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh. RFA PHOTO.
Một người dân tên Mỹ, lắc đầu, than thở: “Làm như thế không đúng
đâu! Vì sao biết không, vì làm như thế thì nó đánh giá, đề cao bên Trung
Quốc quá. Lối làm đó không được vì nó có phần nào thiên vị Trung Quốc.
Đó chính xác là yếu tối mị dân rồi, nói đúng nghĩa là vậy đó!”
Một người dân khác, sống ở phường Tân Giang đã lâu năm, buồn rầu nói
với chúng tôi rằng ông rất đau lòng và cay đắng nhận ra Võ Miếu là cơ
quan tuyên truyền lớn nhất của nhà cầm quyền để nhồi sọ nhân dân phải
tin rằng Trung Quốc là ông thầy, là ông chủ của Việt Nam. Bởi vì từ ngày
được công nhận di tích văn hóa, lịch sử cấp quốc gia đến nay, với không
biết bao nhiêu câu chuyện thêu dệt về sự linh hiển ở Võ Miếu đã lần
lượt kéo người dân khắp tỉnh về đây thắp nhang, cầu xin tài lộc và cầu
xin thần linh phù hộ tai qua nạn khỏi. Võ Miếu nghiễm nhiên trở thành
chiếc nôi tâm linh của Hà Tĩnh.
Trong khi đó, với cách bố trí đầy bưng bê thần phù của Tàu và đầy
nhục mạ thần linh xứ Việt như thế, chắc chắn người dân vào đây cầu
nguyện, xin xỏ sẽ thấy rằng ông thần Tàu quá quyền uy, quá to lớn, ngay
cả vị thần trấn quốc cỡ như Trần Quốc Tuấn còn dưới vế của ông Quan Vân
Trường kia, huống hồ gì người còn sống. Và trong cách thờ này ngầm mách
bảo với người dân rằng Việt Nam vốn là lãnh địa của Trung Quốc, được cai
quản bởi thần linh Trung Quốc. Điều này dễ dàng làm cho tâm lý người
dân tê liệt và cam chịu mọi sự bành trướng của Trung Quốc trên đất Hà
Tĩnh.
Quan chức xúm nhau cầu lộc
Theo một cư dân Hà Tĩnh, yêu cầu giấu tên, ông này cho biết là hằng
tháng, các bà vợ quan chức và các quan chức xuất hiện ở Võ Miếu với đầy
đủ hương đăng hoa quả để cúng kính, cầu xin. Thái độ kính cẩn và đầy
nghiêm trang của họ trước một ông thần người Tàu có gốc gác mang tính
huyền sử nhiều hơn là sự thật này càng làm cho người dân cảm thấy tin
cậy vào thần linh Trung Hoa ở Võ Miếu bội phần.
Vì suy cho cùng, trong một xứ sở nghèo khó, giữa một eo đất nghèo khổ
phía Bắc miền Trung Việt Nam,
Bên trong Ngôi Võ Miếu tại phường Tân Giang,
thành phố Hà Tĩnh. RFA PHOTO
quanh năm suốt tháng đối diện với gió Lào
và hơi biển nóng rát, việc làm giàu nghe ra còn khó hơn cả lạc đà chui
qua lỗ kim. Cái nghèo làm cho con người trở nên mụ mị và dễ mê tín. Cũng
chính sự nghèo khổ dễ dàng làm cho người nghèo luôn noi gương kẻ giàu
và luôn theo đuổi những thủ tục tâm linh của kẻ giàu với hy vọng làm
giống nhà giàu, thần linh sẽ phù hộ cho giàu có giống như họ.
Đây là hiệu ứng đô mi nô về tâm lý, đặc biệt là tâm lý cầu an, cầu
tài trong đại bộ phận nhân dân nghèo khổ. Và kiểu thành kính đến Võ Miếu
cầu xin của giới hức địa phương cùng hàng chục thứ lễ hội kèm theo diễn
ra ở Võ Miếu, trong đó có xả những điện ông đồng, bà cốt chung quanh Võ
Miếu đều nhập đồng tuyên xưng họ là Quan Vân Trường, là Quan Bình, Vân
Xương và một số tướng của Trung Quốc về cho lộc, chữa bệnh cho người
dân. Hiếm hoi lắm mới có Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn nhập vào xác,
mà nếu có nhập thì cũng chỉ nói ba điều bốn chuyện xoay quanh sự thần
phục Quan Vân Trường.
Vì suy cho cùng, trong một xứ sở nghèo khó, giữa một eo đất nghèo khổ
phía Bắc miền Trung Việt Nam, quanh năm suốt tháng đối diện với gió Lào
và hơi biển nóng rát, việc làm giàu nghe ra còn khó hơn cả lạc đà chui
qua lỗ kim. Cái nghèo làm cho con người trở nên mụ mị và dễ mê tín. Cũng
chính sự nghèo khổ dễ dàng làm cho người nghèo luôn noi gương kẻ giàu
và luôn theo đuổi những thủ tục tâm linh của kẻ giàu với hy vọng làm
giống nhà giàu, thần linh sẽ phù hộ cho giàu có giống như họ.
Đây là hiệu ứng đô mi nô về tâm lý, đặc biệt là tâm lý cầu an, cầu
tài trong đại bộ phận nhân dân nghèo khổ. Và kiểu thành kính đến Võ Miếu
cầu xin của giới hức địa phương cùng hàng chục thứ lễ hội kèm theo diễn
ra ở Võ Miếu, trong đó có xả những điện ông đồng, bà cốt chung quanh Võ
Miếu đều nhập đồng tuyên xưng họ là Quan Vân Trường, là Quan Bình, Vân
Xương và một số tướng của Trung Quốc về cho lộc, chữa bệnh cho người
dân. Hiếm hoi lắm mới có Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn nhập vào xác,
mà nếu có nhập thì cũng chỉ nói ba điều bốn chuyện xoay quanh sự thần
phục Quan Vân Trường.
