Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday 30 May 2019

IV. VÀNG VÀ MÁU

Lúc bấy giờ vua Uy Mục và Lê Tương Dực nhà Lê tham dâm tàn bạo, các quan đại thần mỗi ngưởi mỗi phe như phe Trịnh Duy Sản, Trịnh Tuy, Nguyễn Hoàng Dụ, Trần Chân đánh nhau. .. Khắp nơi dân chúng bất mãn, cướp bóc nổi lên như rươi. Ở Kinh Bắc có Thân Duy Nhạc, Ngô Văn Tổng; Sơn Tây có Trần Tuân,Tam Đảo có Phùng Chương, Nghệ An có Lê Hy, Trịnh Hưng, Lê Văn Triệt. . .


Trong các đám giặc cướp này, có anh em Lê Vấn, Lê Đại người Hải Dương thanh thế khá lớn được bộ hạ tôn xưng là quận Hổ và quận Báo. Quận Hổ có sức mạnh địch trăm người, tinh thông thập bát ban võ nghệ. Trong tay quận Hổ có hàng ngàn quân binh mạnh khỏe, trong khi triều đình khí thế non kém. Mỗi phủ huyện chỉ có vài chục quân binh, còn các thừa tuyên (tức là tỉnh sau này) chỉ có một hai trăm binh. Quận Hổ cùng một trăm quân sĩ tinh nhuệ thường xông lên trước. Bất cứ nhà giàu nào tường cao cổng kín, bất cứ thành trì nào, quân sĩ của ông chẳng cần thang, cứ người nọ chồng lên người kia mà leo lên thành dễ dàng rồi đột nhập vào đốt nhà cướp của, chém giết quân binh. Sở dĩ ông nổi danh là quận Hổ vì tính khát máu của ông. Sau khi đã lấy sạch vàng bạc, ông có thú vui bắt chủ nhà quỳ trước chân ông, rồi ông lấy búa đập nát đầu gia chủ. Sau đó, ông lần lượt hãm hiếp vợ và con gái chủ nhà. Còn lính tráng thì được tự do thâu chiến lợi phẩm. Sau khi thỏa mãn, ông cầm dao cắt cổ họ. Đánh chiếm thành trì cũng vậy. Gặp quan giết quan, gặp lính giết lính, gặp dân giết dân, vì vậy nghe tin quân Hổ kéo đến, quan quan chưa đánh đã bỏ chạy, mặc sức quận Hổ chiếm kho lương và vàng bạc.



Cùng lúc này, Trần Cao nổi lên đánh phá kinh đô Thăng Long và chiếm cứ một vùng lớn rồi xưng vương, lập một triều đình gồm bá quan văn võ trong một thời gian khá lâu, còn vua quan nhà Lê bỏ chạy vào núi. Anh em quận Hổ, quận Báo đem quân đầu hàng Trần Cao. Trần Cao phong hai anh em làm đô đốc, rồi thượng tướng. Sau quận Hổ về làm trấn thủ Thái Nguyên, còn quận Báo làm Ngũ quân Đô Thống trong triều.



Trước đây, quận Hổ cướp vàng bạc của dân chúng rồi xây nhà cửa, dinh thự to lớn. Bây giờ được phong thượng tướng kiêm trấn thủ Thái Nguyên, ông lại càng đắc chí, xây dinh thự cao sang trăm phần. Công cuộc xây cất đền đài tốn kém, ông bắt dân chúng và quan địa phương cung đốn nhân công và vàng bạc. Quan trấn thủ muốn việc xây cất phải hoàn thành vào khoảng rằm tháng chạp để sau đó khánh thành vào dịp Tết, và làm lễ khánh thọ cho ông. Lễ khánh thành dinh thự và lễ mừng thọ cũng là một dịp ông thu tiền và lễ vật các quan trong tỉnh Thái Nguyên và trong triều, ngoài quận. Công việc cấp bách, các đốc công bắt thợ nhịn đói làm gấp ngày đêm. Ai chậm trễ hoặc bệnh hoạn thì bị đánh đập tàn nhẫn khiến cho một số dân phải chết thảm trong cơn mưa bão. Công việc xây cất cần nhiều gỗ, ngói và gạch, nhưng thời gian cấp bách, không lò gạch nào cung ứng đủ cho công trường. Và cũng vì gỗ quý khan hiếm ,không dễ gì đốn cây chở về Thái Nguyên, cho dù Thái Nguyên là nơi núi rừng.


Quan trấn thủ nghe lời bọn tả hữu cho quân lính đến giở chùa Linh Sơn để mang gỗ, gạch ngói về xây. Chùa này to lớn, có nhiều gỗ quý, đã xây dựng trước đó vài năm. Dù là gạch ngói cũ cũng không hề gì vì người ta sẽ bắt nhân công chùi đánh cho sạch rồi sơn lại thì cũng như mới. Còn gỗ cũng vậy. Cứ giở gỗ về đánh bóng và sơn phết lên là xong. Chư tăng trong chùa than khóc và phản kháng thì quan ra lệnh binh sĩ giết . Một số binh sĩ không dám giết kẻ tu hành thì quan liền khoa đao giết bọn lính hèn nhát này. Sau đó ông cùng bọn lính trung thành giết tất cả là 60 người, không bỏ sót một ai. Quan trấn thủ bèn ra lệnh san bằng chùa Đại Từ Bi, lấy đất xây hồ sen để mùa hè cho ông thưởng lãm.



Tại Thái Nguyên , phú ông họ Trần, và phú ông họ Lê có nhà cửa khang trang, quan trấn thủ cũng cho người đến mua nhà của họ để lấy gỗ và gạch ngói với giá hai mươi quan tiền, là một giá rất là tượng trưng cho nên cả hai ông không bán. Vài bữa sau, cả hai ông bị quân lính đến khám nhà và xét thấy trong nhà chứa nhiều gươm đao khiến cho hai ông bị kết tội phản loạn mà bị chém và gia sản bị tịch thu có đến hàng ngàn lượng vàng; vợ con họ phải làm tỳ thiếp cho quận Hổ và bọn chân tay. Ngày xử chém hai gia đình này, hai phú ông họ Trần và họ Lê đã khóc lóc thảm thiết và nguyền rủa quận Hổ:
-Mày tàn ác quá, mày sẽ bị báo ứng! Chúng tao thề không tha cho mày. Chúng mày sẽ chết thảm khốc!



Để chuẩn bị cho một cuộc sống vương giả sau này, xứng với đền đài nguy nga, tráng lệ, quan trấn thủ cho bọn thủ hạ đi bắt gái đẹp về làm hầu thiếp, và một số làm ca nhi để cho trong dinh thự, đền đài của ông lúc nào cũng có tiếng nhạc thánh thót, và tiếng ca véo von như cảnh Bồng Lai. Việc bắt gái đẹp này đã làm cho một số con gái liều mình tự tử nhưng quan trấn thủ vẫn không dừng bước.

Những gia đính có cây đẹp, trái quý, hoặc có chim biết nói, biết ca đều bị quan lính xông vào cướp đoạt đem dâng cho quan trấn thủ để quan làm một vườn hoa y như Ngự viên ở Cấm Thành.


Ngày tết nguyên đán đã đến mà việc xây lâu đài chưa xong, quan trấn thủ giận quá, ra lệnh chém vị chỉ huy xây dựng cùng năm đốc công. Công việc xây cất phải đến tháng bảy mới xong, nhưng vừa xây xong thì bão lụt kéo về làm sụp đổ toàn bộ lâu đài. Việc này khiến quan trấn thủ phải làm lại từ đầu.



Lúc bấy giờ quan có hai con trai. Thằng Cả nhờ thế cha mà làm Phó tổng binh Lạng Sơn, còn thằng Hai tuổi 18-20 thì không tham công danh quyền quý, chỉ thích ăn chơi nhưng lại có óc lãnh tụ giống cha. Nó làm lãnh tụ một băng đảng gồm ba, bốn mươi thanh thiều niên,tuổi 15-20, là con của các quan lớn nhỏ trong thành Thái Nguyên. Chúng đi khắp phố phường bắt gái đẹp về làm trò chơi tập thể. Nhiều khi chúng cầm gươm giáo chặn một khu phố bắt tất cả phụ nữ, không kể trẻ già. Chúng trùm bao bố, nhét giẻ vào miệng và trói chân tay họ lại, rồi đem đến khu vui chơi của chúng. Vô phước làm sao, một buổi tối, phu nhân của quan trấn thủ đi thăm mẹ ruột ở Bắc Ninh về, bà và hai thị tỳ đều bị đám du đãng bắt trùm bao bố và chở đến khu hành lạc tập thể của chúng. Bà kêu la thì chúng lấy giẻ bịt miệng bà lại. Bà chống cự thì chúng trói chân tay bà lại.


Hôm đó chúng chỉ bắt được năm, sáu phụ nữ. Chúng tắt đèn tối thui và chơi trò tập thể. Cả đám phụ nữ bị chúng thay nhau hãm hiếp. Bà nghe trong đám có tiếng thằng Hai con của bà. Chính thằng này đã ba, bốn lần dày vò bà. Bà không thể lầm được giọng nói của nó, và mùi hôi nách của nó. Bà cào nó một cái ở trên mặt và cắn một cái ở ngực. Thằng này tức giận thụi ba cái vào mặt bà làm bả chết ngất. Tưởng bà đã chết, cả bọn trùm bao bố đem quăng bà ngoài bờ sông. Sáng hôm sau có người tìm thấy xác chết bèn trình quan trấn thủ. Quan bèn sai nha lại đi điều tra mới biết nạn nhân chính là phu nhân của quan trấn thủ. Mặt bà bị dấm sưng vù, không mở mắt ra được, còn cửa mình máu me ra không ngớt. Sau hai ba ngày cấp cứu, quan trấn thủ hỏi đầu đuôi và được phu nhân kể lại mọi sự. Bà khóc lóc trong nhục nhã và uất hận. Chính bà bị con trai bà hãm hiếp. Bà khóc lóc van xin ông hãy giết chết thằng con súc sanh này. Khóc xong bà cắn lưỡi tự tử!


Quan sai lính tróc nã đám du đãng và bắt được cậu Hai. Nhìn mặt thấy thằng con ông bị cào ở mặt. Ông hỏi nó, nó bảo vết thương do đánh lộn với mấy đứa du côn. Ông bắt cậu Hai cởi áo ra thì thấy có vết răng cắn ở ngực. Quan tức giận cầm gươm chém chết cậu Hai.




Kể từ đó quan uống rươu say sưa và hành lạc mạnh mẽ hơn. Quan uống đủ thứ rươu rắn, rươu dê và các thuốc "nhất giao sinh ngũ tử" để bổ dương. Một ngày đêm phải có năm hay mười thiếu nữ phục vụ quan. Một hôm con dâu ông, vợ quan Phó tổng binh, về làm lễ trăm ngày cho mẹ chồng. Bà phải về một mình vì quan phó tổng binh phải đem binh đi dẹp loạn. Gặp lúc say rượu, ông ôm con dâu vào phòng và đóng cửa lại. Không hiểu vị phu nhân trẻ này có bí quyết gì màu nhiệm mà quan trấn thủ mê mệt, khiến quan trấn thủ giữ riết nàng lại, không cho về. Con trai ông, quan phó tổng binh đem binh đến đón vợ về thì bị quan trấn thủ đuổi đi và đóng cửa thành lại.




