SƠN TRUNG
I. GIÁO SƯ NGHIÊM TOÀN
II.GIÁO SƯ NGUYỄN KHẮC HOẠCH
III. GIÁO SƯ NGUYỄN KHĂC KHAM
IV. GIÁO SU THANG LÃNG
V. GIÁO SƯ DƯƠNG THIỆU TỐNG
I. GIÁO SƯ NGHIÊM TOẢN
Nghiêm Toản (1907 - 1975) là một nhà giáo, giáo sư, và nhà nghiên cứu văn học từng giảng dạy ở các trường Trung học Gia Long, Trung học Văn Lang, Đại học Văn khoa Sài Gòn và Đại học Sư phạm Sài Gòn. Ông còn có bút danh là Hạo Nhiên.
Tiểu sử
Nghiêm Toản sinh ngày 5 tháng 3 năm 1907 tại Nam Định.Thuở nhỏ, ông học trường Trung học Bảo hộ ở Nam Định, rồi tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Đông Dương, Hà Nội, vào năm 1930.
Khi còn đi học, giai đoạn 1929-1930, ông tham gia Việt Nam Quốc Dân Đảng[1], bị bắt giam ở Hỏa Lò rồi đày ra Côn Đảo (Nghiêm Toản đã ngồi tù với nhà thơ nổi tiếng đầu thế kỷ Trần Tuấn Khải ở nhà tù Hỏa Lò), sau đó được phóng thích. Trở về Hà Nội, ông dạy học tư và nghiên cứu văn học Việt Nam.
Sau năm 1945, ông dạy ở Đại học Văn khoa Hà Nội, cộng tác với các nhà xuất bản Vĩnh Bảo, Sông Nhị, Minh Tân.
Từ năm 1954, ông làm giáo sư tại Đại học Văn khoa Sài Gòn chuyên ngành Việt Hán. Ông giữ chức Trưởng ban Việt Hán tại Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn nhiều năm.
Năm 1968, ông là một trong ba người dạy Đại học Văn khoa Sài Gòn không có văn bằng tiến sĩ được đề bạt vào ngạch giáo sư diễn giảng đại học.
Ông mất năm 1975 tại nhà riêng ở Sài Gòn, hưởng thọ 68 tuổi.
Học trò ông sau này rất nhiều người trở thành các trí thức thành đạt có uy tín trong xã hội, như phó giáo sư, tiến sĩ Trần Hữu Tá, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, giáo sư Bùi Thế Cần...
Tên Nghiêm Toản được lấy đặt cho một con đường ở quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 26 tháng 7 năm 2011[1].
Tác phẩm
- Việt Nam văn học sử trích yếu (1949)
- Mai Đình mộng ký (soạn chung với giáo sư Hoàng Xuân Hãn, 1951)
- Thi văn Việt Nam - Từ đời Trần đến cuối đời Mạc (soạn chung với giáo sư Hoàng Xuân Hãn, 1951)
- Luận văn thị phạm (1951)
- Việt luận (1952)
- Lão Tử Đạo đức kinh (1959)
- Quân trung đối (hiệu đính và chú giải, Nhà xuất bản Đông Nam Á, Paris, 1995)
- Thủy hử (dịch sang tiếng Pháp)
Chú thích
- ^ a ă Trần Hữu Tá. “Bài về Nghiêm Toản trên báo Người Lao động”. Báo Người Lao động. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2016.
Giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch (1921-2003) dạy ĐH Văn Khoa Huế..
12
Sunday
Mar 2017
in Thầy Nguyễn Khắc Hoạch, sinh ngày 15-5-1921 tại huyện Đông Yên, tỉnh Hưng Yên, Việt Bắc. Trong quá trình hoạt động văn hóa nghệ thuật, thầy dùng nhiều bút hiệu như: Hữu Minh, Lân Hồ, Hoàng Tuấn, Trần Hồng Châu…
Thuở bút nghiên:
Lúc thiếu thời, thầy học tại trường Trung Học Khải Định Huế
(1936-1943), rồi học tại trường Đại học Luật Khoa Hànội cho đến năm
1945.
Sau năm 1945, thầy sang Pháp theo học trường Đại học Sorbonne Paris, đỗ Cử nhân Văn Chương năm 1950, đỗ Tiến sĩ Văn Chương Quốc Gia (Doctorat d’Etat) năm 1955.Đồng thời, thầy cũng tốt nghiệp Viện Cao Đẳng Quốc Tế thuộc Khoa Luật (Institut des Hautes Etudes Internationales de Droit) Paris, năm 1952; và tốt nghiệp Trung tâm Châu Âu thuộc Đại học Nancy (Centre d’Etudes Européennes Université de Nancy), 1957.
Thời hoạt động:
– Lãnh vực Giáo dục:
• Năm 1957 về nước, thầy làm giáo sư môn Văn chương Pháp và Văn chương Việt nam tại các trường Đại học Văn Khoa và Đại học Sư Phạm Sàigòn; Đại học Huế; Đại học Đàlạt và Học viện Quốc gia Hành Chánh.
• Được bầu làm Khoa Trưởng Đại học Văn khoa Sàigòn theo nguyên tắc Đại học tự trị lần đầu tiên trong lịch sử Đại Học Văn Khoa (1965-1969).
• Năm 1970, được mời sang Hoa kỳ làm Giáo sư thỉnh giảng về môn Văn chương, Văn hóa Việt Nam, và Văn chương Pháp tại Southern Illinois University (Carbondale, Illinois, USA). Thầy dạy học tại đây đến năm 1974 thì về nước.
• Khoảng năm 1990, thầy sang Hoa Kỳ định cư theo diện gia đình bảo lãnh, cư trú tại Quận Cam, California.
– Lãnh vực Văn hóa Nghệ thuật:Là nhà trí thức uyên bác được kết tinh từ nền tân học hiện đại lại uyên thâm cả nền cựu học, thầy đã đem cái sở học của mình tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người, và hết lòng chấn hưng nền học thuật nước nhà:
• Trước năm 1945, thầy đã viết cho các tạp chí Gió Mới và Tiền Phong (Hà nội).
• Sau thời gian du học và vinh qui năm 1957, thầy mang theo những tinh hoa của nền văn học Tây Phương về nước, truyền đạt đến những thế hệ trẻ Việt Nam đàn em và những thế hệ tiếp nối. Là nhà Tây học, nhưng thầy là người rất tôn trọng lễ nghĩa, và giữ lòng trung tín với tổ quốc cha ông, tích cực hoạt động trong lãnh vực văn hóa giáo dục.
• Ở quốc nội, thầy sáng lập tạp chí Thế Kỷ XX; cộng tác với Tạp chí Văn Hóa Nguyệt San của Bộ Giáo dục do GS Nguyễn Đình Hòa làm chủ bút; tạp chí Văn Hóa Á Châu của GS Nguyễn Đăng Thục.
• Khi định cư ở nước ngoài, thầy vẫn tiếp tục làm thơ, viết văn dưới bút hiệu là Trần Hồng Châu. Cộng tác với Văn, Văn Học và Thế kỷ XXI.
