DƯ LUẬN VIÊN
Tuyên truyền viên trên mạng, Tuyên truyền viên Internet, Dư luận viên, (tiếng Anh là government internet commentators[1] hoặc online commentator[2], internet polemicists[3] hay public opinion shapers[4]), ở Việt Nam còn có tên gọi là "chuyên gia bút chiến",[5] là các cá nhân, nhóm người được chính phủ thuê, hướng dẫn và đào tạo để thực hiện tuyên truyền, tranh luận và hướng dẫn dư luận về mặt nội dung trên mạng Internet. Những nhóm người này thật ra không phải chỉ mới được thành lập. Đội ngũ này khác với "công an mạng" là nhóm người thuộc lực lượng quốc phòng hay an ninh. Khác với Tuyên truyền viên miệng, "Dư luận viên" chú trọng vào việc tuyên truyền các tư tưởng thân chính phủ trên mạng. Họ thuộc một nhóm mà danh từ chung là cộng tác viên dư luận xã hội. Việc hình thành những nhóm này là do chính phủ nhận thức rằng việc áp dụng tường lửa để ngăn chặn những thông tin gây bất lợi cho chính thể đã không còn mang lại hiệu quả cao. Tại Việt Nam có 900 Dư luận viên tức 900 tay đâm thuê chửi mướn.
Đã đến lúc chúng ta
cần phải nhìn nhận dư luận viên một cách bao quát hơn. Ngoài góc nhìn
họ là những người bảo vệ chế độ ra, cần phải có một cách nhìn khác về
họ.
Thứ nhất, sự
ra đời của dlv trên các trang mạng khiến cho thông tin được phong phú
hơn, đa chiều hơn. Ít nhiều nó sẽ gây ra sự thu hút của dân chúng vào
thế giới mạng. Mà thế giới thông tin trên mạng nếu như thế sẽ được gọi
là một chiến trường. Thì ít ra những người yêu thích tự do đã có được
chiến trường.
Tại sao phải vui khi có chiến trường ?
Bao năm nay, nhà nước CSVN vốn dĩ truyền thông độc quyền. Mọi thông tin
đều do họ kiểm soát. Những lời nói đối lập dù chỉ loáng thoáng ở vỉa
hè, khu phố, cơ quan, nhà máy đều bị trả giá lập tức bằng án tù hay tập
trung cải tạo. Chúng ta chưa bao giờ biết đến một mặt trận truyền thông
của hai làn dư luận như hiện nay.
Nhờ có sự phát triển
của kỹ thuật, cộng với sự đổi mới của thế giới và quan hệ quốc tế.
Những người yêu thích tự do đã có được một khoảng trống nhỏ để phát biểu
ý kiến của mình, quan điểm và những bất đồng với chính quyền. Sự ra đời
của dlv với nhiệm vụ tuyên truyền cho Đ và đấu tranh chống luận điệu
sai trái đã cho thấy nhà nước CSVN đã buộc phải nhìn nhận rằng đã có một
chiến trường thông tin trên mạng mà họ khó có thể dập tắt. Cho dù họ đã
nỗ lực sử dụng kỹ thuật chặn, bắt bớ, nghị định xử phạt..
Nhưng chiến trường thông tin ấy không
hề ngớt tiếng của phe yêu tự do. Một sự thật mà nhà cầm quyền Việt Nam
thấy rõ là có sự tồn tại của truyền thông tự do, không thể lờ đi coi
như không có được, hoặc bỏ mặc cho các người yêu tự do ngôn luận chiếm
lĩnh truyền thông trên các trang mạng.
Buộc lòng họ phải đưa chiến sĩ của họ
ra trận. ( hy vọng họ cũng sẽ sớm nhận ra có một chiến trường nữa mà bây
lâu họ cũng cố quên đó là chiến trường nóng bỏng ngoài khu vực đảo
Hoàng Sa ).
Một hội 258 ra đời, một hội phản bác
258 ra đời. Hội 258 đưa hình đến các cơ quan ngoại giao quốc tế quảng bá
hành động của mình. Hội phản bác 258 cũng công khai đưa hình đến bộ
ngoại giao VN. Tiếp đến là những bài viết công kích của nhóm phản bác
258 trên mạng. Nhóm này cũng chụp hình sinh hoạt, giao lưu, gặp gỡ…điều
đó rất tốt. Tốt vì nó nói ra rằng một mặt trận truyền thông đã được công
nhận.