Quan trấn thủ có thói quen đi săn ở rừng Thái Nguyên, Tuyên Quang. Quan có khẩu súng điểu thương mua lại của người Tây dương bắn bách phát, bách trúng. Bữa đi săn nào quan cũng đại thắng, nếu không hạ được lợn rừng thì cũng hươu, nai. Quan ăn không hết thì cho bọn thủ hạ ăn nhậu say sưa thả dàn.



Mùa xuân là mùa săn bắn vì cây cối trong rừng nẩy lộc, loài vật kéo nhau ra ăn từng đàn. Hơn nữa mùa xuân có mưa lâm râm, đất mềm, ghi lại dấu chân thú vật, dễ theo dõi.
Ngày hôm đó đội thám báo cho quan biết khu rừng Sim có hươu nai về nhiều. Quan vội huy động binh mã lên đường. Sau một giờ tìm hươu nai, đoàn đi săn bỗng nghe hai phát súng nổ lớn và nhiều tiếng kêu la. Quan binh vội chạy đến thì thấy quan trợn mắt nằm trên vũng máu, tay buông khẩu súng . Người ta giải thích là quan bị súng của quan cướp cò. Cũng có người nói quan bị ông em là quan Ngũ quân Đô Thống giết vì mối thù trong gia đình. Cũng có kẻ nói quan Ngũ quân Đô Thống vâng lệnh Trần Cao hạ thủ anh vì anh có âm mưu phản loạn, chống triều đình. Lại cũng có tin chính Cậu cả bắn hạ cha ruột để trả thù cướp vợ!

Saturday, August 23, 2008

III. ĐÔNG ĐỊNH VƯƠNG NGUYỄN LỮ

Tháng ba năm đinh hợi (1407), quân Minh đánh vào thành Đa Bang, Mộc phàm giang, và Hàm Tử quan, rồi tiến vào Thăng Long như chỗ không người. Quân nhà Hồ đại bại, cha con họ Hồ phải chạy vào Thanh Hóa, Nghệ An rồi Hà Tĩnh thì bị bắt, và bị giải về Kim Lăng. Cùng lúc này, nhà Minh bắt một số nhân sĩ sang Kim Lăng giam tại đó để làm cho trong nước không còn ai có tài sức chống lại quân Minh. Đàng khác, nhà Minh dụ dỗ một số ra làm quan. Ai ra làm quan thì được thưởng vàng bạc, châu báu. Tuy nhiên một số ra đầu phục nhà Minh mà cũng bị đem sang Trung Hoa lấy cớ là cho đi tu nghiệp, nhưng sự thực là giam lại bên đó. Con cháu họ Hồ và dân chúng, nhất là các trí thức không muốn ra làm quan với nhà Minh nên đã bỏ trốn vào rừng. Sau khi Lê Lợi thống nhất đất nước, gia đình họ Hồ lại trở về huyện Hưng Nguyên, Nghệ An. Trong cuộc chiến tranh Nam Bắc (thế kỷ XVII), quân Nguyễn chiếm đánh Nghệ An, lúc bấy giờ là Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình, một số dân chúng Nghệ An bị bắt đưa vào vùng Thuận Quảng, trong đó có gia đình họ Hồ, tức tổ tiên Nguyễn Nhạc. Ban đầu gia đình này định cư ở ấp Tây Sơn, thôn An Khê, thuộc phủ Hoài An, đất Quy Nhơn. Đến đời Hồ Phi Phúc thì gia đình dời về ấp Kiên Thành, sau là làng Phú Lạc, huyện Tuy Viễn sinh ba con , con đầu là Nhạc, con thứ là Lữ và con út là Huệ.


Nhạc trước làm biện lại ở Vân Đồn cho nên được gọi là biện Nhạc. Ông say mê cờ bạc nên đem tiền thuế nướng vào sòng bạc hết sạch, rồi bỏ trốn lên núi làm giặc. Đến năm tân mão ( 1771), Nhạc lập đồn trại ở đất Tây Sơn, chiêu mộ quân sĩ. Lúc bấy giờ dân chúng tôn phù họ Nguyễn, anh em họ Hồ bèn đổi sang họ mẹ để thu phục nhân tâm, thành ra Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ.


Nguyễn Nhạc là người đa mưu kế, thường lấy của nhà giàu chia cho người nghèo cho nên dân chúng theo về rất đông. Nguyễn Nhạc muốn mở rộng đất đai bèn mưu cướp thành Quy Nhơn. Ông lập mưu ngồi vào cũi, cho thủ hạ khiêng vào thành Quy Nhơn nộp cho tuần phủ Nguyễn Khắc Tuyên. Nguyễn Khắc Tuyên tưởng thật, mở cửa thành cho vào. Đến đêm, Nguyễn Nhạc phá cũi, mở cửa thành cho quân Tây Sơn tràn vào chiếm thành. Thành Quy Nhơn trở thành căn cứ của anh em Nguyễn Nhạc.



Lúc này, chúa Nguyễn là Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát cầm quyền, phong con thứ chín là Nguyễn Phúc Hiệu làm thế tử. Sau Vũ vương gần mất, mà thế tử đã chết sớm, nên để di chiếu lập người con thứ hai nối nghiệp, song quyền thần Trương Phúc Loan đổi di chiếu, lập người con thứ 16 của Vũ vương mới 12 tuổi lên làm chúa, tức Định vương. Sau khi Hoàng Ngũ Phúc giết Trương Phúc Loan và đánh Phú Xuân, chúa Nguyễn chạy vào Quảng Nam, lập cháu là Nguyễn Phúc Dương làm Đông cung. Khi quân Tây Sơn chiếm Quảng Nam, chúa Nguyễn đem cháu là Nguyễn Ánh chạy vào Gia Định, để Đông cung ở lại Quảng Nam cự địch. Nguyễn Nhạc cho người rước Đông cung về để lấy lòng dân. Quân Hoàng Ngũ Phúc đã tiến qua Hải vân, Nguyễn Nhạc sai Lý Tài, Tập Đình là quân người Quảng Đông (Trung Quốc) đánh Hoàng Ngũ Phúc nhưng bị thua quân Trịnh, Nguyễn Nhạc muốn giết Lý Tài, Tập Đình nên Tập Đình phải chạy về Quảng Đông sau bị quân Thanh giết. Quân Nguyễn lúc này có quan Lưu thủ đất Long Hồ là Tống Phước Hạp đã lấy ba phủ Bình Thuận, Diên Khánh và Bình Khánh, rồi tiến đánh Phú Yên. Ngoài Thuận Hóa có Hoàng Ngũ Phúc. Tây Sơn lâm thế lưỡng đầu thụ địch. Nguyễn Nhạc bèn sai bộ tướng là Phan Văn Tuế đem vàng bạc lụa và xin nộp đất Quảng Nghĩa, Quy Nhơn, Phú Yên dâng Hoàng Ngũ Phúc, và tình nguyện đem quân đánh họ Nguyễn. Hoàng Ngũ Phúc cũng muốn dùng sức Tây Sơn đánh Gia Định nên dâng sớ xin chúa Trịnh phong cho Nguyễn Nhạc làm Tiên phong tướng quân, Tây Sơn hiệu trưởng. Chúa Trịnh chấp thuận, Hoàng Ngũ Phúc bèn sai Nguyễn Hữu Chỉnh vào Quy Nhơn mang ấn kiếm cho Nguyễn Nhạc.


Nguyễn Nhạc không lo mặt Bắc nữa, bèn tính mưu kế đánh họ Nguyễn . Ông đem con gái là Thọ Hương dâng cho Đông cung, và sai người đến nói với Tống Phước Hạp xin đầu hàng để hiệp sức khôi phục Thuận Hóa. Tống Phước Hạp mắc mưu. Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Huệ tiến đánh khiến cho quân Tống Phước Hạp thua. Nguyễn Nhạc sai người báo tin thắng trận cho Hoàng Ngũ Phúc. Hoàng Ngũ Phúc tâu xin chúa Trịnh phong Nguyễn Huệ làm Tây Sơn hiệu tiên phong tướng quân. Quân Trịnh chiếm Thuận Hóa và Quảng Nghĩa. nhưng bị bệnh dịch mà chết rất nhiều. Hoàng Ngũ Phúc tâu chúa Trịnh xin lui binh về Thuận Hóa. Chúa Trịnh thuận cho. Hoàng Ngũ Phúc về Thuận Hóa thì mất. Chúa Trịnh sai Bùi Thế Đạt và Lê Quý Đôn vào giữ Thuận Hóa. Thế là đất Quảng Nam thuộc Tây Sơn. Năm bính thân (1776), Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Lữ vào đánh Gia Định, chiếm Sài Côn ( Sài Gòn), chúa Nguyễn chạy về Trấn Biên ( Biên Hòa). Đỗ Thanh Nhân ở Đông Sơn khởi binh chống Tây Sơn, chiếm lại Sài Côn, Nguyễn Lữ lấy một số thóc gạo rồi lui về Quy Nhơn.


Nguyễn Nhạc thấy mình đã mạnh, bèn sửa lại thành Đồ Bàn của nước Chiêm , rồi xưng là Tây Sơn vương vào tháng ba bính thân (1776). Cũng thời gian này, Đông cung trốn vào Gia Định.được Lý Tài rước về Sài Côn làm Tân Chính vương, tôn Định vương làm Thái thượng vương. Năm đinh dậu (1777), Nguyễn Nhạc tâu chúa Trịnh xin làm Trấn thủ Quảng Nam. Lúc này miền Bắc rối loạn, giặc giã nổi khắp nơi khiến kho tàng trống rỗng, Trịnh Sâm bèn chấp thuận cho Nguyễn Nhạc làm Quảng Nam trấn thủ, Tuyên Úy đại sứ, Cung quận công. Nguyễn Nhạc không lo mặt Bắc nữa, bèn tính tiến công Gia Định. Ông sai hai em vào đánh chúa Nguyễn. Lý Tài thua chạy, Tân chính vương lui về Vĩnh Long còn Thái thượng vương chạy về Long Xuyên. Nguyễn Huệ đuổi theo bắt được cả hai rồi giết đi. Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ lấy xong Gia Định giao cho đô đốc Chu trấn thủ, rồi về Quy Nhơn. Năm mậu tuất (1778), Nguyễn Nhạc xưng đế hiệu là Thái Đức, lấy Đồ Bàn làm hoàng đế thành, phong Nguyễn Lữ làm Tiết chế , Nguyễn Huệ làm Long nhương tướng quân.


