Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday, 7 January 2014

TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN@@LM.HỢP & LM.KHÓA


LM.HỢP & LM.KHÓA
CÙNG TRONG NGÀY TIỆC:
LM.KHÓA LÀ AI ?
Nguyễn Phúc Liên
Geneva, 27.12.2013

Ở tấm hình đăng dưới đây phổi biến ngày 25.12.2013 trong bài Phỏng vấn của Báo LA CROIX, tôi có chú thích là phía xa bên phải có Lm.Nguyễn Tấn Khóa (mặc áo xanh). Một số độc giả viết hỏi tôi xem Linh mục Nguyễn Tấn Khóa có tầm quan trọng nào mà tôi phải chú thích đặc biệt như vậy.


Tôi xin trả lời về Linh mục Nguyễn Tấn Khóa là ai mà thôi, còn sự liên hệ giữa Linh mục Nguyễn Thái Hợp và Linh mục Nguyễn Tấn Khóa thì tôi xin để cho Độc giả tự tìm hiểu và nhận định. Tôi lấy ra 3 sự việc sau đây để trả lời về Linh mục Nguyễn Tấn Khóa là ai:

a)      Linh mục Nguyễn Tấn Khóa làm Chủ tịch ỦY BAN ĐOÀN KẾT CÔNG GIÁO YÊU NƯỚC VN.
Xin trích Danh sách:
DANH SÁCH ĐOÀN CHỦ TỊCH & BAN THƯ KÝ UBĐKCGYNVN
(KHÓA IV (2002-2007)
I.         ĐOÀN CHỦ TỊCH
1.         Chủ tịch : Lm. Nguyễn Tấn Khóa, đại biểu QH khóa XI, Chủ tịch UBĐKCGYN tỉnh Quảng Nam.
2.         Phó Chủ tịch kiêm TTK : Lm. Phan Khắc Từ, Phó Chủ tịch thường trực UBĐKCGYN Tp. HCM.
3.         ………………………..
(Trích tuần báo Công giáo và Dân tộc, số 1390, tuần lễ 10.1  16.1.2003, trang 2&12)

< Thư của Đức TGM. Phạm Minh Mẫn viết cho Linh mục Nguyễn Tấn Khóa để từ chối lời mời không tham dự cuộc họp và đặc biệt nhấn mạnh đến tình trạng tha hóa THAM NHŨNG.                       
TP. Hồ Chí Minh, ngày 25.12.2002
Kính gởi Linh mục Nguyễn Tấn Khóa, quyền Chủ tịch UBĐK.CGYNVN
và các Đại biểu Đại hội những người công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ tổ quốc lần thứ IV.
Anh chị em đồng đạo thân mến,
Chân thành cám ơn linh mục Chủ tịch đã gởi giấy mời tôi dự Dại hội. Trước hết tôi xin gởi lời chào thăm sức khoẻ và kính chúc bình an của Chúa Kitô đến các Dại biểu. Sau đây, vì công việc mục vụ không cho phép tôi đến dự Đại hội, tôi xin mượn lá thư này góp vài ý kiến với các Đại biểu trong nhiệm vụ xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong hoàn cảnh hiện nay.
-           ………………………..
-           Theo thông tin của báo chí, cơ chế xin-cho còn là nguyên nhân làm thất thoát  50% từ các nguồn thu vào của công quỹ, và làm thất thoát 50% của phần còn lại khi phải chia ra cho công ích. Điều này có nghĩa là một thiểu số nhỏ của những người có thế lực và quyền lực thì hưởng 75% từ công quỹ quốc gia (trong con số 75%, có 50.000 tỷ đồng/năm của riêng ngành xây dựng), phần còn lại của dân số hơn 70 triệu dân chỉ hưởng được 25%. Thực tế này tạo ra một tình trạng bất công trầm trọng trong xã hội và không ngừng làm gia tăng hố sâu cách biệt giàu nghèo trong lòng một dân tộc. Chính vì thế mà tham nhũng một cách có hệ thống qui mô trong xã hội ngày nay là một cản trở hết sức to lớn cho việc phát triển đất nước cũng như cho việc phát huy phẩm giá con người.
Gioan B. Phạm Minh Mẫn
Tổng Giám mục TP Hồ Chí Minh

c)      THƯ CHUNG của Đức TGM Nguyễn Kim Điền viết cho các Linh mục, Tu sĩ, Giáo dân để bầy tỏ lập trường cứng rắn của Ngài về ỦY BAN ĐOÀN KẾT CÔNG GIÁO YÊU NƯỚC VN mà Linh mục Nguyễn Tấn Khóa, Chủ tịch, và Linh mục Phan Khắc Từ, Phó Chủ tịch đang điều hành. Qua Thư Chung này, Ngài như báo trước những đe dọa bách hại của CSVN đối với Ngài.

Thư Chung Của Cố Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền
Gửi các Linh Mục, Tu Sĩ, Giáo Dân Tổng Giáo Phận Huế
(Trích Nguyệt san Đường Sống, số tưởng niệm 10 năm tị nạn, 30-4-85)

