Không quyết tâm cải cách, kinh tế Việt Nam 2014 khó phục hồi
Thanh Phương
RFI – Thứ hai 06 Tháng Giêng 2014
Sài Gòn, thủ phủ kinh tế của Việt Nam. Kinh tế năm 2014 có phục hồi hay không là tùy thuộc vào quyết tâm cải cách.- Reuters
Trong năm 2014, nếu chính phủ không
quyết tâm thực hiện mạnh mẽ những cải cách cần thiết thì nền kinh tế
Việt Nam sẽ khó có thể hồi phục hoàn toàn để trở lại mức tăng trưởng cao như trước. Đó là nhận định chung của các chuyên gia, rất dè dặt về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2014 này.
Tại Diễn đàn Đối tác Phát triển Việt Nam ở Hà Nội ngày 05/12/2013, bà Victoria
Kwakwa, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, đã lưu ý
rằng tuy trong năm 2013, chính phủ Hà Nội đã giữ vững được ổn định kinh
tế vĩ mô, nhưng tăng trưởng của Việt Nam vẫn còn chậm. Theo bà Victoria
Kwakwa, chỉ có đẩy nhanh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và khu vực
tài chính mới có thể giúp khôi phục năng lực cạnh tranh và tăng trưởng
về lâu dài cho Việt Nam.
Trả lời báo Nông Thôn Ngày Nay ngày
23/12 năm ngoái, một trong những chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt
Nam, tiến sĩ Lê Đăng Doanh cảnh báo rằng nền kinh tế Việt Nam hiện nay
vẫn bộc lộ một số tồn tại cần nhận diện để giải quyết sớm, đặc biệt là
vấn đề nợ xấu vẫn còn gây ảnh hưởng tới sự phục hồi của nền kinh tế.
Theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nếu không cải cách, các ngân hàng sẽ vẫn yếu
kém và hoạt động ít đem lại hiệu quả. Trong khi đó, việc sắp xếp, tái
cơ cấu các DNNN vẫn rất chậm dẫn đến việc sản xuất – kinh doanh thiếu
hiệu quả, lãng phí nguồn lực, đồng thời làm mất cơ hội đối với các thành
phần kinh tế khác.
Cũng theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh, muốn có
một nền kinh tế công khai, minh bạch và cạnh tranh lành mạnh theo pháp
luật thì rất cần cải cách thể chế, bảo đảm các chính quyền các cấp không
tùy tiện can thiệp hành chính vào thị trường và có cơ chế giám sát lợi
ích nhóm. Ông Lê Đăng Doanh cho rằng, hiện nay cải cách thể chế ở Việt
Nam vẫn khá chậm, gây ra nhiều tiêu cực, ỳ trệ cho nền kinh tế.
Nói chung, đối với chuyên gia Lê Đăng
Doanh, việc phục hồi nền kinh tế trong năm 2014 phụ thuộc rất nhiều vào
tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó có giải quyết nợ xấu của các ngân
hàng thương mại, giải quyết nợ lên đến mức hơn 1 triệu tỷ đồng của các
tập đoàn, tổng công ty nhà nước…
Trả lời RFI
Việt ngữ ngày 02/01/2014 từ Sài Gòn, chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn
cũng cho rằng để cho nền kinh tế Việt Nam phục hồi thật sự trong năm
2014 cần phải tái cơ cấu các ngân hàng và các doanh nghiệp Nhà nước,
cũng như gia tăng hỗ trợ cho khu vực tư nhân, khu vực tạo ra công ăn
việc làm nhiều nhất hiện nay. Mời quý vị theo dõi bài phỏng vấn với
chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn:
Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn, Sài Gòn - 03/01/2014
*****
Nguồn:
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140106-khong-quyet-tam-cai-cach-kinh-te-viet-nam-2014-kho-phuc-hoi
Nợ công 2013: Cuộc tranh đấu giữa hai số liệu
CỠ CHỮ
02.01.2014
Phát tiết chất dịch
Năm 2013 đã kết thúc với một chất dịch nhờn nhợn phát tiết trong lòng nội bộ: khoảng cách biệt không tưởng về số liệu nợ công.
Thể trạng như vậy cũng khác khá nhiều so với năm 2012 và những năm trước, vào lúc độ minh bạch về số liệu tài chính còn nhớp nháp lớp ảo ảnh sương muối.
Nhưng như một quy luật bất biến trong lịch sử kinh tế - xã hội, cứ vào mỗi giai đoạn khối u trong cơ thể chực chờ bùng vỡ, lớp da trên cơ thể đó lại nổi lên những vết đen đầu tiên báo hiệu cho những sang chấn thời kỳ cuối.
Có thể xem năm 2013 là một dấu ngoặt đen đúa như thế, dù tâm thế được coi là “phản tỉnh” của giới chuyên gia nhà nước và báo chí quốc doanh mới chỉ khởi sự. Hiển hiện khá rõ là vào kỳ họp Quốc hội cuối năm, trong khi báo cáo của Chính phủ tràn đầy “màu sáng”, cách nhìn của cơ quan dân bầu lại là “màu xám”, còn một số đại biểu phải thốt lên rằng tình hình kinh tế - xã hội trong con mắt của người dân chỉ là “màu tối”.