It lâu sau, Nguyễn Ánh tái chiếm Gia Định, xưng là Đại nguyên soái, Nhiếp quốc chính. Nguyễn Ánh sai Lê Văn Quân đem binh đánh thành Bình thuận và thành Diên Khánh. Năm nhâm dần (1782), Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đem 100 chiến thuyền vào Cần Giờ, người Pháp là Manuel phải đốt tàu mà chết. Nguyễn Ánh phải chạy ra Phú quốc..Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ về Quy Nhơn. Nguyễn Ánh trở về chiếm Gia Định, Nguyễn Huệ vào đánh Gia Định, Nguyễn Ánh chạy ra Phú Quốc rồi Côn Lôn. Nguyễn Ánh cầu cứu Pháp và Xiêm La. Tháng hai năm giáp thìn (1784), vua Xiêm sai tướng đem quân sang giúp Nguyễn Ánh nhưng bị quân Nguyễn Huệ đánh tan ở gần Rạch Gầm và Xoái Mút tại Mỹ Tho. Nguyễn Huệ lui về Quy Nhơn, giao Đặng Văn Chân trấn thủ Gia Định.
Tháng năm, năm bính ngọ (1786), Nguyễn Huệ đem binh chiếm Thuận Hóa rồi kéo binh ra Bắc diệt họ Trịnh. Vua Hiển Tông phong Nguyễn Huệ làm Nguyên soái Uy quốc công, và gả Ngọc Hân công chúa cho Nguyễn Huệ. It lâu sau, vua Hiển tông mất, vua Chiêu Thống lên ngôi. Khi Nguyễn Nhạc nghe tin Nguyễn Huệ đem binh ra Bắc thì vội đem quân cản lại, nhưng Nguyễn Huệ đã ra Bắc và dẹp xong họ Trịnh. Anh em Nguyễn Nhạc gặp nhau tại Thăng Long, sau đó, anh em Tây Sơn về Nam. Nguyễn Nhạc ở Quy Nhơn xưng là Trung ương hoàng đế, phong Nguyễn Lữ làm Đông Định vương ở Gia Định, Nguyễn Huệ làm Bắc bình vương ở Thuận Hóa.



Nguyễn Lữ không trí trá như Nguyễn Nhạc, và cũng không có tài quân sự như Nguyễn Huệ. Ông đã lập gia đình, có hai vợ và ba con. Thuở nhỏ, ông có khuynh hướng siêu hình. Ông theo học đạo với một đạo sư Ấn Độ và trở thành một đạo sư của một nhóm dân chúng vùng Quy Nhơn bao gồm người Việt và người Chiêm Thành. Đường lối tu tập của ông rất phóng khoáng, không lập chùa chiền, không tụng kinh kệ mà chú trọng về tu Thiền. Ông tu như kiểu cư sĩ Phật giáo. Hằng ngày và hàng đêm, ông tu tập Thiền định cho dù là ở trong chiến trường đầy khói lửa. Ông đã đạt nhiều tiến bộ trong thiền định. Tâm ông đã được hỷ lạc và an tịnh khá nhiều.
Tự nhiên, những chuyện lúc ấu thơ sống lại trong lòng ông. Những việc bí ẩn trong gia đình, trong đời ông, ông đều hiểu rõ nguyên nhân. Trong giấc mơ, có lần ông thấy ông tìm về dưới hang núi Thiếu Lâm. Cũng có lần ông thấy mình trở về chốn cũ trên non cao ẩn khuất trong mây mù, sương khói, bạn bè với những con khỉ, con hươu và bầy hạc.
Một hôm, ông thấy trong cung điện nhà Trần, Đế Hiễn bàn với các cận thần mưu giết Lê Quý Ly vì y quá chuyên quyền, nhưng có người mật báo cho Lê Quý Ly, Quý Ly sai quân bắt vua,. Thượng hoàng bênh Lê Quý Ly, xuống chiếu trách Đế Hiển trẻ con làm hại công thần, làm nguy xã tắc. Thượng hoàng giáng vua làm Minh Đức đại vương và lập Chiêu Định vương là con Nghệ Tông lên ngôi. Các tướng bèn xông vào cứu giá, nhưng vua viết hai chữ “giải giáp”. Quý Ly bèn ra lệnh thắt cổ Đế Hiễn. Các tướng sĩ theo phò Đế Hiễn bị giết hết.


Khi Nguyễn Nhạc nổi lên ở đất Tây Sơn, có bọn Lý Tài Tập Đình theo giúp, lực lượng rất mạnh. Nguyễn Nhạc tiến đánh Quảng Nghĩa, chiếm một dải đất rộng cho đến Bình Thuận. Nguyễn Lữ là người có vị trí thứ hai trong lực lượng Tây Sơn. Ông đã vào Gia Định chiến thắng nhiều lần nhưng tâm ông không thiết tha đến việc binh đao. Tại Gia Định thành sau khi tọa thiền rồi nằm ngủ, ông thấy một giấc mơ:
Trên một bãi cỏ rộng trước cung vua, Lê Quý Ly ra lệnh hành quyết 370 tướng sĩ nhà Trần trong đó có những danh tướng như Trần Nguyên Hãng, Trần Khắc Chân. Máu phun thành vòi, thây của họ vẫn đứng sừng sững. Họ lên tiếng chửi mắng Lê Quý Ly, nguyền rủa Lê Quý Ly. Trong khi các nạn nhân bị giết dã man, Lê Quý Ly cười khoái trá và ngày càng lộng hành. Ông tự xưng là Quốc tổ Chương hoàng, ở cung Nhân Thọ, ra vào dùng nghi vệ thiên tử. . .


Một đêm tại thành Đồ Bàn, sau khi ngồi thiền xong đi một vòng kiểm tra quân sĩ, ông bèn lui về nghỉ ngơi.
Ông thấy quân Thanh ào ạt sang Việt Nam. Lê Quý Ly phải bỏ thành Thăng Long mà chạy rồi bị bắt tại Hà Tĩnh, vài bị đem về Kim Lăng sống kiếp tù binh nhục nhã..

Một đêm khác tại Quy Nhơn sau khi quân Tây Sơn chiếm thành Quy Nhơn, trong khi thiền định, ông thấy trước mắt một vùng hào quang xuất hiện.
Nguyễn Huệ đem binh đánh Phú Xuân, rồi tiến thẳng ra Bắc diệt tan họ Trịnh rồi lui về Phú Xuân.



Một vài năm sau, cũng tại thành Quy Nhơn, một đêm hè nóng bức, thiền định xong, ông ra sân đứng ngắm sao trời, rồi lui vào phòng an nghỉ. Ông thấy trong giấc mơ:
Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, tự mình thống lĩnh binh sĩ, ngồi lưng voi, tả xông hữu đột tiến vào Thăng Long đánh tan quân Thanh ra khỏi đất nước. Tôn Sĩ Nghị và bọn tàn binh giành nhau chạy dẫm đạp mà chết, xác chất thành đống. . .



Sau khi Nguyễn Huệ tiêu diệt họ Trịnh, Nguyễn Nhạc về Quy Nhơn xưng Trung ương hoàng đế, danh tiếng nhà Tây Sơn lên cao, nhất là sau khi Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh (1788) nhưng cũng từ đó, bao tệ nạn trong gia đình, trong quốc gia xảy ra. Nguyễn Nhạc hiếp vợ Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ đem binh vây thành Quy Nhơn. . .suýt gây nên cảnh huynh đệ tương tàn. Việc này làm cho lòng Nguyễn Lữ cay đắng và chán nản. Ông nhận thấy cuộc thế là một đấu trường tanh hôi, là chỗ cho con người tranh giành, chém giết. Vinh nhục, thành bại chỉ là một giấc Nam kha.


Sau khi được phong Đông Định vương trấn đóng Gia Định ông lại thấy những giấc mơ hãi hùng.
Tại Đồ Bàn và Thuận Hóa, trời đất đen tối, quan tài của Nguyễn Nhạc rồi Nguyễn Huệ lần lượt bay về trời. . . Tại Quy Nhơn, các tướng sĩ tranh chấp, gây nên cuộc long tranh hổ đấu, người Tây Sơn giết người Tây Sơn, máu chảy thành sông. . ..
Vài tháng sau, ông lại thấy giấc mơ khác:
Quân Nguyễn Ánh người ngựa và chiến thuyền tới tấp ra Thuận Hoá, Tây Sơn thất trận, anh em nhà Tây Sơn chạy ra Bắc Hà , lớp bị bắt, lớp bị chém giết, lớp tự tử rất thê thảm.Cuối cùng, mồ mả nhà Tây Sơn bị đào bới, thi hài bị ném xuống sông, và những người còn sống, trẻ già đều bị giết tuyệt.
Đặc biệt là giấc mơ này luôn luôn lập đi lập lại nhiều lần khiến cho ông thấy rõ cuộc thế vô thường và công danh phú quý là bi thảm, và tai họa. Ông đã vào đạo thánh, đã đi và đến, đã nghe và thấy tất cả, không u mê, lầm lẫn như bao người thế cõi trần!



Khoảng tháng bảy năm đinh vi (1787), Nguyễn Ánh trở về Long Xuyên, Nguyễn Lữ lui về Biên Hòa giao cho tướng Phạm Văn Tham giữ Sài Côn . Sau Nguyễn Lữ bỏ về Quy Nhơn giả bệnh, giả chết rồi đem gia đình trốn đi một nơi thật xa, không ai hay biết. Mười lăm năm sau, năm 1802, Nguyễn Ánh đem quân ra Bắc, quân Tây Sơn đại bại, Nguyễn Ánh lên ngôi, hiệu là Gia Long, giết con cháu Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, đào mả Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ mà không tài liệu sử nào của nhà Nguyễn nói đến việc đào mả Nguyễn Lữ và giết con cháu Nguyễn Lữ bởi vì ông đã bỏ đi thật xa, có thể là sang Xiêm La hay Ấn Độ.. .

MÂY TRẮNG ĐẦU NON

 I. SINH VIÊN VÕ BA

Hồi đó tôi dạy học tại Đại Học Văn Khoa Saigon. Tôi và các bạn đồng nghiệp trẻ rất thân vì chúng tôi hiểu nhau.Những lần đi dạy học tại Đại học Cần Thơ, Hòa Hảo, Cao Đài..là những lần chúng tôi ở cùng nhau trong Viện Đại Học.Những ngày ở Đại Học Văn Khoa là những ngày rất vui trong đời tôi, mặc dầu bên ngoài bom vẫn rơi, đạn vẫn nổ.Tiếng súng cộng quân mỗi tháng nghe như tiến dần vào thành phố. Lúc bấy giờ tôi bận việc nghiên cứu và giảng dạy, Hết giờ dạy là về nhà chỉ đọc và viết, không chú ý đến việc nào khác. Trường ĐHVK có cỗng chính và cỗng phụ đều nằm ở đường Cường Đễ Tôi gửi xe gắn máy tại nhà ông Tam, người gác-dan của trường. Nhà ông Tam ở liền văn phòng của Trường, và cũng gần cỗng mở ra đường Cường Đễ. Mỗi lúc ra về lấy xe, tôi thấy trong văn phòng có một chàng thanh niên tuổi khoảng 20, là nhân viên mới.Dáng điệu quê mùa, thường mặc quần kaki cũ, áo cháo lòng, hay đứng trước văn phòng kế toán. Tôi không rõ anh phụ trách việc gì.Mỗi tháng tôi chi ghé phòng kế toán lãnh lương.Ông kế toán viên hơi già, tai nghễnh ngãng, nhưng nói đến tiền bạc thì nghe rõ lắm.