Tuy rằng luận điệu của DLV nhiều khi thật buồn cười, ví dụ họ nói rằng nhóm mạng lưới bloger
không đại diện cho tất cả các bloger Việt Nam. Nói thế thì họ cũng phải
công nhận nhiều nhóm nhiều tổ chức khác không đại diện cho tất cả những
người Việt Nam. Ví dụ cái hội Việt Kiều yêu nước do chính phủ VN thành
lập. Cái hội này rõ ràng còn tiếm danh hơn mạng lưới bloger Việt Nam, vì
Việt Kiều nào mà không yêu nước, chả lẽ VK nào không có trong hội này
là không yêu nước VN sao.?
Nhưng cứ để cho sự tranh cãi được diễn
ra. Dù sao có được một mặt trận để diễn ra sự tranh luận này cũng là
thành công của những người yêu tự do. Dư luận sẽ phán xét bên nào có lý,
sự phán xét có thể còn không đến ngày hôm nay, có thể là còn nhiều ngày
sau nữa. Thì sự ra đời của các DLV một cách công khai, chính thức thì
cũng có nghĩa sự ra đời của các nhóm đối thủ của nhóm DLV cũng đã được
khẳng định.
Dư luận viên – mục đích ra đời và tương lai về đâu ?
Mục đích ra đời của các nhóm DLV như Võ
Khánh Linh, Tre Làng, Loa Phường ..ban đầu với mục đích là bảo vệ chế
độ, đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc. Nhưng càng ngày người ta càng
thấy luận điệu của các nhóm này xa rời mục tiêu ban đầu đó. Nếu như bảo
vệ chế độ cần phải có những bài viết nghiêm túc, khách quan, ngôn từ
đứng đắn để chinh phục dư luân…thì đằng này các nhóm DLV trên sử dụng
ngôn ngữ chợ búa, những lập luận ngô nghê của đám dân chợ để nhục mạ đối
thủ của mình.
Nhục mạ đối thủ bằng những câu văn rẻ
tiền, lập luận bừa bãi, khiên cưỡng và quy chụp như vậy, có phải là bảo
vệ chế độ không.? Tất nhiên không ai đi bảo vệ chế độ một cách vô học
như thế, trừ khi muốn lợi dụng vậy để bôi bác thêm chế độ. Một chế độ
kiểu gì mà những kẻ bảo vệ nó nói những lời hạ đẳng như vậy.?
Rõ ràng các DLV không bảo vệ chế độ,
hoặc trình độ của họ để bảo vệ chế độ là quá thấp. Hoặc mục tiêu chính
của họ là nhục mạ, hạ thấp những nhà đấu tranh, những lực lượng tiến bộ
trong xã hội. Gây cho nhân dân không tin tưởng vào các phong trào xã hội
dân sự tiến bộ đang ra đời.
Không bảo vệ lý tưởng của chế độ, đánh phá uy tín những phong trào dân sự đang xuất hiện, vậy các dlv có mục đích chính là gì.?
Phải chăng ( đám dlv ) là sự chuẩn bị
cho một thế lực nào đó sắp ra mắt công chúng. Một thế lực đang cần cho
dân chúng thấy rằng chỉ có họ mới nắm vận mệnh, thay đổi được đất nước,
chỉ có họ mới thực sự dân chủ, thực sự đem lại tự do và phát triển cho
đất nước. Chính vì vậy, thế lực này đẻ ra đám Dư luận viên để cho đám
này đi tung tăng đi khắp nơi nhục mạ , hạ thấp uy tín các nhóm khác
bằng ngôn ngữ thấp hèn, qua cách sử dụng ngôn ngữ đó cũng hạ thấp hình
ảnh ĐCS VN vì mang danh nghĩa bảo vệ.
Bỗng nhiên gần đây, hình ảnh của những
nhà lý luận VN trong BCT không được báo chí đề cập đưa tin. Báo chí vắng
bặt tin hoạt động của UVBCT Đinh Thế Huynh, Tô Huy Rứa, Phạm Quang
Nghị, Ngô Văn Dụ….những ủy viên từng kinh nghiệm rành rẽ về các hoạt
động tuyên truyền, lý luận, truyền thông.