Sự khác biệt quá đáng về trường quang phổ như thế cũng hàm chứa cả một dung sai chưa từng thấy về tỷ lệ nợ công quốc gia: trong khi các báo cáo của Chính phủ, được tổng hợp từ giới quan lại trung chuyên như Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vẫn sắt son giữ vững nợ công chỉ ở mức 55,4% GDP và còn xa mới vượt ngưỡng nguy hiểm 65% GDP do Liên Hiệp Quốc ấn định, thì một con số khác lại được giới chuyên gia độc lập nhắc đi nhắc lại là tỷ lệ này đáng ra phải leo đến 95% GDP. Bởi một sự thật quá hiển nhiên là trong lúc tính toán cơ cấu nợ công, các bộ ngành thấm đẫm chất quan liêu đã lại “bỏ quên” nợ của các tập đoàn kinh tế nhà nước - vốn là một tiêu chí mặc định của Liên Hiệp Quốc.
Tiếng nói “phản tỉnh” đã cất lên lần đầu tiên tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân ở Nha Trang vào tháng 4/2013, khi một số chuyên gia phản biện độc lập và cả vài chuyên gia nhà nước đã bắt đầu phải đề cập đến con số 95% GDP của nợ công. Đến tháng 11/2013 tại Diễn đàn kinh tế mùa thu, thực trạng quá khó tả và cũng quá khó hiểu này lại càng được cắt xẻ sâu đậm hơn trong một nỗi đau chưa thể công khai hóa. Ngay cả vài chuyên gia nhà nước vốn theo trường phái “lập trường” nhất cũng không tránh khỏi bị “lung lạc”. Một người trong số đó còn thừa nhận rằng nền kinh tế Việt Nam đang nằm trong tình trạng làm ra 100 đồng thì phải trả nợ đến 98 đồng.
Đó là chưa kể đến một tính toán khác của giới chuyên gia người Việt ở nước ngoài, theo đó tỷ lệ nợ công quốc gia có thể lên đến 106% GDP…
Nhà nước vỡ nợ
Cũng khác nhiều với những năm trước, vào năm 2013 báo chí và giới quan sát đã phải đồng loạt ta thán về một tương lai nợ công đặc cách dồn lên đầu lớp con cháu. Sau một thời gian kiên trì nhắc nhở và thuyết phục, dường như uy quyền truyền thống của Ban tuyên giáo trung ương cũng bị sa sút đáng kể về hiệu lực: ở vào thế chân tường, mọi lý lẽ giáo điều và tư tưởng xu nịnh đều bị bác bỏ thẳng cánh bởi khoa học và hệ thực tiễn khách quan.
Trong khi đó, mạng lưới truyền thông xã hội tỏ ra chân thành và dũng khí hơn hẳn: rất nhiều khả năng cái tương lai từ thực tiễn khách quan ấy sẽ trở thành một nhà nước vỡ nợ như Argentina đã từng bị vào năm 2002.
Điểm tương đồng hết sức khắc khoải với hiện trạng Việt Nam là vào năm 2001, tỷ lệ nợ công của Argentina mới có 53% GDP, nhưng đến năm sau đã tăng vọt lên 165% GDP.
Chỉ trong cơn bạo bệnh, những gì trần trụi nhất mới có thể bộc lộ. Bài học không thể phai mờ là trong quá khứ của cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997, nợ xấu bất động sản ở Thái Lan đã chỉ được báo cáo có 5% trước khủng hoảng; nhưng tỷ lệ này đã tăng gấp mười lần sau khi cơn địa chấn bùng nổ.
Thế nhưng không phải bệnh nhân ung thư nào cũng có đủ can đảm thừa nhận mình đang ở giai đoạn cuối. Những số liệu mà Chính phủ và các bộ ngành liên quan phóng ra vào thời điểm cuối năm 2013 vẫn khuôn phép mức nợ công trên đầu người dân Việt Nam chỉ vào khoảng 867 USD, trong khi của Nhật Bản là 98.723 USD/người cách đây hơn ba chục năm; của Hy Lạp đạt 30.730 USD/người chỉ mới năm 2012. Rõ ràng sự so sánh quá ngẫu hứng này chỉ nhằm một mục đích duy nhất: dân chúng chẳng việc gì phải lo lắng đối với vấn đề nợ công quốc gia ở Việt Nam.
Tuy nhiên cũng vào những ngày cuối năm 2013 và trong bầu không khí uất ức của ít nhất 20% số ngân hàng báo lỗ cùng hàng trăm ngàn doanh nghiệp phải giải thể và phá sản, ngay một số chuyên gia giữ chức vụ cao trong khu vực nhà nước đã phải thừa nhận là trong những năm tháng tới đây vẫn chưa nhìn thấy bất kỳ nguồn thu nào đủ để trả nợ.