Sau 1975, các vị tu hành, và người lớn tuổi đều được cho nghĩ hưu sớm, tôi và các đồng nghiệp ở Văn Khoa và Khoa Học phải học chính trị hơn một năm tại DHVK Saigon. Sau đó, chúng tôi bị thải hồi vì tội làm CIA.Lúc đó tôi mới biết anh chàng thanh niên kia tên là Võ Ba, vốn là sinh viên ban Sử Địa, là Việt Cộng nằm vùng, người Củ Chi, bị quốc gia bắt giam, sau được giáo sư Sơn Hồng Đức, giảng sư ban Sử Địa - nay đã tạ thế- lúc này làm phụ tá Khoa trưởng Bùi Xuân Bào, bảo lãnh đưa vào làm văn phòng nhà trường. Thiết tưởng cũng nên nói thêm ông Sơn Hồng Đưc, giảng sư ban Sử Địa, nghe đâu là nhân viên của phủ Tổng thống.Ở trường tôi có việc lạ lùng. Giáo sư Châu Long nằm vùng nhưng các sinh viên cao học đều là người quốc gia, còn Sơn Hồng Đưc, người Tổng thống phủ lại giúp đỡ các ông nằm vùng.

Sau 1975, tôi ra khỏi biên chế thì Võ Ba trở thành cán bộ giảng dạy ban Sử Địa.Tôi thường đến thư viện Trường đọc sách và mượn sách. Tại đây tôi gặp Võ Ba, anh tỏ vẻ thân thiện với tôi. Anh nói chương trình Địa Lý cấp ba không bằng chương trình cấp một của quốc gia.Chương trình quá sơ lược. Chương trình năm châu chỉ dạy vài giờ theo kiểu lái phản lực xem hoa.(Chương trình văn học thế giới cũng thế!).

Anh nói rằng các giáo sư Sử Địa rất tốt. Giáo sư Lâm Thanh Liêm và bà Quach Thanh Tâm đã nói với anh rằng:

Chúng tôi biết anh là cộng sản nhưng chúng tôi không lấy đó làm điều. Nếu anh thich học, chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ!

Anh ca tụng tinh thần bác ái của các giáo sư trên. Riêng đối với giáo sư Sơn Hồng Đức anh kính trọng đặc biệt mặc dù Sơn Hồng Đức bị chính quyền Cộng sản kết tội là CIA.Anh vẫn gọi giáo sư Sơn Hồng Đức bằng thầy và thường tới thăm Sơn Hồng Đưc khi ông được trả tự do.

Nghe anh nói, tôi nghĩ ngợi gần xa.Quả thật chính phủ ta và đồng bào ta rất nhân ái. Nguyễn Hữu Thọ và nhiều người theo Cộng sản nhưng chúng ta không truy bức gia đình họ. Con cái của họ vẫn được học đại học cụ thể như sinh viên Võ Ba. Trái lại cộng sản với chính sách lý lịch và sự căm thù của "đấu tranh giai cấp, đã giết, bỏ tù hoặc hành hạ đọa đầy những người có tổ tiên làm quan lại , làm việc cho Pháp,hoặc thân nhân đi nam. Đấy cũng là một hình thức"tru di tam tộc" của phong kiến!Ở thế kỷ XX, cộng sản chính là quỷ khát máu, chúng hô hào đánh đổ phong kiến nhưng chúng tàn ác hơn chế độ quân chủ trăm lần.

Sau này nghe tin Võ Ba bỏ dạy học, đi làm bí thư cho huyện Nhà Bè. Có một bí thư như Võ Ba chắc tình trạng cũng không đến nỗi nào!Nhưng thế sự thăng trầm, huyện ủy Nhà Bè mất chức, Võ Ba lui về nhà. Sau này không biết con đường công danh, sự nghiệp của Võ Ba như thế nào.