CÕI VỀ: Ngày 7-12-2003, thầy tạ thế, ra đi về cõi vĩnh hằng tại nơi thầy định cư (California USA), để lại lòng tiếc thương vô hạn cho tất cả thân quyến bằng hữu, các bậc thức giả và học trò, cả trong và ngoài nước.
Vinh Danh:
• Để tuyên dương những thành tích của thầy, năm 1968, Chính phủ VNCH đã ân thưởng cho thầy huy chương Văn hóa Giáo dục Bội tinh. • Phương danh GS Nguyễn Khắc Hoạch được rạng rỡ ghi trong các quyển Who’s Who in the World, Men of Achievement, International Book of Honor, và Intetnational Who’s Who in Asian Studies.
Tác phẩm:
• Le Japon et le Traité de Paix, Paris, 1952
• Le Roman Vietnamien au 18e et 19e Sìecle, Paris, 1955
• Les Ralations Américano-japonaises depuis 1951, Paris, 1957
• Xây Dựng và Phát Triển Văn hóa Giáo dục (Lửa Thiêng, Sàigòn, 1970)
• Thành Phố Trong Hồi Tưởng (Tùy bút, An Tiêm, Los Angeles, USA, 1991)
• Nửa Khuya Giấy Trắng (Thơ, Thanh Văn, Los Angeles, 1992)
• Nhớ Đất Thương Trời (Thơ, Thế Kỷ, Los Angeles, 1995)
• Hạnh Phúc Đến Từng Phút Giây (Thơ, Văn Học, Los Angeles, 1999)
• Dăm Ba Điều Nghĩ Về Văn Học Nghệ Thuật (Tiểu luận, Văn Nghệ, 2001)
• Suối Tím (Thơ, Văn Nghệ, 2003)
• Tuyển Tập Trần Hồng Châu (Thơ, Tùy bút, Tiểu luận, Viện Việt Học, 2004)
Sau năm 1945, thầy sang Pháp theo học trường Đại học Sorbonne Paris, đỗ Cử nhân Văn Chương năm 1950, đỗ Tiến sĩ Văn Chương Quốc Gia (Doctorat d’Etat) năm 1955.Đồng thời, thầy cũng tốt nghiệp Viện Cao Đẳng Quốc Tế thuộc Khoa Luật (Institut des Hautes Etudes Internationales de Droit) Paris, năm 1952; và tốt nghiệp Trung tâm Châu Âu thuộc Đại học Nancy (Centre d’Etudes Européennes Université de Nancy), 1957.
Thời hoạt động:
– Lãnh vực Giáo dục:
• Năm 1957 về nước, thầy làm giáo sư môn Văn chương Pháp và Văn chương Việt nam tại các trường Đại học Văn Khoa và Đại học Sư Phạm Sàigòn; Đại học Huế; Đại học Đàlạt và Học viện Quốc gia Hành Chánh.
• Được bầu làm Khoa Trưởng Đại học Văn khoa Sàigòn theo nguyên tắc Đại học tự trị lần đầu tiên trong lịch sử Đại Học Văn Khoa (1965-1969).
• Năm 1970, được mời sang Hoa kỳ làm Giáo sư thỉnh giảng về môn Văn chương, Văn hóa Việt Nam, và Văn chương Pháp tại Southern Illinois University (Carbondale, Illinois, USA). Thầy dạy học tại đây đến năm 1974 thì về nước.
• Khoảng năm 1990, thầy sang Hoa Kỳ định cư theo diện gia đình bảo lãnh, cư trú tại Quận Cam, California.
– Lãnh vực Văn hóa Nghệ thuật:Là nhà trí thức uyên bác được kết tinh từ nền tân học hiện đại lại uyên thâm cả nền cựu học, thầy đã đem cái sở học của mình tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người, và hết lòng chấn hưng nền học thuật nước nhà:
• Trước năm 1945, thầy đã viết cho các tạp chí Gió Mới và Tiền Phong (Hà nội).
• Sau thời gian du học và vinh qui năm 1957, thầy mang theo những tinh hoa của nền văn học Tây Phương về nước, truyền đạt đến những thế hệ trẻ Việt Nam đàn em và những thế hệ tiếp nối. Là nhà Tây học, nhưng thầy là người rất tôn trọng lễ nghĩa, và giữ lòng trung tín với tổ quốc cha ông, tích cực hoạt động trong lãnh vực văn hóa giáo dục.
• Ở quốc nội, thầy sáng lập tạp chí Thế Kỷ XX; cộng tác với Tạp chí Văn Hóa Nguyệt San của Bộ Giáo dục do GS Nguyễn Đình Hòa làm chủ bút; tạp chí Văn Hóa Á Châu của GS Nguyễn Đăng Thục.
• Khi định cư ở nước ngoài, thầy vẫn tiếp tục làm thơ, viết văn dưới bút hiệu là Trần Hồng Châu. Cộng tác với Văn, Văn Học và Thế kỷ XXI.
CÕI VỀ: Ngày 7-12-2003, thầy tạ thế, ra đi về cõi vĩnh hằng tại nơi thầy định cư (California USA), để lại lòng tiếc thương vô hạn cho tất cả thân quyến bằng hữu, các bậc thức giả và học trò, cả trong và ngoài nước.
Vinh Danh:
• Để tuyên dương những thành tích của thầy, năm 1968, Chính phủ VNCH đã ân thưởng cho thầy huy chương Văn hóa Giáo dục Bội tinh. • Phương danh GS Nguyễn Khắc Hoạch được rạng rỡ ghi trong các quyển Who’s Who in the World, Men of Achievement, International Book of Honor, và Intetnational Who’s Who in Asian Studies.
Tác phẩm:
• Le Japon et le Traité de Paix, Paris, 1952
• Le Roman Vietnamien au 18e et 19e Sìecle, Paris, 1955
• Les Ralations Américano-japonaises depuis 1951, Paris, 1957
• Xây Dựng và Phát Triển Văn hóa Giáo dục (Lửa Thiêng, Sàigòn, 1970)
• Thành Phố Trong Hồi Tưởng (Tùy bút, An Tiêm, Los Angeles, USA, 1991)
• Nửa Khuya Giấy Trắng (Thơ, Thanh Văn, Los Angeles, 1992)
• Nhớ Đất Thương Trời (Thơ, Thế Kỷ, Los Angeles, 1995)
• Hạnh Phúc Đến Từng Phút Giây (Thơ, Văn Học, Los Angeles, 1999)
• Dăm Ba Điều Nghĩ Về Văn Học Nghệ Thuật (Tiểu luận, Văn Nghệ, 2001)
• Suối Tím (Thơ, Văn Nghệ, 2003)
• Tuyển Tập Trần Hồng Châu (Thơ, Tùy bút, Tiểu luận, Viện Việt Học, 2004)
(Viết bởi Lâm Hữu Tài, ban Việt Hán, khóa 1966-1969)
Giáo sư Khưu Sĩ Huệ
III. GIÁO SƯ NGUYỄN KHĂC KHAM
Trích từ tuyển tập Đôi Nét Về Giáo Sư Nguyễn Khắc Kham)
Đôi Nét Về Giáo Sư Nguyễn Khắc Kham là bài viết của cố Giáo sư Viện
trưởng Viện Việt-Học Nguyễn Đình Hoà trong tập san Dòng Việt số 2 tập 1,
in năm 1994 tại Hoa Kỳ, và được Giáo sư cập nhật vào năm 2000. Theo
Giáo sư:
“… Đại lão Giáo sư họ Nguyễn có một sự nghiệp văn hoá thật vẻ vang cả
trong nước lẫn ngoài nước. Cụ là một nhà mô phạm đúng nghĩa của danh từ
này, và đã từng tận tụy đào tạo nhiều thế hệ học sinh, sinh viên người
Việt (ở các trường Gia Long, Thăng Long, Hoài Đức, Văn Lang, Minh Tân,
Văn Hóa, Chu Văn An tại Hà nội, Petrus Ký tại Sàigòn …, Đại học Văn Khoa
Hà nội và Sàigòn, Đại học Sư Phạm Sàigòn, Đại học Vạn Hạnh, Đại học
Huế) và người nước ngoài (Đại học Ngoại ngữ Đông Kinh bên Nhật Bản với
tư cách “Khách viên Giáo thụ”). Giáo sư Nguyễn Khắc Kham cũng đã từng
giữ những chức vụ quan trọng trong ngành văn hóa giáo dục của ta (chẳng
hạn, Giám đốc Nha Văn Hoá, Tổng thư ký Ủy hội Quốc gia UNESCO, Giám đốc
sở Tu Thư, Giám đốc Nha Văn khố và Thư viện Quốc gia, v.v..) và đã từng
đại diện cho Việt Nam tại nhiều hội nghị quốc tế về văn hóa và giáo dục.