Nói cách khác, nợ vay vẫn đều đặn tăng lên, đặc biệt là các dự án vay tín dụng từ WB, IMF, ADB và cả nguồn vốn ODA từ Nhật Bản vẫn thừa sức dồi dào sinh lực, trong lúc nền kinh tế đang rơi vào tình trạng ít tồi tệ chưa đến đáy khi phải vét đến 98% trong số 100 đồng làm ra để trả nợ.
98% cũng là tỷ lệ phiếu thuận gần như tuyệt đối mà Quốc hội Việt Nam đã đồng tâm nhất trí để thông qua bản Hiến pháp 2013 - bị giới quan sát độc lập đánh giá là “một sự thụt lùi chưa từng thấy”.
Chu kỳ mất mát
Sự thụt lùi đó đã hằn sâu đến mức ngay cả những người giữ thói quen im lặng lâu năm cũng phải mở miệng. Tính xác quyết của thủ tướng chính phủ và thủ trưởng các bộ ngành liên quan về mức độ an toàn của nợ công quốc gia còn bị chỉ trích bởi nhận định của giới chuyên gia về tình trạng nhiều cơ quan nhà nước hiện nay cũng không biết thực chất số nợ công từ 63 tỉnh thành là bao nhiêu. Những ngành liên quan trực tiếp đến nợ công như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ thường làm công việc nhàn nhã là tổng hợp số liệu báo cáo từ các địa phương. Trong khi đó, câu chuyện tiếu lâm gần gũi nhất mới được kể vào kỳ họp thứ 6 của Quốc hội cuối năm 2013 là “GDP có chân”, tức trong khi hầu hết các chính quyền địa phương báo cáo tỷ lệ tăng tốc GDP là trên 10%, thì trung bình cộng của GDP quốc gia chỉ có 5,5%, - giảm đến phân nửa.
Cũng như tình trạng quá bất nhất về các con số nợ xấu ngân hàng hiện nay, nợ công quốc gia là một chủ điểm cực kỳ trái khoáy, để điều được Chính phủ xem là ngưỡng an toàn lại luôn là giới hạn nguy hiểm cho chính cơ quan hành pháp cao nhất và những cá nhân đứng đầu nó.
Nhìn lên phía Bắc, người anh em “mười sáu chữ vàng” của Việt Nam đã vừa phải thừa nhận một sự thật đáng kinh ngạc: nợ của các chính quyền địa phương đã tăng lên gấp đôi so với ba năm trước. Vào năm 2011, con số mà Ngân hàng trung ương Trung Quốc công bố về nợ của các chính quyền địa phương mới chỉ “gói” trong khoảng 1.450 tỷ USD. Nhưng nay, số nợ này đã vọt lên chẵn 3.000 tỷ USD, gần bằng toàn bộ dự trữ ngoại tệ của đất nước đang có chiều hướng rơi vào khủng hoảng kinh tế này.
Thấp hơn rất nhiều so với Trung Quốc, số dự trữ ngoại tệ chỉ khoảng hơn hai chục tỷ USD trong ngân khố Việt Nam chỉ chiếm 1/6 GDP quốc gia và không đủ để xử lý bất kỳ một cuộc khủng hoảng kinh tế nào, dù cuộc khủng hoảng đó chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ nhàng nhất.
6 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã chìm sâu trong suy thoái bởi thế trục lợi cưỡng bức tàn nhẫn của vô số nhóm lợi ích, cùng thành tích điều hành không thể tệ hơn của một chính quyền “của dân, do dân và vì dân”. Và đến năm 2014, nền kinh tế này đang bước chân vào năm thứ bảy của một chu kỳ mất mát.
Thế nhưng mọi chuyện rất có thể vẫn chưa hãm phanh ở những tai họa đã qua. Nếu một quốc gia hùng mạnh như Nhật Bản còn phải mất đến một thập kỷ mất mát để trả giá cho giai đoạn tăng trưởng hưng thịnh trước những năm 1980, thì một quốc gia cạn kiệt tài nguyên và gần như biến mất niềm tin chính thể như Việt Nam sẽ phải làm sao để mọi cuộc khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng xã hội không biến thành cuộc khủng hoảng duy nhất về chính trị và sự thay đổi đến tận gốc rễ của nó?
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Năm 2013 đã kết thúc với một chất dịch nhờn nhợn phát tiết trong lòng nội bộ: khoảng cách biệt không tưởng về số liệu nợ công.
Thể trạng như vậy cũng khác khá nhiều so với năm 2012 và những năm trước, vào lúc độ minh bạch về số liệu tài chính còn nhớp nháp lớp ảo ảnh sương muối.
Nhưng như một quy luật bất biến trong lịch sử kinh tế - xã hội, cứ vào mỗi giai đoạn khối u trong cơ thể chực chờ bùng vỡ, lớp da trên cơ thể đó lại nổi lên những vết đen đầu tiên báo hiệu cho những sang chấn thời kỳ cuối.
