Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday, 6 January 2014

NS. KHRUSHOP * STALIN & CUỘC CHIẾN TRANH

Stalin và cuộc chiến tranh

Tác giả: N. S. Khrushốp

Việc quyền lực bị thâu tóm trong tay một người duy nhất - Stalin - đã tạo nên những hậu quả năng nề trong thời kỳ chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
Khi xem các tiểu thuyết, phim ảnh và những công trình "khoa học" về lịch sử của chúng ta, ta thấy Stalin có vai trò hầu như không thể tưởng tượng nổi trong cuộc chiến tranh vệ quốc. Theo đó, Stalin đã tiên đoán tất cả. Quân đội Liên Xô theo kế hoạch chiến lược do Stalin định sẵn từ lâu, đã sử dụng chiến thuật "phòng ngự tác chiến" (nghĩa là chiến thuật cho phép lính Đức tràn vào tận Moskva và Stalingrát). A'p dụng chiến thuật này, hình như chỉ nhờ thiên tài của Stalin, quân đội Liên Xô đã chuyển thế thủ thành thế công và đánh bại quân thù. Chiến thắng mang tầm quan trọng lịch sử do các lực lượng vũ trang xô-viết và do nhân dân Liên Xô anh dũng đạt được, đã bị coi là kết quả thiên tài quân sự của
Stalin(1) trong những thứ sách vở, phim ảnh và các "công trình khoa học" như thế.
Chúng ta cần phân tích kỹ vấn đề này vì nó có tầm quan trọng vô cùng lớn lao, chẳng những về phương diện lịch sử, mà cả về góc độ đào tạo chính trị và thực tiễn.