Riêng chúng tôi đã sớm có liên hệ của một học trò đối với thầy Nguyễn Khắc Kham, chúng tôi may mắn hằng tuần, có khi mỗi ngày từ cuối thập kỷ 1940, được học của thầy hơn một nửa chữ (chữ Hán, chữ Anh hay chữ Pháp). Mối liên hệ đó về sau còn được củng cố thành lòng kính ái của một nhà giáo trẻ, còn non tay nghề, đối với một bậc đồng nghiệp huynh trưởng đầy kinh nghiệm đã làm cố vấn không biết mệt mỏi cho chúng tôi lúc chúng tôi mới chập chững bước vào nghề gõ đầu trẻ - ở trường Chu Văn An (hậu thân của mẫu hiệu của chính chúng tôi là Trường Bưởi), ở tư thục Văn Lang, những năm 45, 46 - rồi sau khoảng cách khá dài, ở Trường Đại học Văn Khoa Sàigòn từ năm 1957, rồi khi chúng tôi được bổ nhiệm vào năm 1962 để kế thừa vị trí lãnh đạo của Thầy Kham tại Nha Văn hóa Bộ Quốc gia Giáo dục cũng như trong Ủy hội Quốc gia UNESCO. Qua bao nhiêu năm, Cụ Kham đã từ Tokyo, từ Paris, từ California viết thư đều đặn để khuyên bảo nhiều đàn em trong lãnh vực văn hóa giáo dục. Mối thâm tình đó, chúng tôi trân trọng vô cùng.
Cụ là một nhà giáo uyên bác nhưng khiêm cung, lúc nào cũng trọng tín nghĩa và không tiếc công tiếc của mà chỉ bảo cho đám hậu sinh chúng tôi về bất cứ một vấn đề nào…”
Riêng chúng tôi đã sớm có liên hệ của một học trò đối với thầy Nguyễn Khắc Kham, chúng tôi may mắn hằng tuần, có khi mỗi ngày từ cuối thập kỷ 1940, được học của thầy hơn một nửa chữ (chữ Hán, chữ Anh hay chữ Pháp). Mối liên hệ đó về sau còn được củng cố thành lòng kính ái của một nhà giáo trẻ, còn non tay nghề, đối với một bậc đồng nghiệp huynh trưởng đầy kinh nghiệm đã làm cố vấn không biết mệt mỏi cho chúng tôi lúc chúng tôi mới chập chững bước vào nghề gõ đầu trẻ - ở trường Chu Văn An (hậu thân của mẫu hiệu của chính chúng tôi là Trường Bưởi), ở tư thục Văn Lang, những năm 45, 46 - rồi sau khoảng cách khá dài, ở Trường Đại học Văn Khoa Sàigòn từ năm 1957, rồi khi chúng tôi được bổ nhiệm vào năm 1962 để kế thừa vị trí lãnh đạo của Thầy Kham tại Nha Văn hóa Bộ Quốc gia Giáo dục cũng như trong Ủy hội Quốc gia UNESCO. Qua bao nhiêu năm, Cụ Kham đã từ Tokyo, từ Paris, từ California viết thư đều đặn để khuyên bảo nhiều đàn em trong lãnh vực văn hóa giáo dục. Mối thâm tình đó, chúng tôi trân trọng vô cùng.
Cụ là một nhà giáo uyên bác nhưng khiêm cung, lúc nào cũng trọng tín nghĩa và không tiếc công tiếc của mà chỉ bảo cho đám hậu sinh chúng tôi về bất cứ một vấn đề nào…”
Và, 13 năm sau - năm 2007, Giáo sư Nguyễn Khắc Kham bước vào tuổi thọ
thứ 100. Nhân dịp này, Ban Tu Thư Viện Việt-Học cho xuất bản tập Đôi Nét
Về Giáo Sư Nguyễn Khắc Kham và được phát hành trong buổi Lễ Mừng Thọ
Bách Niên của Giáo sư tại Kobé Restaurant, Santa Clara, California vào
ngày 14 tháng Giêng năm 2007 trong tâm tình trân quí một đại thụ của nền
văn hoá Việt Nam, đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp văn hoá và
giáo dục của dân tộc, không lúc nào ngưng nghỉ cho hoạt động này kể cả
đến ngày hôm nay.
Ban Tu Thư Viện Việt-Học
III. GIÁO SƯ THANH LÃNG
Ông sinh ngày 23 tháng 12 năm 1924 tại Tam Tổng, Nga Sơn, Thanh Hóa. Nguyên tên ông khi làm phép rửa tội là Gioan Đinh Xuân Nguyên. Thuở nhỏ ông học ở trường làng, đến năm 12 tuổi thi vào Tiểu chủng viện Ba Làng. Năm 1945, ông thi đậu Tú tài, đi giúp xứ đạo và học tiếp hai năm nữa. Đến 1947, học triết trong hai năm tại Đại chủng viện Xuân Bích (Hà Nội). Năm 1949, được cử sang học tại Trường truyền giáo Roma (Ý) và được thụ phong Linh mục ngày 20 tháng 12 năm 1953.
Sao đó, Thanh Lãng theo học văn chương và đỗ Tiến sĩ tại Đại học Fribourg, Thụy Sĩ. Năm 1957 về nước, ông được bổ nhiệm làm Giáo sư tại Tiểu chủng viện Tân Thanh (Bảo Lộc, Lâm Đồng), đồng thời giảng dạy tại Đại học Văn khoa Huế, Đại học Văn khoa Sài Gòn từ năm 1957 đến 1975.
Từ tháng 5 năm 1975, ông chuyển sang lãnh vực ngôn ngữ tại Viện Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 17 tháng 12 năm 1978, giáo sư Thanh Lãng qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau một thời gian ngắn lâm bệnh [1].