 II. DUYÊN KIẾP

Tôi tên là Đào Duy Kỳ, dòng dõi Đào Duy Từ, là một trung úy trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa, tốt nghiệp trường Võ Bị Thủ Đức, ra đơn vị tác chiến khoảng hai năm thì ngày 30-4-1975 xảy đến. Cũng như mọi sĩ quan Việt Nam cộng hòa, tôi đã bị giải ra Bắc và ngồi tù qua các trại Sơn La, Yên Bái, Lạng Sơn. . .
Tôi vốn sinh trưởng trên sông nước Cửu Long giang, khí hậu an lành và trong mát cho nên khi ra Bắc, tôi rất khốn khổ. Tại Lạng Sơn, Thái Nguyên, mùa hè nóng ghê gớm, đến nỗi ban ngày không dám nằm giường chiếu hoặc dựa cột, ngồi ghế hay gốc cây. Mùa hè, dân nơi đây phải chui xuống gậm giường mà nằm. Mùa đông thì rét như cắt thịt, nhất là cơn gió bấc và mưa phùn đã cộng tác chặt chẽ làm tội chúng tôi, những tù nhân thiếu áo, thiếu cơm. Nhưng rồi ngày tháng trôi qua, tôi cũng đã quen thuộc với khí hậu Lạng Sơn, Thái Nguyên.
Những ngày ra Bắc đầu tiên, chúng tôi rất khổ sở. Chúng tôi bị bọn công an ngu dốt chửi mắng, đánh dập và hành hạ. Chúng dốt nhưng lại có nhiều tự hào. Tư hào chiến thắng. Tự hào yêu nước. Tự hào thông minh và tự hào giàu mạnh. Chúng thực thà tin rằng chúng là người trí tuệ, còn tất cả nhân dân miền Nam là ngu dốt nên đã theo Mỹ và thất bại. Chúng tự hào là chúng yêu nước nhất còn phe quốc gia là bán nước cho nên chúng đề cao khẩu hiệu " Yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa", hàm ý chỉ có người cộng sản là yêu nước. Chúng không biết Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng và đàn em sau này của Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp đã ký tên bán Việt Nam cho Trung Quốc . Họ khinh người Nam ngu dốt, không có tình yêu quê hương, tổ quốc cho nên khi có người xuất cảnh, họ mở nhạc cho nghe bài " Quê hương là chùm khế ngọt" để dạy người xuất ngoại lòng yêu nước. Họ không biết những người bỏ nước ra đi cũng rất yêu nước, yêu nhà, yêu mẹ già, em dại và yêu tự do nhưng vì cộng sản tàn ác nên phải bỏ tất cả mà ra đi! Họ coi họ là bậc thầy, còn chúng tôi là kẻ ngu dốt phải nhờ họ dạy dỗ cho nên người. Danh từ " học tập cải tạo" ý nghĩa là thế! Dưới mắt cộng sản, nhân dân miền Nam là cầm thú, chỉ có cộng sản là con người, con người trí tuệ, bách chiến bách thắng! Sự khinh bỉ cộng với lòng căm thù cho nên một số người Bắc đã chạy sang Hongkong mà còn làm lễ mừng chiến thắng 30-4 và đánh đập người Nam tại đây!Bọn công an, bộ đội đa số nhiễm độc cộng sản, học đường lối tàn ác từ Liên Xô, Trung Quốc,lại muốn tỏ ra hăng hái tích cực để lập công cho nên chúng đày đọa chúng tôi đủ điều. Hể một tù nhân có lỗi gì là cả lũ công an, bộ đội xúm lại đánh hôi. Đánh hội chợ coi như là một đặc tính của con người xã hội chủ nghĩa. Nếu không xúm vào mà cứ đứng trơ mắt nhìn, có lẽ họ sẽ bị phê bình là không có tinh thần đồng đội, không có ý thức căm thù quân địch. Chúng lại dùng khí hậu khắc nghiệt, và cái đói và rét để đọa đày chúng tôi. Chúng bắt chúng tôi lao động cực nhọc để trả thù chúng tôi. Nhất là những ngày đầu tiên ra đất Bắc, chúng tôi thường bị dân chúng, nhất là đàn bà và trẻ con ném đá, ném đất và chửi bới thô bỉ nặng nề. Có khi họ đã tập trung đông đảo trên đường chúng tôi đi lao động để ném đá, hô đả đảo và chửi bới. Có thể là do dân chúng đã bị nhiễm nọc độc cộng sản. Có thể địa phượng bắt dân đả đảo để trấn áp chúng tôi, mong lập thành tích kia nọ. Có đôi khi chúng tôi đột nhiên gặp vài đồng bào thì họ ngại ngùng, tránh né. Có lẽ họ sợ liên lụy, sợ bị công an bắt bỏ tù vì liên lạc với tù nhân!Sống trong chế độ ác ôn, con người phải đeo mặt nạ, nếu không thì dễ bị quỷ tha, ma bắt.Tất cả đều là nạn nhân!
Ban đầu thì chúng tôi chao động, có người sợ hãi, nhưng rồi thì cũng quen đi vì mình đã ngồi xuống đất đen thì còn gì để mất và để sợ hãi. Chúng tôi cho rằng cuộc đời chúng tôi đã chấm dứt vì ở Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam trước đây, những tù binh hay phản động là ngồi tù rục xương mà thôi. Chúng tôi im lặng để mặc cho họ ném đá và chửi bới. Nếu ai bị thưong thì chúng tôi săn sóc, băng bó. Nếu dân chúng quá dữ tợn thì chúng tôi dừng lại, để quản giáo giải quyết rồi mới tiếp tục đi. Tôi hiểu dân chúng miền Bắc đa số tin theo lời tuyên truyền xuyên tạc của cộng sản, và tin những lời cộng sản nói. Họ tin vào ông Hồ, họ cất giấu cán bộ, và góp lương thực ủng hộ cộng sản. Nhiều bà bảo rằng đảng lúc nào cũng đúng. Công an không bắt oan ai bao giờ. Con cháu bà nếu bị giam giữ thì bà bảo chúng nó cố gắng hoc tập tốt để sớm trở về. Nhiều ông bố thấy con ngỗ ngáo, bèn đem con cho bộ đội hay giao con cho công an để họ giáo dục thành người tốt. Ngay tại miền Nam trước 1975, nhiều người tin Nguyễn Hữu Thọ là người quốc gia, không phải cộng sản. Ông Hồ là người yêu nước, là bậc đạị nhân, đại nghĩa. Khi dân Bắc di cư vào Nam, đồng bào Nam kỳ thắc mắc:" Ngoài Bắc đã độc lập tự do, sao còn bỏ xứ mà đi?" Tất cả đã nhiễm độc quá nặng nên tôi cũng không oán trách họ. Nhưng rồi ngày tháng trôi qua, tôi nhận thấy có sự biến đổi trong dân chúng. Mấy năm sau, họ không chửi bới hay ném đá, ném đất vào chúng tôi nữa. Trái lại , có những đôi mắt lặng nhìn chúng tôi như biểu lộ một niềm thông cảm.
Sau ngày 30-4-1975, nhiều đồng bào và cán bộ miền Bắc đã vào Nam. Khi vào thì họ ốm yếu xanh xao, khi trở ra thì béo tốt, áo quần sang trọng, lại mang cả vải vóc, xe đạp, xe Honda, TV, tủ lạnh, radio, casette là những thứ mà chỉ có cán bộ cao cấp đi Liên Xô là có thể mua về được. Họ cũng nghe những câu chuyện về Miền Nam thanh bình thịnh vương, khác với hình ảnh ghê tởm, hãi hùng do cán bộ nhà nước đã tuyên truyền trước đây như lính ngụy “xé xác, uống máu, moi gan quân thù”. Họ nhìn kỹ những tù nhân thì thấy những tù nhân này tuy bị đày đọa khổ sở nhưng vẫn toát ra sự thông minh, hiền lành. Họ nghe nói sĩ quan miền Nam phần lớn có bằng đại học, it nhất cũng tốt nghiệp trung học phổ thông chứ không phải là hạng cán bộ ị tờ như ở miền Bắc sau cuộc Cải cách ruộng đất.
Khoảng 1980, tù nhân đã được gia đình thăm nuôi. Lúc này thì dân chúng miền Bắc đã tới gần dân chúng miền Nam hơn khi họ gặp những bà mẹ, người vợ sĩ quan miền Nam ra thăm nuôi. Họ thấy miền Nam nhiều tình cảm, đầy tình chồng nghĩa vợ, và có tài nguyên phong phú mà thăm nuôi chồng con trong bao nhiêu năm. Vì thế, họ thấy miền Nam có một cái gì đó khác với miền Bắc nghèo khổ, cằn cỗi về vật chất và tinh thần. Những sĩ quan miền Nam trung hậu đã trở thành đầu đề cho các câu chuyện đầu môi của dân Bắc.
Một hôm, ông giáo Thào qua sông Gianh, là một sông rất rộng ở miền Trung. Trên đò chật ních người. Thuyền chở nặng không đi nổi. Ông giáo Thào thường qua lại sông Gianh cho nên quen biết ông lái đò. Ông lái đò kêu to lên: “Ông giáo ơi, xin giúp một tay”. Ông giáo Thào bèn đứng dậy cầm chèo. Mấy bà đi chợ cười to mà nói:
“Ông giáo giỏi quá!”
Lúc bấy giờ trên đò có mấy người trẻ, to cao, mập mạp nhưng đen đúa đồng loạt đứng dậy nói với ông giáo:
“Thầy để chúng em chèo cho!”.
Việc này làm cho dân Bắc vĩ tuyến đã hiểu biết đôi phần về tinh thần “tôn sư trọng đạo”, và “ nhân nghĩa lễ trí tín” của sĩ quan miền Nam trong khi miền Bắc đã mất hẳn từ khi cờ đỏ xuất hiện trên thủ đô Hà Nội!.
Kỷ luật trại giam rất khắc nghiệt và tàn bạo. Tù nhân không được hái trộm khoai, sắn, rau trong trại. Tù nhân nam không được liên hệ tình dục với nữ phái, nếu bị bắt quả tang thì bị biệt giam ở hầm kín. Ai trốn trại thì bị giết chết không tha. . . Ngoài ra còn nhiều điều lệ lạ lùng khác nữa. Giữa trại tù thực dân và cộng sản có nhiều khác biệt, nhưng điều khác biệt rõ nhất là cái đói.Trong trại tù cộng sản, tù nhân luôn luôn đói. Lúc đi lao động, lúc nằm ngủ, chúng tôi đếu bị cái đói dày vò. Chúng tôi đa số không vi phạm điều thứ nhất là vì lúc nào cộng sản cũng canh chừng tù nhân rất ngặt. Ban đêm chúng khóa cửa lại, không ai ra ngoài để đào khoai, nhổ sắn. Chúng tôi có thể giải quyết vấn đề dạ dày bằng nhiều cách.Khi đi lao động, chúng tôi có thể hái rau rừng, đào khoai rừng, hoặc bắt những con vật như rắn, cắc kè, kỳ nhông, hay đào bắt bò cạp, và những côn trùng trong lòng đất. Đôi khi chúng tôi cũng giăng bẫy bắt chồn cáo, mễn và thỏ rừng. Chúng tôi vừa lao động vừa nấu ăn rất nhanh và rất gọn cho nên cũng đỡ đói it nhiều. Điều chẳng may là không phải lúc nào chúng tôi cũng thu hoạch kết quả vì tù nhân thì quá đông. Không những tù nhân mà bọn bộ đội, công an cũng đói phải kiếm thêm lương thực. Tuy nhiên, từ khi được gia đình tiếp tế, đời sống vật chất của chúng tôi tạm đủ. Điều khoản thứ hai thì miễn bàn, vì trại tù của chúng tôi giam toàn đàn ông, Cán bộ, công an, văn phòng và y tế cũng đều là nam nhân, không có một bóng nữ. Còn việc trốn trại thì cũng hiếm.
Trong trại tôi có hai công an trẻ, tên là Hoạt và Liêm rất hiền lành. Hai anh thường dẫn chúng tôi đi lao động. Các anh rất dễ dãi, không quát nạt, bắt khoan, bắt nhặt như các công an khác. Hai anh hỏi tôi nhiều điều:
-Nghe nói sĩ quan các anh đều tốt nghiệp đại học Sài Gòn?
-Đa số sĩ quan tốt nghiệp đại học, là giáo sư, kỹ sư, bác sĩ. Một số là sinh viên. Như tôi là sinh viên khoa học phải đi lính vì lệnh động viên.
-Trong Nam phải chăng con nhà giàu và quyền thế tay sai Mỹ ngụy mới được học đại học phải không?
-Trong Nam ai cũng được học. Con cái của Nguyễn Hữu Thọ, Trịnh Đình Thảo, Trương Như Tảng. . . theo cộng sản nhưng chính phủ miền Nam vẫn cho con cái họ học hành, không ngăn cấm, bắt bớ, giam cầm và trả thù vợ con họ. Mọi người đều được học trung học, đại học nếu có học lực khá. . .Học trung học xong thì các học sinh có thể xin học các đại học. Có hai loại đại học tại miền Nam: Một là học tự do nghĩa là vào học khỏi cần thi tuyển như Y khoa, Duợc khoa, Văn Khoa, Luật khoa. Một loại là phải thi vào là đại học Sư Phạm, Đại học Hành chánh. . . Nói chung là ai học giỏi đều có thể học đại học. Có nhiều bà buôn thúng bán mẹt cũng nuôi con học kỹ sư, bác sĩ.
Sau đó, cả hai công an xin tôi dạy Anh ngữ, riêng anh Liêm còn xin học nhạc với đại úy Thêm. Tôi nói:
Chúng tôi rất sẵn sàng giúp các anh học hành, nhưng không biết cấp trên có chấp thuận, và việc này có trái nội quy trại hay không.
Hai anh cho biết việc này đã được cấp trên thông qua. Sau hai năm chúng tôi chuyển trại thì việc học của hai anh công an trẻ tạm ngưng. Có lẽ các anh sẽ tìm thầy khác. Trong xã hội cộng sản, ngay cả tại Trung Quốc lục địa, hầu hết cán bộ không thich học tiếng Nga, mà thích học tiếng Anh để mong có cơ hội làm việc tại các nước tư bản. Có lẽ hai anh công an kia có dự tính xin chuyển sang ngành ngoại giao hay xin đi lao động xã hội chủ nghĩa, hay hoạt động gián điệp tại các nước tư bản. Tại Sài gòn, sau 1975, con em đảng đua nhau học tiếng Anh, còn con em “ngụy” yếu thế nên bị bắt học tiếng Nga. Sự đời tréo cẳng ngỗng là thế!