Về điểm này sự thật ra sao?
Trước chiến tranh, báo chí trong nước và tất cả công tác đào tạo chính trị đều hướng theo một giọng ngạo mạn: nếu kẻ thù dám xâm phạm lãnh thổ thiêng liêng của Liên Xô, khi chúng đánh ta một đòn, ta sẽ trả lại gấp ba và sẽ cho chúng đại bại ngay trên lãnh thổ của chúng, ta sẽ chiến thắng mà không tổn hại gì mấy. Nhưng những lời tuyên bố ấy không dựa trên sự thật nào, khả dĩ có thể đảm bảo sự bất khả xâm phạm của biên cương chúng ta trong thực tế.
Trong và sau cuộc chiến tranh, Stalin đã đưa ra ý kiến cho rằng thảm trạng mà nhân dân ta phải trải qua trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh là hậu quả cuộc tấn công "bất thình lình" của quân đội Đức chống Liên Xô. Nhưng thưa các đồng chí, điều này hoàn toàn không đúng sự thật. Ngay khi Hítle nắm quyền chính ở Đức, y đã tự đặt cho mình sứ mệnh thủ tiêu chủ nghĩa cộng sản. Bọn phát-xít đã tuyên bố một cách thẳng thừng về điều đó, không hề giấu giếm những ý đồ của chúng.
Để đạt được mục đích xâm lăng, chúng đã thiết lập đủ các loại hiệp ước và khối trục. Thí dụ: "trục" Berlin - Rôma - Tôkiô khét tiếng. Nhiều sự kiện xảy ra ở thời kỳ trước chiến tranh chứng tỏ Hítle chuẩn bị ráo riết cuộc tấn công chống nhà nước xô-viết và y đã tập trung những lực lượng quân sự lớn (trong đó có các quân đoàn thiết giáp) ở dọc biên giới Liên Xô.
Nhiều tài liệu mới công bố hiện nay cho thấy từ ngày 3-4-1941, Sớcsin - thông qua ông Cripps, đại sứ Anh ở Liên Xô - đã nhắc Stalin việc nước Đức Quốc xã bắt đầu tổ chức lại quân lực nhằm mở cuộc tấn công Liên Xô. Dĩ nhiên, Sớcsin hành động như thế không phải vì ông ta có thiện cảm với nhân dân xô-viết. Những mục tiêu đế quốc của cá nhân Sớcsin đã dẫn dắt ông trong việc này: xô đẩy nước Đức Quốc xã và Liên Xô vào cuộc chiến đẫm máu, từ đó củng cố cho địa vị đế quốc Anh.
Tuy vậy, Sớcsin kể lại trong hồi ký của mình là ông cố gắng "yêu cầu Stalin chú ý đến hiểm họa đang đe dọa".(2) Sớcsin nhấn mạnh điểm này trong các điện tín gửi ngày 18-4 và những ngày sau đó. Nhưng Stalin không hề để ý, thậm chí còn hạ lệnh cho mọi người đừng tin vào những thông tin kiểu ấy để tránh "gây ra những cuộc hành quân".
Chúng ta cần nhận định rằng những thông tin về việc nước Đức đang chuẩn bị một cuộc tấn công vũ trang vào lãnh thổ Liên Xô, cũng đã được các nguồn tin quân sự và ngoại giao của chúng ta đưa ra. Nhưng như chúng ta thấy, ban lãnh đạo đã nhận được lệnh không được tin vào những tin đó. Cho nên, với một nỗi lo âu nhất định, các tin này chỉ được gửi đi cùng những nhận định rất dè dặt về tình thế lúc bấy giờ.
Chẳng hạn, trong báo cáo gửi từ Berlin ngày 6-5-1941, tùy viên quân sự Liên Xô, đại úy Vôrônxốp viết:
Một công dân Liên Xô tên là Bôde đã báo cho phó tùy viên phụ trách hải quân: như một sĩ quan Đức - làm việc ở Tổng Hành dinh của Hítle - được biết, nước Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô vào ngày 14-5 từ hướng Phần Lan, các nước Bantơ và nước Lítva. Cùng một lúc, không quân Đức sẽ tấn công ồ ạt Moskva và Lêningrát, và quân nhảy dù sẽ chiếm cứ các thành phố dọc biên giới...
Trong báo cáo ngày 22-5-1941, phó tùy viên quân sự ở Berlin, Khlôpốp thông báo:
Cuộc tấn công của quân đội Đức đã được ấn định vào ngày 15-6, nhưng cũng có thể sẽ diễn ra trong những ngày đầu tháng Sáu.
Bức điện tín từ tòa đại sứ của ta ở Lônđơn gửi về ngày 18-6-1941, viết:
Cripps tin chắc rằng đụng độ vũ trang giữa Đức và Liên Xô là không thể tránh khỏi, và cuộc chiến tranh này sẽ xảy ra chậm nhất là vào khoảng giữa tháng Sáu. Theo Cripps, quân Đức hiện đang tập trung 147 sư đoàn (kể cả không quân và các lực lượng trợ ứng) dọc biên giới Liên Xô...
Phó mặc những lời nhắc nhở nghiêm trọng như thế, không có một biện pháp thiết yếu nào được đưa ra để nước ta có thể chuẩn bị một cách thích đáng công cuộc tự vệ và chống trả cuộc tấn công bất ngờ.(3)
Chúng ta có đủ thì giờ và khả năng thực hiện công cuộc chuẩn bị này không? Tất nhiên, có! Chúng ta có thì giờ và đủ khả năng. Nền công nghiệp của chúng ta đã phát triển đến mức có thể cung cấp mọi nhu cầu cho quân lực Liên Xô. Điều này được chứng minh bởi thực tế sau: trong những năm đầu thời chiến tranh, mặc dầu chúng ta bị mất phân nửa nền công nghiệp cùng những vùng công nghiệp và nông nghiệp quan trọng ở Ukraina và phía Bắc Kápkadơ và những vùng miền Tây đất nước do sự chiếm đóng của quân thù, nhà nước xô-viết vẫn tổ chức được việc sản xuất quân nhu ở các vùng nông thôn phía Đông, vẫn đưa vào hoạt động những thiết bị được chuyển từ các khu công nghiệp miền Tây và đã cung cấp cho quân đội mọi nhu cầu thiết yếu để tiêu diệt kẻ địch.
Nếu nền công nghiệp chúng ta được vận động kịp thời và đúng mức để cung cấp quân đội ta những khí cụ cần thiết thì các tổn thất của ta trong thời chiến hẳn đã giảm bớt rất nhiều. Nhưng cuộc vận động này không được thi hành đúng lúc. Ngay trong những ngày đầu chiến tranh, rõ ràng là quân lực ta được vũ trang tồi tệ, không đủ đại bác, chiến xa và phi cơ để đẩy lùi quân địch.
Ngay từ thời kỳ trước chiến tranh, nền khoa học và kỹ thuật Liên Xô đã phát triển các loại chiến xa và đạc bác tuyệt diệu. Có điều việc sản xuất hàng loạt những loại vũ khí này đã không được tổ chức kịp thời và trong thực tế, ta chỉ bắt đầu hiện đại hóa vũ khí trước ngày chiến tranh bùng nổ mà thôi. Thành thử, khi quân thù tấn công lãnh thổ xô-viết, chúng ta chẳng có những thiết bị cũ - không còn được sử dụng trong công nghiệp quân sự -, và cũng chưa có những thiết bị mới, khi ấy mới bắt đầu được chế tạo trong các xưởng khí cụ. Đặc biệt, pháo binh của ta rất yếu; ta cũng chưa tổ chức sản xuất đạn dược chống xe bọc thép. Nhiều vùng chiến lược được phòng thủ kiên cố, nhưng rút cục không đương đầu nổi sức tấn công của quân thù vì những loại vũ khí cũ đã bị loại bỏ, nhưng vũ khí loại mới chưa được sản xuất.
Sự kiện này, đáng tiếc, không chỉ xảy ra với chiến xa, pháo binh và phi cơ. Đầu cuộc chiến, ta còn không đủ cả súng trường để cung cấp cho số binh lính mới được điều động. Tôi còn nhớ trong những ngày đó, tôi đã gọi điện thoại từ Kiép cho đồng chí Malenkốp(4)và nói: "Nhiều chiến sĩ tình nguyện xin nhập ngũ và họ đòi cấp súng đạn. Yêu cầu gửi vũ khí cho chúng tôi."
Đồng chí Malenkốp trả lời: "Chúng tôi không thể gửi vũ khí cho đồng chí được. Chúng tôi đã gửi tất cả súng trường cho Lêningrát. Các đồng chí phải tự vũ trang lấy." (Cả phòng họp xôn xao)
Tình trạng về vũ khí là như thế.
Liên quan đến vấn đề này, chúng ta không nên quên sự kiện sau đây. I't lâu trước khi quân Hítle mở cuộc tấn công chống Liên Xô, đồng chí Kóocpônốp - thời ấy là Tư lệnh Quân sự Đặc biệt Quân khu Kiép (sau này hy sinh ở trận tuyến) - báo cáo cho Stalin biết quân Đức đang dừng chân ở bờ sông Bugơ và đang chuẩn bị lực lượng, chắc chắn chúng sẽ mở cuộc tấn công trong những ngày gần tới. Do đó, đồng chí đề nghị phải thiết lập một hệ thống phòng thủ lớn, di tản khoảng 800 ngàn dân sự khỏi các vùng giáp biên giới và xây dựng hàng loạt những đầu mối phòng ngự bằng cách thiết lập những công sự chống chiến xa, những chiến hào, v. v...
Moskva trả lời rằng những biện pháp như thế là một hành động khiêu khích, không nên khởi sự bất kỳ hành động phòng thủ gì dọc biên giới để quân Đức mượn cớ mở cuộc hành quân chống lại ta. Do đó, các vùng biên giới của ta không được chuẩn bị đầy đủ để đẩy lùi cuộc tấn công của quân địch
Khi quân đội phát-xít thực sự xâm lấn lãnh thổ xô-viết và những cuộc hành quân của chúng đã khởi đầu, Moskva vẫn ra lệnh không được bắn trả những cuộc pháo kích của quân đội Đức. Thử hỏi tại sao? Vì Stalin, mặc dầu sự việc đã rành rành, vẫn cứ tưởng chiến tranh chưa xảy ra, tất cả những điều này chỉ là hành động khiêu khích của vài đơn vị binh lính vô kỷ luật trong quân đội Đức, đòn giáng trả của chúng ta sẽ là cái cớ cho người Đức làm bùng nổ cuộc chiến.
Sự thật sau đây cũng được nhiều người biết đến. Ngay trước khi quân Đức xâm chiếm lãnh thổ Liên Xô, một công dân Đức đã vượt biên giới và cho biết quân Đức được lệnh tấn công Liên Xô vào lúc 3 giờ sáng ngày 22-6. Tin này được thông báo ngay cho Stalin nhưng Stalin vẫn hoàn toàn bỏ qua.
Chúng ta có thể thấy Stalin đã khinh thường những lời nhắc nhở của một số lãnh đạo quân sự, những thông báo của lính Đức đào ngũ và ngay cả những hành động thù địch lộ liễu. Thử hỏi đó có phải là tinh thần cảnh giác gương mẫu của một lãnh tụ đảng và nhà nước trong một khoảng khắc lịch sử nghiêm trọng như thế?
Thái độ thản nhiên, khinh thường những sự kiện rành rành ấy đã đem lại hậu quả ra sao? Kết quả là ngay trong những ngày giờ đầu cuộc chiến, ở các vùng biên giới, kẻ thù đã phá hủy phần lớn không quân, pháo binh và các trang bị quân sự khác của chúng ta. Chúng đã sát hại một phần đáng kể các cán bộ quân sự và phá hoại Bộ Tham mưu Quân sự của ta. Tất cả những điều này dẫn đến hậu quả là chúng ta không ngăn nổi quân thù tiến sâu vào nội địa đất nước(5).
