Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday, 2 January 2014

TIN THẾ GIỚI

Biển Đông chưa yên tĩnh
Việt Hà, phóng viên RFA
2013-12-31 In trang này
Ý kiến của Bạn Tướng Liu Shou-Jen giới thiệu một bản đồ xác định vùng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông của Trung Quốc trong một cuộc họp báo tại Đài Bắc hôm 02/12/2013.
AFP photo
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Trong năm 2013, vấn đề biển Đông tiếp tục được coi là một vấn đề nóng với nhiều sự kiện quan trọng diễn ra liên tục từ đầu năm cho đến những tháng cuối của năm. Các chuyên gia nhận định năm 2013 chưa phải là một năm yên tĩnh tại biển Đông.

Những cuộn sóng ngầm

Năm 2013, thế giới tiếp tục chứng kiến những diễn biến mới liên quan đến căng thẳng tại biển Đông mặc dù trên các mặt báo người ta không thấy những tin nóng như cắt cáp hay va chạm nhỏ như năm 2012.
Thạc sĩ luật Hoàng Việt, một chuyên gia về biển Đông của Việt Nam nhận định năm 2013 là một năm không yên ả tại biển Đông.
Vấn đề là năm 2013 biển Đông vẫn giống như các năm trước là không yên ả nhưng có vấn đề khác, mà đặc biệt là có 2 vấn đề nổi cộm. Thứ nhất là vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc về vụ tranh chấp Scarborough ở biển Đông, thứ hai là Trung Quốc cho lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông dù không trực tiếp trên biển Đông nhưng có ảnh hưởng khá nhiều. Nó không xuất hiện nhiều trên báo chí thôi nhưng nó cũng có đầy những sóng ngầm trong đó và vụ kiện của Philippines là một thể hiện ra ngoài. 

Ngày 22 tháng giêng, Philippines chính thức đưa vấn đề biển Đông ra tòa trọng tài quốc tế theo Công ước về luật biển của Liên hiệp quốc 1982. Lý do mà Philippines đưa ra là nước này đã cạn kiệt mọi biện pháp tìm kiếm giải pháp hòa bình với Trung Quốc. Tuy nhiên vào ngày 19 tháng 2, Trung Quốc chính thức tuyên bố tù chối tham dự phiên tòa, điều đã được nhiều chuyên gia dự đoán từ trước vì từ năm 2006, Trung Quốc đã tuyên bố không chịu những phán quyết của tòa quốc tế theo UNCLOS. Các học giả của Trung Quốc tại những hội thảo quốc tế sau đó, khi đề cập đến vấn đề này đều cho rằng vụ kiện chỉ có thể gây khó khăn cho các nước liên quan mà không giải quyết được vấn đề.

Ngày 23 tháng 11, Trung Quốc đột ngột thông báo nước này đã thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông ở khu vực quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, đang tranh chấp với Nhật Bản. Tuyên bố này ngay lập tức đã bị Hoa Kỳ, Nhật bản và Hàn Quốc lên tiếng phản đối. Ngoại trưởng Philippines, ông Albert del Rosario chỉ trích việc lập vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc là muốn biến cả vùng không phận trên biển Hoa Đông thành vùng không phận nội địa của Bắc Kinh, xâm phạm quyền tự do hàng không.

Nhưng điều đáng ngại hơn là vào ngày 4 tháng 12, tờ South China Morning Post trích lời của đại sứ Trung Quốc ở Philippines là bà Mã Khắc Khanh nói rằng Bắc Kinh có quyền quyết định thời gian và địa điểm thành lập một vùng nhận dạng phòng không mới.

Thạc sĩ Hoàng Việt nhận định, nếu Trung Quốc thực sự lập một vùng nhận dạng phòng không tương tự trên một phần biển Đông thì đó sẽ là một thách thức rất lớn cho khu vực trong năm tới.
Ngay bây giờ Trung Quốc cũng lập lờ tuyên bố là Trung Quốc sẽ có thể tuyên bố những vùng nhận dạng phòng không đó. Nếu Trung Quốc có lập vùng nhận dạng phòng không có thể không ngay trên biển Đông mà trên một phần của biển Đông thì nó cũng gây căng thẳng rất nhiều bởi vì đây không phải là một tranh chấp song phương mà là đa phương với nhiều quốc gia. Có rất nhiều quốc gia nói là khu vực Đông Á đang nằm trên một thùng thuốc súng. Đây là một lo ngại.