Với đà tuyên truyền dị đoan như thế, hẳn nhiên người dân phải mê tín
tuyệt đối vào những thần linh Trung Hoa và cho rằng người Trung Quốc
sang Hà Tĩnh làm ăn là một cơ hội đổi đời cho họ, là những ông thần tài
mang lộc đến cho dân Hà Tĩnh, và sâu xa hơn nữa là người dân Hà Tĩnh sẽ
ngầm mang ơn người Trung Quốc, thần phục người Trung Quốc.
Một bạn trẻ người Hà Tĩnh, là sinh viên học viện hành chính quốc gia Hà Nội chia sẻ: “Về mặt văn hóa thì em thấy không ổn, là người Việt, ai cũng biết rõ điều đó. Đó là một vấn đề lớn!”
Suy cho cùng, với cách truyên truyền thông qua mê tín dị đoan như thế
này, nhà cầm quyền Hà Tĩnh đã hoàn toàn thành công trong chiến dịch bơm
vào não trạng đại bộ phận nhân dân sự mê tín Trung Quốc. Và một khi Võ
Miếu trở thành di tích văn hóa, lịch sử cấp quốc gia, không thể nói rằng
trách nhiệm và tội lỗi chỉ riêng của nhà cầm quyền Hà Tĩnh. Bởi chỉ có
Bộ văn hóa thông tin Việt Nam mới đủ chức năng và quyền lực để công nhận
di tích cấp quốc gia!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/questions-martial-temple-in-ha-tinh-12282013092507.html
Nghề buôn áo quần bành
Mùa Đông, những gian hàng quần áo bành thời vụ mọc lên khắp các nẻo
thôn quê từ Nam chí Bắc. Đặc biệt, với người miền Trung có mức thu nhập
thấp, chủ yếu là lao động phổ thông và nông nghiệp, quần áo bành trở
thành một thứ bầu bạn quen thuộc bởi nó vừa rẻ lại vừa bền, hợp với công
việc nặng nhọc, không sợ bị rách mà nếu có rách thì cũng không tiếc lắm
vì có thể mua chiếc khác thay thế. Chung qui, quần áo bành rất có duyên
với thị trường miền Trung. Thế nhưng mùa Đông năm nay, quần áo bành ế
ẩm lạ thường. Vô hình trung, thị trường quần áo bành trở thành nhiệt kế
phân cực giàu nghèo và thước đo thị trường
Chị Ly là người bán quần áo bành ở chợ Tuy Phước, Bình Định khá lâu
năm, chị cho chúng tôi biết là năm nay tình hình buôn bán của chị quá ế
ẩm. Với mọi năm, đến thời điểm đầu tháng 11 âm lịch, lượng hàng của chị
đã sắp cạn, chị phải tiếp tục mua hàng mới về để bán. Thế nhưng năm nay,
cho đến thời điểm này, lượng hàng của chị chỉ hết mới được 10%, sức mua
giảm gấp bốn, gấp năm lần so với năm trước.
Chị Ly nói thêm rằng sở dĩ áo quần bành năm nay bán không chạy vì hai
lý do: kinh tế èo ọp và phân cực quá lớn. Nghĩa là năm nay thu nhập của
người nông dân, người lao động tụt xuống mức rất thấp so với mọi năm,
chị ngồi chợ hằng ngày, nhìn vào sức mua và sức bán cũng dễ dàng nhận ra
điều này. Mà một khi thu nhập thua sút, thì chuyện sắm cái ăn hằng ngày
cũng đủ mệt bở hơi tai, còn sức đâu mà nghĩ đến áo quần. Năm nay mùa
Đông lạnh hơn so với mọi năm, thế mà áo gió, áo ấm của chị vẫn không bán
được, hàng tồn kho la liệt.
Tình hình mua bán dạo này ế lắm! Người ta bây giờ ít mặc đồ Sida, người ta không mặc đồ Sida không phải đời sống khá hơn mà năm nay sự phân hóa giàu nghèo nó quá rõ.
-Một người bán hàng
Chị Ly giải thích thêm về vấn đề phân cực giàu nghèo bằng cách dẫn
chứng về nguồn gốc áo quần bành. Chị nói rằng áo quần bành có nguồn gốc
từ Campodia, nó vốn dĩ là áo quần từ thiện do các tổ chức quốc tế, tổ
chức Sida và các nước phương Tây cứu trợ cho nhân dân Campodia trong
giai đoạn chiến tranh 1979. Nguồn hàng cứu trợ này không được phát cho
nhân dân mà rò rỉ ra ngoài, tuồn sang Việt Nam theo nhiều đường bằng
những bành, những kiện. Quần áo bành còn có tên gọi khác là quần áo Sida
cũng vì lẽ này.
Đến những năm 1990, quần áo bành từ các kho cứu trợ Campodia cạn kiệt
nhưng nghề buôn đồ bành ở Việt Nam chính thức ra đời, nguồn hàng bị lỗi
ở các khu công nghiệp Việt Nam đóng vai trò thay thế quần áo Sida trên
thị trường. Và đây cũng là giai đoạn sự phân cực giàu nghèo thêm rõ nét,
lao động nghèo thì quanh năm suốt tháng mặc quần áo bành, người giàu có
thì mặc đồ hiệu mua từ các shop. Có khi giữa hai giới giàu và nghèo
cùng mặc chung một mẫu áo, cùng một hãng nhưng lại có giá chênh lệch
nhau rất xa.
RFA PHOTO.