Những hậu quả rất đáng buồn, nhất là trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, xảy ra do việc Stalin - do bản tính đa nghi và dựa trên những lời buộc tội bịa đặt - đã thủ tiêu nhiều người trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo quân sự và chính trị vào thời kỳ 1937-1941. Trong những năm đó, các cuộc đàn áp đã triệt hạ những tầng lớp cán bộ quân sự nhất định: hầu như từ đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng đến những lãnh đạo quân sự cấp cao nhất. Trong thời kỳ đó, các nhà lãnh đạo quân đội - từng kinh qua chiến trận ở Tây Ban Nha và Viễn Đông - đã bị thủ tiêu gần hết.(6)
Những cuộc khủng bố trên diện rộng lớn đối với các cán bộ quân sự đã phá hủy kỷ luật quân sự, vì trong mấy năm liền, người ta đã gợi ý sĩ quan các cấp, thậm chí cả binh lính trong đảng và trong đoàn Thanh niên cộng sản (Komsomol), phải "vạch mặt" chỉ huy của họ như kẻ thù giấu mặt. (Phòng họp náo động).
Tất nhiên, chính sách này đã làm tan vỡ kỷ luật quân đội trong giai đoạn đầu của chiến tranh.
Và, cũng như các đồng chí đã biết, trước chiến tranh chúng ta có nhiều cán bộ quân sự lỗi lạc, họ là những người trung thành tận tụy với đảng và với Tổ quốc. Chỉ cần nói: những người sống sót qua những vụ tra tấn tàn bạo trong ngục tù đã tỏ ra là những người yêu nước chân chính và đã anh dũng chiến đấu cho vinh quang của tổ quốc, từ những ngày đầu của chiến tranh. Tôi muốn nói đến đồng chí Rôkôsốpsky(7) (như các đồng chí biết, đã bị giam cầm trong tù), đồng chí Gôrơbatốp, Marétskốp (là đại biểu ở Đại hội này), đồng chí Pốtlát (một tư lệnh tuyệt vời đã bỏ mình nơi trận tuyến) và nhiều, rất nhiều đồng chí khác. Tuy nhiên, nhiều tướng lĩnh chỉ huy đã bị thiệt mạng trong các trại lao động khổ sai hoặc trong nhà tù, và quân đội ta không bao giờ gặp lại họ nữa.
Tình trạng ấy đã diễn ra vào đầu cuộc chiến và tạo nên mối hiểm họa lớn cho tổ quốc chúng ta.
Chúng ta không nên quên rằng sau những thất bại và những tổn thất khốc hại đầu tiên ở chiến trường, Stalin đã mất lòng tin và tưởng rằng nước ta đã lâm vào đường cùng.(8) Trong một bài diễn văn hồi đó, Stalin tuyên bố: "Chúng ta đã đánh mất vĩnh viễn tất cả những gì Lênin tạo ra".
Sau đó, trong một thời gian dài, trong thực tế Stalin không điều khiển các cuộc hành quân, nói chung đồng chí ấy không làm gì cả. Stalin chỉ nắm lại quyền chỉ huy quân sự sau khi một số ủy viên Bộ Chính trị tới gặp đồng chí ấy yêu cầu thi hành cấp tốc một số biện pháp để cải thiện tình hình ngoài trận tuyến. Như thế, mối nguy hiểm khôn lường đe dọa tổ quốc chúng ta trong thời kỳ đầu chiến tranh, phần lớn bởi Stalin đã thực hiện những phương pháp sai lầm trong việc lãnh đạo đảng và nhà nước.
Cố nhiên, chúng ta không thể chỉ nói đến những hoàn cảnh khi cuộc chiến tranh mới nổ ra, đã phá hủy trầm trọng quân đội và gây ra nhiều thiệt hại nặng nề cho chúng ta. Về sau này, sự mất bình tĩnh và chuyện Stalin can thiệp loạn xạ vào công việc chỉ đạo quân sự cũng làm quân đội ta bị thiệt hại nhiều.
Stalin hoàn toàn không hiểu những sự kiện diễn ra ở trận tuyến. Và cũng không thể ngạc nhiên về điều này, nếu chúng ta để ý là trong suốt thời kỳ chiến tranh vệ quốc, Stalin không hề đi kinh lý một trận tuyến nào, hay một thành phố nào vừa được giải phóng, ngoại trừ một cuộc thăm viếng đoạn đường ngắn trên quốc lộ Môgiaisk, khi tình thế đã ổn định trên trận tuyến. Nhiều tác phẩm văn học đã đề cập kỹ lưỡng về chuyến đi này, thêm thắt mọi thứ chuyện bịa đặt; đây cũng là đề tài cho lắm tác phẩm nghệ thuật tạo hình.
Cùng lúc đó, Stalin can thiệp vào việc thực hiện những cuộc hành quân, đưa ra các mệnh lệnh không căn cứ vào tình hình thực tế của trận tuyến, đem lại rất nhiều tổn thất có thể tránh khỏi cho quân đội ta.
Liên quan đến vấn đề này, tôi xin kể một trường hợp điển hình, chứng tỏ Stalin đã điều khiển những cuộc hành quân ngoài trận tuyến như thế nào. Tham dự Đại hội hôm nay có nguyên soái Bagramian(9), chỉ huy các cuộc hành quân ở Tổng hành dinh mặt trận phía Tây Nam, và đồng chí có thể chứng thực những điều tôi sẽ nói sau đây.
Năm 1942, khi tình hình trở nên đặc biệt nghiêm trọng cho quân đội ta ở vùng Kháckốp, chúng tôi đã có quyết định đúng đắn: ngừng cuộc hành quân nhằm bao vây Kháckốp, tình thế thực tế hồi đó cho thấy tiếp tục chiến sự có thể gây tai hại thảm khốc cho quân đội ta. Chúng tôi đề xuất ý kiến này với Stalin, lập luận rằng tình hình hiện tại đòi hỏi phải xét lại kế hoạch hành quân, chớ để quân thù có khả năng phá hoại các cứ điểm quân đội của ta.
Trái với lý trí thông thường, Stalin bác bỏ đề nghị của chúng tôi và ra lệnh tiếp tục cuộc hành quân bao vây Kháckốp, mặc dầu lúc đó nhiều nơi tập trung quân đội ta đang bị đe dọa bao vây và tiêu diệt.
Tôi gọi điện thoại và đề nghị với đồng chí Vassilépsky(10) như sau: "Alếchsanđrơ Mikhailôvích (đồng chí Vassilépsky có mặt trong phòng họp này), đồng chí hãy cầm lấy bản đồ và chỉ cho đồng chí Stalin biết thực trạng tình hình."
Tôi lưu ý là Stalin bày kế hoạch hành binh trên bề mặt một quả địa cầu dùng cho học trò. (Phòng họp xôn xao)
Đúng như vậy các đồng chí ạ, Stalin kiếm một quả địa cầu dùng cho học trò thông thường và theo dõi tình hình các mặt trận trên đó. Tôi nói với đồng chí Vassilépsky: "Đồng chí hãy chỉ tình hình cho đồng chí Stalin trên một chiếc bản đồ; trong điều kiện hiện nay chúng ta không thể tiếp tục cuộc hành quân như dự định. Phải thay đổi quyết định cũ cho hợp với thời cuộc."
Vassilépsky trả lời vấn đề này đã được Stalin nghiên cứu và đồng chí không muốn thảo luận với Stalin nữa vì Stalin không muốn bàn cãi thêm nữa.
Sau khi nói chuyện với Vassilépsky, tôi gọi điện về nhà nghỉ Stalin. Nhưng Stalin không trả lời. Malenkốp đến nhấc điện thoại. Tôi nói với đồng chí Malenkốp là tôi gọi điện từ mặt trận và muốn nói chuyện trực tiếp với Stalin. Qua Malenkốp, Stalin bảo tôi hãy bàn bạc với với đồng chí Malenkốp. Lần thứ hai, tôi nhấn mạnh là tôi muốn báo cáo trực tiếp với Stalin về tình hình nguy cấp của chúng tôi ở mặt trận. Nhưng Stalin cho rằng không cần cầm lấy ống nghe và một lần nữa, Stalin cho biết tôi phải nói chuyện với đồng chí ấy thông qua Malenkốp, mặc dầu lúc đó Stalin chỉ đứng cách điện thoại có vài bước.
Sau khi đã "lắng nghe" đề nghị của tôi bằng cách ấy, Stalin trả lời: "Cứ để nguyên mọi thứ như cũ".
Và kết quả ra sao? Đúng như chúng tôi dự tính. Quân Đức đã bao vây các khu tập trung quân đội ta và chúng ta đã bị thiệt hại hàng trăm hàng ngàn quân lính. Thế đấy, một thí dụ về "thiên tài" quân sự của Stalin và nó đã mang lại hậu quả cho chúng ta như thế nào! (Cả phòng họp xôn xao)
Sau chiến tranh, một bận Stalin gặp gỡ các ủy viên Bộ Chính trị, Anastasi Ivanôvích Mikôian(11) có nhắc đến chuyện Khrushốp đã có lý khi đồng chí ấy gọi điện báo cáo về vấn đề hành quân vùng Kháckốp, và thật đáng tiếc ý kiến của Khrushốp đã không được chấp thuận.
Các đồng chí hãy tưởng tượng Stalin nổi khùng như thế nào! Làm sao có thể giả thiết là Stalin không có lý? Bởi Stalin là một "thiên tài", mà một "thiên tài" luôn luôn phải có lý! Bất kỳ ai đều có thể sai lầm, nhưng Stalin tự cho mình không bao giờ sai lầm, đồng chí ấy luôn luôn có lý. Stalin không bao giờ nhận mình sai, sai lớn hoặc sai nhỏ, mặc dầu đồng chí ấy đã mắc nhiều sai lầm cả trong những vấn đề lý thuyết cũng như về mặt thực hành. Sau khi Đại hội bế mạc, chắc chắn chúng ta cần khảo sát lại nhiều cuộc hành quân và trình bày nó dưới ánh sáng thích hợp.
Các sách lược dính líu đến Stalin, người vốn không hề để tâm đến những điều căn bản của nghệ thuật lãnh đạo quân sự, đã làm chúng ta hao tổn nhiều xương máu, cho đến lúc chúng ta ngăn chặn được quân thù và chuyển sang phản công.
Các nhà quân sự đều biết ngay từ cuối năm 1941, đáng lý phải đẩy mạnh cuộc tổng hành quân đánh chặn ngang quân địch để tiến vào hậu tuyến của chúng, Stalin lại ra lệnh đánh trực diện để chiếm từ vùng này sang vùng nọ. Chiến thuật này gây cho chúng ta nhiều tổn hại nặng nề, cho đến khi các đại tướng của ta - hai vai mang mọi gánh nặng của chiến tranh - đã biến đổi tình hình và chuyển sang những cuộc hành quân mềm dẻo hơn, mang lại những thay đổi lớn tức thì, có lợi cho chúng ta.
Bởi vậy, thật là nhục nhã khi sau những chiến thắng lớn, phải trả bằng giá rất đắt, Stalin lại đặt dấu hỏi về công trạng của nhiều nhà chỉ huy quân sự, những người đã có công đánh bại quân thù; đồng chí ấy không thể nào coi những công lao ở mặt trận lại lại có thể do người khác làm nên.
Stalin rất muốn biết sự đánh giá của mọi người về đồng chí Giukốp(12), nhà lãnh đạo quân sự của ta. Nhiều lần đồng chí ấy hỏi ý kiến tôi về đồng chí Giukốp. Khi ấy tôi đáp: "Tôi biết Giukốp từ lâu. Đồng chí là một vị tướng có tài năng và một lãnh đạo quân sự giỏi."
Sau chiến tranh, Stalin bắt đầu gieo rắc nhiều tiếng xấu về Giukốp, chẳng hạn: "Đồng chí đã khen ngợi Giukốp, nhưng đồng chí ấy có gì đáng được khen ngợi đâu. Người ta kể, trước mỗi cuộc hành quân, đồng chí ấy vớ một nắm đất, đưa lên mũi ngửi rồi nói: "Chúng ta có thể tấn công" hoặc ngược lại: "Chưa thể thực hiện kế hoạch dự định!"
Hồi đó, tôi đã trả lời Stalin như sau: "Thưa đồng chí Stalin, tôi không biết ai đã bịa đặt điều đó, nhưng không phải là như thế."
Có thể chính Stalin đã bịa đặt ra những chuyện kiểu ấy để hạ thấp vai trò và tài năng quân sự của nguyên soái Giukốp.