Có thể xem năm 2013 là một dấu ngoặt đen đúa như thế, dù tâm thế được coi là “phản tỉnh” của giới chuyên gia nhà nước và báo chí quốc doanh mới chỉ khởi sự. Hiển hiện khá rõ là vào kỳ họp Quốc hội cuối năm, trong khi báo cáo của Chính phủ tràn đầy “màu sáng”, cách nhìn của cơ quan dân bầu lại là “màu xám”, còn một số đại biểu phải thốt lên rằng tình hình kinh tế - xã hội trong con mắt của người dân chỉ là “màu tối”.
Sự khác biệt quá đáng về trường quang phổ như thế cũng hàm chứa cả một dung sai chưa từng thấy về tỷ lệ nợ công quốc gia: trong khi các báo cáo của Chính phủ, được tổng hợp từ giới quan lại trung chuyên như Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vẫn sắt son giữ vững nợ công chỉ ở mức 55,4% GDP và còn xa mới vượt ngưỡng nguy hiểm 65% GDP do Liên Hiệp Quốc ấn định, thì một con số khác lại được giới chuyên gia độc lập nhắc đi nhắc lại là tỷ lệ này đáng ra phải leo đến 95% GDP. Bởi một sự thật quá hiển nhiên là trong lúc tính toán cơ cấu nợ công, các bộ ngành thấm đẫm chất quan liêu đã lại “bỏ quên” nợ của các tập đoàn kinh tế nhà nước - vốn là một tiêu chí mặc định của Liên Hiệp Quốc.
Tiếng nói “phản tỉnh” đã cất lên lần đầu tiên tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân ở Nha Trang vào tháng 4/2013, khi một số chuyên gia phản biện độc lập và cả vài chuyên gia nhà nước đã bắt đầu phải đề cập đến con số 95% GDP của nợ công. Đến tháng 11/2013 tại Diễn đàn kinh tế mùa thu, thực trạng quá khó tả và cũng quá khó hiểu này lại càng được cắt xẻ sâu đậm hơn trong một nỗi đau chưa thể công khai hóa. Ngay cả vài chuyên gia nhà nước vốn theo trường phái “lập trường” nhất cũng không tránh khỏi bị “lung lạc”. Một người trong số đó còn thừa nhận rằng nền kinh tế Việt Nam đang nằm trong tình trạng làm ra 100 đồng thì phải trả nợ đến 98 đồng.
Đó là chưa kể đến một tính toán khác của giới chuyên gia người Việt ở nước ngoài, theo đó tỷ lệ nợ công quốc gia có thể lên đến 106% GDP…
Nhà nước vỡ nợ
Cũng khác nhiều với những năm trước, vào năm 2013 báo chí và giới quan sát đã phải đồng loạt ta thán về một tương lai nợ công đặc cách dồn lên đầu lớp con cháu. Sau một thời gian kiên trì nhắc nhở và thuyết phục, dường như uy quyền truyền thống của Ban tuyên giáo trung ương cũng bị sa sút đáng kể về hiệu lực: ở vào thế chân tường, mọi lý lẽ giáo điều và tư tưởng xu nịnh đều bị bác bỏ thẳng cánh bởi khoa học và hệ thực tiễn khách quan.
Trong khi đó, mạng lưới truyền thông xã hội tỏ ra chân thành và dũng khí hơn hẳn: rất nhiều khả năng cái tương lai từ thực tiễn khách quan ấy sẽ trở thành một nhà nước vỡ nợ như Argentina đã từng bị vào năm 2002.
Điểm tương đồng hết sức khắc khoải với hiện trạng Việt Nam là vào năm 2001, tỷ lệ nợ công của Argentina mới có 53% GDP, nhưng đến năm sau đã tăng vọt lên 165% GDP.
Chỉ trong cơn bạo bệnh, những gì trần trụi nhất mới có thể bộc lộ. Bài học không thể phai mờ là trong quá khứ của cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997, nợ xấu bất động sản ở Thái Lan đã chỉ được báo cáo có 5% trước khủng hoảng; nhưng tỷ lệ này đã tăng gấp mười lần sau khi cơn địa chấn bùng nổ.
Thế nhưng không phải bệnh nhân ung thư nào cũng có đủ can đảm thừa nhận mình đang ở giai đoạn cuối. Những số liệu mà Chính phủ và các bộ ngành liên quan phóng ra vào thời điểm cuối năm 2013 vẫn khuôn phép mức nợ công trên đầu người dân Việt Nam chỉ vào khoảng 867 USD, trong khi của Nhật Bản là 98.723 USD/người cách đây hơn ba chục năm; của Hy Lạp đạt 30.730 USD/người chỉ mới năm 2012. Rõ ràng sự so sánh quá ngẫu hứng này chỉ nhằm một mục đích duy nhất: dân chúng chẳng việc gì phải lo lắng đối với vấn đề nợ công quốc gia ở Việt Nam.