Chiến thuật ‘bắp cải’ và sự khiêu khích từ Trung Quốc

000_Hkg9127783-250.jpg


 kính viễn vọng trên tàu USS George Washington tại biển đông hôm 24/10/2013. AFP photo


 Một lính hải quân Hoa Kỳ nhìn qua Năm 2013, Trung Quốc tiếp tục thực hiện một chiến thuật mà nước này gọi là chiến thuật cabbage hay dịch ra tiếng Việt là bắp cải với người láng giềng Philippines trong tranh chấp tại biển Đông. Đây là chiến thuật được tướng Trương Thiện Trung nói tới trong một cuộc phỏng vấn với truyền hình Trung Quốc vào tháng 5.


Chiến thuật bao gồm việc bao vây khu vực đang tranh chấp bởi rất nhiều tàu bao gồm tàu cá, tàu kiểm ngư và hải giám cùng tàu chiến. Như vậy khu vực đó sẽ giống như một hòn đảo bị bao vây bởi nhiều lớp giống như một cái bắp cải. Viên tướng cũng nói Trung Quốc nên tiếp tục áp dụng chiến thuật này để lấy thêm các vùng đang tranh chấp với Philippines.


Chiến thuật này đã được Trung Quốc bắt đầu thực hiện từ tháng 4 năm 2012 với khu vực bãi cạn Scarborough Shoal do Philippines kiểm soát trước đó. Trong năm 2013, Trung Quốc tiếp tục gửi tàu hải giám đến khu vực này và từ tháng 5 đã áp dụng một vùng giới hạn đánh bắt cá rộng 15 mile trong khu vực. Các tàu của Philippines đã bị phía Trung quốc ngăn cản không cho vào khu vực này. Tháng 6 năm 2013, nguồn tin quân sự của Philippines cho biết những hình ảnh vệ tinh cho thấy tàu Trung Quốc đổ đá, sỏi, xi măng và thép xuống khu vực bãi cạn và đã bắt đầu các công việc xây dựng tại đây.
Nếu Trung Quốc có lập vùng nhận dạng phòng không có thể không ngay trên biển Đông mà trên một phần của biển Đông thì nó cũng gây căng thẳng rất nhiều bởi vì đây không phải là một tranh chấp song phương mà là đa phương với nhiều quốc gia.
- Thạc sĩ Hoàng Việt
Sau bãi cạn Scarborough là bãi Second Thomas mà Việt nam gọi là bãi Cỏ Mây, cũng do Philippines kiểm soát. Ngày 9 tháng 5, hải quân Philippines cho biết đã phát hiện được hai tàu hải giám và một tàu chiến của Trung Quốc tại khu vực này. Sau đó phía Philippines cho biết ngoài những tàu hải giám và tàu chiến, Trung Quốc còn gửi 30 chiếc tàu đánh cá đến khu vực lân cận để đánh bắt cá. Các ngư dân Trung Quốc thậm chí còn dựng rào cản vào bãi. Tàu của Philippines đến khu vực đã không được phép vào bãi. Các nguồn tin quân sự của Philippines cho biết các tàu cá và tàu quân sự của Trung Quốc không bao giờ dời khỏi khu vực sau đó.

Trong năm 2013, Trung quốc cũng có một loạt các hành động được các chuyên gia quốc tế coi là các hành động khiêu khích tại biển Đông. Đó là việc Trung Quốc tuyên bố cho khách du lịch đến quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam hồi đầu năm. Tiếp đó vào tháng 5, nước này đã gửi 30 tàu cá lớn từ đảo Hải Nam đến khu vực quần đảo Trường Sa để đánh bắt cá trong vòng 40 ngày. Tàu hải giám của Trung Quốc liên tục thực hiện các chuyến đi tuần tra trên biển Đông trong suốt năm. Theo giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện quốc phòng Úc, trong năm 2012, Trung quốc đã thực hiện 7 cuộc diễn tập chính trên biển Đông và điều này vẫn tiếp tục trong năm 2013.

Đàm phán COC

Sau hơn 10 năm bế tắc, vào tháng 4 năm 2013, phía Trung Quốc đột ngột tuyên bố nước này đã sẵn sàng để đàm phán với ASEAN về một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) vào cuối năm. Bước tiến này được cho là do có những thay đổi trong ASEAN sau khi Brunei tiếp quản ghế chủ tịch luân phiên của ASEAN từ Campuchia và nhà ngoại giao Việt Nam, ông Lê Lương Minh trở thành Tổng thư ký của ASEAN. Lãnh đạo Brunei đã trực tiếp đề cập vấn đề về COC với Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc nhân chuyến thăm Trung quốc vào tháng 4.
Sau thất bại của ASEAN vào năm 2012 khi Campuchia làm chủ tịch ASEAN, vào tháng 8, ASEAN cũng cho biết các nước trong khối đã tìm được tiếng nói chung trước khi bước vào vòng đàm phán với Trung Quốc về bộ quy tắc ứng xử.
Vào giữa tháng 9, ASEAN và Trung Quốc có cuộc tham vấn chính thức vòng đầu tiên về COC và đưa ra một kế hoạch làm việc cho tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) giai đoạn 2013 – 2014.