Những năm 1958 - 1975, là thời kỳ GS. Thanh Lãng chuyên tâm nhất trong lãnh vực văn chương. Ông là chủ biên của các tạp chí như: Việt tiến, Trách nhiệm, Nghiên cứu văn học, Tin sách... và viết bài cho nhiều báo khác. Đa phần, bài viết của ông xoay quanh các vấn đề: lịch sử phát triển chữ Quốc ngữ, văn chương Quốc ngữ, giáo trình văn chương, một số bài viết về các tác giả: Nguyễn Du, Nhất Linh, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh,...
Để bài viết của mình thêm có chất lượng, Thanh Lãng học thêm tiếng Bồ Đào Nha, chữ Nôm.
Đã xuất bản:
Nhưng trong vụ kiện này, công lý đã không đứng về phía LM Thanh Lãng vì đám Nguyễn Hữu Trọng nói rằng LM lấy tài liệu ngoài Bắc họ cũng lấy tài liệu ngoài Bắc giống nhau thôi. Đạo văn đâu phải độc quyền của ai! Từ đấy LM bất mãn với chính phủ Quốc gia!
Mời độc giả xem chương trình du lịch “Dân tộc Karen – Người cổ dài ở Thái Lan”(Phần 2)
IV. GIÁO SƯ DƯƠNG THIỆU TỐNG
Sao đó, Thanh Lãng theo học văn chương và đỗ Tiến sĩ tại Đại học Fribourg, Thụy Sĩ. Năm 1957 về nước, ông được bổ nhiệm làm Giáo sư tại Tiểu chủng viện Tân Thanh (Bảo Lộc, Lâm Đồng), đồng thời giảng dạy tại Đại học Văn khoa Huế, Đại học Văn khoa Sài Gòn từ năm 1957 đến 1975.
Từ tháng 5 năm 1975, ông chuyển sang lãnh vực ngôn ngữ tại Viện Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 17 tháng 12 năm 1978, giáo sư Thanh Lãng qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau một thời gian ngắn lâm bệnh [1].
Tác phẩm
Để bài viết của mình thêm có chất lượng, Thanh Lãng học thêm tiếng Bồ Đào Nha, chữ Nôm.
Đã xuất bản:
- Khởi thảo văn học sử Việt Nam: Văn chương bình dân (Hà Nội, 1953; Sài Gòn, 1954, 1957)
- Biểu nhất lãm văn học cận đại Việt Nam (Sài Gòn, 1957)
- Đóng góp của Pháp trong văn học Việt Nam (Luận án Tiến sĩ, 1961)
- Thử suy nghĩ về về văn hóa dân tộc (Sài Gòn, 1967)
- Bảng lược đồ văn học Việt Nam (2 tập, Sài Gòn, 1967)[2]
- Văn học Việt Nam: Đối kháng Trung Hoa (Sài Gòn, 1969)
- Văn học Việt Nam: Thế hệ dấn thân yêu đời (Sài Gòn, 1969)
- Phê bình văn học thế hệ 1932 (2 quyển, Sài Gòn, 1972)
- Tự điển Việt-La-Bồ (dịch chung với Hoàng Xuân Việt và Linh mục Đỗ Quang Chính, 1991)
- 13 năm tranh luận văn học (3 tập, 1995)
Đánh giá
Nhà nghiên cứu Trần Hải Yến trong Từ điển văn học (bộ mới) nêu nhận xét:- Do được tiếp cận với văn hóa phương Tây, nên lối nghiên cứu của Thanh Lãng nổi rõ chất lý trí, tỉnh táo và thực tế...Di sản của ông để lại cho thấy, Thanh Lãng tâm huyết với việc dựng lại con đường phát triển của văn chương...Nhưng vì nhiều lý do, dự định viết một bộ lịch sử văn học Việt Nam như mong muốn của ông không bao giờ trở thành hiện thực. Nhưng qua những công trình mang tính chất phác thảo, qua những sưu tập công phu, đồ sộ mà ông để lại...người nghiên cứu sau ông đã thực sự có được những viên đá lát nền vững chãi để đi tiếp...[3]:
- Các nước Đông Á thường không coi trọng tư liệu...Việc sưu tầm tư liệu, đặc biệt là tư liệu báo chí, của Thanh Lãng xuất phát từ việc thương học trò. Đến sinh viên đại học cũng học chay. Chỉ học nguyên lý mà không đọc tác phẩm, chỉ học luận điểm mà không đọc, hoặc không có để đọc, các luận chứng. Bởi thế, dạy - học trở nên áp đặt, độc thoại...
- Và cũng nhờ tư liệu mà Thanh Lãng có cái nhìn mới với một vài giai đoạn văn học. Trước hết là 'văn học Thiên Chúa giáo'. Trước đây chúng ta thường nghĩ văn học Việt Nam có văn học Nho giáo (điều quá hiển nhiên), văn học Phật giáo (một số người còn nghi ngờ!), nhưng văn học Thiên Chúa giáo thì nhất quyết không có. Nhưng Thanh Lãng đã làm thay đổi suy nghĩ của chúng ta....Cũng chính trên cơ sở tư liệu này, Thanh Lãng đã có đóng góp thứ hai, quan trọng hơn, vào việc phân kỳ lịch sử văn học.... Như vậy, chọn mốc 1862, tuy là một cột chính trị nhưng lại sản sinh ra nhiều hệ quả văn hóa quan trọng, Thanh Lãng đã mang lại một cái nhìn mới cho một giai đoạn văn học Việt Nam. Đó là một cái nhìn từ Nam Bộ nhưng lại có giá trị toàn quốc, một cái nhìn từ chữ quốc ngữ, từ văn chương Ki tô giáo, tức là cái mới nảy sinh và, do đó, có phần đối lập với cái nhìn quen thuộc từ Bắc Bộ, từ nền văn chương Nho giáo, tức từ sự suy tàn của cái cũ...[4]
Chú thích
- ^ Theo Trần Hải Yến, Tự điển văn học (bộ mới), Nhà xuất bản Thế giới, 2004, tr.1633-1634. Website Tri thức Việt ghi ông mất 1900.
- ^ Bảng lược đồ văn học Việt Nam, 2 quyển với khoảng 1800 trang in, Nhà xuất bản Trình Bày ấn hành năm 1997, là một trong số những tác phẩm đồ sộ và dày công của Thanh Lãng.
- ^ Trích trong Tự điển văn học (bộ mới), đã dẫn.
- ^ Đỗ Lai Thúy - Thanh Lãng, từ tư liệu đến cách phân kỳ văn học, [1] hoặc [2]
Liên kết ngoài
- Bài viết của Đỗ Lai Thúy về Thanh Lãng trên web Văn hóa Nghệ thuật, bản sao
- Phê bình văn học thế hệ 1932 của Thanh Lãng Trên web Chim Việt cành Nam
- Linh mục Thanh Lãng Đinh Xuân Nguyên
Khuôn mặt Thanh Lãng
Viên Linh
Những năm 70, Thanh Lãng là một khuôn mặt nổi bật trong sinh hoạt văn
hóa giáo dục tại miền Nam, trong và ngoài môi trường đại học. Trong thế
kỷ XXI này nhắc đến tên ông ở hải ngoại không biết còn bao nhiêu người
đọc đến và nhớ đến tác phẩm tiêu biểu của ông: “Biểu nhất lãm Văn học sử
Việt Nam” (có thể sau đó đổi thành Bản Lược Đồ Văn Học Việt Nam).