Tuy nhiên cũng vào những ngày cuối năm 2013 và trong bầu không khí uất ức của ít nhất 20% số ngân hàng báo lỗ cùng hàng trăm ngàn doanh nghiệp phải giải thể và phá sản, ngay một số chuyên gia giữ chức vụ cao trong khu vực nhà nước đã phải thừa nhận là trong những năm tháng tới đây vẫn chưa nhìn thấy bất kỳ nguồn thu nào đủ để trả nợ.
Nói cách khác, nợ vay vẫn đều đặn tăng lên, đặc biệt là các dự án vay tín dụng từ WB, IMF, ADB và cả nguồn vốn ODA từ Nhật Bản vẫn thừa sức dồi dào sinh lực, trong lúc nền kinh tế đang rơi vào tình trạng ít tồi tệ chưa đến đáy khi phải vét đến 98% trong số 100 đồng làm ra để trả nợ.
98% cũng là tỷ lệ phiếu thuận gần như tuyệt đối mà Quốc hội Việt Nam đã đồng tâm nhất trí để thông qua bản Hiến pháp 2013 - bị giới quan sát độc lập đánh giá là “một sự thụt lùi chưa từng thấy”.
Chu kỳ mất mát
Sự thụt lùi đó đã hằn sâu đến mức ngay cả những người giữ thói quen im lặng lâu năm cũng phải mở miệng. Tính xác quyết của thủ tướng chính phủ và thủ trưởng các bộ ngành liên quan về mức độ an toàn của nợ công quốc gia còn bị chỉ trích bởi nhận định của giới chuyên gia về tình trạng nhiều cơ quan nhà nước hiện nay cũng không biết thực chất số nợ công từ 63 tỉnh thành là bao nhiêu. Những ngành liên quan trực tiếp đến nợ công như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ thường làm công việc nhàn nhã là tổng hợp số liệu báo cáo từ các địa phương. Trong khi đó, câu chuyện tiếu lâm gần gũi nhất mới được kể vào kỳ họp thứ 6 của Quốc hội cuối năm 2013 là “GDP có chân”, tức trong khi hầu hết các chính quyền địa phương báo cáo tỷ lệ tăng tốc GDP là trên 10%, thì trung bình cộng của GDP quốc gia chỉ có 5,5%, - giảm đến phân nửa.
Cũng như tình trạng quá bất nhất về các con số nợ xấu ngân hàng hiện nay, nợ công quốc gia là một chủ điểm cực kỳ trái khoáy, để điều được Chính phủ xem là ngưỡng an toàn lại luôn là giới hạn nguy hiểm cho chính cơ quan hành pháp cao nhất và những cá nhân đứng đầu nó.
Nhìn lên phía Bắc, người anh em “mười sáu chữ vàng” của Việt Nam đã vừa phải thừa nhận một sự thật đáng kinh ngạc: nợ của các chính quyền địa phương đã tăng lên gấp đôi so với ba năm trước. Vào năm 2011, con số mà Ngân hàng trung ương Trung Quốc công bố về nợ của các chính quyền địa phương mới chỉ “gói” trong khoảng 1.450 tỷ USD. Nhưng nay, số nợ này đã vọt lên chẵn 3.000 tỷ USD, gần bằng toàn bộ dự trữ ngoại tệ của đất nước đang có chiều hướng rơi vào khủng hoảng kinh tế này.
Thấp hơn rất nhiều so với Trung Quốc, số dự trữ ngoại tệ chỉ khoảng hơn hai chục tỷ USD trong ngân khố Việt Nam chỉ chiếm 1/6 GDP quốc gia và không đủ để xử lý bất kỳ một cuộc khủng hoảng kinh tế nào, dù cuộc khủng hoảng đó chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ nhàng nhất.
6 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã chìm sâu trong suy thoái bởi thế trục lợi cưỡng bức tàn nhẫn của vô số nhóm lợi ích, cùng thành tích điều hành không thể tệ hơn của một chính quyền “của dân, do dân và vì dân”. Và đến năm 2014, nền kinh tế này đang bước chân vào năm thứ bảy của một chu kỳ mất mát.
Thế nhưng mọi chuyện rất có thể vẫn chưa hãm phanh ở những tai họa đã qua. Nếu một quốc gia hùng mạnh như Nhật Bản còn phải mất đến một thập kỷ mất mát để trả giá cho giai đoạn tăng trưởng hưng thịnh trước những năm 1980, thì một quốc gia cạn kiệt tài nguyên và gần như biến mất niềm tin chính thể như Việt Nam sẽ phải làm sao để mọi cuộc khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng xã hội không biến thành cuộc khủng hoảng duy nhất về chính trị và sự thay đổi đến tận gốc rễ của nó?