Tổng Giáo Phận Huế ngày 17/10/1984

Thân Gửi: Anh Chị Em của tôi trong Chúa Kitô,
                  Các Tu Sĩ Nam Nữ và toàn thể Anh Chị Em thuộc Tổng Giáo Phận Huế.
Tháng Đức Mẹ Môi Khôi đang đến ngày 17, tôi vui mừng biết rằng anh chị em đang sốt sắng mỗi ngày lần chuỗi dâng kính Đức Mẹ, Mẹ Hội Thánh, Mẹ chỉ bảo đàng lành. Trong các buổi đó, anh chị em đặc biệt cầu nguyện cho tôi. Tôi chắc rằng chính nhờ những lời cầu nguyện kiên trì và sốt mến của anh chị em từ tháng nay....mà tôi được vững tâm trong nhiệm vụ "làm chứng". Như anh chị em đã biết, từ 5/4/1984 đến nay, trong hai đợt tôi đi làm việc tại Sở Công An Bình Trị Thiên, ước tính khoảng 120 ngày, thì nội dung vấn đề có thể nói chính yếu là " Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nước Việt Nam"
Trong buổi thẩm vấn cuối cùng ngày 15 tháng 10 năm 1984, để đúc kết chuỗi ngày dài làm việc, tôi đã bị dồn vào mấy câu hỏi tổng kết về thái độ của tôi đối với UBĐKCGYNVN. Đáp lại câu hỏi có nội dung: “Căn cứ vào đâu mà chống đối tổ chức UBĐKCGYNVN?”, Tôi nói:“Tôi căn cứ vào Tuyên Cáo của Thánh Bộ Giáo Sĩ, ngày 8 tháng 3 năm 1982” (dựa theo Giáo Luật cũ và mới của Tòa Thánh).
Anh chị em biết Giáo Sĩ, Linh Mục có những luật lệ riêng biệt trong Hội Thánh nhưng không được hành xử một số quyền chung như mọi người....và cấm làm một số nghề nghiệp không xứng hợp với chức Thánh của mình... Giáo luật cũ hay mới đều ghi rõ các khoản luật đó Thánh Bộ Giáo Sĩ ân cần nhắc lại gần đây một điều quan trọng và rất thời sự là " cấm các Giáo Sĩ, các Linh Mục không được thành lập và tham gia các Hiệp Hội có tính cách nghiệp đoàn chính trị...."
Người phỏng vấn tôi lại căn cứ vào Nghị Quyết 297/CP, phần II, số 6c: “Những tài liệu tôn giáo từ các tổ chức tôn giáo ở nước ngoài gửi cho các tổ chức tôn giáo nếu có điều gì trái pháp luật, chính sách của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, thì các tổ chức tôn giáo không được phổ biến và thực hiện !!" và nói đại để rằng :"Tuyên cáo của Thánh Bộ Giáo Sĩ, và kể cả Giáo Luật mới cũng chưa được nhà nước kiểm duyệt, huống chi là đi ngược với chính sách nhà nước, nên đem thi hành là vi phạm...”
Tôi đã thẳng thắn đáp lại: “Tôi phải tuân giữ luật Giáo Hội tôi, nên tôi không thể làm cách khác”
Người thẩm vấn hỏi tiếp, đại ý là : Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nước Việt Nam được luật pháp cho phép và bảo trợ....nếu chống là chống lại pháp luật và chính sách của nhà nước.
Tôi đáp:
’Tôi xác định khi luật pháp thế trần nghịch với luật Thiên Chúa và Hội Thánh, thì cũng như các Thánh Tông Đồ xưa và các Thánh Tử Đạo của mọi thế hệ: Tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người ta. (Sách Tông Đồ Công Vụ 5, 29) (Nguyên văn câu trả lời này được ghi vào biên bản)
Người thẩm vấn bảo tôi cắt nghĩa thêm câu đó cho rõ. Tôi nói:
Như thế có nghĩa là tôi không thể chấp hành những luật pháp chính sách nào của Nhà Nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam nghịch lại quyền lợi của Thiên Chúa và Hội Thánh. Tôi đã ký vào biên bản đúc kết buổi sáng ngày 15 tháng 10 năm 1984, và kể từ chiều hôm đó, tôi được tạm nghỉ “làm việc”.
Anh Chị Em thân mến,
Tôi xin thông báo cho Anh chị em rõ vụ việc tôi là như vậy, để một lần nữa cám ơn anh chị em "đã cầu nguyện cho tôi biết nói khi phải mở miệng ...và dạn dĩ thông báo Màu Nhiệm Tin Mừng mà tôi là Sứ Giả..." (Eph 6, 19-10)
Tại Mileto, Phaolô trên đường về Gierusalem, đã nói với các niên trưởng Ephêso rằng: "Tôi không biết được những gì sẽ xảy đến cho tôi, trừ ra là Thánh Thần... chứng thật cho tôi rằng: "Xiềng xích lao tù đang chờ tôi. Nhưng mạng sống tôi, tôi không quan tâm, miễn sao là tôi chạy cho xong quãng đường đời....và hoàn tất sứ vụ Đức KiTô ủy thác ..." (CVTĐ 20, 23-24)
Thưa Các Anh em Linh mục,
Tuy muôn lần bất xứng, nhưng tôi cũng xin dám mượn những lời ấy để nói với anh em tiếp tục cầu nguyện cho tôi....và xin nhắc để " anh em hãy thận trọng về chính thân phận mình cùng như về số phận đàn chiên, trên đó Thánh Thần đã đặt anh em chăn dắt, Hội Thánh của Thiên Chúa đã được Người mua bằng chính Máu Con của Người " (CVTĐ 20,28)
Thưa quý Tu Sĩ và Anh chị Em Giáo Hữu,
Tuy là chủ chăn, nhưng tôi không còn có thể đi thăm viếng từng Cộng Đoàn, từng Họ Đạo...để nói lời khích lệ nữa. Tuy nhiên Anh Chị Em biết là Giám Mục của anh chị em đang thấy trước mặt mình mõi ngày từng ngôi nhà thờ, và canh cánh trong lòng từng Họ đạo, từng Cộng Đoàn: Xin nhắc Anh Chị Em “ Hãy sống xứng đáng vôi ơn gọi của mình “ (Eph 4, 1) Hãy “ hăm hở duy trì sự Hiệp Nhất của Thánh Thần “ (Eph 4, 3) Còn về tương lai, “Anh Chị Em hãy phấn chấn lên trong Chúa, trong mãnh lực quyền phép của Ngài “ (Eph 6, 10)
Anh Chị Em thân mến,
" Tôi xin giao phó Anh Chị Em cho Chúa, cho Lời Ân Sủng của Ngài "  (CVTĐ 20, 32) và cho lòng từ mẫu của Đức Mẹ La Vang " Nguyện chúc bình an và lòng mến cùng với lòng tin do từ Thiên Chúa Cha và Chúa Giêu KiTô " (Eph 6, 23) với tất cả mọi người anh chị em.
Tòa Tổng Giám Mục Huế
Lễ Thánh Ignatio Thành Antiokia
Ngày 17 tháng 10 năm 1984
Philiphê Nguyễn Kim Điền (Ký tên )
Tổng Giám Mục Huế



GM.HỢP
VẪN MƠ MỘNG ĐỐI THOẠI VỚI CSVN ?,
KHI QUỐC HỘI GẬT 99.6%
KHINH BỈ DÂN & TRÍ THỨC

Báo La Croix
Nguyễn Văn Nội chuyển dịch sang tiếng Việt

Inline image 1

ĐGM Nguyễn Thái Hợp: “Việc tạo nên một bầu khí thuận lợi cho việc hòa giải là trách nhiệm của chúng tôi.”
Báo La Croix ngày 18.11.2913 phỏng vấn Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, Chủ Tịch Úy Ban Công Lý và Hòa Bình
Nguyễn Văn Nội chuyển dịch sang tiếng Việt
Đối với Giám Mục Giáo Phận Vinh thì “việc tạo nên một bầu khí thuận lợi cho việc hòa giải là trách nhiệm của chúng tôi.”
Vị Chủ Tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, Giám Mục Giáo Phận Vinh (Việt Nam) đã nói về tình hình tế nhị của người Công giáo trong đất nước của ngài.