Thay thế vào đó báo chí ca ngợi những
gương mặt mới như Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, thống đốc ngân hàng Nguyễn
Văn Bình… khiến cho dân chúng cảm thấy những gương mặt này là nguồn
động lực mới , đáng tin tưởng, đáng gánh vác trọng trách quan trọng nay
mai.
Ở phía dưới, đám dlv cũng có nhiều bài
khen ngợi những gương mặt mới này. Mọi sự chỉ trích những nhân vật mới
này đều được các dư luận viên ưu tiên phản pháo hàng đầu.
Đến đây thì có lẽ bản chất sự ra đời của dlv để làm gì, phục vụ ai đã rõ.
Nói gì thì nói, những nhà lý luận như
Nguyễn Phú Trọng, Đinh Thế Huynh, Tô Huy Rứa, Phạm Quang Nghị có muốn
dập tắt những dư luận tự do đến mấy đi nữa, có thể bằng nhà tù, gông
cùm…nhưng chắc họ không bao giờ sử dụng đám dlv võ biền,dung tục để
tranh luận với thiên hạ bảo vệ lý tưởng CS của họ.
Nhìn toàn cục. Sự ra đời của đám dlv
cũng là tổn thất của ĐCS về mặt uy tín. Điều rõ ràng nhìn thấy vậy , tại
sao ĐCSVN vẫn để đám dlv tung hoành. Đơn giản bởi vì đám dlv đươc nuôi
dưỡng bằng nguồn tiền của một thế lực mới đang ngự trị trên đất nước. Nó
cho thấy ĐCS VN đã yếu thế trong việc kiểm soát kinh tế, tài nguyên,
nguồn lực, lực lượng vũ trang….điểm mạnh nhất của ĐCS là tuyên truyền
giờ cũng đang bị phân hóa nặng nề, nguy cơ mất kiểm soát nốt mảng này là
điều dễ thấy.
Cuối cùng thì sự ra đời của dlv cũng
đáng được chào đón. Nhất là sau bao năm những lời nói của những người
yêu nước chỉ bị coi là dạng tin đồn. Giờ qua đám dlv đã chính thức được
khẳng định là những kênh thông tin độc lập với nhà nước. Khi đám dlv này
càng nỗ lực bao nhiêu thì những người yêu tự do ngôn luận đang ngày đêm
hoạt động càng được khẳng định bấy nhiêu.
Vì điều đó, xin chào đón các dư luận viên đến một năm mới hứa hẹn nhiều thông tin bổ ích cho nhân dân.
Thứ Hai, ngày 06 tháng 1 năm 2014
*****
Nguồn:
Việt Nam: chính phủ dùng ‘dư luận viên’ để đấu với blogger
Cập nhật lúc 17 April 2013, 22:57 AEST
Nhà báo tự do Trương Duy Nhất cho biết lần đầu tiên ông biết về
đội quân dư luận viên (DLV) là lúc ông Hồ Quang Lợi, trưởng ban tuyên
giáo thành phố Hà Nội tiết lộ vào đầu năm 2013. Tuy nhiên ông Nhất
“không ngạc nhiên về điều này”.
Dư luận viên là ai?
Sau Hà Nội, quan chức thành phố Đà Nẵng cũng tiết lộ họ đã thành lập DLV từ năm 2010. Tại cuộc họp triển khai nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2013, ông Mai Mộng Tưởng, phó ban tuyên giáo Đà Nẵng chỉ thị cho các DLV dưới quyền “hãy nắm bắt về việc góp ý dự thảo sửa đổi hiến pháp, theo dõi chuyển biến thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.”
“Dù không tuyên bố thì lâu nay người ta cũng đã làm rồi. Buồn cười vì hóa ra đầu óc mấy ông ngồi đó nghĩ toàn chuyện vớ vẩn, bá láp, bá xàm như vậy,” ông Nhất nói.