Nếu người giàu mua chiếc áo có thương hiệu với giá vài trăm ngàn đồng
đến cả triệu đồng trong các shop thời trang thì chiếc áo bành của người
lao động cùng chủng loại nhưng đã bị loại bỏ do may lỗi chỉ tốn có vài
chục ngàn đồng là đã có để mặc. Và người nghèo thì ít ai để ý đến đường
kim múi chỉ có mấy, miễn sao nó lành lặn, mặc vừa người và cũng có cái
hiệu trên áo là quá đủ. Nhưng về sau này, để giữ uy tín và đẳng cấp cho
giới nhà giàu, các hãng may tên tuổi dứt khoát hủy tất cả hàng bị lỗi
nhằm đảm bảo đẳng cấp cho người sở hữu thời trang của họ, làm như thế có
thể nâng giá thành sản phẩm lên một chút mà vẫn bán chạy vì khách hàng
giàu có hài lòng.
Và sự phân cực giàu nghèo cũng dễ nhận biết hơn bao giờ hết, nhất là
trong mùa Đông này, áo quần có đằng cấp ở các shop thời trang vẫn bán
chạy bình thường, lượng hàng tiêu thụ hầu như không suy giảm nhưng áo
quần bành bán không chạy. Chị Ly nói rằng hiện tại, những người nhà
giàu, cán bộ, quan chức nhà nước vẫn mua sắm mạnh tay, chỉ có dân lao
động là co cụm, không dám mua sắm vì tình hình chung quá bi đát.
Một mùa Đông lạnh
Một người bán áo quần bành khác ở chợ Tây Sơn, Bình Định, yêu cầu giấu tên, đưa ra nhận xét: “Tình
hình mua bán dạo này ế lắm! Người ta bây giờ ít mặc đồ Sida, người ta
không mặc đồ Sida không phải đời sống khá hơn mà năm nay sự phân hóa
giàu nghèo nó quá rõ. Người có tiền thì họ mua đồ ở siêu thị hay shop
thời trang. Còn như em với những người lao động nghèo thì lụt lội liên
miên, tiền ăn không có lấy đâu ra tiền mua quần áo. Theo em biết thì có
những nơi người dân mất trắng bởi vì sau đợt lũ vừa rồi, hoa màu người
ta chuẩn bị đón Tết thì đã bị cuốn đi sạch, Tết năm nay không biết họ sẽ
xoay trở như thế nào! Em thấy trên tivi cũng nói là vừa rồi, nhiều
doanh nghiệp thua lỗ trên hai ba chục tỉ vì lũ lụt. Nói chung tình hình
kinh tế năm nay ở Bình Định là bi đát. Chắc chắn người dân sẽ đón một
cái Tết thiếu hụt và lạnh lẽo.”
Anh này nói thêm rằng với thâm niên hơn mười năm bán áo quần bành,
anh thừa biết là ít có chiếc áo hay chiếc quần bành nào có thể đủ bền để
mặc trong điều kiện lao động chân tay được một năm. Chính vì thế, vào
mùa mưa, khi công việc lao động nhàn rỗi, người nông dân thường tranh
thủ đi sắm chiếc áo, chiếc quần kaki để mặc cho năm sau và cũng là để
đón Tết.
Nhưng năm nay có vẻ như bà con nông dân quyết định mặc lì bộ đồ cũ.
Ngay cả thời tiết lạnh cắt da cắt thịt như hiện tại, áo ấm bán vẫn không
chạy. Như vậy, người ta sẽ mặc lại áo ấm cũ của những năm trước. Với
thanh niên và trung niên thì không sao, nhưng với người già và trẻ em
thì lại khác. Vì nếu như người già mặc không đủ ấm sẽ nguy hiểm đến sức
khỏe, hơn nữa với điều kiện dinh dưỡng nhà nghèo, không đủ năng lượng để
chống chọi với cái lạnh sẽ có nguy cơ chết cóng.
Một điểm bán áo quần bành và dây nịt ở lề đường
một tỉnh miền Trung. RFA PHOTO.
Còn với trẻ em ngày
càng lớn ra, mặc lại chiếc áo ấm cũ chật ních, giấu đầu lòi đuôi như vậy
cũng chẳng mấy đảm bảo cho sứckhỏe.
Người đàn ông này mỉa mai nói rằng đừng nghĩ kinh tế Việt Nam tụt
dốc, nó hoàn toàn không bị xuống dốc, nó vẫn đang đi ngang, lượng tiền
cho cung và cầu trên thị trường không hề giảm, nó chỉ chuyển từ khu vực
này đến khu vực khác mà thôi, anh khẳng định thêm rằng với kiến thức của
một người từng tốt nghiệp cử nhân ngành quản trị kinh doanh loại khá,
sau đó thất nghiệp và đi bán đồ bành, anh dễ dàng nhận ra điều anh vừa
nêu.
Ví dụ như lượng tiền dành cho cung và cầu trong một khu vực huyện
Hoài Nhơn chẳng hạn, năm ngoái là một ngàn tỉ đồng, thì năm nay vẫn là
một ngàn tỉ đồng, thậm chí có nhích lên chút đỉnh. Nhưng nếu như năm
ngoái, một ngàn tỉ đó được phân ra ở các giới giàu, nghèo. Thì năm nay,
nó nằm gọn trong tay giới giàu có và quyền lực, sức tiêu thụ của người
nghèo teo tóp, thoi thóp thấy rõ.
Kinh tế Việt Nam hiện tại giống y con rắn đói nuốt con chuột. Chỗ có
con chuột phình to ra chính là khu vực mua bán của nhà giàu, quan chức.
Còn hầu hết phần cơ thể ốm o của con rắn là sức mua bán của dân nghèo.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/clothing-packaged-business-12262013153743.html
Mùa bắp cải, su su xứ Bắc
Nợ ngập đầu vì bắp cải, su su
Bà Chung, chủ một vườn bắp cải rộng gần một hecta và nhiều giàn su su
ở Bắc Hà, Lào Cai, buồn bả nói với chúng tôi rằng nếu như thời tiết
thuận lợi, Tết năm nay gia đình bà sẽ khấm khá nhờ vào bắp cải và su su.