Báo La Croix (Thập giá)
Ngài kiên trì theo đuổi một cuộc đối thoại để đạt tới một sự hòa giải dân tộc(?!!!) và ngài bênh vực cho việc Giáo Hội dấn thân vào cuộc tranh luận về Hiến Pháp mới mà Quốc Hội Việt Nam đang xem xét cho đến cuối tháng này.

Hỏi: Tình hình người Công giáo trong đất nước ngài hiện nay như thế nào?
Giám Mục Nguyễn Thái Hợp: Người công giáo là thành phàn thiểu số ở Việt Nam, chiếm khoảng 7,5% dân số 90 triệu người, tức khoảng 7 triệu người. Con số này rất khiêm tốn, nhưng đó là một cộng đồng được huấn luyện và được tổ chức tốt và rất đoàn kết. Có những người Công giáo bị bỏ tù và chúng tôi là đối tượng của những cuộc đàn áp liên tục, như tại Mỹ Yên, đầu tháng 9 vừa qua. Đả xẩy ra một cuộc đụng độ khốc liệt và có 30 người Công giáo đã bị thương nặng. Ngoài ra có 2 người bị bắt và bị kết án từ 6 đến 9 tháng tù. Chúng tôi không biết chính xác ai đứng đằng sau sự cố này, nhưng chúng tôi tiếp tục phản đối những bản án bất công này. Tất cả có khoảg 20 người Công giáo đang bị giam tù vì nguyên nhân đức tin hoặc vì họ đấu tranh chính trị một cách hòa bình. Dù vậy, chúng tôi phải cố gắng sống hòa bình và thực hiện sự tha thứ.

Hỏi: Ngài là Chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Ngài hoạt động như thế nào trong một hoàn cãnh khó khăn như vậy?
Giám Mục Nguyễn Thái Hợp: Không phải lúc vào cũng dễ dàng. Đôi khi chúng tôi  như đi trên một sợi dây căng trên mặt đất. Phải giữ thăng bằng, như Thánh Tô-ma nói với chúng ta là “phải giữ sự trung dung”. Chúng tôi đã được xác định là một thiểu số có chân lý, công bằng, quyền con người, tình yêu và nhân vị. Vì thế không bao giờ có thể hy sinh việc đối thoại. Tuy nhiên, Ủy ban của chúng tôi, mới chỉ có mặt từ 3 năm nay thôi, gặp nhiều khó khăn để hoạt động. Với mỗi một cuộc hội họp, chúng tôi có nhiều khó khăn với chính quyền, cũng như khi chúng tôi muốn mời những người ngoài đến tham dự. Áp lực là rất nặng.

Hỏi: Giáo Hội tham gia vào dự án sửa đổi Hiến Pháp của đất nước đang được Quốc Hội xem xét như thế nào?
Giám Mục Nguyễn Thái Hợp: Đây là điểm rất quan trọng. Đường hướng của quốc gia trong những năm tới đây tùy thuộc rất nhiều vào Hiến Pháp mới. Lần đầu tiên trong lịch sử, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã gửi cho Chính Quyền một tài liệu để nói lên quan điểm của mình. Vì là các Giám Mục, chúng tôi phài thể hiện tình liên đới của chúng tôi với dân tộc và đầt nước, trong nỗi khổ cũng như trong niềm vui.  Tôi đã khuyến khích các linh mục trong giáo phận của tôi hãy làm như thế. Tôi cũng là người đã ký một lời kêu gọi được 72 nhà trí thức thuộc mọi xu hướng cùng ký tên.Trong những điều cần sửa đổi mà chúng tôi yêu cầu, một trong những điều đó có liên quan cách đặc biệt tới điều 4, chủ trương lầy chủ nghĩa Mác-xít/Lê-nin-nít và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nguyên lý phát triển đất nước. Điều này không thể cùng đi (tức không phù hợp) với tự do tôn giáo, quyền con người và tính dân chủ. Tương lai của quốc gia không thề được xác định bởi nguyên lý ý thức hệ ấy. Cộng sản hay không, có niềm tin hay không, chúng tôi phải được bình đẳng nếu chúng tôi muốn tiển tới hòa bình, dân chủ và tiến bộ. Vì thế cho nên, chúng tôi đã yêu cầu hãy trở lại với những nền tảng là di sản của nển văn hóa truyền thồng của Việt Nam, không bị ràng buộc vào bất cứ ý thức hệ nào.

Hỏi: Các ngài có cảm tưởng là (tiếng nói của mình) được lắng nghe không?
Giám Mục Nguyễn Thái Hợp: Chúng tôi chưa nhận được hồi đáp. Và tôi không quá ngây thơ mà chờ đợi một sự đồng ý ngay lập tức. Nhưng cuộc chiến là một hành trình dài lâu. Trong lịch sử không bao giờ chúng tôi có được chiến thắng mà không phải chiến đấu và hy sinh. Nhưng chúng tôi không được im lặng vì chúng tôi có trách nhiệm và vai trò về sự sống còn của đất nước.