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
http://www.voatiengviet.com/content/no-cong-2013-cuoc-tranh-dau-giua-hai-so-lieu/1822340.html
http://www.voatiengviet.com/content/nhap-sieu-tu-trung-quoc/1822300.html
Từng là Phó phòng quản lý rủi ro
Vietinbank Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, bà Huỳnh Thị Huyền
Như bị cho là đã chiếm đoạt các nguồn vốn huy động được từ
các ngân hàng, doanh nghiệp và người gửi cá nhân.
Bà Huyền Như đã dùng số tiền trên chi trả cho các khoản tín dụng đen mà bà đã dùng để đầu tư thất bại vào bất động sản, ngoài ra còn bỏ túi 43 triệu đô la, theo nội dung cáo trạng đọc tại tòa.
Bà Huỳnh Thị Huyền Như hiện đang đối diện với các cáo buộc biển thủ và "làm con dấu giả, tài liệu giả của các cơ quan, tổ chức", với mức án lên tới tù chung thân.
Hai mươi hai bị cáo khác trong vụ án đối diện với các cáo buộc ít nghiêm trọng hơn, trong đó có tội lạm quyền và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo kế hoạch, phiên xử sẽ kéo dài cho tới ngày 25/1.
Tuy nhiên, các đề nghị trên đã không được hội đồng xét xử chấp thuận, và phiên tòa vẫn diễn ra như dự kiến.
Theo cáo trạng, bà Huyền Như đã vay tiền của năm cá nhân với mức lãi suất từ 0,4% đến 3,7% một ngày, bắt đầu từ 2007.
Mức lãi suất chợ đen quá cao khiến các khoản vay nhanh chóng biến thành những khối nợ khổng lồ, với tổng tiền vay và trả lãi lớn gấp nhiều lần khoản vay gốc.
Các khoản vay được bà đầu tư vào bất động sản, nhưng thị trường đóng băng từ năm 2010 khiến việc chi trả trở nên bất khả thi, khiến bà Huyền Như quay sang các khoản có thể lấy được thông qua Vietinbank để trang trải.
Tòa xác định các bị hại trong vụ án gồm chín cá nhân và ba ngân hàng ACB, Nam Việt và VIB.
Năm cá nhân cho bị cáo vay tiền với lãi suất cao cũng bị xác định phạm tội "cho vay nặng lãi", theo cáo trạng.
Được biết trong quá trình điều tra, giới chức đã thu giữ và kê biên nhiều tài sản của bà Huỳnh Thị Huyền Như với trị giá lên tới khoảng 10 triệu đô la, trong đó có hơn 39 tỷ đồng tiền mặt, ba xe hơi và nhiều căn hộ cao cấp, biệt thự và bất động sản ở các nơi.
Nhập siêu từ TQ: Cấp độ báo động ngày càng lớn và những cái tai ngày càng điếc
Nhân viên hải quan Việt Nam bênh cạnh hàng hóa được mua bán tại cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn. (D. Schearf/VOA)
CỠ CHỮ
02.01.2014
Năm 2000 là năm gần nhất ghi nhận thặng dư mậu dịch trong quan hệ
thương mại song phương Việt - Trung. Kể từ đấy, Việt Nam bắt đầu nhập
siêu từ Trung Quốc và càng về sau thì tình trạng này càng diễn ra với
tốc độ chóng mặt mà công luận đã nhiều lần lên tiếng báo động.
Ngay từ năm 2005, bài toán nhập siêu từ Trung Quốc đã được dư luận đặt ra một cách nghiêm túc, nhiều biện pháp đã được đề ra để cân bằng cán cân thương mại đang diễn ra bất lợi cho Việt Nam.[1] Tuy nhiên, thật trớ trêu, tình hình sau đấy không những không được cải thiện, mà ngược lại, còn xấu đi theo chiều hướng ngày càng trầm trọng – mức nhập siêu từ Trung Quốc năm 2013 đã lên đến con số kỷ lục 23,7 tỷ USD.
Đồ thị 1 - Tỷ trọng xuất nhập khẩu giữa VN và TQ trong tổng kim ngạch XNK của VN
Bảng 1 và Đồ thị 1 ở trên cho phép chúng ta rút ra một số kết luận:
Kinh tế quyết định chính trị. Đó là một quy luật mà nhân loại đã khám phá ra với rất nhiều xương máu. Các nhà lãnh đạo Việt Nam, những “đầy tớ” của nhân dân như họ tự nhận, có thể vẫn tiếp tục điềm nhiên khước từ những “ông chủ” của mình một thượng tầng chính trị phù hợp với hạ tầng kinh tế hiện tại của đất nước, nhưng với người bạn “4 tốt 16 vàng” bên kia biên giới thì xin đừng bao giờ ảo tưởng cả![4]
[1] Báo Tiền Phong ngày 8/9/2005: Cách nào để giảm nhập siêu; Báo Tuổi Trẻ ngày 1.11.2005: Cần từng bước cân bằng cán cân thương mại Việt - Trung.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng
tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập
trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Ngay từ năm 2005, bài toán nhập siêu từ Trung Quốc đã được dư luận đặt ra một cách nghiêm túc, nhiều biện pháp đã được đề ra để cân bằng cán cân thương mại đang diễn ra bất lợi cho Việt Nam.[1] Tuy nhiên, thật trớ trêu, tình hình sau đấy không những không được cải thiện, mà ngược lại, còn xấu đi theo chiều hướng ngày càng trầm trọng – mức nhập siêu từ Trung Quốc năm 2013 đã lên đến con số kỷ lục 23,7 tỷ USD.