Tôi không còn nhớ đã quen ông trong trường hợp nào, nhưng còn nhớ rõ
đó là một người cởi mở, dễ dàng trao đổi đối thoại, khác hẳn cung cách
người ta có thể thường hình dung về một vị mặc áo nhà Dòng. Nhớ về ông
có cái vui vui, nhất là hình ảnh sợi dây vàng mắc vào khuy áo, đầu sợi
dây bỏ trong túi áo ngực, hình như mắc vào đó là một cái đồng hồ vàng.
Trong
thời gian những năm cuối thập niên 60, làm việc hầu như suốt ngày từ
sáng tới chiều tại các tòa soạn mấy tờ báo, phần lớn quanh quẩn khu các
nhà in và các nhà xuất bản, các tòa soạn tạp chí văn hóa văn học ở miền
Nam, có lần ông và Giáo Sư Nguyễn Văn Trung đưa tôi đi ăn miệt ngoại ô
Ngã Ba Ông Tạ, gần ngã tư với con đường ven đô chạy vòng từ Gia Định qua
khu rừng cao su Phú Thọ. Đó là ngã tư Bảy Hiền. Từ Bảy Hiền hướng về
Sài Gòn trên đường Lê Văn Duyệt, người ta phải đi qua giữa những nhà
hàng có nơi treo nguyên một cái thân thịt luộc chín của một con vật thân
thiết như bạn quí của loài người. Nể lòng tốt của những người bạn văn
tôi tới đó, song suốt đời chưa bao giờ đụng đũa vào cái món ăn đã có kẻ
đại ngôn nói rằng nếu không ăn món đó, xuống âm phủ sẽ hối tiếc, vì ở âm
phủ không có món đó. “Sống ở đời không ăn miếng thịt nó, chết xuống âm
phủ biết có hay không.”
Chữ nó là tôi viết trại đi, thay cho tên chỉ con vật trung thành xấu
số. Không bao giờ tôi bị thuyết phục để đụng đũa vào món thịt đó cả, cho
dù là một miếng gan.
Giáo Sư Linh Mục Thanh Lãng tên khai sinh là Đinh Xuân Nguyên, ra đời
năm 1924 tại Tam Tổng, quận Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, năm 12 tuổi được
gửi vào Tiểu Chủng Viện Ba Làng, năm 1945 học xong bậc trung học với
bằng tú tài, hai năm sau ra Hà Nội vào Đại Chủng Viện Xuân Bích và trong
hai năm theo học Triết rồi được gửi đi du học Ý, học trường Truyền Giáo
La Mã, thụ phong linh mục năm 1953, lúc 29 tuổi.
Về văn học, ông đậu bằng tiến sĩ tại Đại Học Frisbourg ở Thụy Sĩ. Về
nước ở tuổi 33, ông được bổ làm giáo sư tại Chủng Viện Tân Thanh ở Bảo
Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Phải tới năm 1957 ông mới được bổ nhiệm dạy tại các
trường lớn như Văn Khoa Sài Gòn và Văn Khoa Huế. Cũng năm này ông đã
soạn xong bộ sách về văn học: Văn Học Cận Đại Việt Nam.
Trong thập niên 60, ông tham gia các tổ chức văn hóa của Hội Bút Việt
(Văn Bút Việt Nam) và cho thấy khuynh hướng hoạt động chính trị của
ông, có phần bất lợi cho Việt Nam Cộng Hòa, nhất là sau khi ông trở
thành chủ tịch của Hội Bút Việt, tức Hội Văn Bút Việt Nam trụ sở là một
công thự ở trung tâm Sài Gòn. Hoạt động với các đoàn thể chính trị cùng
thời, cộng tác với các tạp chí thiên tả như “Trình bày” (chữ bày không
viết hoa chữ b, như tờ báo khẳng định, – tờ báo có những cây bút chủ
chốt như Thế Nguyên, Linh mục Nguyễn Ngọc Lan,… Thanh Lãng chính là
người đã tuyên bố những câu trở thành khẩu hiệu chính trị cho nhóm chủ
trương “chống Mỹ cứu nước:” “Việt Nam Cộng Hòa là một nhà tù lớn.” Ông
đã không kịp tỉnh ngộ vì qua đời chỉ 3 năm sau năm 1975.
Trong các giáo sư ngành văn học và triết học, Thanh Lãng là người đã
để lại tương đối nhiều sách biên khảo và sách giáo khoa nhất. Có bài báo
đã kể lại việc ông thuê người chuyên đánh máy trong dự định in ấn phổ
biết sách học và sách đọc cho sinh viên, và những người ham đọc, ham
học.
Ông đã để lại những tác phẩm sau đây, xin ghi kỹ để những người sưu tầm tìm đọc dễ dàng thực hiện được điều cần tìm biết:
–Khởi thảo Văn học sử Việt Nam-Văn chương Bình Dân, Hà Nội 1953.
–Văn học Cận đại Việt Nam, Sài Gòn 1957.
–Đóng góp của Pháp trong Văn học Việt Nam (luận án tiến sĩ, 1961).
–Thử suy nghĩ về Văn hóa Dân tộc (Sài Gòn 1967).
–Bảng lược đồ Văn học Việt Nam (2 tập, Sài Gòn 1967).
–Văn học Việt Nam đối kháng Trung Hoa (Sài Gòn 1969)
–Văn học Việt Nam thế hệ dấn thân (Sài Gòn 1969)
–Phê bình Văn học Thế hệ 1932 (hai tập, 1972)
–Từ điển Việt-La-Bồ (soạn chung với Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính, (1991)
–13 năm tranh luận văn học, 3 tập, 1995.
Có người gần đây cho rằng người ta đã quên mất Thanh Lãng. Một cách
nào đó tác phẩm Thanh Lãng không được phổ biến đầy đủ, điều này không
phải chỉ xảy ra cho một người, mà rất nhiều người và rất nhiều tác phẩm
về văn hóa văn học Miền Nam không được phổ biến đầy đủ, bởi rất nhiều lý
do. Có những nguyên nhân khác nhau, hoặc vì ảnh hưởng chính trị riêng,
hoặc vì các diễn đàn trên không gian vi tính không được những người chủ
trương có hoàn cảnh – kể cả tuổi tác và tay nghề chuyên môn – phụ trách.
Mặt khác, nhiều sách của Giáo Sư Thanh Lãng là những bài giảng từ học
đường, người ta phải mua mới có, đã thế còn phải san nhuận mới phổ biến
được.
Như người viết bài này được biết, Thanh Lãng là vị giáo sư Văn Khoa
có nhiều tác phẩm (và bài giảng) được mua đọc nhiều nhất – và việc này
cũng gây ra – ngoài ý muốn hay sự kiểm soát của ông, những dư luận trên
báo chí, truyền thông. Việc giới thương mại xâm lấn vào thị trường sách
học ở Sài Gòn trước 75 đã trở thành sự việc phải mang ra trước tòa án
công lý.