Cùng lúc đó, Stalin rất sốt sắng tự tỏ ra mình là một tướng lĩnh giỏi; bằng những phương cách khác nhau, Stalin đã gieo rắc trong đầu óc quần chúng ý nghĩ rằng mọi chiến thắng của đất nước Liên Xô trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại đều do lòng quả cảm, sự can đảm và thiên tài lỗi lạc của Stalin. Chẳng khác anh chàng Kryuchkốp(13) huyền thoại, chém một nhát kiếm chết bảy kẻ địch. (Phòng họp xôn xao)
Cũng trong phạm vi vấn đề này, chúng ta thử xem các phim ảnh lịch sử và quân sự và một vài tác phẩm văn học của chúng ta. Thật là chán ngấy: mục đích thực sự của chúng là tụng ca thiên tài quân sự của Stalin. Chúng ta hãy thử nhớ lại cuốn phim Berlin thất thủ(14). Trong đó, Stalin là nhân vật duy nhất hành động; đồng chí ấy ra lệnh trong một gian phòng có nhiều ghế bỏ trống, chỉ có một người đến gần Stalin và báo cáo gì đó. Người đó là Pôskrêbưshép(15), kẻ hầu cận trung thành của Stalin. (Tiếng cười trong phòng họp)
Còn ban chỉ đạo quân sự ở đâu? Bộ Chính trị ở đâu? Chính phủ ở đâu? Họ làm gì và đang bận việc gì? Cuốn phim không đả động tới. Stalin đã hành động thay tất cả mọi người, chẳng quan tâm đến ai, chẳng hỏi ý kiến ai. Trong cuốn phim này, mọi việc đã bị bịa đặt trước mắt nhân dân. Vì sao ư? Bởi, không thèm để tâm đến thực tế và sự thật lịch sử, người ta muốn trình bày Stalin trong vầng hào quang.
Một câu hỏi được đặt ra: những người lính vác trên hai vai mọi gánh nặng chiến tranh ở đâu? Họ hoàn toàn vắng mặt trong cuốn phim; Stalin không chừa cho họ một chỗ đứng nào.
Trong cuộc chiến tranh cứu nước vĩ đại, chiến thắng không phải là sản phẩm của Stalin, nó thuộc về toàn đảng, toàn chính phủ Liên Xô, thuộc về quân đội anh hùng, những tướng lĩnh tài ba và những người lính quả cảm, thuộc về toàn thể nhân dân Liên Xô. (Vỗ tay kéo dài)
Các ủy viên Ban chấp hành trung ương, các Dân ủy, các nhà lãnh đạo kinh tế, các đại diện xuất sắc của nền văn hóa xô-viết, những người đứng đầu tổ chức đảng và xô-viết địa phương, các kỹ sư và các chuyên viên - mỗi người trên cương vị của mình, đã mang hết sức lực và khả năng của mình để làm nên chiến thắng.
Hạt nhân của xã hội chúng ta đã tỏ ra anh dũng khác thường: giai cấp công nhân vinh quang, nông dân tập thể, giới trí thức Liên Xô - dưới sự lãnh đạo các tổ chức của đảng - đã vượt qua những khó khăn khôn lường của thời chiến và đã mang hết sức bình sinh bảo vệ tổ quốc.
Những phụ nữ xô-viết - nhận về mình gánh nặng của công tác sản xuất trong các nhà máy, các nông trang và các ngành kinh tế và văn hóa - cũng đã làm nên những chiến công hiển hách và vẻ vang. Nhiều phụ nữ đã tham gia trực tiếp vào cuộc chiến đấu ở tiền tuyến. Giới thanh niên chúng ta cũng đóng góp vô biên ngoài mặt trận cũng như ở hậu phương, trong công cuộc bảo vệ đất nước xô-viết và dẹp tan quân thù.
Những người lính xô-viết, những tướng lãnh và các chiến sĩ chính trị ở mọi cấp đã có những công lao bất diệt. Sau các thiệt hại đáng kể của quân đội ta trong những tháng đầu của cuộc chiến, họ vẫn bình tĩnh chỉnh đốn hàng ngũ trong quá trình chiến đấu, họ đã tạo ra và củng cố trong thời chiến một đạo quân hùng mạnh và chiến đấu anh dũng, chẳng những đã đẩy lùi kẻ thù hùng mạnh và xảo quyệt mà còn đập tan bọn chúng.
Những chiến tích tuyệt vời của hàng trăm triệu dân chúng ở miền Đông và miền Tây trong cuộc đấu tranh chống họa nô lệ phát-xít sẽ còn sống mãi trong ký ức của nhân loại biết ơn, hàng thế kỷ, hàng thiên niên kỷ sau này. (Vỗ tay kéo dài)
Vai trò và công trạng chính của chiến thắng vĩ đại này thuộc về đảng cộng sản ta, thuộc về các lực lượng vũ trang xô-viết, thuộc về hàng chục triệu nhân dân Liên Xô do đảng đào tạo.
Chú thích:
1- Sau Thế chiến thứ hai, tất cả những văn kiện của đảng cộng sản Liên Xô (và các đảng cộng sản khác trên thế giới) đều đề cao "thiên tài quân sự lỗi lạc" của Stalin và coi Stalin là người độc nhất đã sáng lập ra Hồng quân xô-viết trong cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917. (Sự thật, người sáng lập Hồng quân là Lép Trốtsky)
Nguyên soái Bunganin viết trong cuốn sách Stalin và lực lượng vũ trang xô-viết:
Stalin là người sáng lập quân đội Liên Xô và đồng chí là một nhà quân sự đại tài của thời đại này. Tất cả những cuộc hành quân trong cuộc chiến tranh vệ quốc đều do đồng chí Stalin định đoạt và đều được thực hiện dưới sự chỉ huy của đồng chí.
Malenkốp viết trong tờ Prápđa số ra ngày 21-12-1949:
Trong cuộc Đại chiến thế giới thứ hai, khi quân đội phát-xít tràn ngập và bao trùm các nước trong vòng đen tối, đe dọa nền văn minh nhân loại, đồng chí Stalin, đứng đầu Liên Xô, đã đứng ra chỉ huy sự nghiệp dẹp tan bọn Hítle hung hãn. Đồng chí đã đem lại thắng lợi cho các dân tộc yêu chuộng hòa bình. Đồng chí là một đại tướng tài giỏi, đã cứu thoát nhân loại khỏi gông cùm phát-xít.
Những tuyên truyền bịa đặt khổng lồ này, chẳng những gây ấn tượng trong đầu óc những người cộng sản mà còn gieo rắc ảnh hưởng ngay trong giới trí thức thật tâm và nhiều sử gia đứng đắn trên thế giới. Ai ai cũng tin Stalin là một "nhà quân sự đại tài". Riêng có Lép Trốtsky đã vạch rõ sự thật trong những cuốn Stalin hay Đời tôi.
2- Nội dung bức thư của Sớcsin như sau:
Tôi nhận được tin chắc chắn quân đội Đức sẽ xâm chiếm Nam Tư sau ngày 20-3 và sau đó, họ vận dụng ba trong năm sư đoàn chiến xa từ Roumanie tiến qua miền Nam Ba Lan. Khi được tin cuộc cách mạng Nam Tư bùng nổ, họ tạm hoãn và cho lùi thời điểm nói trên. Tôi mong ngải sẽ nhận thức rõ ý nghĩa của sự kiện này.
3- Stalin tin ở Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau đã ký năm 1939 với Hítle. Vì vậy, Stalin đã chia Ba Lan với Hítle và để Hítle rảnh tay về phương Tây. Dân ủy Ngoại giao Liên Xô Môlôtốp từng công khai chào mừng những chiến thắng của Hítle ở Pháp. Dựa vào Hiệp ước kể trên, Stalin đem quân tràn vào Phần Lan, chiếm cứ ba nước Bantơ và chiếm miền Bétsarabi của Rumani. Ông ta không ngờ nước Đức lại trở mặt và cũng không tính chuyện có thể hợp tác với các nước phương Tây để chống lại Hítle. (Xin xem cuốn Chủ nghĩa Stalin của sử gia Liên Xô R. Métvêđép do Nhà xuất bản Le Seuil ở Paris dịch và phát hành năm 1972)
4- G.M. Malenkốp (1902-1988): bí thư Ban chấp hành Trung ương năm 1937, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô thời kỳ 1953-1955, ủy viên Bộ Chính trị đến năm 1957, cộng sự thân tín của Stalin.
5- Khrushốp cải chính huyền thoại cho rằng Stalin đã dùng chiến thuật chống Napôlêông của nguyên soái Kutudốp thời trước: nhử quân thù tiến sâu vào nội địa rồi để chúng bị sa lầy trên trận địa. Sự thật, vì Liên Xô không chuẩn bị mà quân đội Đức đã tiến sâu vào lãnh thổ xô-viết một cách dễ dàng, gây nhiều tổn thất (không cần thiết và lẽ ra có thể tránh khỏi) cho nhân dân và Hồng quân.
6- Khrushốp công nhận những cuộc khủng bố xta-lin-nít không đem lại sự củng cố chế độ như nhiều người lầm tưởng. Sự thật, nó đã dẫn tới kết quả tệ hại là gây hoang mang và làm mất lòng tin trong quân đội. Nhưng Khrushốp không nói hết tên những sĩ quan cao cấp đã bị triệt hạ: các nguyên soái Tukhachépsky, Bliukhe, Êgôrốp; các đại tướng Ansơnít, Biêlốp, Kachirin, Korơkơ, Ubôrêvích, Âydêman, Phenman, Primakốp, Pútna; các thủy sư đô đốc Ôrơlốp, Víchtôrốp, Sípkốp, v.v... Trong năm 1938, những cuộc thanh trừng đã thủ tiêu tất cả 80 thành viên Hội đồng Quân sự (thành lập năm 1934) và nhiều tướng tá khác. Người ta ước tính có tới 30.000 thượng và hạ sĩ quan bị xử bắn.
7- Nguyên soái Kônstantin K. Rôkôsốpsky bị bắt năm 1937 ở Lêningrát, bị tra tấn và cầm tù tới năm 1941 mới được thả. Năm 1956 được cử làm bộ trưởng Bộ Quốc phòng ở Ba Lan. Trong giai đoạn "tẩy trừ", nhiều đại tướng khác như Alếchsanđrơ V. Góocbatốp nhiều nguyên soái khác như Cyrin A. Mêrétskốp cũng ở trường hợp như Rôkôsốpsky.
8- Khrushốp cải chính huyền thoại cho rằng Stalin cũng quyết tâm đấu tranh đến cùng và do đó, đã củng cố được tinh thần quân đội và nhân dân. Huyền thoại này cũng đã được chính con gái Stalin cải chính. Sau này, để không ai biết đến việc mình mất lòng tin, Stalin đã tìm cách thủ tiêu tất cả những nhân chứng từng chứng kiến sự thật ngày đó.
9- Ivan K. Bagramian: đảng viên từ năm 1938, nguyên soái Hồng quân năm 1955, thứ trưởng Bộ Quốc phòng năm 1956.
10- Alếchsanđrơ Vassilépsky: đảng viên từ năm 1938, nguyên soái Hồng quân năm 1943, ủy viên Ban chấp hành Trung ương năm 1952.
11- Anastasi I. Mikôian (1895-1978): nhập đảng năm 1915, thành viên Ban chấp hành Trung ương từ năm 1923, ủy viên Bộ Chính trị thời kỳ 1935-1966, phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng từ năm 1955, chủ tịch nước thời kỳ 1964-1965. Bạn thân của Khrushốp.
12- Ghêorghi Giukốp (1896-1974): nguyên soái Hồng quân năm 1943, thứ trưởng Bộ Quốc phòng năm 1955, ủy viên Bộ Chính trị tháng 6-1957. Bị truất bỏ hết mọi chức vụ tháng 10-1957.
13- Kudơma Ktiútchkốp: kỵ binh ở vùng sông Đông, tham gia du kích chống Đức trong Thế chiến thứ nhất (1914). Được báo chí đề cao như một vị anh hùng cứu nước. Sau này, tên tuổi Ktiútchkốp tượng trưng cho chủ nghĩa sô-vanh.
14- Bộ phim Berlin thất thủ của đạo diễn Mikhain Chiaureli, quay năm 1949. Nguyên soái Giukốp - người lãnh đạo Hồng quân chinh phục Berlin - chỉ xuất hiện vài phút để nhận mệnh lệnh của Stalin. Sau Đại hội lần thứ XX, cuốn phim này bị thu hồi.
15- Alếchsanđrơ N. Pốtskrêbưshép: đảng viên từ năm 1917, ủy viên Ban chấp hành Trung ương, bí thư đặc biệt của Stalin.