Hỏi: Tại sao (ngài) nhấn mạnh đến đối thoại nhiều như thế, trong khi những người khác lại dự báo việc sử dụng một phương pháp trực diện hơn?
Giám Mục Nguyễn Thái Hợp: Đối thoại là ưu tiên trên mọi ưu tiên. Là Ki-tô hữu, chúng tôi không được sử dụng bạo lực. Chúng tôi không được phản bội bài giảng trên núi của Chúa Giê-su. Cho dù tình trạng đất nước hiện nay có ra sao, tôi vẫn xác tín rằng đất nước sẽ tìm ra được một lối thoát tích cực. Thiên Chúa sẽ giúp đỡ chúng tôi trong việc đó. Niềm hy vọng là điều cuối cùng mà người ta không được để mất như một phương châm của Mỹ-la-tinh đã nói. Tôi có thể hiểu phản ứng của một số tín hữu khi họ bị thử thách khốc liệt, nhưng mục đích của chúng tôi luôn phải là đối thoại, hòa bình, bác ái và thứ tha…

Hỏi: Ngày nay đất nước ngài có sằn sàng cho sự tha thứ ấy không?
Giám Mục Nguyễn Thái Hợp: Trách nhiệm của chúng tôi là tạo nên một bầu khí thuận lợi cho sự hòa giải giữa mọi người, người Ki-tô hữu và người không Ki-tô hữu, người  vô thần và người có tín ngưỡng, ngưởi cộng sản và những người khác. Chúng tôi có trách nhiệm phải là tác nhân của tình thương, bác ái và tình liên đới. Đề thực hiện những điều ấy, chúng tôi không được lấy ác báo ác, lấy bạo lực chống lại bạo lực. Chỉ có ơn sủng của Thiên Chúa mới cho chúng tôi sức mạnh để yêu thương và chấp nhận thứ tha, loại bỏ mọi hận thù. Đề làm được những điều ấy cần phải chấp nhận những giới hạn của mình, như Thánh Phao-lô đã nói, chính trong sự yếu đuối mà chúng ta tỉm thấy sức mạnh của Thiên Chúa, để thoát ra khỏi cái vòng lẩn quẩn của hận thù và bạo lực.

Ghi chép của LOUP BESMOND DE SENNEVILLE


NỔI DẬY DÙ VỚI BẠO ĐỘNG:
NHỮNG TUYÊN BỐ «KỲ ĐÀ CẢN MŨI»
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 30.10.2013

Thứ  Năm tuần trước 24.10.2013, chúng tôi viết bài QUAN ĐIỂM thứ nhất với đầu đề GÓP Ý VỀ BẠO ĐỘNG VỚI GM.HỢP VÀ TS.A trong khuôn khổ Chủ đề PHÁT HIỆN VÀ VIỄN TƯỢNG BẠO ĐỘNG CỦA QUẦN CHÚNG NỔI DẬY. Bài này được viết trong mối quan tâm chính yếu của chúng tôi là BẢO VỆ sự tiến triển của những Phong trào quần chúng đang NỔI DẬY.
CSVN luôn luôn tìm cách bôi nhọ, làm lạc hướng hay tung hỏa mù hòng pha loãng ra ý chí kiên cường đấu tranh của quần chúng. Chính vì vậy việc BẢO VỆ những Phong trào đang nổi dậy lúc này là phải cảnh cáo những lời tuyên bố khả dĩ làm phương hại đến ý chí đấu tranh của quần chúng.
Giám mục NGUYỄN THÁI HỢP là một trong những Vị Lãnh đạo Xã Hội Tôn Giáo và Tiến sĩ NGUYỄN QUANG A là một trong những Trí thức Lãnh đạo Phong trào Xã Hội Dân Sự. Chúng tôi luôn luôn cổ võ việc đứng lên đấu tranh của hai Vị Lãnh đạo ấy, nhưng khi đọc một số lời tuyên bố của hai Vị  thì chúng tôi lo ngại những lời ấy có thể trở thành «Kỳ đà cản mũi«  cho những Phong trào quần chúng đang NỔI DẬY lúc này. Viết bài GÓP Ý VỀ BẠO ĐỘNG VỚI GM.HỢP VÀ TS.A là có ý bảo vệ ý chí của những Phong trào NỔI DẬY chứ khgông phải là công kích hai Vị Lãnh đạo.
Khi bài viết được phổ biến trên các Diễn Đàn, chúng tôi nhận được những góp ý của hai Độc giả sau đây :

a.         Bác sĩ NGUYỄN TIẾN CẢNH, Chủ tịch Hội Công Giáo VN vùng Đông-Nam Hoa kỳ, viết :
« Hoan hô ý kiến của Ts Nguyễn Phúc Liên.
Nếu không làm gì hơn được thì nên yên lặng (như đã từng yên lặng trước những bất công xã hội cần phải lên tiếng...) và đừng tỏ ý "kỳ đà cản mũi".  Nước đang chảy xuôi dòng, đừng be bờ cản sóng. Đừng lấy danh "nhân đức" che dấu tội ác. Nguy hiểm và còn tội hơn cả tội nữa. » (NTC)

b.         Bà UYÊN VŨ viết :
«Ông Gs Ts Nguyễn Phúc Liên kinh tế phê phán "dạy dỗ" và chê bai cách đối phó với Việt cộng của GM Nguyễn Thái Hợp rất hay, rất chính xác trong hiện tình tại quê nhà.
Còn Ngài GM Nguyễn Thái Hợp là một nhà tu thì chỉ biết vâng lời dậy của Thầy Chí Thánh đã dạy bảo, nào là: "Ai tát má này thì đưa má bên kia cho nó tát tiếp, phải yêu thương kẻ thù, lại còn phải cầu nguyện cho kẻ thù v.v.." Vì Ngài muốn trở thành một người con biết vâng lời nên Ngài không thể làm khác. Ngài chỉ có thể cầu nguyện liên lỉ và vâng theo Thánh Ý của Cha Ngài.
Vậy mong ông Gs Ts Nguyễn Phúc Liên kinh tế hãy thông cảm cho các ngài đã lỡ khoác trên mình chiếc áo tu không thể làm như những người trần thế. Nhưng tôi tin chắc chắn một điều nếu đến khi các ngài bị lôi ra pháp trường để làm chứng Đức Tin thì các Ngài sẽ sẵn sàng chịu đổ máu.» (Uyên Vũ)