Tôi vốn là một sinh viên trường Đại Học Khoa học Sài gòn, bị động viên mà vào trường võ bị Thủ Đức. Tôi có người yêu là Bạch Yến, người Huế, sinh viên Dược Khoa, dòng giõi tôn thất. Hai chúng tôi gặp nhau tại một “bal de famille” nhân sinh nhật của một người bạn, và từ đó chúng tôi thường gặp nhau rồi yêu nhau. Những khi rảnh rỗi tôi thường đến nhà nàng. Ba nàng đi làm việc ở bộ Giáo dục, còn mẹ nàng lo việc buôn bán ở chợ Bến Thành, chị nàng dạy học ở trường tiểu học Bàn Cờ. Tôi thường đến thăm nàng vào trưa thứ năm vì ngày đó, thời khắc biểu của hai chúng tôi đều trống. Thỉnh thoảng chúng tôi đi xem ciné với nhau. Khi tôi đến thăm nảng tại nhà hay khi chúng tôi đi xem ciné, nàng thường mang hai ba lớp quần, nhất là nàng thường mang quần tây, hay quần jean để bảo vệ an toàn cá nhân. Và khi tôi đến thăm nàng, nàng cẩn thận đóng các cửa sổ lại kẻo xóm giềng xoi mói mà sinh ra điều nọ, tiếng kia. Tôi được phép cầm tay nàng, ôm nàng và hôn nàng mà thôi. Nàng hay khóc. Mỗi khi xúc động thì nàng chạy vào buồng khóc và lau nước mắt sau đó mới trở ra chuyện trò với tôi. Cuộc tình duyên của tôi đứt đoạn vì tôi phải đi động viên, rồi ra tiền đồn. Rồi biến cố 30-4-1975, tôi đi tù còn nàng thì đã theo gia đình ra đi trong ngày 29-4-1975 và chúng tôi xa nhau mà không một lời từ giã. Và cũng từ đó về sau, tôi không được tin tức gì về nàng và gia đình nàng.
Khoảng năm 1983, chúng tôi bị chuyển trại về Vĩnh Phú. Một hôm nhóm tôi gồm 20 người đi đốn cây trong rừng. Buổi trưa là giờ ăn, tôi bèn đi sâu vào rừng để tìm chuối rừng hay rau rừng để cải thiện. Bổng nhiên tôi thấy có một cánh tay phụ nữ trắng trẻo giơ lên vẫy tôi. Tôi nhìn quanh rồi bước lại thì một người con gái hiện ra ôm lấy tôi và kéo tôi vào một cái hang ở dưới một gốc cây. Nàng ôm tôi và nói bằng tiếng Việt rất rõ ràng, rành mạch :
“Em yêu anh! Anh hãy yêu em đi”
Tôi không kịp phân biệt, như một cái máy, tôi ôm nàng và cởi y phục nàng. Tôi không suy nghĩ, do dự. Tôi như con hổ đói vồ mồi. Tôi như con trai mới lớn lần đầu yêu một cô gái trắng trinh. Nàng còn là một con gái và thân thể thơm mùi con gái. Tôi như đi vào một thế giới mới mẻ đầy cảm xúc tuyệt vời. Xong việc, nàng ngồi dậy, hôn tôi và bảo tôi:
“Anh hãy đi nhanh đi. Em tên là Mỹ Lan”.
Tôi vội chỉnh đốn y phục và nói:
"Cảm ơn em đã đến, đã cho anh những giây phút tuyệt vời".
Tôi ôm nàng nhưng không nói tên tôi vì tôi không mong được gặp lại nàng lần thứ hai trong đời vì việc này rất khó đối với một tù nhân giữa núi rừng âm u! Hơn nữa, tôi sợ câu chuyện có thể bị vỡ lỡ mà mang tai họa.
Trước khi ra khỏi hang, tôi nhìn ngược nhìn xuôi lỹ lưỡng. Thấy không có ai theo dõi,tôi nhanh nhẹn bước ra rồi tiếp tục công việc như chẳng có việc gì xảy ra. Mấy hôm sau, khi đi đốn cây rừng, tôi cố ý trở lại nơi này, nhưng không hề thấy bóng dáng nàng hay một vết tích nào của nàng. Tôi cố ý lắng nghe trong trại có tin tức gì một người con gái nào bị bắt ở gần trại không, nhưng tuyệt nhiên không nghe ai nói gì cả. Tôi mừng nàng được an toàn. Tôi phục nàng can dảm, dám xông pha hiểm nguy. Nếu chuyện vỡ lỡ, nàng có thể bị bắt về nhiều tội. Nàng có thể mang tội gián điệp và bị tù mãn kiếp, héo úa một đời xuân. Tôi bị tù đã đành, nhưng nàng tại sao lại mạo hiểm? Ngoài đời thiếu gì trai tơ? Thiếu gì đàn ông? Tôi không thể hiểu nguyên do nào mà nàng hành động như thế! Nàng là con gái miền núi, đâu phải ngưởi Tây phương mà có lối " yêu cuồng sống vội" như vậy? Quả thật tội không hiểu. Dẫu nàng thế nào đi nữa, tôi vẫn yêu nàng, trân quý nàng. Nàng là một vị tiên đã hiện đến trong đời tôi. Nàng đến một lần và chỉ ban ân sũng một lần thôi!Tôi nhớ nhung nàng. Tôi nhớ làn da trắng ngà của nàng, hương thơm trên thân thể nàng, nhất là nốt ruồi bên mép trái, đặc biệt là một nốt ruồi son giữa ngực của nàng. Nàng chợt đến rồi chợt đi như con bướm vàng trong giấc mộng. Thỉnh thoảng tôi nhớ đến nàng. Trong giấc mơ, tôi thấy nàng cùng tôi âu yếm.Tôi thắc mắc không hiểu nàng là ai. Nàng là một cô gái Mường hay cô gái Kinh? Nàng là một sơn nữ hay một cán bộ ở trong vùng? Nàng lãng mạn muốn tìm của lạ miền Nam hay nàng là một cô gái bụi đời? Dẫu sao, đối với tôi, nàng là một vưu vật!
Tuần sau, chúng tôi được lệnh chuyển trại về Sơn La. Việc di chuyển này làm cho lòng tôi thêm chua xót.Thế là tôi xa cách Vĩnh Phú, không còn cơ hội gặp lại Mỹ Lan.
Năm 1985, tôi được phóng thích.
Trước đây, tôi nghe nói một số sĩ quan cộng hòa bị giải ra Bắc bằng xe lửa thì bị dân chúng ngoài Bắc ném đá.NHưng lần này từ Hà nội đến Quảng Bình , chúng tôi không thấy có trở ngại nào. Khi về Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, chúng tôi bước xuống tàu cho giản gân cốt, thì đồng bào bu lại hỏi han, nắm tay, sờ đầu, kẻ cười, người khóc làm cho chúng tôi rất xúc động. Khi chúng tôi lên tàu, đồng bào ném quà bánh cho chúng tôi rất nhiều. Tình cảm quê hương miền Nam rất nồng thắm với những đứa con bất hạnh như chúng tôi!
Sang năm 1986, tôi cùng anh chị em trong gia đình tổ chức vượt biên và may mắn đến Poulo Bidong, sau đó, năm 1987, tôi được định cư tại Hoa Kỳ. Tại Houston, tôi vừa đi làm vừa ghi tên vào đại học. Sau mấy năm, tôi đỗ bằng kỹ sư điện toán và làm việc cho hãng Corel. Sau tôi gặp Mai Linh người Mỹ Tho và chúng tôi kết hôn. Thỉnh thoảng tôi nhớ đến kỷ niệm Vĩnh Phú, nàng đã đến rồi đi như giấc mộng Liêu Trai. Tôi nghĩ giờ nàng có lẽ đã lấy chồng, hằng ngày vợ chồng mang gùi vào núi bẻ măng, đào khoai sọ, nhổ sắn như hình ảnh những người dân thiểu số mà tôi thường thấy khi đi Đà Lạt chơi. Tôi thấy bóng nàng ẩn hiện trong núi rừng Vĩnh Phú và lòng tôi cảm thấy luyến tiếc bâng khuâng. Tôi nghĩ cuộc đời nàng sẽ héo úa trong chốn rừng sâu. Giỏi lắm thì nàng sẽ thành một cán bộ thương nghiệp hay Hợp tác xã trong bản làng, tay dắt con lớn,vai địu con nhỏ, ngực teo, mặt mũi xanh xao như bao cô nàng Thổ Mán nơi thượng du miền Bắc.Hay cao hơn nữa là một nữ đảng viên cấp xã, cấp huyện, mang áo bộ đội bỏ ngoài quần, đội nón cối, đi dép râu, vai mang săc-cốt, tay đeo đồng hồ,thân gầy ốm, dáng lom khom bước trong cơ quan. Những hình ảnh của nàng, lúc ẩn lúc hiện trong tâm trí tôi làm thành một kho kỷ vật êm đềm.
Cuộc hôn nhân của chúng tôi rất hạnh phúc. Chúng tôi sống bên nhau được ba năm thì Mai Linh bị bệnh ung thư rồi mất. Tôi buồn rầu mấy năm trời. Hình ảnh Mỹ Lan lại hiện đến trong tôi rất ngọt ngào và thần bí. Hương thơm của thân thể nàng như còn vương vấn trong mũi tôi và thân thể tôi. Tôi có ý định về Việt Nam du lịch, thăm lại Vĩnh Phú, mối tình tôi. Nhưng tôi lại không dám vì cuộc đời như nước chảy mây trôi, thuyền trôi mà bến bờ cũng đổi thay, quá khứ e đã tan vỡ như xác pháo mùa Xuân, không thể nào tìm lại được. Nếu đào bới quá khứ,chỉ thêm đau lòng như Lưu Nguyễn khi trở lại quê xưa!
Các bạn bè khuyên tôi nên đi du lịch một chuyến để quên sầu. Tôi mua vé máy bay đi du lịch Đức, Pháp, và Ý vì Tây phương đối với tôi có nhiều quyến rủ. Hơn nữa, tôi có bà chị họ định cư tại Tây Đức. Chị tôi có con du học tại Tây Đức trước 1975, đỗ tiến sĩ, sau 1975 xin ở lại, rồi bảo lãnh gia đình qua đây. Khi tôi đến Tây Đức, gặp anh chị và các cháu, tôi vui mừng hết sức. Các cháu lái xe đưa tôi đi la cà trong thành phố . Một hôm các cháu đưa tôi đi ăn phở của người Việt nổi tiếng là ngon nhất tại đây. Khi bà chủ tiến tới chào hỏi chúng tôi thì tôi ngạc nhiên hết sức, vì nàng là Mỹ Lan, người tình một khắc mà tôi ghi nhớ ngàn đời. Bên môi trái của nàng vẫn in rõ một nốt ruồi duyên. Tôi liền đứng dậy, kéo nàng ra một bên, rồi hỏi nhỏ:
-Phải chăng em là Mỹ Lan? Chúng ta đã gặp nhau tại trại tù Vĩnh Phú?
Sau một phút ngỡ ngàng, nàng cũng nhận ra tôi. Tôi hỏi nàng và kể lể mọi sự. Chúng tôi ôm nhau mà khóc. Nàng giao công việc cho người nhà rồi đưa tôi về nhà nàng. Còn tôi, tôi quay lại bảo các cháu tôi:
-Bà chủ nhà hàng là bạn quen của cậu ở Việt Nam. Bà ấy mời cậu lại nhà. Các cháu về trước, cậu sẽ về sau" . Dặn dò các cháu xong, tôi theo nàng ra xe.
Nhà nàng ở tại một khu yên tĩnh trong thành phố. Nàng ở một mình với con trai. Các anh em thì đã có nhà riêng. Người thì đi làm các hãng tư, người thì phụ giúp nàng trông coi tiệm phở. Khi còn hai chúng tôi, nàng kể lể sự tình. Quê nàng ở Sơn Tây, tổ tiên đỗ cử nhân, tiến sĩ, làm chức quan nhỏ ở triều Lê, triều Nguyễn. Năm 1954, cộng sản về Hà Nội, mở cuộc cải cách ruộng đất và cải tạo công thương nghiệp, gia đình nàng bị quy là địa chủ. Mẹ nàng và anh em nàng thu vén tài sản trong tay nải, bỏ trốn lên mạn ngược. Ban đầu, gia đình nàng giả làm thương gia lên buôn bán để tìm hiểu, sau đó làm nhà cửa gần bản Mường, lán Thổ tại Vĩnh Phú. Gia đình nàng ăn mặc, nói năng và sinh hoạt đều theo phong tục bản Mường, Mán. Nhờ khéo giao thiệp, gia đỉnh nàng được cảm tình dân chúng nơi đây, dược họ giúp đỡ và che chở. Nàng nghe tin các sĩ quan miền Nam bị đưa ra giam giữ tại Vĩnh Phú, là một nơi gần bản Mường của nàng. Tuy chưa gặp những người miền Nam, nhưng lòng nàng chan chứa cảm tình với các tù nhân miền Nam vì họ với nàng là cùng chung cảnh ngộ, là nạn nhân của chế độ cộng sản. Nàng quyết gặp một sĩ quan miền Nam và sẵn sàng hiến thân cho chàng ta để giữ lấy dòng máu trong sạch của người quốc gia. Nàng cam tâm mang tiếng “ không chồng mà chữa” còn hơn ở góa trong rừng thẳm, hoặc phải lấy anh Mán, anh Thổ hay anh cộng sản làm chồng! Nàng đã nghiên cứu địa hình địa vật, và đã đào hang ẩn náu đưới một gốc cây trong rừng, nơi tù cải tạo thường tới lao động. Nàng đã chờ đợi vài ngày đêm; cuối cùng nàng đã gặp tôi, và đã toại nguyện.
Sau buổi gặp gỡ đầu tiên, nàng đã có thai. Lúc này, mẹ nàng đã mất, anh em nàng chung sống với nhau. Hằng ngày, anh em nàng phải tô mặt cho đen thêm một chút để tránh cặp mặt cú vọ của cộng sản, mặc dầu nơi đây hoang vắng, người kinh it khi lên đây Gia đình nàng cũng theo nếp “ du canh” của người thiểu số mà di chuyển nơi này nơi nọ. Cứ vài năm là một lần di chuyển, như vậy cũng có lợi là tránh được sự theo dõi của công an. Nhân dịp người Hoa bị đánh đuổi trong vụ nạn kiều, anh em nàng theo họ sang Hoa Lục, rồi sang Hongkong. Tại đây, chính phủ Hongkong bắt anh em nàng vào trại tập trung. Sau một thời gian, gia đình nàng được phái đoàn Tây Đức nhận định cư tại Tây Đức. Anh em nàng lúc đầu xin làm công nhân cho các hãng xưởng, sau cả nhà quyết định góp vốn mở hàng phở, và anh em nàng đã thành công. Khách hàng vào ra nườm nượp, người Việt Nam đã đành mà người Đức, Pháp, Mỹ cũng thích dùng phở của nhà nàng. Con trai nàng nay đã lớn, được mười tuổi, đang theo học trung học và nàng thì vẫn phòng không chiếc bóng. Còn tôi, tôi cũng kể đời tôi từ nhỏ cho đến nay, qua bao chuổi ngày sóng gió và đau thương.
Chúng tôi ngồi nói chuyện một hồi thì nàng rủ tôi theo nàng đón con đi học về. Chúng tôi ra xe do nàng lái, và chờ đợi ở cổng trường. Vài phút sau thì học sinh tan học. Con nàng ra xe. Nàng giới thiệu tôi với con nàng:
-Hưng, đây là bố ruột của con từ Mỹ sang và gặp mẹ.
Tôi nhìn thấy Hưng giống tôi nhưng cao to hơn, và trắng trẻo hơn. Tôi ôm con tôi và con tôi cũng ôm tôi trong xúc động. Tôi rất mừng vì bất chợt mà tôi đã có một đứa con trai khôn lớn.
Tối hôm đó, chúng tôi sống trong đêm tân hôn. Đêm đó cũng là đêm thứ hai tôi thấy lại bộ ngực trần trắng như ngọc với một nốt ruồi son nằm ở giữa hai gò bồng đảo rất xinh đẹp.
Tôi ngỏ lời xin cưới nàng làm vợ, nàng sung sướng cười trong hàng nước mắt. Tôi hỏi nàng muốn sang Mỹ hay ở lại Đức, nàng trả lời nàng muốn sang Mỹ cùng tôi chung sống. Mấy tháng sau, chúng tôi tiến hành thủ tục hôn nhân và bảo lãnh. Đám cưới của chúng tôi được tổ chức đơn giản tại Đức, gồm anh chị họ và các cháu của tôi, cùng anh em nhà nàng với bạn bè. Sau đó, vợ chồng và con chúng tôi về Mỹ và sống một đời tự do và hạnh phúc.
III. SỐNG KHÔN THÁC THIÊNG 

