Việt Nam – Bắc Triều Tiên : Tham vọng hợp tác văn hóa và đào tạo
Chủ
tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đón tiếp lãnh đạo Bắc Triều Tiên
Kim Jong Un và tại Phủ chủ tịch, Hà Nội, ngày 01/03/2019.Noel Celis/Pool via Reuters
Sau
thượng đỉnh với Hoa Kỳ, lãnh đạo Bắc Triều Tiên bắt đầu chính thức
viếng thăm Việt Nam trong hai ngày 01 và 02/03/2019. Trước đó một phái
đoàn của đảng Lao Động Triều Tiên đã tham quan Vịnh Hạ Long và nhà máy
chế tạo xe hơi của tập đoàn Vinfast, Hải Phòng. Ông Kim Jong Un là
nguyên thủ Bắc Triều Tiên đầu tiên công du Việt Nam kể từ sau hai chuyến
viếng thăm Hà Nội của Kim Nhật Thành năm 1958 và 1964. Từ ba ngày qua,
báo chí quốc tế liên tục nêu lên câu hỏi « Bắc Triều Tiên học hỏi được những gì từ kinh nghiệm cải tổ kinh tế của Việt Nam ? »
Nhìn
từ Hà Nội, chuyến viếng thăm lịch sử lần này của chủ tịch đảng Lao Động
Triều Tiên là một bước ngoặt mới trong quan hệ giữa hai nước. Về mặt
kinh tế, Hà Nội mong Mỹ chóng giảm nhẹ lệnh cấm vận cho Bình Nhưỡng,
nhằm thúc đẩy mậu dịch giữa Việt Nam và Bắc Triều Tiên. Đặc biệt là Việt
Nam sẽ sẵn sàng xuất khẩu thực phẩm và hàng tiêu dùng sang quốc gia
Đông Bắc Á này, đổi lại Bắc Triều Tiên có thể bán cho bạn hàng Việt Nam
khoáng sản và nhiên liệu.
Trong lĩnh vực du lịch, Việt Nam từ năm 2015 đã có một số chương trình tham quan quốc gia còn khép kín này của ông Kim Jong Un. Tuy nhiên, hoạt động đó đã bị gián đoạn sau hàng loạt các vụ thử tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng. Các chương trình du lịch từ Việt Nam đến Bắc Triều Tiên mới chỉ được nối lại từ mùa thu năm ngoái.
Có mặt tại Hà Nội để đưa tin về thượng đỉnh Mỹ-Bắc Triều Tiên, đặc phái viên Thanh Hà của RFI Việt ngữ đã phỏng vấn chuyên gia về Đông Bắc Á Nguyễn Thị Thắm, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Hàn Quốc –Triều Tiên, Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam về quan hệ giữa Hà Nội và Bình Nhưỡng.
Trong lĩnh vực du lịch, Việt Nam từ năm 2015 đã có một số chương trình tham quan quốc gia còn khép kín này của ông Kim Jong Un. Tuy nhiên, hoạt động đó đã bị gián đoạn sau hàng loạt các vụ thử tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng. Các chương trình du lịch từ Việt Nam đến Bắc Triều Tiên mới chỉ được nối lại từ mùa thu năm ngoái.
Có mặt tại Hà Nội để đưa tin về thượng đỉnh Mỹ-Bắc Triều Tiên, đặc phái viên Thanh Hà của RFI Việt ngữ đã phỏng vấn chuyên gia về Đông Bắc Á Nguyễn Thị Thắm, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Hàn Quốc –Triều Tiên, Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam về quan hệ giữa Hà Nội và Bình Nhưỡng.
No comments:
Post a Comment