Bảng 1 – Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2000-2013 (đơn vị: tỷ USD)[2] |
|||||||||||
TT | NĂM | TỔNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU | TỔNG KIM NGẠCH NHẬP KHẨU | CÁN CÂN THƯƠNG MẠI | XUẤT KHẨU SANG TRUNG QUỐC | NHẬP KHẨU TỪ TRUNG QUỐC | CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT - TRUNG | TỐC ĐỘ GIA TĂNG XK SANG TQ | TỐC ĐỘ GIA TĂNG NK TỪ TQ | XK SANG TQ TRONG TỔNG KNXK | NK TỪ TQ TRONG TỔNG KNNK |
1 | 2000 | 14,3 | 15,2 | -0,9 | 1,54 | 1,40 | 0,14 | 10,7% | 9,2% | ||
2 | 2001 | 15,0 | 16,1 | -1,1 | 1,42 | 1,61 | -0,19 | -7,7% | 14,6% | 9,4% | 10,0% |
3 | 2002 | 16,7 | 19,7 | -3,0 | 1,52 | 2,16 | -0,64 | 7,1% | 34,4% | 9,1% | 11,0% |
4 | 2003 | 20,2 | 25,2 | -5,0 | 1,88 | 3,14 | -1,26 | 24,0% | 45,4% | 9,3% | 12,5% |
5 | 2004 | 26,5 | 32,0 | -5,5 | 2,90 | 4,60 | -1,70 | 54,0% | 46,4% | 10,9% | 14,4% |
6 | 2005 | 32,4 | 37,0 | -4,6 | 3,23 | 5,90 | -2,67 | 11,3% | 28,4% | 10,0% | 15,9% |
7 | 2006 | 39,8 | 44,9 | -5,1 | 3,24 | 7,39 | -4,15 | 0,5% | 25,3% | 8,1% | 16,5% |
8 | 2007 | 48,6 | 62,7 | -14,1 | 3,65 | 12,71 | -9,06 | 12,4% | 72,0% | 7,5% | 20,3% |
9 | 2008 | 62,7 | 80,7 | -18,0 | 4,85 | 15,97 | -11,12 | 33,0% | 25,7% | 7,7% | 19,8% |
10 | 2009 | 57,1 | 70,0 | -12,9 | 5,40 | 16,44 | -11,04 | 11,4% | 2,9% | 9,5% | 23,5% |
11 | 2010 | 72,2 | 84,8 | -12,6 | 7,31 | 20,02 | -12,71 | 35,3% | 21,8% | 10,1% | 23,6% |
12 | 2011 | 96,9 | 106,8 | -9,9 | 11,13 | 24,59 | -13,47 | 52,2% | 22,9% | 11,5% | 23,0% |
13 | 2012 | 114,5 | 113,8 | 0,7 | 12,39 | 28,79 | -16,40 | 11,3% | 17,0% | 10,8% | 25,3% |
14 | 2013 | 132,2 | 131,3 | 0,9 | 13,10 | 36,80 | -23,70 | 5,7% | 27,8% | 9,9% | 28,0% |
Tốc độ gia tăng bình quân | 19,3% | 29,6% |
Đồ thị 1 - Tỷ trọng xuất nhập khẩu giữa VN và TQ trong tổng kim ngạch XNK của VN
Bảng 1 và Đồ thị 1 ở trên cho phép chúng ta rút ra một số kết luận:
- Tốc độ gia tăng bình quân của kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc trong 14 năm qua cao gấp 1,53 lần (29,6%/19,3%) tốc độ gia tăng bình quân của kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc. Điều này giải thích tại sao nhập siêu từ Trung Quốc gia tăng với tốc độ chóng mặt;
- Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam suốt 14 năm qua hầu như không thay đổi và ở mức xấp xỉ 9% (đường xu hướng của tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang TQ trong tổng kim ngạch xuất khẩu gần như nằm ngang);
- Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam suốt 14 năm qua luôn tăng với tốc độ đáng báo động, từ 9,2% năm 2000 lên đến mức 28% năm 2013 (đường xu hướng của tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ TQ trong tổng kim ngạch nhập khẩu có độ dốc lớn). Với đà này thì chỉ ít năm nữa thôi, Việt Nam sẽ chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc. Đáng quan ngại hơn nữa, phần lớn hàng hoá nhập khẩu này lại là máy móc thiết bị công nghệ lạc hậu, hàng tiêu dùng độc hại…[3] “Bệnh tòng khẩu nhập”, đây chính là một nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng trì trệ và đình đốn cho nền kinh tế Việt Nam suốt nhiều năm qua, chưa kể một hậu quả vô cùng tai hại về lâu dài khác là tình trạng suy thoái giống nòi do sử dụng những sản phẩm độc hại của “bạn”.