Vì theo kinh nghiệm làm vườn lâu năm của bà, năm nào trời lạnh, các
loại rau khác sẽ chậm phát triển và ít thu hoạch trúng Tết, đó là cơ hội
để bắp cải, su su tăng giá hơn một chút. Thế nhưng chưa kịp mừng thì đã
hoảng hồn vì đợt rét vừa qua, mọi thứ tiêu tan.
Bà đang lo lắng vì cho đến thời điểm bây giờ, bà đã đầu tư vào vườn
rau của mình gần 50 triệu đồng vốn, trong đó hết 40 triệu tiền vay ngân
hàng. Mọi thứ mất trắng cũng đồng nghĩa với việc gia đình ba đang đối
diện với khoản nợ 40 triệu đồng đang ngày càng phình to ra vì lãi suất.
Và để phục hồi, cứu vãn tình thế, không còn cách nào khác, bà thế chấp
nhà cửa để vay tiếp 50 triệu đồng, đầu tư cho vụ kế tiếp. Đương nhiên là
vụ này không còn trúng Tết và cũng chẳng hy vọng nó cho lãi cao, may
lắm là gở được vốn để trả nợ ngân hàng.
Bà thở dài nói thêm, chuyện làm nông, làm vườn bây giờ chẳng khác nào
con thoi loay hoay giữa guồng máy dệt. Không may, đứt chỉ một lần là cả
tấm vải bị lỗi, phải gở từng múi rất khó khăn. Thường thì tuyết rơi,
ngành du lịch trúng đậm, nhưng làm nông dân như bà chỉ biết méo mặt mà
khóc thầm đợi mùa sau. Cũng không ít nông dân sau đợt rét vừa rồi lâm nợ
giống như bà, thậm chí có người còn bị phá sản vì qui mô đầu tư quá
lớn, con số nợ cũng quá lớn.
Một nông dân khác tên Lý, ở Sapa, Lào Cai nói rằng năm nay kinh tế
nhà vườn của gia đình bà hoàn toàn phá sản. Những ngày mới trở lạnh, bà
quyết định đi mua vải bạt, vải lưới và giấy nilon cuộn về che cho su su,
cải bắp. Thế nhưng rét quá nặng, tuyết quá dày, đến ngày thứ hai thì
tuyết đã đè rách toạc các tấm vải nilon và đổ ập xuống vườn cải bắp. Sự
tan nát diễn ra ngay trước mắt. Như vậy, gần một trăm triệu đồng đầu tư
cho vườn rau Tết coi như không còn gì ngoài mấy đống tuyết và bãi đất
nhũn nhoét.
Bà Lý nói thêm rằng năm nay thời tiết khắc nghiệt khác thường, mọi
năm, nếu có tuyết nhiều chăng nữa cũng ít hư hại như năm nay. Tuyết phủ
ít nhất ba ngày thì mới thấy cây cối xuống sắc. Năm nay thì khác, tuyết
phủ sang ngày thứ hai đã thấy cây cối chuyển màu, cảm giác như đang nhũn
mềm ra. Điều này cho thấy nồng độ muối trong tuyết rất cao, khác với
mọi năm trước đây. Và nó cũng cho thấy thiên nhiên, thời tiết ngày càng
khắc nghiệt, tàn khốc hơn.
Một cái Tết buồn
Tùy thuộc vào giá cả thị trường, không nói thêm được, nếu thị trường rẻ thì chỉ đủ ăn. Nhưng gây giờ nó sinh ra bệnh sưng củ giống trong Đà Lạt, dẫn đến chết thôi.
-Ông Chu
Ông Chu, chủ của bốn vườn rau với tổng cộng gần 6 hecta nằm rải rác
trong huyện Bắc Hà, Lào Cai vừa bị hư hại hoàn toàn, buồn rầu nói với
chúng tôi rằng có lẽ năm nay, gia đình ông ăn một cái Tết ảm đạm khó tả.
Vì toàn bộ vốn liếng bao nhiêu năm dành dụm ông đã đầu tư vào các vườn
rau, trong đó hơn ba phần tư diện tích ông thuê của người khác, tính đi
tính lại, số tiền mà từ nay đến Tết gia đình ông phải trả cho ngân hàng
và trả cho chủ đất lên đến ba trăm năm mươi triệu đồng.
Với nhà nông, đây là con số mà cả đời dành dụm cũng chưa chắc được.
Nhưng ông cũng nói thêm là nếu như thời tiết thuận lợi, không cần giá su
su và bắp cải tăng cao lắm, ông kiếm được cũng ngót nghét sáu trăm
triệu đồng, sau khi trừ tiền vốn đầu tư và tiền thuê đất, số còn lại
cũng được vài ba trăm triệu đồng.
Khổ nỗi, năm nay giá thành phân tro, hạt giống lên quá cao, thuốc
dưỡng cây, chống sâu bệnh cũng lên cao, mà giai đoạn đầu tư phân thuốc
nặng nhất là trong vòng ba mươi ngày đầu tiên sau khi xuống giống. Các
vườn rau vừa ngốn của ông một khối tiền phân thuốc, đến thời kì phát
triển mạnh, đây cũng là lúc thân cây non mướt, dễ bị nhũn nhất. Tuyết
rơi đúng ngay thời điểm này thì coi như xong, mọi ước mơ tan tành. Một
cái Tết khủng hoảng đang chờ phía trước.