Nhưng trong vụ kiện này, công lý đã không đứng về phía LM Thanh Lãng vì đám Nguyễn Hữu Trọng nói rằng LM lấy tài liệu ngoài Bắc họ cũng lấy tài liệu ngoài Bắc giống nhau thôi. Đạo văn đâu phải độc quyền của ai! Từ đấy LM bất mãn với chính phủ Quốc gia!
Mời độc giả xem chương trình du lịch “Dân tộc Karen – Người cổ dài ở Thái Lan”(Phần 2)
IV. GIÁO SƯ DƯƠNG THIỆU TỐNG
Thầy trò
Tháng 2 năm 2010, khi vào nhà bác ở tp Hồ Chí Minh để chuẩn bị
sang Campuchia dự một hội thảo, tôi đã cầm lên và đọc cuốn “Suy nghĩ về
văn hóa giáo dục Việt Nam” của Dương Thiệu Tống– cảm thấy sung sướng vì gặp được một tấm lòng, tìm thấy được một sự đồng cảm.
“Người học trò cũ trên đất Mỹ” là chương XXV của cuốn sách (tr.
193-200), nằm trong “Phần III: Người thầy và trò trong truyền thống Việt
Nam và trong quá trình hiện đại hóa”. Cuốn sách do Nhà xuất bản Trẻ ấn
hành, vào năm nào tôi không rõ. Sách chưa tái bản, tôi chỉ có một cuốn
photo không đầy đủ các thông tin.
NGƯỜI HỌC TRÒ CŨ TRÊN ĐẤT MỸ
Dương Thiệu Tống
Những ngày Tết của tôi trong các năm du học ở nước người gợi cho tôi
những nỗi nhớ thương da diết, vì tôi đã phải trải qua nhiều cái Tết ở
nước ngoài trong sự thờ sơ, cô đơn gần như hoàn toàn, nhất là khi tôi
phải sống trong những thành phố đại học (university town) mà không có
bóng dáng một người Việt Nam nào.
Thế nhưng cái Tết tại New York trong năm 1967 ấy đã đem đến cho tôi
một niềm vui bất ngờ và để lại trong ký ức tôi một trong những kỷ niệm
sâu sắc nhất trong cuộc đời dạy học của mình.
Năm ấy (1967), cuộc họp mặt do Hội sinh viên Việt Nam du học tại Mỹ
tổ chức tại một hội trường mượn của nhà thờ Sacred Heart ở Bronx [1]. Từ
nhà tôi ở trên đường số 122 đến Bronx không xa, chỉ cần xuống xe điện
ngầm đi chừng mấy phút là đến nơi, nhưng vì phải đi bộ thêm một quãng
đường dài quanh co để tìm địa điểm họp nên khi tôi đến nơi thì mọi người
đã họp đông đủ và đang giới thiệu từng người hay từng nhóm người một.
Hội trường đông ngoài sức tưởng tượng của tôi, khó mà tìm được một chỗ
ngồi. Tôi đang đứng ngơ ngác tìm chỗ thì một anh trong ban tổ chức nhận
ra tôi, nhường cho tôi một chỗ ngồi ngay ở dãy đầu, có lẽ vì tôi là
người sinh viên lớn tuổi nhất trong cuộc họp này. Lúc ấy tôi đã 43 tuổi,
ở một tuổi mà ít ai còn đi học vào thời bấy giờ. Đến lúc ban tổ chức
giới thiệu tôi là sinh viên đang theo học tại trường Columbia thì có
tiếng xì xầm nổi lên ở cuối hội trường. Có lẽ một người nào đó đã nhận
ra tôi vì cách đó bốn năm, tôi đã theo học tại đại học Ohio University
để lấy bằng Master, và lần này là lần thứ hai tôi đến nước Mỹ. Đột
nhiên, tôi thấy một người có vẻ lớn tuổi, vóc to lớn, mang một bộ râu
quai nón rất rậm, từ ở cuối hội trường băng qua mấy hàng ghế, đi thật
nhanh lên hàng ghế đầu, chỗ tôi đang đứng để được giới thiệu. Thoạt tiên
tôi tưởng anh là một người Mỹ được mời đến chung vui, như một số bạn
ngoại quốc có mặt tại hội trường hôm ấy. Nhưng không phải như vậy. Anh
chạy đến chỗ tôi đang đứng, ôm choàng lấy tôi, rồi quay mặt về phía hội
trường, nói lên thật to bằng tiếng Việt:
– Xin giới thiệu với các anh chị, đây là thầy tôi! Rồi anh quay về phía tôi: Thầy còn nhớ em không? Em là Huỳnh Kim Khánh, học trò của thầy ở lớp Đệ Ngữ trường Ngô Quyền đây mà!
– Xin giới thiệu với các anh chị, đây là thầy tôi! Rồi anh quay về phía tôi: Thầy còn nhớ em không? Em là Huỳnh Kim Khánh, học trò của thầy ở lớp Đệ Ngữ trường Ngô Quyền đây mà!
Tôi nhìn mặt anh thật kỹ, cố tìm một nét quen thuộc nào đó quanh bộ
râu quai nón màu đen và rất rậm. Từ vóc người đến khuôn mặt, hầu hết đều
rất xa lạ trong ký ức tôi, nhưng ánh mắt và nụ cười thì tôi không thể
lầm lẫn được. Anh đúng là HKK, học sinh ngồi ở đầu bàn thứ tư trong lớp
Đệ Ngũ của tôi tại trường Ngô Quyền 15 năm về trước! Trong cuộc đời dạy
học của tôi, có hai loại học sinh mà tôi có thể nhớ rất lâu dài, một là
loại học sinh giỏi, hai là loại học sinh tinh nghịch nhất lớp. Anh HKK
thuộc loại học sinh thứ nhất, vì môn sinh ngữ anh vượt trội tất cả các
bạn đồng học lúc bấy giờ. Ngoài ra, anh đặc biệt có lối học gần giống
như anh Hĩm Su mà tôi đã có dịp kể lại trong cuốn “Thuở Ban Đầu” (Tập
I), nghĩa là anh rất ham học và hỏi về nhiều lĩnh vực khác nhau để có
một kiến thức tổng quát rất rộng, ngoài môn sinh ngữ mà tôi giảng dạy
cho anh lúc bấy giờ.
Tôi chưa kịp hỏi anh đang theo học trường đại học nào ở Mỹ thì ban tổ
chức đã lên tiếng giới thiệu anh oang oang trong hội trường:
– Xin giới thiệu anh HKK, Ph.D., hiện là Giáo sư môn Political science tại trường Western Ontario, Canada!
– Xin giới thiệu anh HKK, Ph.D., hiện là Giáo sư môn Political science tại trường Western Ontario, Canada!
Thì ra anh đang là một Giáo sư đại học và là một nhà nghiên cứu lịch
sử chính trị Đông Nam Á. Tôi cảm thấy vừa vui sướng vừa hãnh diện vì một
học sinh của tôi ngày nay đã vượt tôi rất xa và đã trở thành giáo sự
đại học một trường lớn ở Canada, trong khi tôi còn là một sinh viên đang
bận rộn với bài vở và lo lắng về thi cử và luận án. Nghĩ đến lời anh
HKK tự giới thiệu vừa rồi, bất giác tôi nghĩ đến câu chuyện trong sách
Quốc văn Giáo khoa thư tôi được học từ hồi tiểu học về một ông tướng nổi
danh về thăm thầy cũ và tự giới thiệu với thầy: “Thưa thầy, con là
Carnot đây!”. Không ngờ, bây giờ đây, chính tôi lại được cái vinh dự của
ông thầy tiểu học trong cuốn sách nọ!