Kinh tế quyết định chính trị. Đó là một quy luật mà nhân loại đã khám phá ra với rất nhiều xương máu. Các nhà lãnh đạo Việt Nam, những “đầy tớ” của nhân dân như họ tự nhận, có thể vẫn tiếp tục điềm nhiên khước từ những “ông chủ” của mình một thượng tầng chính trị phù hợp với hạ tầng kinh tế hiện tại của đất nước, nhưng với người bạn “4 tốt 16 vàng” bên kia biên giới thì xin đừng bao giờ ảo tưởng cả![4]
[1] Báo Tiền Phong ngày 8/9/2005: Cách nào để giảm nhập siêu; Báo Tuổi Trẻ ngày 1.11.2005: Cần từng bước cân bằng cán cân thương mại Việt - Trung.
[2] Nguồn: Niên giám Thống kê 2000 – 2012 và tính toán của tác giả; báo điện tử Một Thế Giới ngày 24.12.2013: Nhập siêu 23,7 tỷ USD từ Trung Quốc.
[3] Đài Truyền hình VTC: Ngăn chặn mối nguy từ bên kia biên giới.
[4] Blog Lê Anh Hùng: Một nền kinh tế đang trên đà “Hán hoá”?; Dân Làm Báo: “Một Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc”: Vì đâu nên nỗi?
Bắt đầu xử 20 ngày vụ lừa Vietinbank
Cập nhật: 16:44 GMT - thứ hai, 6 tháng 1, 2014
Hơn 20 bị cáo, trong
đó có nhiều người là cựu quan chức, nhân viên ngân hàng, chính
thức ra hầu tòa hôm nay tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong 'vụ
án lừa đảo lớn nhất' từ trước tới nay tại Việt Nam.
Một cựu quan chức của Ngân hàng Cổ phần
Thương mại Công Thương Việt Nam (Vietinbank) bị cáo buộc lừa đảo
hơn 200 triệu đô la (4.000 tỷ đồng) bằng hình thức huy động vốn
tại hai chi nhánh Nhà Bè và TP Hồ Chí Minh của Vietinbank.Bà Huyền Như đã dùng số tiền trên chi trả cho các khoản tín dụng đen mà bà đã dùng để đầu tư thất bại vào bất động sản, ngoài ra còn bỏ túi 43 triệu đô la, theo nội dung cáo trạng đọc tại tòa.
Bà Huỳnh Thị Huyền Như hiện đang đối diện với các cáo buộc biển thủ và "làm con dấu giả, tài liệu giả của các cơ quan, tổ chức", với mức án lên tới tù chung thân.
Hai mươi hai bị cáo khác trong vụ án đối diện với các cáo buộc ít nghiêm trọng hơn, trong đó có tội lạm quyền và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo kế hoạch, phiên xử sẽ kéo dài cho tới ngày 25/1.
Nóng ngay từ ngày đầu
Được biết ngay trong ngày đầu tiên, bầu không khí trong phòng xử đã ngay lập tức nóng lên, với việc các luật sư đại diện cho một số các ngân hàng có liên quan tranh luận quyết liệt về thủ tục tố tụng, như yêu cầu hoãn phiên tòa, triệu tập thêm các đối tượng, hay xác định lại bị đơn dân sự.Tuy nhiên, các đề nghị trên đã không được hội đồng xét xử chấp thuận, và phiên tòa vẫn diễn ra như dự kiến.
Theo cáo trạng, bà Huyền Như đã vay tiền của năm cá nhân với mức lãi suất từ 0,4% đến 3,7% một ngày, bắt đầu từ 2007.
Mức lãi suất chợ đen quá cao khiến các khoản vay nhanh chóng biến thành những khối nợ khổng lồ, với tổng tiền vay và trả lãi lớn gấp nhiều lần khoản vay gốc.
Các khoản vay được bà đầu tư vào bất động sản, nhưng thị trường đóng băng từ năm 2010 khiến việc chi trả trở nên bất khả thi, khiến bà Huyền Như quay sang các khoản có thể lấy được thông qua Vietinbank để trang trải.
Tòa xác định các bị hại trong vụ án gồm chín cá nhân và ba ngân hàng ACB, Nam Việt và VIB.
Năm cá nhân cho bị cáo vay tiền với lãi suất cao cũng bị xác định phạm tội "cho vay nặng lãi", theo cáo trạng.
Được biết trong quá trình điều tra, giới chức đã thu giữ và kê biên nhiều tài sản của bà Huỳnh Thị Huyền Như với trị giá lên tới khoảng 10 triệu đô la, trong đó có hơn 39 tỷ đồng tiền mặt, ba xe hơi và nhiều căn hộ cao cấp, biệt thự và bất động sản ở các nơi.
No comments:
Post a Comment