Việc quyền lực bị thâu tóm trong tay một người duy nhất - Stalin - đã tạo nên những hậu quả năng nề trong thời kỳ chiến tranh vệ quốc vĩ đại.

Khi xem các tiểu thuyết, phim ảnh và những công trình "khoa học" về lịch sử của chúng ta, ta thấy Stalin có vai trò hầu như không thể tưởng tượng nổi trong cuộc chiến tranh vệ quốc. Theo đó, Stalin đã tiên đoán tất cả. Quân đội Liên Xô theo kế hoạch chiến lược do Stalin định sẵn từ lâu, đã sử dụng chiến thuật "phòng ngự tác chiến" (nghĩa là chiến thuật cho phép lính Đức tràn vào tận Moskva và Stalingrát). A'p dụng chiến thuật này, hình như chỉ nhờ thiên tài của Stalin, quân đội Liên Xô đã chuyển thế thủ thành thế công và đánh bại quân thù. Chiến thắng mang tầm quan trọng lịch sử do các lực lượng vũ trang xô-viết và do nhân dân Liên Xô anh dũng đạt được, đã bị coi là kết quả thiên tài quân sự của

Stalin(1) trong những thứ sách vở, phim ảnh và các "công trình khoa học" như thế.

Chúng ta cần phân tích kỹ vấn đề này vì nó có tầm quan trọng vô cùng lớn lao, chẳng những về phương diện lịch sử, mà cả về góc độ đào tạo chính trị và thực tiễn.

Về điểm này sự thật ra sao?

Trước chiến tranh, báo chí trong nước và tất cả công tác đào tạo chính trị đều hướng theo một giọng ngạo mạn: nếu kẻ thù dám xâm phạm lãnh thổ thiêng liêng của Liên Xô, khi chúng đánh ta một đòn, ta sẽ trả lại gấp ba và sẽ cho chúng đại bại ngay trên lãnh thổ của chúng, ta sẽ chiến thắng mà không tổn hại gì mấy. Nhưng những lời tuyên bố ấy không dựa trên sự thật nào, khả dĩ có thể đảm bảo sự bất khả xâm phạm của biên cương chúng ta trong thực tế.

Trong và sau cuộc chiến tranh, Stalin đã đưa ra ý kiến cho rằng thảm trạng mà nhân dân ta phải trải qua trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh là hậu quả cuộc tấn công "bất thình lình" của quân đội Đức chống Liên Xô. Nhưng thưa các đồng chí, điều này hoàn toàn không đúng sự thật. Ngay khi Hítle nắm quyền chính ở Đức, y đã tự đặt cho mình sứ mệnh thủ tiêu chủ nghĩa cộng sản. Bọn phát-xít đã tuyên bố một cách thẳng thừng về điều đó, không hề giấu giếm những ý đồ của chúng.

Để đạt được mục đích xâm lăng, chúng đã thiết lập đủ các loại hiệp ước và khối trục. Thí dụ: "trục" Berlin - Rôma - Tôkiô khét tiếng. Nhiều sự kiện xảy ra ở thời kỳ trước chiến tranh chứng tỏ Hítle chuẩn bị ráo riết cuộc tấn công chống nhà nước xô-viết và y đã tập trung những lực lượng quân sự lớn (trong đó có các quân đoàn thiết giáp) ở dọc biên giới Liên Xô.

Nhiều tài liệu mới công bố hiện nay cho thấy từ ngày 3-4-1941, Sớcsin - thông qua ông Cripps, đại sứ Anh ở Liên Xô - đã nhắc Stalin việc nước Đức Quốc xã bắt đầu tổ chức lại quân lực nhằm mở cuộc tấn công Liên Xô. Dĩ nhiên, Sớcsin hành động như thế không phải vì ông ta có thiện cảm với nhân dân xô-viết. Những mục tiêu đế quốc của cá nhân Sớcsin đã dẫn dắt ông trong việc này: xô đẩy nước Đức Quốc xã và Liên Xô vào cuộc chiến đẫm máu, từ đó củng cố cho địa vị đế quốc Anh.

Tuy vậy, Sớcsin kể lại trong hồi ký của mình là ông cố gắng "yêu cầu Stalin chú ý đến hiểm họa đang đe dọa".(2) Sớcsin nhấn mạnh điểm này trong các điện tín gửi ngày 18-4 và những ngày sau đó. Nhưng Stalin không hề để ý, thậm chí còn hạ lệnh cho mọi người đừng tin vào những thông tin kiểu ấy để tránh "gây ra những cuộc hành quân".

Chúng ta cần nhận định rằng những thông tin về việc nước Đức đang chuẩn bị một cuộc tấn công vũ trang vào lãnh thổ Liên Xô, cũng đã được các nguồn tin quân sự và ngoại giao của chúng ta đưa ra. Nhưng như chúng ta thấy, ban lãnh đạo đã nhận được lệnh không được tin vào những tin đó. Cho nên, với một nỗi lo âu nhất định, các tin này chỉ được gửi đi cùng những nhận định rất dè dặt về tình thế lúc bấy giờ.

Chẳng hạn, trong báo cáo gửi từ Berlin ngày 6-5-1941, tùy viên quân sự Liên Xô, đại úy Vôrônxốp viết:

Một công dân Liên Xô tên là Bôde đã báo cho phó tùy viên phụ trách hải quân: như một sĩ quan Đức - làm việc ở Tổng Hành dinh của Hítle - được biết, nước Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô vào ngày 14-5 từ hướng Phần Lan, các nước Bantơ và nước Lítva. Cùng một lúc, không quân Đức sẽ tấn công ồ ạt Moskva và Lêningrát, và quân nhảy dù sẽ chiếm cứ các thành phố dọc biên giới...

Trong báo cáo ngày 22-5-1941, phó tùy viên quân sự ở Berlin, Khlôpốp thông báo:

Cuộc tấn công của quân đội Đức đã được ấn định vào ngày 15-6, nhưng cũng có thể sẽ diễn ra trong những ngày đầu tháng Sáu.

Bức điện tín từ tòa đại sứ của ta ở Lônđơn gửi về ngày 18-6-1941, viết:

Cripps tin chắc rằng đụng độ vũ trang giữa Đức và Liên Xô là không thể tránh khỏi, và cuộc chiến tranh này sẽ xảy ra chậm nhất là vào khoảng giữa tháng Sáu. Theo Cripps, quân Đức hiện đang tập trung 147 sư đoàn (kể cả không quân và các lực lượng trợ ứng) dọc biên giới Liên Xô...

Phó mặc những lời nhắc nhở nghiêm trọng như thế, không có một biện pháp thiết yếu nào được đưa ra để nước ta có thể chuẩn bị một cách thích đáng công cuộc tự vệ và chống trả cuộc tấn công bất ngờ.(3)

Chúng ta có đủ thì giờ và khả năng thực hiện công cuộc chuẩn bị này không? Tất nhiên, có! Chúng ta có thì giờ và đủ khả năng. Nền công nghiệp của chúng ta đã phát triển đến mức có thể cung cấp mọi nhu cầu cho quân lực Liên Xô. Điều này được chứng minh bởi thực tế sau: trong những năm đầu thời chiến tranh, mặc dầu chúng ta bị mất phân nửa nền công nghiệp cùng những vùng công nghiệp và nông nghiệp quan trọng ở Ukraina và phía Bắc Kápkadơ và những vùng miền Tây đất nước do sự chiếm đóng của quân thù, nhà nước xô-viết vẫn tổ chức được việc sản xuất quân nhu ở các vùng nông thôn phía Đông, vẫn đưa vào hoạt động những thiết bị được chuyển từ các khu công nghiệp miền Tây và đã cung cấp cho quân đội mọi nhu cầu thiết yếu để tiêu diệt kẻ địch.

Nếu nền công nghiệp chúng ta được vận động kịp thời và đúng mức để cung cấp quân đội ta những khí cụ cần thiết thì các tổn thất của ta trong thời chiến hẳn đã giảm bớt rất nhiều. Nhưng cuộc vận động này không được thi hành đúng lúc. Ngay trong những ngày đầu chiến tranh, rõ ràng là quân lực ta được vũ trang tồi tệ, không đủ đại bác, chiến xa và phi cơ để đẩy lùi quân địch.

Ngay từ thời kỳ trước chiến tranh, nền khoa học và kỹ thuật Liên Xô đã phát triển các loại chiến xa và đạc bác tuyệt diệu. Có điều việc sản xuất hàng loạt những loại vũ khí này đã không được tổ chức kịp thời và trong thực tế, ta chỉ bắt đầu hiện đại hóa vũ khí trước ngày chiến tranh bùng nổ mà thôi. Thành thử, khi quân thù tấn công lãnh thổ xô-viết, chúng ta chẳng có những thiết bị cũ - không còn được sử dụng trong công nghiệp quân sự -, và cũng chưa có những thiết bị mới, khi ấy mới bắt đầu được chế tạo trong các xưởng khí cụ. Đặc biệt, pháo binh của ta rất yếu; ta cũng chưa tổ chức sản xuất đạn dược chống xe bọc thép. Nhiều vùng chiến lược được phòng thủ kiên cố, nhưng rút cục không đương đầu nổi sức tấn công của quân thù vì những loại vũ khí cũ đã bị loại bỏ, nhưng vũ khí loại mới chưa được sản xuất.

Sự kiện này, đáng tiếc, không chỉ xảy ra với chiến xa, pháo binh và phi cơ. Đầu cuộc chiến, ta còn không đủ cả súng trường để cung cấp cho số binh lính mới được điều động. Tôi còn nhớ trong những ngày đó, tôi đã gọi điện thoại từ Kiép cho đồng chí Malenkốp(4)và nói: "Nhiều chiến sĩ tình nguyện xin nhập ngũ và họ đòi cấp súng đạn. Yêu cầu gửi vũ khí cho chúng tôi."