Ông kể: “Tầm khoảng bảy ngàn, giờ khoảng hai mươi hai ngàn một ký,
cái này tùy thuộc vào giá cả thị trường, không nói thêm được, nếu thị
trường rẻ thì chỉ đủ ăn. Nhưng gây giờ nó sinh ra bệnh sưng củ giống
trong Đà Lạt, dẫn đến chết thôi. Đất mới thì trồng được hai vụ thôi, đến
vụ thứ ba là hỏng hết, phải trồng thứ khác, không trồng bắp su được
nữa. Nói chung là từ đầu năm đến giờ gọi là các rau trồng liên tục, rau
nọ chồng rau kia, vì trên này không có ruộng, nương gì cả chỉ có là
nguyên vườn thế này.”
Ông nói thêm rằng cơ hội để gở vốn của gia đình ông hầu như không có.
Vì có giỏi lắm thì cũng gở gạc được một phần ba vốn trong vụ tới. Nhưng
đất đã xấu đi, bị hăng do cây cũ chết, ít nhất cũng chờ nửa tháng đến
hai mươi ngày sau trong điều kiện nắng ráo để phơi đất, sau đó mới trồng
lại được. Mà đến vụ tháng Hai thu hoạch thì thường là giá thành rẻ bèo,
khó có lãi. Trong khi đó lãi suất ngân hàng tăng vùn vụt, điện, nước,
xăng, các thứ thuộc về dịch vụ bảo vệ thực vật cũng tăng tỉ lệ, không
tài nào ngoi đầu lên được.
Đó là chưa kể đến quĩ đất đang ngày càng hẹp dần, năm sau một số chủ
đất lấy lại diện tích để bán và xây nhà, diện tích canh tác của gia đình
ông chỉ còn tròm trèm một nửa hiện tại. Và đáng sợ hơn là nghề nông bây
giờ làm ăn rất chụp giựt. Sự chụp giựt này không phải bởi tố chất của
người nông dân mà do các dự án luôn đe dọa diện tích canh tác. Nhà nước
có thể thu hồi bất kì diện tích nào nếu họ muốn.
Chính vì thế, một khi người nông dân thua lỗ, lâm nợ, nỗi lo trả nợ
chưa phải là lớn mà nỗi là bị mất phương tiện để trả nợ khiến họ sụp đổ,
mất khả năng phấn đấu để lấy lại những gì đã mất. Ông Chu nói thêm rằng
nếu như quĩ đất canh tác ổn định, người nông dân sẽ ít chụp giựt hơn so
với hiện tại. Phần lớn người nông dân bây giờ vừa làm vừa nhìn qua ngó
lại thử diện tích chung quanh mình có ai bị giải tỏa hay không, và không
biết bao giờ đến lượt mình.
Và một khi mang tâm lý này, người nông dân chỉ còn nước chạy đua với
thời gian, làm sao cho vu nối vụ liên tiếp để kiếm lãi. Chính vì thế mà
hiện tượng dùng thuốc hóa học để kích thích cây mau phát triển cũng ngày
càng tràn lan.
Một cái Tết buồn đang ngấp nghé ngoài cửa các gia đình nông dân Tây Bắc.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/cabbage-season-in-northern-12252013012432.html
Cuối năm bùng phát nạn trộm chó, cướp chó
Gần đây, tin người dân Thanh Hóa đánh chết kẻ bắt chó trộm rồi đốt
xác, đốt xe đã đăng tải khá nhiều ở các đài, báo. Điều này tạo ra những
nguồn dư luận trái chiều và những bình phẩm về yếu tố nhân tính không
kém phần gay gắt. Câu chuyện tạm lắng đi một thời gian, thế rồi nạn bắt
chó trộm, thậm chí cướp chó ngay trước mặt chủ diễn ra ngày càng bạo
hành, táo tợn hơn trong dịp năm hết Tết đến. Một lần nữa, đời sống người
dân Thanh Hóa trở nên náo động và bất an.
Từ ăn cắp đến ăn cướp
Ông Hữu, cư dân huyện Quảng Xương, Thanh Hóa, cho chúng tôi biết là
trong một tuần trở lại đây, nạn bắt chó trộm bắt đầu bạo phát, mức độ và
tính táo bạo lên cao không thể ngờ. Cách đây hai hôm, nhà ông bị mất
hai con chó, kẻ bắt chó hành động như điên như dại khiến gia đình ông
chỉ còn biết kinh ngạc và đứng ngây người trong mấy phút đồng hồ mới
trấn tỉnh lại được. Lúc này, kẻ bắt chó đã ra đến đầu ngõ nhưng ông can
ngăn người trong gia đình, không cho họ truy hô, vì nếu truy hô, nhất
định sẽ có đổ máu.
Ông Hữu kể rằng trong lúc cả nhà đang ăn cơm trưa, hai con chó đang
quấn quýt dưới bàn ăn, kẻ bắt chó ăn mặc lịch sự chẳng khác nào trí
thức, thắt caravat, bỏ áo vào quần, họ dừng xe ngoài ngõ, vẫn để nổ máy,
một người xuống xe và đi thẳng vào nhà. Cả nhà ngưng bữa cơm trong giây
lát vì nghĩ rằng sắp có khách. Lúc này, hai con chó đang bữa ăn, thấy
có khách thì xông ra sủa. Kẻ bắt chó liền rút bình xịt hơi cay trong túi
quần ra, xịt thẳng vào hai con chó khiến chúng quằn quại, sặc sụa. Ông
Hữu và mọi người trong nhà vẫn nghĩ rằng có lẽ ông khách sợ chó cắn nên
mới tự vệ. Một phần nể khách, một phần sợ chó nhà xông ra cắn khách nên
ai cũng la chó.
