Việt - Nga đánh giá trạng thái thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh
Việt Nam công bố
quyết định lập một hội đồng khoa học, gồm cả người Việt và Nga, để kiểm
tra, đánh giá trạng thái thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hội đồng gồm bảy chuyên gia Việt Nam và bốn đến từ Nga.
Tuyên
bố chính thức của chính phủ Việt Nam nói: "Hội đồng có nhiệm vụ kiểm
tra, đánh giá thực trạng, trạng thái thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh qua 50
năm bảo quản, giữ gìn và phục vụ thăm viếng."
"Sau khi kiểm tra,
đánh giá, hội đồng sẽ đề xuất phương hướng, kế hoạch hợp tác nghiên cứu
và các giải pháp khoa học, kỹ thuật để giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối
an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm tiếp theo."
Hội đồng này sẽ tiến hành công việc trong tháng Bảy.
Trước đây, Việt Nam tiết lộ lần đầu tiên, kể từ 2004, các
nhà khoa học y tế Việt Nam đã phối hợp với các chuyên gia y tế Liên bang
Nga tiến hành pha chế dung dịch đặc biệt tại Việt Nam.
10 năm trước, Việt Nam cũng lập một hội đồng tương tự để kiểm tra, đánh giá trạng thái thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần ngày 2/9/1969 ở Hà Nội.
Thi hài vị lãnh tụ được giữ ở đồi Đá Chông, khu K9, Ba Vì từ 1969 đến 1975.
Di chúc
Khi Di chúc của Hồ Chủ tịch lần đầu công bố năm 1969, Hà Nội bỏ đoạn mà Hồ Chí Minh viết năm 1968:
"Tôi
yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là hỏa táng. Tôi mong rằng cách
hỏa táng sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt
về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện, thì điện
táng càng tốt hơn."
"Trothì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam.
Đồng bào mỗi miền nên chọn một quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả, không nên có bia đá tượng đồng, mà nên xây một ngôi nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ, để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi.
Nên
có kế hoạch trồng cây trên và chung quanh đồi. Ai đến thăm thì trồng
một vài cây làm kỷ niệm. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho phong
cảnh và lợi cho nông nghiệp. Việc săn sóc nên giao phó cho các cụ phụ
lão."
Trước đó, năm 1965, trong bản thảo di chúc lần đầu, Hồ Chủ tịch cũng viết như vậy.
Mãi đến năm 1989, Hà Nội mới cho công bố đoạn này.
Tuy
vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam nói "thể theo nguyện vọng của toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân", nên Bộ Chính trị đã quyết định giữ gìn lâu dài thi
hài Chủ tịch.
Thông báo của Bộ Chính trị ngày 19/8/1969 giải
thích là "theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, Bộ Chính trị Ban
chấp hành TƯ Đảng (khóa III) thấy cần thiết phải giữ gìn lâu dài thi hài
của Bác để sau này đồng bào cả nước, nhất là đồng bào miền Nam, bè bạn
quốc tế có điều kiện tới viếng Bác, thể hiện tình cảm sâu đậm đối với
Bác. Chính vì lẽ đó mà chúng ta đã xin phép Bác về điểm này được làm
khác với lời Bác dặn."
Năm 1975, công trình Lăng Hồ Chủ tịch được khánh thành.
Ngày 18/7/1975, Việt Nam đưa thi hài Hồ Chủ tịch từ Ba Vì về Lăng ở Hà Nội.
Kể từ đó cho đến khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, có một nhóm chuyên gia Liên Xô có mặt ở Việt Nam để giúp bảo quản thi hài.
Sau khi Nga chuyển sang chế độ hậu cộng sản, Nga vẫn tiếp tục hợp tác, giúp Việt Nam bảo quản thi hài Hồ Chủ tịch.
Lần này, bốn thành viên Nga trong hội đồng khoa học y tế gồm:
1- Giáo sư, viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học LB Nga Banin Victor Vasilievich, Trưởng Khoa Hình thái, Đại học Y Quốc gia Moscow mang tên Evdokimov A.I. (Chủ tịch Hội đồng về phía LB Nga);
2- Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học LB Nga Sidelnikov Nikolai Ivanovich, Giám đốc Viện Nghiên cứu khoa học dược liệu và tinh dầu LB Nga; Ủy viên;
3- Giáo sư, tiến sĩ khoa học Matveychuk Igor Vasilievich, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu y sinh Moscow thuộc Viện Nghiên cứu khoa học dược liệu và tinh dầu LB Nga; Ủy viên;
4- Giáo sư, tiến sĩ khoa học, thầy thuốc ưu tú Gribunov Iury Pavlovich, Trưởng Khoa Giải phẫu, Bệnh viện Văn phòng Tổng thống LB Nga; Ủy viên.
Hiện nay, theo trang Moscow Times, chính phủ Nga chi ra một năm 13 triệu rubles (197,000 USD) để duy trì thi hài Lenin trong Lăng ở Hồng trường, Moscow, theo thời giá năm 2016.
No comments:
Post a Comment