Nói tiếp về Phan Bội Châu và Cường Để
Sau khi Đông Du tan rã, Hoàng thân Cường Để, một trong những lãnh tụ của Đông Du cũng phải rời Nhật Bản.
Nhưng
đến thập niên 40, khi chính sách Đại Đông Á được phát-xít
Nhật tung ra nhằm thuyết phục các dân tộc Đông Á về vai trò
lãnh đạo của Tokyo ở toàn vùng Châu Á-Thái Bình Dương, Cường
Để có một cơ hội trở về Việt Nam.
Là
người đồng tổ chức một số hội thảo tại Nhật và Pháp về quan
hệ Nhật Bản với Đông Nam Á, GS sử Nguyễn Thế Anh, hiện sống
tại Pháp cho BBC biết về kế hoạch của Nhật muốn đưa Hoàng thân
Cường Để về đóng một vai trò chính trị tại Đông Dương hồi
Thế Chiến II.
Nói
về Cường Để, ông giải thích vì sao tước của nhân vật này lại
là Kỳ Ngoại Hầu. Đó là dù thuộc dòng chính từ vua Gia Long,
nhưng cha ông của Cường Để bị loại khỏi dòng nắm ngai vàng nhà
Nguyễn từ sau loạn Hồng Bảo.
Nhưng theo
ông, kế hoạch này không thành vì nhiều yếu tố chính trị tại
Việt Nam và thế giới, dù có những nhóm như Cao Đài, Hoà Hảo
từng muốn phò tá Cường Để.
Phan Bội Châu và cộng sản
GS
Nguyễn Thế Anh cũng nói ông không tìm thấy bằng chứng rằng cụ
Phan Bội Châu có xu hướng ủng hộ cộng sản như một số ý kiến
khác nói.
Theo ông, tờ Tiếng Dân của cụ
Huỳnh Thúc Kháng mà Phan Bội Châu có cộng tác đã lên án vụ Xô
Viết Nghệ Tĩnh, nhất là cách thức tiêu diệt trí thức của
Phong trào này.
Vì thế, GS Nguyễn Thế Anh
nói khó có thể cho rằng nhà yêu nước Phan Bội Châu từng có ý
theo những người cộng sản.
Ông tin rằng
những tư tưởng về quốc gia và dân tộc của Phan Bội Châu để lại
vẫn còn nhiều ý nghĩa cho Việt Nam ngày nay.https://www.bbc.com/vietnamese/entertainment/story/2005/08/050816_phanboichausocialism.shtml
No comments:
Post a Comment