Không ngờ kẻ bắt chó tiến thẳng đến, mỗi tay xách vào gáy một con
chó, với các loài vật như mèo, chó mà xách kiểu này thì chúng hoàn toàn
thúc thủ, chỉ kêu loạn xạ mà thôi. Xách chó lên và quay lưng đi ra đường
một cách ung dung như không có người. Phía bên ngoài, kẻ ngồi trên xe
đang chĩa mũi súng hoa cải về phía gia đình ông để yểm trợ cho kẻ bắt
chó. Ra đến xe, hai gã thanh niên bỏ nhẹ nhàng hai con chó vào bao tải
và ung dung cho xe chạy.
Người con trai trưởng của ông Hữu rút con dao chặt cỏ bờ và đuổi
theo, truy hô nhưng ông Hữu kịp bịt miệng và giữ anh ta lại. Ông nói
nhanh với người trong gia đình đừng truy hô, vì nếu truy hô, nhất định
hàng xóm của ông sẽ xông ra ngay tức thì và chắc chắn súng hoa cải của
kẻ bắt chó sẽ nổ, sẽ có người dính đạn và một khi đã có người bị thương,
nhất định bà con hàng xóm sẽ vây bắt và đánh kẻ bắt chó đến chết. Như
vậy, án mạng thương tâm xãy ra… Ông Hữu buồn bã nói rằng trong cái buồn
vẫn còn chút niềm vui, buồn vì mất chó nhưng vui vì chưa có án mạng.
Một người tên Thúc, ở Quan Hóa đã bức xúc: “Hiện tượng mất trộm
chó này vẫn thường xuyên xảy ra với hình thức là câu xích, xô chủ để
cướp chó. Cho nên là dân chúng ở đây rất căm phẫn, mà các cơ quan pháp
luật thì chưa ra tay trừng trị hết, cho nên tôi đề nghị mọi người cảnh
giác, đấu tranh với loại tội phạm này.”Ông này nói thêm rằng cho đến thời điểm bây giờ, không thể gọi là nạn bắt cho trộm nữa mà phải nói là nạn cướp chó ngay trước mặt chủ. Và người chủ nếu có phản ứng nào để bảo vệ vật nuôi, thú cưng của mình thì nguy cơ bị trọng thương, thậm chí chết người có thể diễn ra tích tắc. Ngày xưa, người ta nuôi chó nhằm bảo vệ tài sản cho con người, bây giờ, con người phải bảo vệ lại chó nhưng cũng không xong. Mà gần đây thì cả người và chó đều có thể trở thành mục tiêu sát hại nếu các tay cướp chó xuất hiện.
Chính quyền lép vế đám bắt chó
Tuy nạn cướp chó lộng hành như vậy, nhưng có vẻ như nhà cầm quyền,
ngành công an không đoái hoài gì đến hoặc nếu có chú ý đến chăng thì họ
cũng làm việc qua loa, chiếu lệ, chưa bao giờ họ nhiệt tình trong việc
phòng ngừa và truy bắt kẻ cướp chó. Cũng chính bởi thái độ thờ ơ của cơ
quan an ninh là nguyên nhân dẫn đến sự tức giận, căm phẫn và hành động
quá đà của người dân .Ông Thụ, sống ở Ngọc Lặc, chia sẻ với chúng tôi: “Chó là một loài
động vật thông minh và gần gũi với con người. Nhưng người Việt nói chung
và người miền Bắc nói riêng lại xem đó là một món khoái khẩu dẫn đến
hiện tượng trộm chó hay cẩu tặc xảy ra liên miên. Bản thân tôi cảm thấy
rất bất bình và phẫn nộ cũng như là cảm thấy tội nghiệp cho những người
ăn trộm chó.
. Đã có những vụ bị thương hay là án mạng xảy ra giữa chủ và
người ăn trộm chó vì lý do rất đơn giản là vì một con chó. Nguyên nhân
dẫn tới trình trạng đó là ý thức của chúng ta chưa cao, tình trạng thiếu
công ăn việc làm nên dẫn đến ăn trộm vặt xảy ra. Thứ hai là nhu cầu ăn
thịt chó quá cao của người dân mình. Và quy định xử phạt về bắt trộm chó
thì quá nhẹ. Nhân đây tôi xin đề nghị các cấp chính quyền cần thiết đưa
ra chế tài, các hình thức xử phạt nặng hơn. Bản thân chúng ta thì cần
có ý thức hơn, yêu quý động vật, chúng ta nên hạn chế các món ăn về thịt
chó mà thay vào đó là các món ăn khác.”
Ông Thụ nói thêm rằng ông lấy làm buồn nản vì thái độ rất ư thờ ơ của
nhà cầm quyền địa phương cũng như cơ quan an ninh. Hầu như công an xã
không làm được bất cứ việc gì để giúp dân đối phó với nạn trộm, cướp chó
giữa ban ngày. Nếu như kẻ trộm bắt chó vào ban đêm thì có thể viện dẫn
lý do đã hết giờ hành chính, cơ quan an ninh không làm việc nên không
biết, đằng này, kẻ bắt trộm chó vào tận nhà ông để bắt, ngay giữa giờ
hành chính. Ông truy hô, hàng xóm chạy đến vây bắt, bị kẻ cướp lấy roi
điện ra bấm, nhiều người ngã sóng soài, kẻ bắt chó chạy thoát.
Thế nhưng cơ quan công an xã bên cạnh nhà ông, cách đúng một bức
tường rào vì nhà ông nằm cạnh ủy ban xã. Mặc dù nghe kêu la nhưng họ vẫn
im lặng, đợi khi bọn cướp đi hẳn thì mới ra hỏi vài ba câu và lập biên
bản có vẻ rất năng nỗ, nhiệt tình. Tất cả hành động của các nhân viên an
ninh đều cho thấy họ không có một chút nhiệt tình nào trong việc bảo vệ
tài sản của người dân.