Ông Nhất cho biết: “Chưa gặp người nào dám nhận là DLV ngoài đời, mà cũng chưa thấy ai công khai danh tính rõ ràng trong các bình luận trên mạng. Thành viên của đội ngũ này chỉ thường dùng các tên giả. Tuy nhiên qua các lần làm việc với công an, thanh tra sở thông tin truyền thông, họ thừa nhận có đưa phát biểu (comment) vào các trang cá nhân, bài viết của tôi.”
Thứ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông Ðỗ Quý Doãn than vãn trên báo Lao Ðộng (10/01/2012): “Tại sao chúng ta có một hệ thống hơn 700 tờ báo, 67 đài phát thanh truyền hình, hàng trăm trang tin, báo điện tử, hàng ngàn trang tin của các bộ, ngành. Có tới 17 ngàn nhà báo, trong đó có nhiều cây bút có đủ khả năng làm lay động bạn đọc mà thông tin lưu truyền trong xã hội lại là thông tin từ blog cá nhân?” Ông tự kết luận: “Báo chí đang đánh mất niềm tin của bạn đọc.”
http://www.radioaustralia.net.au/vietnamese/2013-04-17/vi%E1%BB%87t-nam-ch%C3%ADnh-ph%E1%BB%A7-d%C3%B9ng-%E2%80%98d%C6%B0-lu%E1%BA%ADn-vi%C3%AAn%E2%80%99-%C4%91%E1%BB%83-%C4%91%E1%BA%A5u-v%E1%BB%9Bi-blogger/1117894
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/05/130503_vn_blogger_huynhngocchenh.shtml
Dư luận viên là ai?
Sau Hà Nội, quan chức thành phố Đà Nẵng cũng tiết lộ họ đã thành lập DLV từ năm 2010. Tại cuộc họp triển khai nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2013, ông Mai Mộng Tưởng, phó ban tuyên giáo Đà Nẵng chỉ thị cho các DLV dưới quyền “hãy nắm bắt về việc góp ý dự thảo sửa đổi hiến pháp, theo dõi chuyển biến thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.”
“Dù không tuyên bố thì lâu nay người ta cũng đã làm rồi. Buồn cười vì hóa ra đầu óc mấy ông ngồi đó nghĩ toàn chuyện vớ vẩn, bá láp, bá xàm như vậy,” ông Nhất nói.
Ông Nhất cho biết: “Chưa gặp người nào dám nhận là DLV ngoài đời, mà cũng chưa thấy ai công khai danh tính rõ ràng trong các bình luận trên mạng. Thành viên của đội ngũ này chỉ thường dùng các tên giả. Tuy nhiên qua các lần làm việc với công an, thanh tra sở thông tin truyền thông, họ thừa nhận có đưa phát biểu (comment) vào các trang cá nhân, bài viết của tôi.”
Vậy ông Nhất ứng xử như thế nào? “Chỉ cái phát biểu nào
đàng hoàng mới để. Cái nào nói tào lao, kích động, xuyên tạc, v.v… thì
tôi xóa hết,” ông Nhất nói.
Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ
Nấm) nhận định: “Chủ trương kiểm soát thông tin cũng như ý tưởng sử
dụng DLV có nguồn gốc rất lâu từ tuyên giáo các cấp. Nếu trước đây họ
chỉ có tuyên truyền qua sách, báo, miệng, thì giờ đây trước thông tin đa
chiều trên internet, họ bị buộc phải tăng cường thêm lực lượng mới để
tuyên truyền trên mạng.”
Mẹ Nấm kể: “Chỉ gặp DLV qua các bài
viết, bình luận, nhưng khi tranh luận đuối lý các bạn DLV thường ngụy
biện, đi vào đả kích cá nhân tôi như không lo chăm con, không lo coi sóc
quán nước mía, nhận tiền từ nước ngoài. Có lẽ các bạn DLV nghĩ mình
cũng như các bạn – được trả tiền để làm việc này.”
Bà Bùi Thị Minh
Hằng (blogger Bùi Hằng) khẳng định: “Trong giai đoạn này nhà nước đã
thất bại về tuyên truyền trên các trang mạng xã hội nước ngoài như
Facebook, Twitter, và các trang blog có hoạt động tại Việt Nam nên bây
giờ họ tuyên bố tăng cường lực lượng DLV là điều dễ hiểu.”