Bác sĩ NGUYỄN TIẾN CẢNH biết rất nhiều về những Vị Lãnh đạo của Xã Hội Tôn giáo Công giáo Việt Nam và lo lắng cho những lời tuyên bố của Chủ chăn có thể trở thành «Kỳ đà cản mũi«  khi tâm hồn của một số Giáo dân còn ở trong tình trạng vâng theo «tối mặt«  các đấng các bậc trong Giáo Hội.
Bà UYÊN VŨ thì cắt nghĩa những lời tuyên bố của Gm.NGUYỄN THÁI HỢP tại Paris như lời của một Vị tu trì muốn cá nhân mình nên thánh bằng « …vâng theo Thánh Ý của Cha Ngài : Ai tát má này thì đưa má bên kia cho nó tát tiếp, phải yêu thương kẻ thù, lại còn phải cầu nguyên cho kẻ thù v.v. ». Có thể nói những ý kiến của Bà UYÊN VŨ có tính cách biện minh cho những lời tuyên bố của Gm.NGUYỄN THÁI HỢP tại Paris.
Chúng tôi xin khai triển những ý kiến đóng góp của hai Độc giả trên đây để quần chúng, nhất là những Tín hữu Công giáo, rộng đường phán đoán. Tất cả những khai triển cũng nằm trong những mục đích : (i) BẢO VỆ đường tiến NỔI DẬY, dù với BẠO ĐỘNG, của quần chúng Quốc nội ; (ii) Tránh những tác dụng mang ảnh hưởng «Kỳ đà cản mũi«  cho những Phong trào đấu tranh hiện nay.

Khai triển những ý kiến đóng góp
của Bác sĩ NGUYỄN TIẾN CẢNH
Bác sĩ NGUYỄN TIẾN CẢNH viết ngắn, nhưng vì chúng tôi đã từng chung với Bác sĩ trên con đường đấu tranh lâu ngày, nhất là trong phạm vi Công giáo, nên chúng tôi hiểu những hàm ngụ phong phú qua những dòng viết ngắn ấy gồm những điểm sau đây :
=>       Không làm thì hãy yên lặng để Giáo dân làm
=>       Đừng be bờ ngăn dòng nước cản mũi kỳ đà
=>       Lấy nhân đức của mình ra để chê bai người khác
=>       Bọc tội ác trong vỏ nhân đức là hai lần phạm tội và nguy hiểm
Chúng tôi xin khai triển 4 điểm trên đây.

Không làm thì hãy yên lặng để Giáo dân làm

            Phải thành thực nhận định rằng, trong nhiều những năm trường sau 1975, hàng Giám mục lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Việt Nam như trùm chăn bất động giữa những tha hóa xã hội do CSVN gây ra. Việc yên lặng trùm chăn này có thể cắt nghĩa bằng những lý do sau đây :
*          CSVN tìm đủ mọi cách gài những thành phần Lãnh đạo quốc doanh vào Giáo Hội để gây chia rẽ đến chỗ hàng Lãnh đạo không thể lấy được những quyết định chung
*          Những thành phần quốc doanh này còn là những nội gián chỉ điểm làm một số Lãnh đạo chân chính phải sợ sệt.
*          CSVN can thiệp vào nội bộ Giáo Hội mà trọng yếu là lựa chọn ngay việc Phong chức Linh mục, nhất là lựa chọn những Giám mục «thuận«  với đường lối của CSVN.
*          CSVN sử dụng những Linh mục quốc doanh «hạng nặng«  như Lm.Phan Khắc Từ, Lm.Nguyễn Tấn Khóa… để lập những Phong trào Giáo dân «quốc doanh«  gây áp lực lên hàng Giám mục Lãnh đạo chân chính.
            Ngày nay, tình trạng yên lặng trước đây đã được cởi mở. Việc Hội Đồng Giám Mục VN đã thẳng thắn lên tiếng Góp Ý sửa đổi Hiến Pháp là một bằng chứng Hàng Giám mục không yên lặng nữa. Tuy nhiên ý tưởng của Bác sĩ NGUYỄN TIẾN CẢNH muốn nói rằng nếu còn sót lại một số Lãnh đạo Tôn giáo còn mang mùi «quốc doanh«, thì xin hãy yên lặng để Giáo dân NỔI DẬY đòi CÔNG LÝ và đóng góp với cuộc đấu tranh của cả Dân Tộc trong lúc này.

Đừng be bờ ngăn dòng nước cản mũi kỳ đà

Bác sĩ NGUYỄN TIẾN CẢNH và chúng tôi đã phải đau lòng trong vụ việc cản ngăn Đức TGM NGÔ QUANG KIỆT và Phong trào Giáo dân Miền Bắc NỔI DẬY đấu tranh, trong vụ việc Tòa Khâm sứ, Thái Hà, Đồng Chiêm…, đòi CÔNG LÝ và SỰ THẬT để có Hòa Bình. Dòng nước đấu tranh của Giáo dân dâng lên và chảy mạnh, nhưng rồi một lực lượng «Kỳ đà cản mũi«  ngăn dòng nước đấu tranh để kết quả là Đức TGM NGÔ QUANG KIỆT phải ra đi và Phong trào Giáo dân Miền Bắc đấu tranh dần dần xẹp xuống.
Kinh nghiệm ấy đòi buộc chúng ta phải lên tiếng cảnh cáo ngày nay rằng Phong trào đấu tranh Giáo dân 500'000 Cao Đình Thuyên của Giáo phân Vinh đang dâng lên, xin đừng ai làm «Kỳ đà cản mũi«  Phong trào ấy.