Đồng chí Malenkốp trả lời: "Chúng tôi không thể gửi vũ khí cho đồng chí được. Chúng tôi đã gửi tất cả súng trường cho Lêningrát. Các đồng chí phải tự vũ trang lấy." (Cả phòng họp xôn xao)

Tình trạng về vũ khí là như thế.

Liên quan đến vấn đề này, chúng ta không nên quên sự kiện sau đây. I't lâu trước khi quân Hítle mở cuộc tấn công chống Liên Xô, đồng chí Kóocpônốp - thời ấy là Tư lệnh Quân sự Đặc biệt Quân khu Kiép (sau này hy sinh ở trận tuyến) - báo cáo cho Stalin biết quân Đức đang dừng chân ở bờ sông Bugơ và đang chuẩn bị lực lượng, chắc chắn chúng sẽ mở cuộc tấn công trong những ngày gần tới. Do đó, đồng chí đề nghị phải thiết lập một hệ thống phòng thủ lớn, di tản khoảng 800 ngàn dân sự khỏi các vùng giáp biên giới và xây dựng hàng loạt những đầu mối phòng ngự bằng cách thiết lập những công sự chống chiến xa, những chiến hào, v. v...

Moskva trả lời rằng những biện pháp như thế là một hành động khiêu khích, không nên khởi sự bất kỳ hành động phòng thủ gì dọc biên giới để quân Đức mượn cớ mở cuộc hành quân chống lại ta. Do đó, các vùng biên giới của ta không được chuẩn bị đầy đủ để đẩy lùi cuộc tấn công của quân địch

Khi quân đội phát-xít thực sự xâm lấn lãnh thổ xô-viết và những cuộc hành quân của chúng đã khởi đầu, Moskva vẫn ra lệnh không được bắn trả những cuộc pháo kích của quân đội Đức. Thử hỏi tại sao? Vì Stalin, mặc dầu sự việc đã rành rành, vẫn cứ tưởng chiến tranh chưa xảy ra, tất cả những điều này chỉ là hành động khiêu khích của vài đơn vị binh lính vô kỷ luật trong quân đội Đức, đòn giáng trả của chúng ta sẽ là cái cớ cho người Đức làm bùng nổ cuộc chiến.

Sự thật sau đây cũng được nhiều người biết đến. Ngay trước khi quân Đức xâm chiếm lãnh thổ Liên Xô, một công dân Đức đã vượt biên giới và cho biết quân Đức được lệnh tấn công Liên Xô vào lúc 3 giờ sáng ngày 22-6. Tin này được thông báo ngay cho Stalin nhưng Stalin vẫn hoàn toàn bỏ qua.

Chúng ta có thể thấy Stalin đã khinh thường những lời nhắc nhở của một số lãnh đạo quân sự, những thông báo của lính Đức đào ngũ và ngay cả những hành động thù địch lộ liễu. Thử hỏi đó có phải là tinh thần cảnh giác gương mẫu của một lãnh tụ đảng và nhà nước trong một khoảng khắc lịch sử nghiêm trọng như thế?

Thái độ thản nhiên, khinh thường những sự kiện rành rành ấy đã đem lại hậu quả ra sao? Kết quả là ngay trong những ngày giờ đầu cuộc chiến, ở các vùng biên giới, kẻ thù đã phá hủy phần lớn không quân, pháo binh và các trang bị quân sự khác của chúng ta. Chúng đã sát hại một phần đáng kể các cán bộ quân sự và phá hoại Bộ Tham mưu Quân sự của ta. Tất cả những điều này dẫn đến hậu quả là chúng ta không ngăn nổi quân thù tiến sâu vào nội địa đất nước(5).

Những hậu quả rất đáng buồn, nhất là trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, xảy ra do việc Stalin - do bản tính đa nghi và dựa trên những lời buộc tội bịa đặt - đã thủ tiêu nhiều người trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo quân sự và chính trị vào thời kỳ 1937-1941. Trong những năm đó, các cuộc đàn áp đã triệt hạ những tầng lớp cán bộ quân sự nhất định: hầu như từ đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng đến những lãnh đạo quân sự cấp cao nhất. Trong thời kỳ đó, các nhà lãnh đạo quân đội - từng kinh qua chiến trận ở Tây Ban Nha và Viễn Đông - đã bị thủ tiêu gần hết.(6)

Những cuộc khủng bố trên diện rộng lớn đối với các cán bộ quân sự đã phá hủy kỷ luật quân sự, vì trong mấy năm liền, người ta đã gợi ý sĩ quan các cấp, thậm chí cả binh lính trong đảng và trong đoàn Thanh niên cộng sản (Komsomol), phải "vạch mặt" chỉ huy của họ như kẻ thù giấu mặt. (Phòng họp náo động).

Tất nhiên, chính sách này đã làm tan vỡ kỷ luật quân đội trong giai đoạn đầu của chiến tranh.

Và, cũng như các đồng chí đã biết, trước chiến tranh chúng ta có nhiều cán bộ quân sự lỗi lạc, họ là những người trung thành tận tụy với đảng và với Tổ quốc. Chỉ cần nói: những người sống sót qua những vụ tra tấn tàn bạo trong ngục tù đã tỏ ra là những người yêu nước chân chính và đã anh dũng chiến đấu cho vinh quang của tổ quốc, từ những ngày đầu của chiến tranh. Tôi muốn nói đến đồng chí Rôkôsốpsky(7) (như các đồng chí biết, đã bị giam cầm trong tù), đồng chí Gôrơbatốp, Marétskốp (là đại biểu ở Đại hội này), đồng chí Pốtlát (một tư lệnh tuyệt vời đã bỏ mình nơi trận tuyến) và nhiều, rất nhiều đồng chí khác. Tuy nhiên, nhiều tướng lĩnh chỉ huy đã bị thiệt mạng trong các trại lao động khổ sai hoặc trong nhà tù, và quân đội ta không bao giờ gặp lại họ nữa.

Tình trạng ấy đã diễn ra vào đầu cuộc chiến và tạo nên mối hiểm họa lớn cho tổ quốc chúng ta.

Chúng ta không nên quên rằng sau những thất bại và những tổn thất khốc hại đầu tiên ở chiến trường, Stalin đã mất lòng tin và tưởng rằng nước ta đã lâm vào đường cùng.(8) Trong một bài diễn văn hồi đó, Stalin tuyên bố: "Chúng ta đã đánh mất vĩnh viễn tất cả những gì Lênin tạo ra".

Sau đó, trong một thời gian dài, trong thực tế Stalin không điều khiển các cuộc hành quân, nói chung đồng chí ấy không làm gì cả. Stalin chỉ nắm lại quyền chỉ huy quân sự sau khi một số ủy viên Bộ Chính trị tới gặp đồng chí ấy yêu cầu thi hành cấp tốc một số biện pháp để cải thiện tình hình ngoài trận tuyến. Như thế, mối nguy hiểm khôn lường đe dọa tổ quốc chúng ta trong thời kỳ đầu chiến tranh, phần lớn bởi Stalin đã thực hiện những phương pháp sai lầm trong việc lãnh đạo đảng và nhà nước.

Cố nhiên, chúng ta không thể chỉ nói đến những hoàn cảnh khi cuộc chiến tranh mới nổ ra, đã phá hủy trầm trọng quân đội và gây ra nhiều thiệt hại nặng nề cho chúng ta. Về sau này, sự mất bình tĩnh và chuyện Stalin can thiệp loạn xạ vào công việc chỉ đạo quân sự cũng làm quân đội ta bị thiệt hại nhiều.

Stalin hoàn toàn không hiểu những sự kiện diễn ra ở trận tuyến. Và cũng không thể ngạc nhiên về điều này, nếu chúng ta để ý là trong suốt thời kỳ chiến tranh vệ quốc, Stalin không hề đi kinh lý một trận tuyến nào, hay một thành phố nào vừa được giải phóng, ngoại trừ một cuộc thăm viếng đoạn đường ngắn trên quốc lộ Môgiaisk, khi tình thế đã ổn định trên trận tuyến. Nhiều tác phẩm văn học đã đề cập kỹ lưỡng về chuyến đi này, thêm thắt mọi thứ chuyện bịa đặt; đây cũng là đề tài cho lắm tác phẩm nghệ thuật tạo hình.

Cùng lúc đó, Stalin can thiệp vào việc thực hiện những cuộc hành quân, đưa ra các mệnh lệnh không căn cứ vào tình hình thực tế của trận tuyến, đem lại rất nhiều tổn thất có thể tránh khỏi cho quân đội ta.

Liên quan đến vấn đề này, tôi xin kể một trường hợp điển hình, chứng tỏ Stalin đã điều khiển những cuộc hành quân ngoài trận tuyến như thế nào. Tham dự Đại hội hôm nay có nguyên soái Bagramian(9), chỉ huy các cuộc hành quân ở Tổng hành dinh mặt trận phía Tây Nam, và đồng chí có thể chứng thực những điều tôi sẽ nói sau đây.

Năm 1942, khi tình hình trở nên đặc biệt nghiêm trọng cho quân đội ta ở vùng Kháckốp, chúng tôi đã có quyết định đúng đắn: ngừng cuộc hành quân nhằm bao vây Kháckốp, tình thế thực tế hồi đó cho thấy tiếp tục chiến sự có thể gây tai hại thảm khốc cho quân đội ta. Chúng tôi đề xuất ý kiến này với Stalin, lập luận rằng tình hình hiện tại đòi hỏi phải xét lại kế hoạch hành quân, chớ để quân thù có khả năng phá hoại các cứ điểm quân đội của ta.

