Nghiên cứu: Người tiêu dùng Mỹ sẽ tốn hàng tỉ đôla vì thuế quan TQ
Nếu Mỹ áp thuế quan lên thêm 300 tỉ đôla hàng hóa Trung Quốc nữa thì
sẽ khiến người tiêu dùng Mỹ trả thêm 12,2 tỉ đôla cho hàng may mặc, giày
dép, đồ chơi và đồ gia dụng mỗi năm, Liên đoàn Các Nhà bán lẻ Quốc gia
(NRF) cho biết hôm thứ Sáu.
Thuế quan sẽ dẫn đến việc người tiêu dùng phải trả thêm 4,4 tỉ đôla
cho hàng may mặc, 2,5 tỉ đôla cho giày dép, 3,7 tỉ đôla cho đồ chơi và
1,6 tỉ đôla cho các thiết bị gia dụng, hội thương nghiệp này cho biết,
dựa trên một nghiên cứu mà họ đã thực hiện.
“Tất cả các công ty tham gia thị trường trong ngành của chúng tôi sẽ
không thể nào đồng thời chuyển nguồn sang các nước khác. Năng lực này
không tồn tại,” David French, phó chủ tịch quan hệ chính phủ của NRF,
nói trong một phát biểu. “Trong thời gian ngắn, các nhà bán lẻ sẽ buộc
phải tiếp tục sử dụng các nhà cung cấp Trung Quốc và chuyển chi phí cao
hơn sang khách hàng của họ.”
Nhiều nhà bán lẻ bao gồm J.C.Penney Co và Macy’s Inc đã phản đối đánh
thêm thuế lên hàng hóa Trung Quốc và cảnh báo giá cao hơn cho người
tiêu dùng trong nước.
Trong một tin tức khác, vào ngày thứ Sáu, Hiệp hội Công nghiệp Thời
trang Hoa Kỳ (USFIA), đại diện cho các thương hiệu, nhà bán lẻ, nhà nhập
khẩu và nhà bán sỉ đặt tại Mỹ, ước tính thuế quan bổ sung đối với quần
áo và hàng dệt gia dụng sẽ khiến người tiêu dùng Mỹ tiêu tốn 4,9 tỉ đôla
mỗi năm.
“Chúng tôi có thể ước tính một cách dè dặt về việc tăng giá bán lẻ
cho các sản phẩm vẫn được sản xuất tại Trung Quốc...Điều đó có nghĩa là
một gia đình bốn người sẽ trả thêm 60 đôla mỗi năm chỉ cho quần áo,”
theo USFIA.
“Thực tế là đối với nhiều thương hiệu thời trang và nhà bán lẻ, Trung
Quốc vẫn là nhà cung cấp số 1 thế giới, không có lựa chọn thực tế nào
cho các nguồn cung ứng khác có thể thay thế Trung Quốc,” tổ chức này nói
thêm.
Tổng thống Donald Trump đã đe dọa sẽ mở rộng thuế quan lên thêm 300
tỉ đôla hàng hóa khác nhập khẩu từ Trung Quốc. Ông Trump và Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ gặp nhau bên lề hội nghị của Nhóm 20
cường quốc tại Nhật Bản vào cuối tuần tới để thảo luận về các vấn đề
thương mại.
No comments:
Post a Comment