Lấy nhân đức của mình ra để chê bai người khác
           
Tiến sĩ LÊ ĐÌNH THÔNG không thể không đắn đo lời nói trong Bản Tin về những tuyên bố của Gm.NGUYỄN THÁI HỢP tại Paris. Tiến sĩ viết :
“Trong phần trao đổi, Đức Giám mục giáo phận Vinh cho biết sau thời gian biến động, đây là thời điểm để tái lập thế quân bình. Các môn đệ của Chúa Giêsu làm chứng cho sứ điệp tình yêu : Ngài hy sinh bản thân để cứu độ nhân loại.
Nhắc lại những ngày biến động vừa qua ở Mỹ Yên, ngài khuyên nhủ hãy lấy ân báo oán, thay cho lề thói của thế nhân : lấy oán báo oán.”
            Qua những lời tường thuật này của Tiến sĩ LÊ ĐÌNH THÔNG, chúng ta thấy :
*          Một mặt, Gm.HỢP tự khen mình là người lấy tình yêu thương kẻ thù ra để theo Chúa Giêsu «hy sinh bản thân để cứu độ nhân loại». Tiến sĩ THÔNG còn nhấn mạnh sự thánh thiện của Gm.HỢP : «ngài khuyên nhủ hãy lấy ân báo oán « . Về điểm này, không phải chỉ nguyên Ts.Lê Đình Thông tường thuật, mà chính Bà UYÊN VŨ cũng khẳng định về thái độ của Gm.HỢP :
«Còn Ngài GM Nguyễn Thái Hợp là một nhà tu thì chỉ biết vâng lời dậy của Thầy Chí Thánh đã dạy bảo, nào là: "Ai tát má này thì đưa má bên kia cho nó tát tiếp, phải yêu thương kẻ thù, lại còn phải cầu nguyện cho kẻ thù v.v.." Vì Ngài muốn trở thành một người con biết vâng lời nên Ngài không thể làm khác. Ngài chỉ có thể cầu nguyện liên lỉ và vâng theo Thánh Ý của Cha Ngài. »
*          Mặt khác, theo tường thuật của Tiến sĩ THÔNG, Gm.HỢP còn đặt sự đối chọi với ý khinh khi những ai mà Ngài nói là theo lề thói của thế nhân : «lấy oán báo oán.». Thực ra «Oán báo oán«  hay «Răng thay răng«  là sự đòi hỏi phải có CÔNG LÝ trong cuộc đời này, thì giữa người với người trong xã hội mới giảm đi những lợi dụng Yêu thương, Nhân ái mà làm những bất công, tàn ác. Nếu hai chữ «thế nhân«  đây ám chỉ 500,000 Giáo dân Vinh đang đòi CÔNG LÝ, thì Gm.HỢP như có ý khiển trách Giáo dân và bắt họ phải theo sự «thánh thiện«  của Ngài là «lấy ân báo oán« .
            Đọc những lời có ý so sánh Gm.HỢP và Giáo dân Vinh, chúng tôi nhớ đến ngụ ngôn của Chúa Giêsu về hai người cùng vào Đền Thờ cầu nguyện. Một người tiến thẳng lên gần bàn thờ, ngẩng mặt lên vỗ ngực kiêu ngạo tự xưng mình là người nhân đức, thánh thiện, bỏ của cải ra để bố thí. Một người khác chỉ đứng ở cuối Đền Thờ, cúi mình khiêm nhường xưng mình là kẻ tội lỗi không xứng đáng và cầu nguyện. Chúa Giêsu đã kết luận rằng chính kẻ khiêm nhường đứng cuối Đền Thờ kia được Chúa nhậm lời.
            Thánh sử Luca, Đoạn 18, từ câu 9 đến câu 14, viết :
            «Đức Giêsu kể ngụ ngôn sau đây cho một số người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác. Có hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một người thuộc nhóm Pharisiêu, còn người kia làm nghề thu thuế. Người Pharisiêu đứng riêng một mình cầu nguyên rằng : «Lậy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa vì con không như bao kẻ khác : tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con. Còn người thu thuế đứng đàng xa, thậm chí chẳng dám ngước mặt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng : »Lậy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi«. Ta nói cho các ông biết, người này khi về nhà thì đã được nên công chính rồi ; còn người kia thì không : Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống ; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.» (Lc.18, 9-14)

Bọc tội ác trong vỏ nhân đức là hai lần phạm tội và nguy hiểm

            Oû phần trên, chúng tôi muốn đưa ra việc những người ca tụng nhân đức của mình, đồng thời để đánh bóng thêm nhân đức của mình, lại đem người khác ra chê bai, dìm kể khác xuống để mình được cao thêm nữa. Dù là mình có nhân đức thực sự, mà đưa người khác ra để chê bai, hạ bệ để làm tăng nhân đức của mình cao hơn lên, đó là điều đáng chê trách.
            Trong phần này, chúng tôi muốn khai triển ý tưởng của Bác sĩ NGUYỄN TIẾN CẢNH về loại người bọc tội ác của mình trong vỏ nhân đức. Đó là phạm tội hai lần và nguy hiểm.
            Chúng tôi muốn nhắc ra đây loại người mà quần chúng Á Đông nói đến qua những câu : «Khẩu Phật, Tâm Xà«  hay «Miệng thì lẩm bẩm Nam Mô, trong thì chứa một bồ dao găm«. Đây là loại người phạm tội hai lần : tội hại người khác thực sự trong lòng và tội sử dụng những mỹ từ nhân đức bề ngoài để bọc những gian xảo ác hiểm hại người chứa chất trong lòng.
            Loại người này mà quần chúng Á Đông nói tới giống hệt như loại người Pharisiêu mà Chúa Giêsu gặp đâu  mắng đó cách đây hơn hai ngàn năm. Chúa Giêsu truyền giảng về lòng yêu thương tha thứ, nhưng không bao giờ Chúa tha thứ cho đám Pharisiêu và gặp đâu là mắng chúng :
« Khốn cho các ngươi, hỡi các kinh sư và người Pharisiêu giả hình ! Các người nuốt hết tài sản của các bà góa, lại còn làm bộ đọc kinh cầu nguyên lâu giờ, cho nên các người sẽ bị kết án nghiêm khắc hơn !» (Mt 23, 14)
Chúa Giêsu kết án chứ không tha thứ, chứ không «lấy ân báo oán«, mà Chúa còn kết án hai lần nghiêm khắc về tội «nuốt hết tài sản của các bà góa«  và về tội lấy nhân đức cầu nguyện lâu giờ để bọc cái tội «nuốt tài sản của các bà góa.»
CSVN đúng là đám Pharisiêu giả hình phạm tội hai lần : vừa ăn cướp của cải của dân, vừa rêu rao là mình phục vụ dân. Chúa Giêsu không những không tha thứ cho đám Pharisiêu mà còn gặp đâu mắng đó. Thử hỏi Giám mục NGUYỄN THÁI HỢP vâng lời Cha Chí Thánh ở chỗ nào khi còn xin ĐỐI THOẠI với Pharisiêu CSVN và «lấy ân báo oán«  cho đám giả hình Pharisiêu CSVN này.