Tại hội
nghị tổng kết công tác tuyên truyền miệng năm 2012, chính phủ Việt Nam
đã đưa ra con số gần 80 nghìn ‘tuyên truyền viên miệng’ để làm DLV. Đó
là một con số lớn và khó được kiểm chứng vì DLV không hẳn là một nghề
chuyên môn mới trong bộ máy tuyên truyền. Họ có thể là những cán bộ an
ninh và truyền thông hiện dịch được biệt phái để làm công tác trên mạng.
Bút chiến hay tranh luận?
05/05/2010,
tại một hội nghị toàn quốc trung tướng công an Vũ Hải Triều, khoe rằng
bộ phận kỹ thuật của công an đã ‘phá sập 300 báo mạng và blog cá nhân
xấu”.
09/12/2012, Hồ Quang Lợi, trưởng Ban Tuyên Giáo Thành ủy Hà
Nội tại Hội Nghị Tuyên Giáo Toàn Quốc cho hay Hà Nội đã thành lập một
đội ngũ “tuyên truyền miệng” với 900 “dư luận viên”, “tổ chức nhóm
chuyên gia bút chiến trên Internet, mở hơn 400 tài khoản trên mạng”. Ông
Lợi nói: “DLV tham gia bút chiến trên internet chống các luận điệu
xuyên tạc của các thế lực thù địch”.
Tuy nhiên các công dân mạng bị gọi ‘lề trái’ không nghĩ như ông Lợi.
“Tôi
không nghĩ là có bút chiến giữa blogger tự do và DLV và chúng tôi cũng
không muốn chiến đấu kiểu này,” blogger Mẹ Nấm phát biểu. Blogger này
nói tiếp: “Nếu có thì đó là một cuộc chiến không cân sức: họ ăn lương để
làm việc ấy; trong kho đó blogger và nhà báo tự do thì chỉ viết theo
suy nghĩ của mình, và còn làm việc khác để sinh sống, tức là họ không
xem việc lên mạng là một cái nghề. Và cuộc chiến buộc chúng tôi phải bảo
vệ lý lẽ của mình. Các bạn DLV có quyền định hướng dư luận theo cách
của họ, nhưng đây là suy nghĩ của tôi và xã hội sẽ nhìn thấy có những
người suy nghĩ khác với cái dư luận mà chính quyền muốn DLV bảo vệ.”
Không
đồng ý với từ ‘bút chiến’, nhà báo Duy Nhất cho rằng xã hội cần những
trao đổi, đối thoại, tranh luận. Ông nói gần đây có các vấn đề nóng mà
trước đây bị báo chí dìm thì nay lại được các trang cá nhân đưa ra tranh
luận lại. “Bản chất của tranh luận là dần tiếp cận sự thật, chân lý.
Nhưng tại sao không tranh luận công khai, đàng hoàng đi? Nếu vấn đề tôi
viết ra đúng hay sai, anh cứ tranh luận với tôi rõ ràng. danh có chính
thì ngôn mới thuận được. Nói kiểu núp bóng giấu tên này là tầm bậy tầm
bạ không đáng quan tâm,” ông Nhất nói.
Blogger Bùi Hằng nói: “Tôi
mời tất cả các DLV, các blogger của các phe phái, cùng tranh luận và
dành sự phán xét đúng sai cho độc giả.”
DLV có làm không công?
Dù
không nói rõ số DLV bao nhiêu người, số tiền phải bỏ ra bao nhiêu,
nhưng cuối tháng 12/2012, UBND thành phố Hồ Chí Minh thông báo sẽ trả
tiền phụ cấp 0,3 mức lương cho các cộng tác viên dư luận xã hội.
Tại
hội nghị Tổng kết công tác tuyên truyền miệng 2012, tỉnh Lào Cai cho
biết địa phương này trả 0,1 mức lương cơ bản cho DLV cấp xã phường. Nhà
báo Duy Nhất nói ông cảm thấy “buồn cười vì tốn tiền bạc cho việc này.”
Một
blogger có tiếng nhưng không muốn nêu tên nhận định: “Chẳng ai làm
không công cho công việc này, nếu không có tiền trực tiếp thì cũng có
các lợi ích khác. Nhưng dù làm DLV vì tiền hay vì lý tưởng thì nó là
công việc khá an toàn vì họ không lo bị chế độ làm khó dễ, không sợ bị
bỏ tù, vì họ được chính quyền bảo kê”. Blogger này cho rằng: “DLV là cái
lỗi của ban tuyên giáo. Nó là thêm một cái cớ cho công chúng xỉ vả
chính quyền.”