Lúc anh vừa trở lại chỗ ngồi cũ ở cuối hội trường, anh B., một nhân
viên Văn phòng Quan sát viên Việt Nam Cộng hòa tại Liên Hiệp Quốc [2],
quay lại phía tôi nói nhỏ: “Anh coi chừng đấy nhé! Tên này (HKK) là một
tay chống chiến tranh Việt Nam hạng nặng đấy!” Tôi mỉm cười tự nhủ: Việc
gì mà tôi phải “Coi chừng”? Có người Việt Nam nào mà lại muốn chiến
tranh tàn phá đất nước mình, cả miền Bắc lẫn miền Nam! Huống chi tôi
đang học ở trường Columbia, một trường mà lúc bấy giờ cả thầy lẫn trò
đều chống chiến tranh Việt Nam, và chính ở nơi đây lần đầu tiên tôi thấy
bóng dáng của lá cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam được sinh viên Mỹ vác
đi diễu hành ngay trước pho tượng “Alma Mater” giữa khuôn viên của nhà
trường.
Cuộc họp mặt vừa giải tán, tôi đến tìm ngay anh HKK và mời anh về nơi
trọ học của tôi gần trường Columbia để thầy trò cùng nhau “ăn Tết” và
để mừng cuộc gặp gỡ bất ngờ. Tôi lên chiếc xe hơi nhỏ mà anh đã dùng để
thực hiện cuộc hành trình từ Ontario đến New York và trở về. Đó là một
chiếc xe cũ hiệu Volvo mà anh đã mua trước khi lên đường vì giá của nó
cũng chỉ bằng giá vé máy bay vừa đi vừa về từ Canada, và khi về đến nhà
anh còn có thể bán lại tại các “Chợ trời xe hơi” để bù lại mọi chi phí
dọc đường.
Nơi trọ học của tôi là một căn phòng rất nhỏ, chỉ dành cho một người,
trong một tòa nhà có nhiều phòng cho thuê dành cho sinh viên đại học
Columbia và có khi cho các khách đến thăm trường. Trong mỗi dãy phòng có
bếp nấu ăn, với tủ lạnh, bếp lò gas chung cho bốn phòng, nhưng lúc nào
cũng trống vì sinh viên Mỹ không mấy khi tự nấu lấy mà thường đến ăn tại
các Cafeteria của nhà trường. Các căn phòng trong tòa nhà này tuy nhỏ
nhưng cũng có khá đủ tiện nghi, có lò sưởi bằng hơi nước nóng, nên mặc
dầu trời bên ngoài đang có tuyết rơi, phủ trắng xóa và dày đến lút giày
trên đường phố, ở trong nhà vẫn ấm áp như thường. Vì vậy, tôi không ngại
mời anh HKK đến ngủ với tôi một đêm, mặc dù với tư cách của một giáo sư
đại học, có lẽ anh đã quen với những khách sạn đắt tiền, hơn là một căn
phòng đơn sơ, bé nhỏ của một sinh viên. Tôi gợi ý thuê một căn phòng
khác, gần phòng tôi để anh ngủ qua đêm, nhưng anh từ chối, nói rằng chỉ
muốn ở chung với tôi một đêm để thày trò có thể cùng vui với nhau một
cái Tết xa quê hương.
Phòng của tôi tuy nhỏ, nhưng tôi có thiết lập một bàn thờ Phật và thờ
cha mẹ, rất đơn sơ trên một chiếc bàn nhỏ kê ở một góc phòng. Có lẽ tôi
là người du học sinh Việt Nam duy nhất ở New York có một bàn thờ ở
trong phòng trọ, vì vậy tiếng đồn đã lan đi trong cộng đồng Việt Nam ở
thành phố này lúc bấy giờ, đến nỗi, một hôm, có hai vị sư Việt Nam,
không hề quen biết, tìm đến tận nhà trọ của tôi để thăm hỏi và tìm hiểu.
Một trong hai vị ấy là một Thượng tọa đang làm luận án Tiến sĩ ở
California, còn vị kia là một Hòa thượng vừa mới ở Việt Nam sang tham
quan nước Mỹ. Cả hai vị đều quì xuống tụng kinh trước chiếc bàn thờ Phật
quá đơn sơ của tôi, khiến tôi thầm nghĩ giá như tôi có khả năng dựng
một ngôi chùa rất lớn ở trong nước thì chưa chắc gì có thể mời hai vị ấy
đến làm lễ an vị.
Tôi nhắc đến câu chuyện trên đây vì ngay lúc anh HKK bước vào căn
phòng trọ của tôi, anh đã làm tôi vô cùng ngạc nhiên và xúc động bằng
một cử chỉ mà tôi ít khi thấy ở nước nhà và chưa bao giờ thấy ở nước Mỹ
xa xôi này. Anh đến ngay trước bạn thờ cha mẹ tôi, đốt đèn nến và thắp
hương kính cẩn vái ba vái. Sau đó anh quay lại nói:
– Chắc thầy cũng đã biết, em theo đạo Tin lành từ nhỏ, nhưng cha mẹ của thầy cũng như là cha mẹ của em nên xin phép thầy làm lễ hai cụ nhân ngày Tết.
Thì ra con người Việt Nam, dù ở đâu, cũng không quên các phong tục và truyền thống tốt đẹp của đất nước, và càng xa quê hương họ lại càng ý thức được nhu cầu bảo tồn bản sắc dân tộc nhiều khi còn hơn cả người dân trong nước.
– Chắc thầy cũng đã biết, em theo đạo Tin lành từ nhỏ, nhưng cha mẹ của thầy cũng như là cha mẹ của em nên xin phép thầy làm lễ hai cụ nhân ngày Tết.
Thì ra con người Việt Nam, dù ở đâu, cũng không quên các phong tục và truyền thống tốt đẹp của đất nước, và càng xa quê hương họ lại càng ý thức được nhu cầu bảo tồn bản sắc dân tộc nhiều khi còn hơn cả người dân trong nước.
Sẵn các món thịt đông, dưa chua và một dĩa thịt kho tàu mà tôi đã tự
làm để cúng cha mẹ tôi hôm giao thừa, tôi bày tất cả mọi thứ đồ ăn, cả
Việt lẫn Mỹ lên bàn, còn anh HKK thì loay hoay nấu cơm trong gian bếp
chung kế cận.
Tối hôm ấy, chúng tôi trải qua một cái Tết đầy ý nghĩa, riêng tôi thì đó là một cái Tết vui vẻ, ấm cúng nhất trong cuộc đời du học của tôi, khác hẳn với hồi còn đi học ở Anh, trong một thành phố đại học xa Luân Đôn và các cộng đồng Việt Nam, cô đơn trong một căn phòng ký túc xá với một xoong cơm và hai quả trứng luộc chấm muối để gọi là có chút hương vị Tết quê hương!