Khi Tần Thủy hoàng sai đại tướng Đồ Thư đem đại binh xâm lăng Bách Việt, nhiều dân chúng và quan lại bỏ chạy lên rừng lánh nạn. Tiêu Diêu tiên sinh vốn quê ở Lưỡng Quảng, cũng theo dân chạy loạn vào chiến khu. Đến khi Hán vương lên ngôi, ông về thành, ở dưới trướng của Cẩn thân vương. Lúc ở chiến khu về, ông mang theo bản thảo quyển Chu Triều Văn học của một người bạn, rồi cho khắc in thành sách mang tên ông. Quyển sách này là một tác phẩm khá tốt cho nên danh tiếng của Tiêu tiên sinh vang dậy như sấm. Sau này, thân nhân của ông kia nghe nói phát đơn kiện tụng ở dinh tổng đốc Lưỡng Quảng, nhưng rồi vụ này cũng được chìm xuồng vì Tiêu tiên sinh quen biết nhiều văn quan và võ quan triều đình. Trước đây, ông theo quan quân nhà Hán lấy được một số sách quý trong thư viện triều vua trước.

Ông khôn ngoan lợi dụng uy thế tân triều, mặt khác một số văn quan triều yêu quý sách cổ, muốn cùng ông giao dịch, nên họ đã đồng ý đưa ông vào Hoa văn cục, thuộc Quốc Học viện. Ông dạy Hoa văn nhưng không bao giờ ông viết lên bảng, ông bảo học sinh là ông bị đau tay, không viết chữ Hoa được. Trong nhà, ông nuôi một ông tú tài, chuyên soạn thảo tài liệu cho ông để ông dạy học và đăng nhật trình. Ông khoe với mọi người, ông thông thạo kim văn và cổ văn. Kim văn là lối chữ, lối văn được phổ biến đời Chu, đời Hán, còn cổ văn là lối chữ xưa được khắc trên mai rùa, có từ xưa, từ đời tam hoàng, ngũ đế mà lúc này người ta gọi là giáp cốt văn, một lối chữ như hình con nòng nọc.
Lúc này, it người biết giáp cốt văn, mà trong Hoa văn cục cũng chỉ có vài người quan tâm đến cổ học, trong số đó có Nhâm Mục tiên sinh. Nhâm Mục tiên sinh vốn thích đùa. Một hôm Tiêu tiên sinh dạy học, Nhâm Mục tiên sinh ung dung bước vào lớp dạy, chào hỏi Tiêu tiên sinh một cách vui vẻ thân mật, rồi viết một câu cổ văn lên bảng để nhờ Tiêu tiên sinh giảng nghĩa. Tiêu tiên sinh nhìn hàng chữ trên bảng mà sắc mặt không đổi, và chẳng nói năng gì cả. Học sinh chẳng biết hai câu đó có nghĩa gì. Một học sinh tinh nghịch, chép câu đó vào giấy, rồi đi hỏi các vị thông thạo cổ văn, họ bảo câu đó là:

Thầy Tiêu dốt như con bò,
Giáp cốt văn chẳng biết, chữ nho chẳng tường!

Câu chuyện đến tai Tiêu tiên sinh, từ đó Tiêu tiên sinh thù hận Nhâm Mục tiên sinh tận xương tủy. Trong mỗi buổi học, sinh viên đều nghe hai thầy châm chích, và tố cáo nhau đủ điều!

It lâu sau, Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán. Một số quan lại, trí thức và nhà giàu bỏ trốn qua Đông Dương (Nhật Bản) và Nam Dương, hoặc chạy sang Triều Tiên, nhưng đa số thì đi qua Giao Châu là đất hòa bình thịnh vượng trong vùng này.Trong số trí thức và quan lại Trung Hoa sang Giao châu lúc này có Mâu Bác, và tổ tiên Sĩ Nhiếp.

Vương Mãng khôn ngoan, không lấy thế làm thù hận vì bọn đó ra đi thì không còn ai chống đối. Hơn nữa , bọn chúng ra đi thì ông có khối đất đai, nhà cửa và tài sản do chúng để lại. Đã thế, Vương Mãng còn mở ra dịch vụ di dân bán chính thức và dịch vụ ra đi trong trật tự. Chương trình ra đi bán chính thức đã đem lại cho Vương Mãng hàng vạn, hàng triệu cân vàng. Tiêu tiên sinh có chú bác làm lớn trong triều Vương Mãng thế mà ông cũng xin phép đi di dân sang Giao Châu . Vì ông nộp tiền đầy đủ và chi tiêu rộng rãi nên việc xin giấy tờ cũng dễ dàng. Cuối cùng ông và gia đình được phép di dân.
 Công cuộc ra đi đã chuẩn bị xong xuôi, chỉ tuần sau là gia đình Tiêu tiên sinh lên đường sang Giao Châu hưởng phước. Nguyên lúc bấy giờ Vương Mãng theo chính sách Tần Thủy hoàng, ra lệnh đốt sách, bỏ tù văn nghệ sĩ và quan lại tiền triều. Một số thế gia sợ hãi, đã âm thầm mang sách gửi nhà Tiêu tiên sinh vì họ biết tiên sinh là cháu của vị Thái sư đương triều Vương Mãng, có dù che vững vàng. Tiêu tiên sinh liền đem tất cả sách quý đóng gói chờ ngày lên tàu đem sang Giao Châu. Trước ngày lên đường vài bữa, đêm hôm đó, Tiêu tiên sinh lấy giấy viết thư, nhưng thay vài cây bút mà vẫn không ra mực.

Tiên sinh kêu con lại hỏi thì mới hay bút vẫn ra mực mà mắt không còn thị giác. Tiên sinh ngã xuống rồi chết ngay, miệng trào máu. Nguyên tiên sinh đã bị bệnh cao huyết áp nhiều năm, mặt lúc nào cũng đỏ bừng, thường thường là huyết áp cao khoảng 180- 200. Tiên sinh chết là do huyết áp lên cao, nhưng cũng có nguồn tin cho rằng tiên sinh có người em ruột làm đội trưởng thị vệ trong cung, tích cực tôn thờ Vương Mãng. Ông này cho rằng việc cháu của quan thái sư bỏ nước ra đi là làm mất thanh danh của gia tộc và của triều đình. Do đó mà người ta ngăn chận chuyến ra đi của Tiên sinh.
Trong những tháng ngày lên xuống Di dân quán thuộc Lễ bộ làm hồ sơ xuất cảnh, Tiên sinh quen biết hai vợ chồng nhà kia và kết thân. Đêm hôm Tiên sinh chết, hai vợ chồng người bạn bỗng thấy Tiên sinh đến báo tin: Hai bác đi đi, tôi phải ở lại!

Hai người vợ chồng người bạn đều chung giấc mộng. Họ bán tin, bán nghi, không hiểu sao lại có chuyện như vậy. vì xưa nay Tiên sinh là người quyết tâm bỏ nước ra đi! Nay không hiểu vì lý do gì mà Tiên sinh bỏ cuộc. Hai vợ chồng ông bạn chờ trời sáng, thuê kiệu đến nhà Tiên sinh thì thấy quan tài của tìên sinh đã nằm bên hè ( tại sao quan tài nằm bên hè mà không nằm trong nhà ? ) mà trong nhà vang lên những tiếng than khóc! Ngày hôm đó, gia đình lo việc khâm liệm tìên sinh nhưng quan tài quá ngắn mà người tìên sinh lại khá to cao. Người ta phải cực khổ lắm mới nhét tìên sinh vào lọt quan tài. Đêm hôm đó, ông chủ nhà hòm thấy Tiêu tiên sinh đến giận dữ trách mắng: Tại sao ông đóng cho tôi một cái hòm nhỏ như vậy? Chủ nhà hòm phải khấn vái và làm lễ tạ mới được yên.. 

IV. SƠN TRUNG 

 TÀI NGHỀ XUÂN TOC QUĂN




TÀI NGHỀ XUÂN TOC QUĂN
 SƠN TRUNG

Vũ Trong Phụng có Xuân tóc đỏ, chúng ta có Xuân tóc quăn. Xuân tóc đỏ là nhân vật tưởng tượng, còn Xuân tóc quăn là nhân vật có thật, là thi sĩ số một của chế độ cộng sản Việt Nam. Xuân không là Phó thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng như Tố Hữu, Huy Cận, Hoàng Minh Giám, Lưu Trọng Lư, hoặc là cập rằng Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Hoài Thanh, của chế độ, Xuân chỉ là con cún, con miêu được chủ cưng chiều. sáng chiều cho ở bên cạnh.

Trước 1975, tôi được biết Xuân Diệu qua thơ của ông. Sau 1975, tôi thấy ông tại viện Khoa Học Xã hội miền nam. Hình như lúc ấy có lễ lạc gì đó, các quan ta liên hoan. Tôi là quần chúng ở ngoài sân ngó vào. Tôi thấy Xuân Diệu đi ra ngoài hành lang, mặt đỏ bừng, tay cầm chai bia vửa đi vừa uống, mặt vô cùng tự đắc và phấn khởi. Ông vừa đi cái đầu lúc lắc, mặt hất lên, nghiêng tả nghiêng hữu. Tôi ngạc nhiên, dân Nam ta cũng uống bia, uống nhiều nữa là khác, nhưng không ai vừa đi vừa uống như thế.