Ông Hiền, sống ở Thường Xuân, chua chát nói với chúng tôi rằng đất có
thổ công, sông có hà bá, các nhóm buôn chó đã làm việc rất kĩ, thậm chí
có đường dây chung chi, ăn nhậu với công an cấp xã nên bọn chúng làm ăn
rất ổn định. Ổn định vì chúng có vũ khí, mà một khi có vũ khí thì uy
hiếp người dân dễ dàng nếu như chính quyền làm lơ, không truy tố về việc
tàng trữ vũ khí.
Chứ nếu như chính quyền làm rốt ráo, chỉ cần chặng chúng tịch thu vũ
khí và phạt vì tội tàng trữ vũ khí trái phép không thôi cũng đã triệt
tiêu được rất nhiều đường dây cướp chó. Đã không làm thế, mà công an xã
còn đưa ra luận điệu là con chó có giá trị thấp, rất khó phạt để người
ta từ bỏ nghề bắt chó trộm.
Vào vai những người đi thu mua chó để chở ra Hà Nội, chúng tôi bắt
liên lạc được với một người tên Hường, gốc Nghệ An, hiện đang tạm trú
tại Thường Xuân, Thanh Hóa. Hường cho biết anh ta sẵn sàng cung cấp mỗi
tuần hai chục con chó còn sống với giá trung bình mỗi con 700 ngàn đồng,
lớn nhỏ chung một giá. Vì chó bị bắt về không chịu ăn nên có con ốm, có
con mập. Muốn có nguồn ổn định thì phải chấp nhận điều kiện của anh ta.
Chúng tôi hỏi đường dây vận chuyển có an toàn, kín đáo không, vì
chúng tôi sợ bị bắt. Hường cười khẩy, nói rằng khỏi phải lo chuyện bò
trắng răng như thế, nếu không chung chi đầy đủ thì làm sao mà nghề này
tồn tại được lâu như thế. Trả lời xong, anh ta nhìn chúng tôi đầy vẻ
hoài nghi, chúng tôi vờ nói lảng sang chuyện khác.
Câu nói của kẻ cầm đầu đường dây cung cấp thịt chó ở Thanh Hóa cho
thấy nạn bắt chó trộm, cướp chó vẫn còn đang dữ dội, chưa hề thuyên
giảm, mặc dù đã có án mạng xãy ra vì… chó!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Sài Gòn mùa Giáng Sinh
Những ngày sau lập Đông, Sài Gòn, thành phố của một thời mệnh danh
“hòn ngọc viễn đông” cùng với sức sống cuồn cuộn, mới mẽ và hào sảng của
nó để rồi những năm sau 30 tháng Tư 1975, một thành phố Hồ Chí Minh
hiện ra với gương mặt nhếch nhác, nghèo khổ. Mãi cho đến những năm 1986
trở về sau, Sài Gòn lấy lại phong độ của mình. Và đây cũng là giai đoạn
mà mùa Đông Sài Gòn trở nên lung linh, ấm áp bởi niềm háo hức tuổi trẻ
mỗi khi mùa Noel về.
Xiết chặt vòng tay nhân ái
Mùa Noel năm nay, một Sài Gòn lung linh, huyền ảo và mênh mông những
giấc mơ huyền thoại tuổi trẻ lại ghé đến. Những bạn trẻ tự hào mình là
con của Chúa, sống trong lòng Thiên Chúa và yêu thương đồng loại, tôn
trọng tự do, tôn trọng nhân phẩm cũng như quí trọng những giá trị văn
hóa của dân tộc, yêu chuộng hòa bình và sẵn sàng xả thân tranh đấu cho
những giá trị nhân ái, cho ý hướng bảo toàn lãnh thổ quốc gia.
Một bạn trẻ tên Hiền, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, chia sẻ: “Không khí
chan hòa, thời tiết năm nay mát mẻ hơn nhiều, đi về đêm khuya thì thấy
se se lạnh, sáng cũng vậy. Noel năm nay dự đoán không khí để đón Noel sẽ
vui hơn!”
Một bạn trẻ khác tên Hoàng, là con chiên của Thiên Chúa, thuộc Dòng
Chúa Cứu Thế đã chia sẻ với chúng tôi về cảm nhận Noel của anh. Hoàng
nói, nếu như những mùa Noel của thế kỷ trước, Sài Gòn chìm trong nỗi
trầm lắng của một thành phố vừa mới hồi sinh về kinh tế và còn những
ràng buộc, sợ hãi trong mỗi con chiên thì bây giờ, một Sài Gòn mới với
đầy đủ tin yêu và dũng khí của thế hệ trẻ trong ánh sáng Thiên Chúa đã
làm cho mùa Noel Sài Gòn khởi sắc.
Không khí chan hòa, thời tiết năm nay mát mẻ hơn nhiều, đi về đêm khuya thì thấy se se lạnh, sáng cũng vậy. Noel năm nay dự đoán không khí để đón Noel sẽ vui hơn!
Một bạn trẻ tên Hiền
Tuy rằng không khí Noel Sài Gòn vẫn như mọi năm, với nhiều hang đá,
nhà thờ được trang trí lấp lánh ánh đèn, Chúa Hài Đồng hiện hữu trong
tâm hồn mỗi con chiên nhắc nhớ về sự giáng thế của ngài và những khổ
hạnh mà ngài đã nếm trải để mang lại một thế giới hòa bình, yêu thương,
người thôi bóc lột người. Và Noel như một sự nhắc nhớ, thức tỉnh để các
con chiên tin yêu nhau hơn và dũng cảm hơn, vượt qua cái chết để đấu
tranh cho tự do, phẩm hạnh của con người.