DLV có hiệu quả?
Blogger Lê
Diễn Đức cho rằng sách lược dùng tin tặc để đánh phá các trang như
Bauxite, Dân Làm Báo, Dòng Chúa Cứu Thế, Ðàn Chim Việt, Anh Ba Sàm, v.v…
dường như không đạt được mục tiêu vì các trang web bị tấn công đã có
thể phục hồi nhanh chóng hoặc cho ra trang mới.
Trong khi đó việc
dùng DLV cũng có vẽ như không mang lại kết quả mà nhà nước mong muốn.
“Đa phần dư luận viên kiến thức rất kém, không có khả năng phản biện,
khi tranh luận thường sử dụng các ngôn ngữ dung tục, cố tình quậy phá.
Bản mặt của chúng không thể tồn tại được ở những trang tử tế, đàng
hoàng, chúng bị nhận diện và phải tháo chạy,” blogger Lê Diễn Đức viết.
Thêm
vào đó, dù nhà nước Việt Nam nắm trong tay toàn bộ hệ thống truyền
thông Việt Nam, họ cảm thấy dư luận đang ngày càng vượt xa tầm kiểm soát
của họ.Thứ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông Ðỗ Quý Doãn than vãn trên báo Lao Ðộng (10/01/2012): “Tại sao chúng ta có một hệ thống hơn 700 tờ báo, 67 đài phát thanh truyền hình, hàng trăm trang tin, báo điện tử, hàng ngàn trang tin của các bộ, ngành. Có tới 17 ngàn nhà báo, trong đó có nhiều cây bút có đủ khả năng làm lay động bạn đọc mà thông tin lưu truyền trong xã hội lại là thông tin từ blog cá nhân?” Ông tự kết luận: “Báo chí đang đánh mất niềm tin của bạn đọc.”
http://www.radioaustralia.net.au/vietnamese/2013-04-17/vi%E1%BB%87t-nam-ch%C3%ADnh-ph%E1%BB%A7-d%C3%B9ng-%E2%80%98d%C6%B0-lu%E1%BA%ADn-vi%C3%AAn%E2%80%99-%C4%91%E1%BB%83-%C4%91%E1%BA%A5u-v%E1%BB%9Bi-blogger/1117894
Dư luận viên của Đảng còn quá kém'
Cập nhật: 06:19 GMT - thứ bảy, 4 tháng 5, 2013
Media Player
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh, người
vừa nhận giải thưởng công dân mạng Netizen 2013 do Tổ chức Phóng viên
Không biên giới và hãng Google phối hợp trao, nói về báo chí tự do và
mạng xã hội ở Việt Nam nhân ngày Báo chí Tự do Thế giới 03/5.
Bấm
Ông Chênh cho rằng báo chí 'lề chính quyền' của nhà nước đang
tỏ ra lấn lướt với các lực lượng truyền thông đông đảo, lại được sự hỗ
trợ của hệ thống các dư luận viên, tuy nhiên số lượng của các trang
blog, các bloggers và cư dân mạng ở trong nước cũng đang gia tăng.
Cựu phóng viên tờ Thanh Niên cho rằng việc sử
dụng phản biện thông qua các dư luận viên có thể lành mạnh hơn các hình
thức áp chế, trấn áp trước đây, tuy cho rằng nhận thức và trình độ của
các dư luận viên này vẫn không cao.
Blogger, vừa được chính quyền Việt Nam cho phép
ra nước ngoài để nhận giải thưởng quốc tế và trở về, còn nhận xét về
hình thức, số lượng, nội dung, chủ đề blog và tương tác giữa các
bloggers tự do ở Việt Nam và công chúng trên Internet cùng các trang
mạng xã hội ở trong nước.
Ông cũng nêu quan điểm về điều được cho là 'khối công chúng thầm lặng' và 'bộ phận với thái độ bàng quan'.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/05/130503_vn_blogger_huynhngocchenh.shtml
No comments:
Post a Comment