Kết thúc đàm phán, mặc dù một COC vẫn chưa thành hình nhưng các bên nói sẵn sàng hợp tác và phát triển các ý tưởng thiết lập các đường dây nóng để cải thiện lòng tin  giữa các bên để đối phó với những tình trạng khẩn cấp cũng như hợp tác trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn các tàu thuyền trên biển.
Bước vào năm mới 2014, ghế chủ tịch của ASEAN sẽ được trao cho Myanmar, một ngôi sao mới nổi ở Đông Nam Á. Theo Thạc sĩ Hoàng Việt Người ta có thể hy vọng nước chủ tịch mới sẽ có những bước ngoại giao năng động trong việc đàm phán và tìm kiếm giải pháp các vấn đề tranh chấp biển Đông, nhưng tham vọng không thay đổi của Trung Quốc trong năm vừa qua sẽ còn là một vấn đề lớn với ASEAN và các nước có liên quan trong khu vực.

Tưởng niệm tại Paris 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa

Bốn trong số các chiến hạm của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã tham gia hải chiến Hoàng Sa 1974 (DR)
Bốn trong số các chiến hạm của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã tham gia hải chiến Hoàng Sa 1974 (DR)

Thanh Phương
Năm nay là đúng kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa ( 17-19/01/1974 ) giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa với hải quân Trung Quốc. Mặc dù các chiến sĩ Hải quân VNCH đã chiến đấu anh dũng, nhưng do tương quan lực lượng bất lợi, nên họ đã không thể bảo vệ được Hoàng Sa, để quần đảo này lọt vào tay Trung Quốc.

Như mọi năm, ngày thứ Bảy 04/01 tới, Hội Hải quân và Hàng hải Việt Nam Cộng Hòa tại Pháp sẽ tổ chức Lễ tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa (từ 14 đến 18 giờ, tại nhà thờ Saint-Hyppolite, Avenue de Choisy, Paris 13ème ).
Xin mời quý vị nghe phần phỏng vấn ông Đặng Vũ Lợi, Hội trưởng Hội Hải quân và Hàng hải Việt Nam gs: BiểCộng Hòa.

Đặng Vũ Lợi - Paris - 02/01/2014
 

Hàng không mẫu hạm Trung Quốc kết thúc tập huấn tại Biển Đông

Chiến đấu cơ  J-15 của Trung Quốc thử nghiệm cất, hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh. Ảnh của Tân Hoa xã công bố ngày 25/11/2012.
Chiến đấu cơ J-15 của Trung Quốc thử nghiệm cất, hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh. Ảnh của Tân Hoa xã công bố ngày 25/11/2012.
REUTERS/Xinhua/Zha Chunming

Thụy My
Hôm nay, 02/01/2014, Tân Hoa Xã loan tin chiếc hàng không mẫu hạm Liêu Ninh đã trở về cảng ở Thanh Đảo (miền đông Trung Quốc) sáng hôm qua sau khi kết thúc 35 ngày « thử nghiệm và huấn luyện » đầu tiên tại Biển Đông.


Tham gia đợt huấn luyện này, ngoài hàng không mẫu hạm Liêu Ninh, còn có nhiều phi cơ, chiến hạm và tàu ngầm. Đây là đợt huấn luyện đầu tiên của Liêu Ninh tại vùng Biển Đông, nơi Trung Quốc tranh chấp chủ quyền biển đảo với các nước láng giềng, đặc biệt là với Việt Nam. 
Đợt huấn luyện của hàng không mẫu hạm Trung Quốc cũng diễn ra trong bối cảnh căng thẳng sau khi Bắc Kinh vào tháng 11 vừa qua quyết định thành lập vùng nhận dạng phòng không trên vùng biển Hoa Đông, bao gồm khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, hiện do Nhật quản lý, nhưng Trung Quốc cũng khẳng định chủ quyền. 
Đó là chưa kể trong đợt tập huấn vừa qua đã xảy ra sự cố giữa một chiến hạm tháp tùng hàng không mẫu hạm Liêu Ninh với một chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ. Theo lời các giới chức Lầu Năm Góc, chiếc tàu có trang bị tên lửa USS Cowpens đã buộc phải bẻ lái để tránh đụng vào chiến hạm Trung Quốc đang cản đường. Phía Bắc Kinh đã phản bác lời cáo buộc đó, khẳng định tàu của họ « tuân thủ đúng thủ tục hiện hành ».



No comments:

Post a Comment