Một bạn trẻ khác tên Loan, là con chiên của Dòng Chúa Cứu Thế Sài
Gòn, chia sẻ với chúng tôi thêm rằng năm nay, mùa Noel ngoài ý nghĩa là
ngày thế giới hân hoan, vui mừng kỉ niệm Chúa Hài Đồng ra đời nơi máng
cỏ băng giá và ngài đã làm ấm thế giới lạnh lẽo ấy bằng trái tim nồng
nàn yêu thương của ngài. Với Loan năm nay còn là một năm mà cô lấy làm
tự hào vì cô đã thực hiện sứ mệnh của Chúa, đã giúp đỡ nhiều bạn trẻ ở
vùng sâu, vùng xa có thêm sách vở để học, có thêm áo ấm mặc qua mùa
Đông và có thêm niềm tin rằng thế giới này tốt đẹp, ấm áp.
Với Loan năm nay còn là một năm mà cô lấy làm tự hào vì cô đã thực hiện sứ mệnh của Chúa, đã giúp đỡ nhiều bạn trẻ ở vùng sâu, vùng xa có thêm sách vở để học, có thêm áo ấm mặc qua mùa Đông và có thêm niềm tin rằng thế giới này tốt đẹp, ấm áp
Loan nói thêm, đồng hành với cô để đi đến những vùng quê hẻo lánh,
những miền sơn cước còn có thêm nhiều người bạn Thiên Chúa Giáo khác.
Nhóm là những người bạn có gia đình thuộc vào diện khá giả, các bạn có
công ăn việc làm ổn định, bàn nhau tạo nên ngân quĩ bằng cách cùng góp
vốn mở quán ăn để duy trì hoạt động. Vì một số lý do tế nhị và để đảm
bảo hoạt động lâu dài, không bị các nhân viên dân phòng quấy rối, Loan
yêu cầu chúng tôi đừng công bố tên quán cũng như các thành viên và chủ
trương hoạt động của nhóm.
Nhớ những mùa Noel trước
Một bạn trẻ tên Hiền, không phải là con chiên của Chúa, chia sẻ với
chúng tôi rằng với cô, ngày Noel còn lớn hơn cả ngày Tết âm lịch. Vì
ngày Tết âm lịch chỉ đóng vai trò là ngày đầu năm, ngày khai mở của một
huỗi thời gian và con người đón nhận thêm một tuổi mới. Còn với ngày
Noel, ngoài ý nghĩa là ngày vô cùng long trọng của Thiên Chúa Giáo, đây
còn là ngày lạnh nhất, đẹp nhất và làm cho Sài Gòn trở nên lung linh
nhất trong năm.
Hiền nói: “Thật ra đối với với em đón noel năm nào cũng như năm
nào, cái cảm giác xa quê, không được gần gia đình cũng buồn. Nhưng không
khí Noel Sài Gòn năm nào cũng nhộn nhịp. Có những người không có áo ấm,
còn phải ngủ dưới cầu mà không ai quan tâm, em thấy vậy thì rất tủi
thân. Xa quê như em, gặp những hoàn cảnh đó thì càng tủi thân, thương họ
hơn. Trong khi đó, vẫn có những bạn trẻ không đoái hoài gì đến những
người đói khổ mà vẫn dửng dưng đi chơi. Những lúc đó em cảm giác rất bất
lực vì không thể nào giúp đỡ hết mọi người.”
Có những người không có áo ấm, còn phải ngủ dưới cầu mà không ai quan tâm, em thấy vậy thì rất tủi thân...Trong khi đó, vẫn có những bạn trẻ không đoái hoài gì đến những người đói khổ mà vẫn dửng dưng đi chơi. Những lúc đó em cảm giác rất bất lực vì không thể nào giúp đỡ hết mọi ngườibạn trẻ tên Hiền
Hiền cho biết thêm, với tâm lý của một người con xa quê, mùa Noel
đến, luôn cho Hiền cảm giác ấm áp, sum họp trong ánh sáng tâm linh, ở
đó, mặc dù cô không phải là một con chiên nhưng cô lại cảm nhận được ánh
sáng từ bi, độ lượng của Đức Chúa Trời đang lan tỏa trong cái lạnh Sài
Gòn. Và mùa Noel cũng là mùa mà Hiền lang thang thành phố về đêm nhiều
nhất, cô cảm nghiệm được đời sống Sài Gòn về đêm với nhiều xe cộ, một
Sài Gòn không có đêm và một Sài Gòn với nhiều dãy phố luôn khóa cửa cẩn
thận, nhiều lớp khóa.
Và ở đó, dưới cái lạnh của mùa Đông, của đêm Giáng Sinh, năm nào,
Hiền cũng bắt gặp những người nghèo nằm ngủ co ro trên ghế đá công viên
hoặc dưới một mái hiên, trên yên xe thồ, trong mái vòm xe xích lô hay
dưới chân cầu. Có nhiều trẻ em chưa đầy mười tuổi, cũng có nhiều cụ già
đã ngoài tám mươi, họ đều rách rưới, buồn tủi và đói khổ. Sự đói khổ,
rét mướt đi vào cả dáng ngủ co ro và sầu thảm của họ. Những lúc như thế,
Hiền thầm cầu nguyện Đức Chúa Trời hãy ban cho họ một ân huệ, xin Chúa
hãy ban cho họ thức ăn, áo ấm bằng cách cho các con chiên của ngài đến
tìm họ.
Và mỗi khi cầu nguyện như thế, Hiền mang một niềm tin mãnh liệt rằng
Đức Chúa Trời sẽ mang lại hạnh phúc cho những người cùng khổ trên đất
nước Việt Nam, mang lại sự may mắn cho những lao động nghèo và mang lại
sự sung túc, tự do cũng như phẩm hạnh cho dân tộc Việt Nam nghèo khổ và
vẫn còn lắm nỗi, vẫn còn người bóc lột người này!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
No comments:
Post a Comment