Khai triển những ý kiến biện minh
cho Gm.HỢP của Bà UYÊN VŨ
Chúng tôi có cảm tưởng rằng những lời Bà UYÊN VŨ viết về Gm.HỢP là những ca tụng riêng của Bà được đẩy đến tối đa, chứ chưa hẳn đây là những lời mà chính Gm.HỢP muốn nói về sự thánh thiện của Ngài cao đến như vậy. Chắc chắn Ngài không thể không thuộc lòng lời Chúa nói vắn gọn : «Phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống ; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.»
Cũng nên chú thích một số điểm sau đây :
*          Sự CÔNG BẰNG là nền tảng của lòng BÁC ÁI. Khi xây dựng vững chắc nền tảng CÔNG BẰNG, thì không có gì phải ngại sợ cho lòng BÁC ÁI bị lợi dụng. Nhưng nếu chỉ nghĩ đến lòng BÁC ÁI mà quên nền tảng CÔNG BẰNG, thì có thể có những người lạm dụng BÁC ÁI bề ngoài để làm những điều BẤT CÔNG.
*          Câu nói «Ai tát má bên này, thì đưa má bên kia cho kẻ đó tát thêm nữa«  phải hiểu theo nghĩa bóng về lòng tha thứ, chứ không thể hiểu theo nghĩa đen. Chẳng lẽ CSVN phá một Thánh đường, lại đưa thêm Thánh đường nữa cho chúng phá. Chẳng lẽ chúng ăn cướp nhà đất của Dân Oan, thì Dân Oan lại đưa dâng nhà đất nữa cho chúng cướp lấy. Chẳng lẽ tụi cướp đến nhà cướp hết tiền bạc, chủ nhà lại mở thêm tủ cất vàng cho chúng cướp vàng nữa hay sao.
Trong những lời phẩm bình, Bà UYÊN VŨ viết để bênh vực cho Gm.Nguyễn Thái Hợp như sau :
«Còn Ngài GM Nguyễn Thái Hợp là một nhà tu thì chỉ biết vâng lời dậy của Thầy Chí Thánh đã dạy bảo, nào là: "Ai tát má này thì đưa má bên kia cho nó tát tiếp, phải yêu thương kẻ thù, lại còn phải cầu nguyện cho kẻ thù v.v.." Vì Ngài muốn trở thành một người con biết vâng lời nên Ngài không thể làm khác. Ngài chỉ có thể cầu nguyện liên lỉ và vâng theo Thánh Ý của Cha Ngài. »
Khi Bà viết những điểm trên đây, tôi có cảm tưởng như Bà viết về Đức Cha HỢP như một người tu hành trong một dòng tu chiêm niệm để lên Thánh không phải chỉ ở đời sau mà còn là «Thánh sống«  ngay cả ở đời này. Nếu Đức Cha HỢP vẫn là một tu sĩ dòng Đa Minh, sống xa với trần thế, chỉ chăm lo lên Thánh cho cá nhân tu sĩ, thì tôi không góp ý về những lời Ngài tuyên bố tại Paris mới đây làm gì.
Nhưng Ngài là một Giám mục, nhận trách nhiệm Lãnh đạo Giáo phân Vinh, một Xã Hội Tôn Giáo gồm 500,000 Giáo dân phải sống giữa quyền lực CSVN vô thần về mặt tinh thần, sống giữa CSVN tham lam cướp bóc về mặt vật chất.
Giáo dân Vinh trải qua những cuộc đánh đập đàn áp như những vụ Cồn Dầu, Mỹ Yên chẳng hạn. Giáo dân các Hạt kéo về hiệp thông với Mỹ Yên để cho CSVN thấy rằng họ có một Lực lượng khả dĩ TỰ VỆ và nếu CSVN đè nén quá mức thì Lực lượng Tự Vệ cũng có khả năng TẤN CÔNG. Tấn công cũng là một phương cách tự vệ. «Si vis pacem, bellum preparatur« (Muốn hòa bình, hãy sửa soạn chiến tranh). Khi nhìn những CÁN CỜ, CÁN BIỂU NGỮ rắn chắc của những đoàn Giáo dân kéo về Mỹ Yên, thì chúng ta hiểu rằng người Giáo dân đã sửa soạn TỰ VỆ hoặc tấn công khi bị côn đồ xã hội đen được thuê xông vào đánh đập mình! Dùng những CÁN CỜ, CÁN BIỂU NGỮ rắn chắc này để đập bể đầu đán côn đồ xã hội đen để TỰ VỆ mình! Điều đó có nghĩa là người Giáo dân không muốn khi đám côn đồ xã hội đen tắt rạch đẫm máu má bên này, họ lại đưa má bên kia cho đám côn đồi tát rạch đẫm máu nữa !
Gm.NGUYỄN THÁI HỢP là một Lãnh đạo của Xã Hội Tôn giáo Vinh gồm 500'000 như trên, không thể trốn chạy vào ẩn ở tu viện để trở thành «Thánh sống«  một mình Ngài. Điều mà chúng tôi góp ý với Gm.NGUYỄN THÁI HỢP về những lời tuyên bố mới đây tại Paris là về phương diện Giám mục Lãnh đạo một Xã Hội Tôn giáo, chứ không phải về phương diện một tu sĩ chiêm niệm sống riêng lẻ muốn làm «Thánh sống« .
Bà UYÊN VU viết : « (Gm.HỢP)…vâng theo Thánh Ý của Cha Ngài. »
Về phương diện này, chúng ta cũng nên nhìn lại những Tỉ dụ trong Tân ước hoặc gương những Vị Thánh đã đi trước :
*          Khi Chúa Giêsu bị quỷ Satan cám dỗ trên sa mạc, Ngài hòa nhã đối đáp 2 lần : (i) Lần thứ nhất về đồ ăn ; (ii) Lần thứ hai về quyền phép. Nhưng đến lần thứ 3 quỷ Satan yêu cầu Ngài sấp mình bái lậy nó, thì Chúa Giêsu NỔI XÙNG thực sự : « Satan kia, xéo đi ! « (Mt.4, 1-11). Việc sấp mình bái lậy Satan là phạm đến Thiên Chúa Cha, điều mà Chúa Giêsu không thể tha thứ được nữa.
Tại Mỹ Yên, tụi côn đồ đã vào nhà Giáo dân đập phá ảnh tượng, biểu tượng cho Đức Tin vào Thiên Chúa. Không thể tha thứ ở điểm này được.
*          Khi Chúa Giêsu vào Đền Thờ Giêrusalem, thấy những con buôn biến Đền Thờ thành nơi gian lận buôn bán trộm cắp, Ngài không thể tha thứ được nữa và đã BẠO ĐỘNG xô đổ bàn ghế của những kẻ trộm cướp gian lận này. Nếu tát má của chính Ngài, Ngài có thể tha thứ, nhưng không tôn trọng Thiên Chúa Cha nơi Đền Thờ, thì Chúa Giêsu không thể tha thứ và trở thành bạo động để bênh vực Thiên Chúa Cha. (Mc.11, 15-17)
*          Trong Tân Ước, Chúa Giêsu đi khắp nơi rao giảng tình yêu thương, tha thứ, nhưng chỉ có một lớp người mà Chúa Giêsu gặp họ là mắng chửi, đó là đám người Pharisiêu giả hình, lấy những mỹ từ đạo đức ra để che đậy bên trong những tội lỗi hiểm độc. Ở bất cứ đâu, gặp những người Pharisiêu giả hình, Chúa Giêsu đều mắng những câu tương tự như:
«Khốn cho các ngươi, hỡi các kinh sư và người Pharisiêu giả hình ! Các người giống như mồ mả tôi vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. «  (Mt.23, 27)
CSVN toàn là ăn gian nói dối. Chúng sử dụng những mỹ từ «Đoàn Kết Dân Tộc«, «Khúc ruột ngàn dậm«  … để dụ dỗ người khác vào sự cùm kẹp độc tài của chúng. Đảng CSVN gồm toàn đám Pharisiêu !
*          Trên Thập Tự Giá, Chúa Giêsu tha thứ cho một người ăn trộm cùng bị đóng đinh, nhưng người đó biết chân nhận lỗi của mình và biết hối cải. Chúa Giêsu tha thứ cho những người thiện tâm, nghĩa là mang Lương tâm thành thực với chính mình. (Lc.23, 39-43). Chúa Giêsu nói tội phạm đến Thánh Linh là tội không thể tha thứ. Thánh Linh là Lương Tâm mỗi người. Khi không thành thực với Lương tâm mình, thì không ai có thể tha thứ.
Thử hỏi CSVN xem họ có thành thực với lương tâm của bản thân họ không, hay chỉ hành sử theo «lương tâm«  được thay thế bởi Mác-Lê độc địa mà họ thấy trái với lòng của chính họ nghĩ.
Không giống như Gm.NGUYỄN THÁI HỢP lãnh đạo một Xã Hội Tôn Giáo nhỏ của Giáo phận Vinh, muốn «lấy ân báo óan… » đối với tội ác CSVN trong vụ Mỹ Yên để được lên «Thánh sống«, Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II lãnh đạo cả một Xã Hội Tôn Giáo Thế giới, đã tuyên bố : «Nếu Cộng sản Nga đem xe tăng tái xâm chiếm Ba Lan, thì Ngài cởi áo Giáo Hoàng để về Ba Lan chiến đấu cho nước của Ngài«. Chính Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II là Thánh và sẽ được phong Hiển Thánh vào tháng 4 năm tới 2014. Những tội ác của Cộng sản đã ở cái mức phải đạp đổ như Chúa Giêsu đã đạp những bàn ghế của đám gian xảo trộm cướp ở Đền Thờ Giêsrusalem vậy.