Trái với lý trí thông thường, Stalin bác bỏ đề nghị của chúng tôi và ra lệnh tiếp tục cuộc hành quân bao vây Kháckốp, mặc dầu lúc đó nhiều nơi tập trung quân đội ta đang bị đe dọa bao vây và tiêu diệt.

Tôi gọi điện thoại và đề nghị với đồng chí Vassilépsky(10) như sau: "Alếchsanđrơ Mikhailôvích (đồng chí Vassilépsky có mặt trong phòng họp này), đồng chí hãy cầm lấy bản đồ và chỉ cho đồng chí Stalin biết thực trạng tình hình."

Tôi lưu ý là Stalin bày kế hoạch hành binh trên bề mặt một quả địa cầu dùng cho học trò. (Phòng họp xôn xao)

Đúng như vậy các đồng chí ạ, Stalin kiếm một quả địa cầu dùng cho học trò thông thường và theo dõi tình hình các mặt trận trên đó. Tôi nói với đồng chí Vassilépsky: "Đồng chí hãy chỉ tình hình cho đồng chí Stalin trên một chiếc bản đồ; trong điều kiện hiện nay chúng ta không thể tiếp tục cuộc hành quân như dự định. Phải thay đổi quyết định cũ cho hợp với thời cuộc."

Vassilépsky trả lời vấn đề này đã được Stalin nghiên cứu và đồng chí không muốn thảo luận với Stalin nữa vì Stalin không muốn bàn cãi thêm nữa.

Sau khi nói chuyện với Vassilépsky, tôi gọi điện về nhà nghỉ Stalin. Nhưng Stalin không trả lời. Malenkốp đến nhấc điện thoại. Tôi nói với đồng chí Malenkốp là tôi gọi điện từ mặt trận và muốn nói chuyện trực tiếp với Stalin. Qua Malenkốp, Stalin bảo tôi hãy bàn bạc với với đồng chí Malenkốp. Lần thứ hai, tôi nhấn mạnh là tôi muốn báo cáo trực tiếp với Stalin về tình hình nguy cấp của chúng tôi ở mặt trận. Nhưng Stalin cho rằng không cần cầm lấy ống nghe và một lần nữa, Stalin cho biết tôi phải nói chuyện với đồng chí ấy thông qua Malenkốp, mặc dầu lúc đó Stalin chỉ đứng cách điện thoại có vài bước.

Sau khi đã "lắng nghe" đề nghị của tôi bằng cách ấy, Stalin trả lời: "Cứ để nguyên mọi thứ như cũ".

Và kết quả ra sao? Đúng như chúng tôi dự tính. Quân Đức đã bao vây các khu tập trung quân đội ta và chúng ta đã bị thiệt hại hàng trăm hàng ngàn quân lính. Thế đấy, một thí dụ về "thiên tài" quân sự của Stalin và nó đã mang lại hậu quả cho chúng ta như thế nào! (Cả phòng họp xôn xao)

Sau chiến tranh, một bận Stalin gặp gỡ các ủy viên Bộ Chính trị, Anastasi Ivanôvích Mikôian(11) có nhắc đến chuyện Khrushốp đã có lý khi đồng chí ấy gọi điện báo cáo về vấn đề hành quân vùng Kháckốp, và thật đáng tiếc ý kiến của Khrushốp đã không được chấp thuận.

Các đồng chí hãy tưởng tượng Stalin nổi khùng như thế nào! Làm sao có thể giả thiết là Stalin không có lý? Bởi Stalin là một "thiên tài", mà một "thiên tài" luôn luôn phải có lý! Bất kỳ ai đều có thể sai lầm, nhưng Stalin tự cho mình không bao giờ sai lầm, đồng chí ấy luôn luôn có lý. Stalin không bao giờ nhận mình sai, sai lớn hoặc sai nhỏ, mặc dầu đồng chí ấy đã mắc nhiều sai lầm cả trong những vấn đề lý thuyết cũng như về mặt thực hành. Sau khi Đại hội bế mạc, chắc chắn chúng ta cần khảo sát lại nhiều cuộc hành quân và trình bày nó dưới ánh sáng thích hợp.

Các sách lược dính líu đến Stalin, người vốn không hề để tâm đến những điều căn bản của nghệ thuật lãnh đạo quân sự, đã làm chúng ta hao tổn nhiều xương máu, cho đến lúc chúng ta ngăn chặn được quân thù và chuyển sang phản công.

Các nhà quân sự đều biết ngay từ cuối năm 1941, đáng lý phải đẩy mạnh cuộc tổng hành quân đánh chặn ngang quân địch để tiến vào hậu tuyến của chúng, Stalin lại ra lệnh đánh trực diện để chiếm từ vùng này sang vùng nọ. Chiến thuật này gây cho chúng ta nhiều tổn hại nặng nề, cho đến khi các đại tướng của ta - hai vai mang mọi gánh nặng của chiến tranh - đã biến đổi tình hình và chuyển sang những cuộc hành quân mềm dẻo hơn, mang lại những thay đổi lớn tức thì, có lợi cho chúng ta.

Bởi vậy, thật là nhục nhã khi sau những chiến thắng lớn, phải trả bằng giá rất đắt, Stalin lại đặt dấu hỏi về công trạng của nhiều nhà chỉ huy quân sự, những người đã có công đánh bại quân thù; đồng chí ấy không thể nào coi những công lao ở mặt trận lại lại có thể do người khác làm nên.

Stalin rất muốn biết sự đánh giá của mọi người về đồng chí Giukốp(12), nhà lãnh đạo quân sự của ta. Nhiều lần đồng chí ấy hỏi ý kiến tôi về đồng chí Giukốp. Khi ấy tôi đáp: "Tôi biết Giukốp từ lâu. Đồng chí là một vị tướng có tài năng và một lãnh đạo quân sự giỏi."

Sau chiến tranh, Stalin bắt đầu gieo rắc nhiều tiếng xấu về Giukốp, chẳng hạn: "Đồng chí đã khen ngợi Giukốp, nhưng đồng chí ấy có gì đáng được khen ngợi đâu. Người ta kể, trước mỗi cuộc hành quân, đồng chí ấy vớ một nắm đất, đưa lên mũi ngửi rồi nói: "Chúng ta có thể tấn công" hoặc ngược lại: "Chưa thể thực hiện kế hoạch dự định!"

Hồi đó, tôi đã trả lời Stalin như sau: "Thưa đồng chí Stalin, tôi không biết ai đã bịa đặt điều đó, nhưng không phải là như thế."

Có thể chính Stalin đã bịa đặt ra những chuyện kiểu ấy để hạ thấp vai trò và tài năng quân sự của nguyên soái Giukốp.

Cùng lúc đó, Stalin rất sốt sắng tự tỏ ra mình là một tướng lĩnh giỏi; bằng những phương cách khác nhau, Stalin đã gieo rắc trong đầu óc quần chúng ý nghĩ rằng mọi chiến thắng của đất nước Liên Xô trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại đều do lòng quả cảm, sự can đảm và thiên tài lỗi lạc của Stalin. Chẳng khác anh chàng Kryuchkốp(13) huyền thoại, chém một nhát kiếm chết bảy kẻ địch. (Phòng họp xôn xao)

Cũng trong phạm vi vấn đề này, chúng ta thử xem các phim ảnh lịch sử và quân sự và một vài tác phẩm văn học của chúng ta. Thật là chán ngấy: mục đích thực sự của chúng là tụng ca thiên tài quân sự của Stalin. Chúng ta hãy thử nhớ lại cuốn phim Berlin thất thủ(14). Trong đó, Stalin là nhân vật duy nhất hành động; đồng chí ấy ra lệnh trong một gian phòng có nhiều ghế bỏ trống, chỉ có một người đến gần Stalin và báo cáo gì đó. Người đó là Pôskrêbưshép(15), kẻ hầu cận trung thành của Stalin. (Tiếng cười trong phòng họp)

Còn ban chỉ đạo quân sự ở đâu? Bộ Chính trị ở đâu? Chính phủ ở đâu? Họ làm gì và đang bận việc gì? Cuốn phim không đả động tới. Stalin đã hành động thay tất cả mọi người, chẳng quan tâm đến ai, chẳng hỏi ý kiến ai. Trong cuốn phim này, mọi việc đã bị bịa đặt trước mắt nhân dân. Vì sao ư? Bởi, không thèm để tâm đến thực tế và sự thật lịch sử, người ta muốn trình bày Stalin trong vầng hào quang.

Một câu hỏi được đặt ra: những người lính vác trên hai vai mọi gánh nặng chiến tranh ở đâu? Họ hoàn toàn vắng mặt trong cuốn phim; Stalin không chừa cho họ một chỗ đứng nào.

Trong cuộc chiến tranh cứu nước vĩ đại, chiến thắng không phải là sản phẩm của Stalin, nó thuộc về toàn đảng, toàn chính phủ Liên Xô, thuộc về quân đội anh hùng, những tướng lĩnh tài ba và những người lính quả cảm, thuộc về toàn thể nhân dân Liên Xô. (Vỗ tay kéo dài)

Các ủy viên Ban chấp hành trung ương, các Dân ủy, các nhà lãnh đạo kinh tế, các đại diện xuất sắc của nền văn hóa xô-viết, những người đứng đầu tổ chức đảng và xô-viết địa phương, các kỹ sư và các chuyên viên - mỗi người trên cương vị của mình, đã mang hết sức lực và khả năng của mình để làm nên chiến thắng.

Hạt nhân của xã hội chúng ta đã tỏ ra anh dũng khác thường: giai cấp công nhân vinh quang, nông dân tập thể, giới trí thức Liên Xô - dưới sự lãnh đạo các tổ chức của đảng - đã vượt qua những khó khăn khôn lường của thời chiến và đã mang hết sức bình sinh bảo vệ tổ quốc.