Tối hôm ấy, chúng tôi trải qua một cái Tết đầy ý nghĩa, riêng tôi thì đó là một cái Tết vui vẻ, ấm cúng nhất trong cuộc đời du học của tôi, khác hẳn với hồi còn đi học ở Anh, trong một thành phố đại học xa Luân Đôn và các cộng đồng Việt Nam, cô đơn trong một căn phòng ký túc xá với một xoong cơm và hai quả trứng luộc chấm muối để gọi là có chút hương vị Tết quê hương!
Riêng chỉ có vấn đề ngủ là hơi khó khăn, vì trong phòng tôi có một
chiếc giường chỉ vừa đủ cho một người nằm. Anh HKK đề nghị lấy chiếc nệm
ra đặt xuống sàn nhà để anh nằm, còn tôi thì nằm trên cái đệm lò xo
(mattress) còn lại, có phủ một lớp xốp khá êm. Nhưng tối hôm ấy, chúng
tôi khôngngủ được vì mải mê ôn lại với nhau những kỷ niệm cũ tại trường
Ngô Quyền, Hải Phòng. Anh còn nhớ từng cử chỉ, từng câu nói của tôi
trong lớp Đệ Ngũ anh học năm ấy, và hát lên những bài hát bằng sinh ngữ
mà tôi dạy anh lúc bấy giờ. Tất cả những câu chuyện giữa chúng tôi đêm
hôm ấy chỉ tập trung vào các thầy giáo, bạn bè ở trường Ngô Quyền, mà
anh còn nhớ rõ tên hơn tôi. Hầu như anh không nói gì về những thành tích
anh đã đạt được ở Canada và Mỹ trong những năm qua. Mặc dầu vậy, lượm
lặt những chi tiết xen kẽ trong câu chuyện, tôi biết anh đã đi du học
sau khi học xong bậc trung học ở Việt Nam, cách đó chừng 10 năm, và anh
đang làm Giáo sư diễn giảng khoa Chính trị học (political science) ở
Ontario, đã từng được mời làm giảng sư và nghiên cứu tại đại học
Berkeley, một trong những trường nổi tiếng nhất nước Mỹ ở California.
Đến gần sáng, anh HKK nổi cơn ho rũ rượi. Sờ vào trán anh, tôi thấy
hơi nóng. Tôi liền lấy lọ dầu Nhị Thiên Đường mà gia đình vừa gửi sang
cho tôi và xoa khắp người cho anh. Hai thầy trò lục đục xoa dầu, đun
nước nóng để uống thuốc giải cảm. Lúc trời sáng tỏ thì anh cảm thấy
trong người dễ chịu hơn và chuẩn bị lên đường trở về Canada. Tôi tặng
anh một lọ dầu Nhị Thiên Đường còn nguyên trong gói để anh đem theo dùng
trong lúc đi đường. Ra đến ngoài cửa, chúng tôi thấy chiếc xe Volvo của
anh, để ở ngoài đường suốt đêm, đã bị phủ dưới một lớp tuyết dày đặc,
chỉ còn nhô lên cái cột ăng ten radio. Thầy trò lại một phen vất vả cào
tuyết, rồi lại phải hì hục đẩy chiếc xe một quãng đường máy mới chịu nổ.
Chiếc xe thả khói trắng trên suốt con đường số 122. Tôi chỉ kịp thấy
một cánh tay thò ra khỏi cửa kính để vẫy chào, rồi cả người lẫn xe đều
mất dạng giữa dòng xe cuồn cuộn. Đó là lần cuối cùng tôi gặp lại anh và
không ngờ đó cũng là cái vẫy tay của anh chào tôi lần cuối cùng trong
cuộc đời anh…
Ba mươi ba năm sau (1985), tôi ngạc nhiên nhận được từ Hà Nội ba cuốn
sách tiếng Anh do anh viết với vỏn vẹn lời đề tặng: “Kính tặng thầy
Dương Thiệu Tống, Paris ngày 7 tháng 2 năm 1985”. Sau đó, tôi mới được
biết rằng anh đã gặp một đoàn Giáo sư Hà Nội tham dự một Hội nghị về Sử
học và Chính trị Đông Nam Á tại Paris trong đó anh HKK được mời làm
thuyết trình viên. Anh đã tiếp xúc với phái đoàn Việt Nam và được biết
tôi đang còn ở Việt Nam nên đã nhờ họ chuyển các tác phẩm nghiên cứu của
anh đến cho tôi vì không biết địa chỉ. Tôi cũng không biết địa chỉ của
anh nên cũng tìm mọi cách để dò hỏi, mặc dầu thỉnh thoảng tôi vẫn nghe
những lời ca ngợi và bình luận về các tác phẩm nghiên cứu của anh trên
các đài phát thanh nước ngoài. Chỉ mới cách đây ít năm, tôi được một
người bạn Giáo sư người Việt ở Canada, anh Nguyễn Trọng Lương, nguyên
tốt nghiệp Đại học Cornell miền Tây nước Mỹ, cho biết anh HKK được mời
đến giảng tại Cornell và mất tại đó sau một cơn đau tim…
Riêng kỷ niệm lần gặp lại anh HKK tại New York vào Tết 1967 ấy, đã
khiến cho tôi phải suy nghĩ nhiều về mối quan hệ tình cảm “Thầy xưa và
Trò cũ”, không những vào lúc ấy mà cả về sau này: Không có gì vui sướng
và hãnh diện hơn cho một thầy giáo khi học sinh cũ của mình đã thành
công vượt xa mình trên đường đời, trong đó phần đóng góp của mình chỉ là
một mảng rất nhỏ, quá nhỏ, nhưng vẫn được ghi nhận. Mối tình cảm
Thầy-Trò vẫn có thể tồn tại, không bị giới hạn bởi không gian và thời
gian, nếu người ta có lòng và muốn nghĩ đến. Thế nhưng, trong khi người
học trò cũ có thể đối xử với thầy xưa với tất cả sự kính trọng giống như
thời còn đi học và họ vui sướng với thái độ ấy, thì ngược lại người
thầy giáo cũ khó có thể xem người ấy mãi mãi là người học trò của mình
giống như xưa được. Dù họ là những người thành công hay không thành công
trên đường đời, người thầy giáo, khi gặp lại họ về sau, chỉ có thể xem
họ như là những người bạn mà mình nể trọng và quí mến, chứ không thể nào
thấp hơn thế được.
Chú thích
[1] Vì hơn ba mươi năm đã trôi qua, tôi có thể nhớ lầm địa điểm tổ
chức cuộc họp này với một địa điểm khác gần đó, cũng được tổ chức trong
dịp Tết trong những năm tôi sống ở New York.
[2] Lúc bấy giờ (1967) chính quyền Sài Gòn không được là thành viên chính thức của Liên Hiệp Quốc mà chỉ được có một Văn phòng Quan sát viên tại New York.
[2] Lúc bấy giờ (1967) chính quyền Sài Gòn không được là thành viên chính thức của Liên Hiệp Quốc mà chỉ được có một Văn phòng Quan sát viên tại New York.
SƠNTRUNG
OTTAWA ngày9-VIII-2019
No comments:
Post a Comment