Đôi lời Kết Luận

            Phong trào NỔI DẬY BẠO ĐỘNG mỗi ngày mỗi đi tới mạnh hơn không phải chỉ ở Việt Nam mà còn ở Trung quốc nữa. Vụ việc một chiếc xe cảm tử nổ cháy  tại Khoảng trường Thiên An Môn mới xẩy ra là việc NỔI DẬY BẠO ĐỘNG. Có lẽ rồi đây, quần chúng bất bạo động của Tây Tạng sẽ không còn Tự Thiêu nữa, mà trước khi chết họ sẽ BẠO ĐỘNG tấn công CSTQ chiếm nước họ. Thay vì Tự thiêu chết một mình mà không lay chuyển được CSTQ, thì thà BẠO ĐỘNG giết được một tên CSTQ còn hữu ích hơn cho cái chết.
            Giữa lúc cao trào NỔI DẬY tiến đến BẠO ĐỘNG như vậy, thì Tiến sĩ NGUYỄN QUANG A lại hô hào «đừng khích động BẠO LỰC«  và Giàm mục NGUYỄN THÁI HỢP lại tuyên bố thiết lập ĐỐI THOẠI với CSVN và «lấy ân báo oán« , «CSVN tát má này, thì hãy đưa má kia cho chúng tát nữa« . Điều chúng tôi ngạc nhiên là tại sao hai Vị Lãnh đạo Xã Hội Dân Sự và Lãnh đạo Xã Hội Tôn Giáo lại tuyên bố chủ trương đi ngược lại cao trào quần chúng đang tiến đến NỔI DẬY BẠO ĐỘNG. Chúng tôi đặt ra những câu hỏi sau đây để quý Đọc giả suy nghĩ tìm câu trả lời :
*       Có phải hai Vị quá sợ hãi CSVN nên tự động tuyên bố như THANH MINH THANH NGA trước để van lậy CSVN tha cho mình khi Phong trào quần chúng NỘI DẬY DÙ VỚI BẠO ĐỘNG ?
*       Có phải CSVN nhìn thấy Viễn tượng NỔI DẬY DÙ VỚI BẠO ĐỘNG của quần chúng và sợ hãi Viễn tượng ấy, nên CSVN sử dụng vị thế Lãnh đạo của hai Vị để công khai tuyên bố «PHẢN CHIẾN«  làm «Kỳ đà cản mũi«  đối với dòng nước NỔI DẬY của quần chúng đang dâng trào lên ?

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 30.10.2013
 

No comments:

Post a Comment