Những phụ nữ xô-viết - nhận về mình gánh nặng của công tác sản xuất trong các nhà máy, các nông trang và các ngành kinh tế và văn hóa - cũng đã làm nên những chiến công hiển hách và vẻ vang. Nhiều phụ nữ đã tham gia trực tiếp vào cuộc chiến đấu ở tiền tuyến. Giới thanh niên chúng ta cũng đóng góp vô biên ngoài mặt trận cũng như ở hậu phương, trong công cuộc bảo vệ đất nước xô-viết và dẹp tan quân thù.

Những người lính xô-viết, những tướng lãnh và các chiến sĩ chính trị ở mọi cấp đã có những công lao bất diệt. Sau các thiệt hại đáng kể của quân đội ta trong những tháng đầu của cuộc chiến, họ vẫn bình tĩnh chỉnh đốn hàng ngũ trong quá trình chiến đấu, họ đã tạo ra và củng cố trong thời chiến một đạo quân hùng mạnh và chiến đấu anh dũng, chẳng những đã đẩy lùi kẻ thù hùng mạnh và xảo quyệt mà còn đập tan bọn chúng.

Những chiến tích tuyệt vời của hàng trăm triệu dân chúng ở miền Đông và miền Tây trong cuộc đấu tranh chống họa nô lệ phát-xít sẽ còn sống mãi trong ký ức của nhân loại biết ơn, hàng thế kỷ, hàng thiên niên kỷ sau này. (Vỗ tay kéo dài)

Vai trò và công trạng chính của chiến thắng vĩ đại này thuộc về đảng cộng sản ta, thuộc về các lực lượng vũ trang xô-viết, thuộc về hàng chục triệu nhân dân Liên Xô do đảng đào tạo.

Chú thích:

1- Sau Thế chiến thứ hai, tất cả những văn kiện của đảng cộng sản Liên Xô (và các đảng cộng sản khác trên thế giới) đều đề cao "thiên tài quân sự lỗi lạc" của Stalin và coi Stalin là người độc nhất đã sáng lập ra Hồng quân xô-viết trong cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917. (Sự thật, người sáng lập Hồng quân là Lép Trốtsky)

Nguyên soái Bunganin viết trong cuốn sách Stalin và lực lượng vũ trang xô-viết:

Stalin là người sáng lập quân đội Liên Xô và đồng chí là một nhà quân sự đại tài của thời đại này. Tất cả những cuộc hành quân trong cuộc chiến tranh vệ quốc đều do đồng chí Stalin định đoạt và đều được thực hiện dưới sự chỉ huy của đồng chí.

Malenkốp viết trong tờ Prápđa số ra ngày 21-12-1949:

Trong cuộc Đại chiến thế giới thứ hai, khi quân đội phát-xít tràn ngập và bao trùm các nước trong vòng đen tối, đe dọa nền văn minh nhân loại, đồng chí Stalin, đứng đầu Liên Xô, đã đứng ra chỉ huy sự nghiệp dẹp tan bọn Hítle hung hãn. Đồng chí đã đem lại thắng lợi cho các dân tộc yêu chuộng hòa bình. Đồng chí là một đại tướng tài giỏi, đã cứu thoát nhân loại khỏi gông cùm phát-xít.

Những tuyên truyền bịa đặt khổng lồ này, chẳng những gây ấn tượng trong đầu óc những người cộng sản mà còn gieo rắc ảnh hưởng ngay trong giới trí thức thật tâm và nhiều sử gia đứng đắn trên thế giới. Ai ai cũng tin Stalin là một "nhà quân sự đại tài". Riêng có Lép Trốtsky đã vạch rõ sự thật trong những cuốn Stalin hay Đời tôi.

2- Nội dung bức thư của Sớcsin như sau:

Tôi nhận được tin chắc chắn quân đội Đức sẽ xâm chiếm Nam Tư sau ngày 20-3 và sau đó, họ vận dụng ba trong năm sư đoàn chiến xa từ Roumanie tiến qua miền Nam Ba Lan. Khi được tin cuộc cách mạng Nam Tư bùng nổ, họ tạm hoãn và cho lùi thời điểm nói trên. Tôi mong ngải sẽ nhận thức rõ ý nghĩa của sự kiện này.

3- Stalin tin ở Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau đã ký năm 1939 với Hítle. Vì vậy, Stalin đã chia Ba Lan với Hítle và để Hítle rảnh tay về phương Tây. Dân ủy Ngoại giao Liên Xô Môlôtốp từng công khai chào mừng những chiến thắng của Hítle ở Pháp. Dựa vào Hiệp ước kể trên, Stalin đem quân tràn vào Phần Lan, chiếm cứ ba nước Bantơ và chiếm miền Bétsarabi của Rumani. Ông ta không ngờ nước Đức lại trở mặt và cũng không tính chuyện có thể hợp tác với các nước phương Tây để chống lại Hítle. (Xin xem cuốn Chủ nghĩa Stalin của sử gia Liên Xô R. Métvêđép do Nhà xuất bản Le Seuil ở Paris dịch và phát hành năm 1972)

4- G.M. Malenkốp (1902-1988): bí thư Ban chấp hành Trung ương năm 1937, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô thời kỳ 1953-1955, ủy viên Bộ Chính trị đến năm 1957, cộng sự thân tín của Stalin.

5- Khrushốp cải chính huyền thoại cho rằng Stalin đã dùng chiến thuật chống Napôlêông của nguyên soái Kutudốp thời trước: nhử quân thù tiến sâu vào nội địa rồi để chúng bị sa lầy trên trận địa. Sự thật, vì Liên Xô không chuẩn bị mà quân đội Đức đã tiến sâu vào lãnh thổ xô-viết một cách dễ dàng, gây nhiều tổn thất (không cần thiết và lẽ ra có thể tránh khỏi) cho nhân dân và Hồng quân.

6- Khrushốp công nhận những cuộc khủng bố xta-lin-nít không đem lại sự củng cố chế độ như nhiều người lầm tưởng. Sự thật, nó đã dẫn tới kết quả tệ hại là gây hoang mang và làm mất lòng tin trong quân đội. Nhưng Khrushốp không nói hết tên những sĩ quan cao cấp đã bị triệt hạ: các nguyên soái Tukhachépsky, Bliukhe, Êgôrốp; các đại tướng Ansơnít, Biêlốp, Kachirin, Korơkơ, Ubôrêvích, Âydêman, Phenman, Primakốp, Pútna; các thủy sư đô đốc Ôrơlốp, Víchtôrốp, Sípkốp, v.v... Trong năm 1938, những cuộc thanh trừng đã thủ tiêu tất cả 80 thành viên Hội đồng Quân sự (thành lập năm 1934) và nhiều tướng tá khác. Người ta ước tính có tới 30.000 thượng và hạ sĩ quan bị xử bắn.

7- Nguyên soái Kônstantin K. Rôkôsốpsky bị bắt năm 1937 ở Lêningrát, bị tra tấn và cầm tù tới năm 1941 mới được thả. Năm 1956 được cử làm bộ trưởng Bộ Quốc phòng ở Ba Lan. Trong giai đoạn "tẩy trừ", nhiều đại tướng khác như Alếchsanđrơ V. Góocbatốp nhiều nguyên soái khác như Cyrin A. Mêrétskốp cũng ở trường hợp như Rôkôsốpsky.

8- Khrushốp cải chính huyền thoại cho rằng Stalin cũng quyết tâm đấu tranh đến cùng và do đó, đã củng cố được tinh thần quân đội và nhân dân. Huyền thoại này cũng đã được chính con gái Stalin cải chính. Sau này, để không ai biết đến việc mình mất lòng tin, Stalin đã tìm cách thủ tiêu tất cả những nhân chứng từng chứng kiến sự thật ngày đó.

9- Ivan K. Bagramian: đảng viên từ năm 1938, nguyên soái Hồng quân năm 1955, thứ trưởng Bộ Quốc phòng năm 1956.

10- Alếchsanđrơ Vassilépsky: đảng viên từ năm 1938, nguyên soái Hồng quân năm 1943, ủy viên Ban chấp hành Trung ương năm 1952.

11- Anastasi I. Mikôian (1895-1978): nhập đảng năm 1915, thành viên Ban chấp hành Trung ương từ năm 1923, ủy viên Bộ Chính trị thời kỳ 1935-1966, phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng từ năm 1955, chủ tịch nước thời kỳ 1964-1965. Bạn thân của Khrushốp.

12- Ghêorghi Giukốp (1896-1974): nguyên soái Hồng quân năm 1943, thứ trưởng Bộ Quốc phòng năm 1955, ủy viên Bộ Chính trị tháng 6-1957. Bị truất bỏ hết mọi chức vụ tháng 10-1957.

13- Kudơma Ktiútchkốp: kỵ binh ở vùng sông Đông, tham gia du kích chống Đức trong Thế chiến thứ nhất (1914). Được báo chí đề cao như một vị anh hùng cứu nước. Sau này, tên tuổi Ktiútchkốp tượng trưng cho chủ nghĩa sô-vanh.

14- Bộ phim Berlin thất thủ của đạo diễn Mikhain Chiaureli, quay năm 1949. Nguyên soái Giukốp - người lãnh đạo Hồng quân chinh phục Berlin - chỉ xuất hiện vài phút để nhận mệnh lệnh của Stalin. Sau Đại hội lần thứ XX, cuốn phim này bị thu hồi.

15- Alếchsanđrơ N. Pốtskrêbưshép: đảng viên từ năm 1917, ủy viên Ban chấp hành Trung ương, bí thư đặc biệt của Stalin.
Lên đầ

No comments:

Post a Comment