Tại sao ông phải ra ngoài? Phải chăng ông muốn chường mặt cho đám "Mỹ ngụy" ngu dốt " tận mặt nhìn thấy ông, một trí tuệ đỉnh cao!Dân ta thường uống bia bằng ly, có cục đá bự. Nếu có cần đi ra ngoài, thì cứ để chai và ly tại bàn, cần gì đi đâu cũng phải xách theo! Trông Xuân Diệu tự đắc ra mặt. Ông tự đắc là phải. Cao Bá Quát, Xuân Diệu, Tố Hữu, Lê Duẩn ...có quyền tự cao, tự đắc vì họ là lãnh đạo, là anh hùng, là danh nhân. Ở đời có nhiều kẻ chẳng ra gì mà khinh người, mà ra sức đánh phá, tranh giành cái danh hảo không đáng một xu! Chả trách!


Xuân có nhiều tài.

1. TÀI LÀM THƠ  VÀ TÀI NỊNH

Xuân Diệu nổi danh trước 1945. Sau 1945, cộng sản cấm đoán thơ lãng mạn khiến Hữu Loan, Quang Dũng điêu đứng nhưng Huy Cận, Xuân Diệu, Thanh Tịnh có quyền làm thơ lãng mạn. Xuân Diệu tài nghề nịnh hót. Ông làm thơ ca tụng lãnh tụ, ca tụng chém giết:

Có xông pha, tranh đấu mới nên cờ.
Có máu chảy, nên sắc này mới đỏ.
Đỏ vì huyết đám đem tung trước gió,
Đỏ vì căm, vì tức, đỏ vì sao?
Đỏ vì dận như thác lũ ào ào,
Dân nổi dậy dựng cao trào cách...
... Sao vẫn sáng, máu xây nền vẫn đỏ!
Cờ là đó. Việt Nam này vẫn đó;
Hồ Chí Minh, muôn thuở Tiến Quân ca.
Sáng muôn năm, nền Dân Chủ Cộng Hoà.

( Ngọn quốc kỳ )

Ông cũng như các văn công khác, muốn sống phải chiến đấu it nhất là chiến đấu bằng mồm. Trong tập Trên Tuyến Đầu Tổ Quốc' ông tố cáo quân đội miền Nam:

Chặt đầu mổ bụng
Lấy mật moi gan, quân ác ôn chia nhau uống rượu . . . . . . .
Trận cuối cùng nhất định thắng lợi vẻ vang.


Ông cũng như Chế Lan Viên ca tụng hầm chông:
Một tên Mỹ bị sập hầm chông
Hai tên Mỹ chôn chân giữa đồng
Trăm tên Mỹ sỗ sàng cướp nước
Nghìn tên Mỹ sẽ thành số không!

(Một tên Mỹ bị sập hầm chông) 

Ghê nhất là thơ Đấu tố: Cũng như Tố Hữu, ông hô hào chém giết những đồng bào vô tội mà ông gọi là địa chủ, cường hào, phản động:

Anh em ơi quyết chung lưng
Đấu tranh tiêu diệt tàn hung tử thù!
Địa hào, đối lập ra tro,
Lưng chừng, phản động đến giờ tan xương
Thắp đuốc cho sáng khắp đường
Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay
Lôi cổ bọn nó ra đây,
Bắt quỳ gục xuống đọa đày chết thôi!

( Ngôi Sao)

Ông thẳng tay đấu tố đồng bào theo lệnh đảng. Ông cũng như bao kẻ bạo tàn thuở đó mất hết lương tri, nhân tính, đã đấu tố bố mẹ, anh chị em mình. Ông đã lôi bố mẹ ông là ông bà giáo Ngô Xuân Thu ra đấu tố! Từ Trụ Kiệt cho đến nay, người ta mới thấy một đứa con công khai gọi bố mẹ mình là thằng, là con trên báo chí. Trong đợt cải cách ruộng đất 1953, Xuân Diệu đã viết trong bài Gửi vợ chồng thằng Thu, tức ông bà Ngô Xuân Thu, bố của Ngô Xuân Diệu:


Ai về làng Bái Hạ
Nhắn vợ chồng thằng Thu
Rằng chúng bây là lũ quốc thù. . .

Ông cũng như Trường Chinh và bao kẻ khác đã theo đảng mà đấu tố cha mẹ minh. Dân Hà Nội kinh khiếp Trường Chinh:


“Hành Thiện có Bác Trường Chinh
Dạy con, dạy cháu hết mình tố cha”.

Nguyễn Khắc Viện cũng đã tố chú của mình để được cơm thừa canh cặn..

Minh Diện nhận xét tài năng của Xuân Tóc Quăn:

Ngoài làm thơ ông coi diễn thuyết là một cái nghề. Nhà văn Tô Hoài đã viết trong “Cát bụi chân ai” như vầy: “Xuân Diệu hay đi nói chuyện thơ. Xuân Diệu có kế hoạch chăm chút bảy tám bài, nói khắp nước cũng ‘tủ’ ấy. Đã trau dồi đến thuộc làu, chỗ nào giơ tay, chỗ nào nghiêng phải, nghiêng trái, lên giọng nhấn mạnh, chỗ nào đợi vỗ tay, đợi cười và mình mỉn cười!”.Trong bảy, tám bài tủ của Xuân Diệu, ngoài ca ngợi Hồ Chí Minh, là nịnh Tố Hữu và các quan chức lớn của đảng. Xuất thân từ phong trào thơ mới, là thành viên trong nhóm “Tự lực văn đoàn”, từng được Hoài Thanh ca ngợi là “Ông hoàng của thơ tình”, Xuân Diệu đoạn tuyệt quá khứ theo cách mạng, nên phải “lựa ánh sáng trên đầu mà thay đổi sắc phù sa” như Chế Lan Viên đã suy ngẫm. Xuân Diệu đã nâng tài nịnh hót thành nghệ thuật ngang với nghệ thuật làm thơ tình lãng mạn của ông để lấy lòng lãnh đạo, hưởng bổng lộc.

Trong tư liệu về phong trào “Nhân văn - Giai phẩm”, mọt nhóm tác giả đã nhận xét về Xuân Diệu: “Nhà thơ đã lợi dụng uy tín cá nhân của mình, và khai th
Trong bảy, tám bài tủ của Xuân Diệu, ngoài ca ngợi Hồ Chí Minh, là nịnh Tố Hữu và các quan chức lớn của đảng. Xuất thân từ phong trào thơ mới, là thành viên trong nhóm “Tự lực văn đoàn”, từng được Hoài Thanh ca ngợi là “Ông hoàng của thơ tình”, Xuân Diệu đoạn tuyệt quá khứ theo cách mạng, nên phải “lựa ánh sáng trên đầu mà thay đổi sắc phù sa” như Chế Lan Viên đã suy ngẫm. Xuân Diệu đã nâng tài nịnh hót thành nghệ thuật ngang với nghệ thuật làm thơ tình lãng mạn của ông để lấy lòng lãnh đạo, hưởng bổng lộc.

Trong tư liệu về phong trào “Nhân văn - Giai phẩm”, mọt nhóm tác giả đã nhận xét về Xuân Diệu: “Nhà thơ đã lợi dụng uy tín cá nhân của mình, và khai thác các mối quan hệ có quyền hành trong đảng ...”. Còn nhả thơ Nguyễn Bính thì khẳng định: “ Xuân Diệu và Huy Cận là một đôi đầy quyền lực trong lãnh vực văn hóa văn nghệ!”.


Lợi lộc mà Xuân Diệu giành được rất nhiều, xin chỉ  đưa ra vài thứ làm bằng chứng: Tập thơ Ngôi Sao của ông theo đánh giá của nhiểu nhà phê bình rất nhiều khiếm khuyết, ông đã ép Nhà xuất bản Văn nghệ phải in sớm để dự thi. Và trong đợt xét giải thưởng văn học 1954-1955, ông trong Ban giám khảo, đã đưa tác phẩm của mình vào, tự chấm giải cho mình.


Trong những năm tháng phong trảo “Nhân văn - Giai phẩm” bị đàn áp, số phân nhiều văn nghệ sỹ bị đồn vào đường cùng, như nhà văn Phùng Quán nhớ lại: “Bao nhiêu cuộc đời bị rạn vỡ, bị ruồng bỏ, và bị lưu đày” thì Xuân Diệu hơn hớn hưởng hạnh phúc.
Ông được cấp nhà cao cửa rộng, phiếu thực phẩm Vân Hồ, và hường chế độ ưu tiên cán bộ trung cao.
Ngày ngày sau giờ làm việc, Xuân Diệu đạp xe đến cuối đường Bà Triệu, nơi có những hàng dạ lan hương thơm lừng cà một góc phố, gửi hồn vào những vần thơ tình cho một người con gái ông đang yêu. [...].Ngày đó đi nước ngoài khó hơn lên trời. Nhưng Xuân Diệu cắp cặp đi liên tục. Những “Ký sự nước Hung 1959”, “Ký sự Triểu Tiên 1960” đều là kết quả của những chuyến công du nước ngoài. Liên Xô, Trung Quốc, Tiệp khắc, nơi náo ông cũng được đi.
Các nhà văn nhà thơ khác, lên kế hoạch ba, bốn năm chưa chắc được in chung một tác phẩm, Xuân Diệu viêt tác phẩm nào in ngay tác phẩm đó. “Ba thi hào dân tộc” 1959, “Riêng chung” 1960, ”Phê bình giới thiệu thơ”1960, “Một khối hồng”...


Nhờ nịnh hót mà Xuân Diệu được chức, được quyền, được, tiền , được tình.

Nếu Xuân Diệu nịnh hót chỉ để kiếm chút bổng lộc như vậy, dù không hay ho, cũng không đáng trách. Đằng này ông lại vào hùa đánh anh em bạn bè đồng nghiệp.


Đầu năm 1955, giới cầm bút lăn lộn trong rừng vể , sôi nổi phê bình tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Trong khi Hoàng Yến, Hoàng Cầm, Tử Phác chê tập Việt Bắc ít vốn sống thực tế, nghệ thuật chưa phong phú, không đột phá vào một khía cạnh nào của tâm hồn thật sắc bén, thì Xuân Diệu khen hết lời. Ông viết: “Mới chỉ nhìn qua , đó chỉ là một bìa sách sáng tươi, trang nhã giữa bao nhiêu bìa sách khác,nhưng tập sách gọn gàng kia quả là đánh dấu một việc lớn của văn chương nước Việt Nam”.

Xuân Diệu ca ngợi Tố Hữu: “ Một nhà thơ con đẻ của cách mạng, lớn lên với cách mạng, và là kết tinh của cách mạng”. Ông cho rằng Tố Hữu đã mở lối dẫn dắt cả một thế hệ nhà văn, nhà thơ Việt Nam thoát ra khỏi vũng lầy tăm tối: “Trong khi các nhà thơ đắm chìm trong phong trào “thơ mới” mơ mộng, than khóc, u sầu, Tố Hữu đã đi tiên phong hát những bài ca tranh đấu!”.
Một trong những bài thơ tranh luận gay gắt nhất là bài “Đời đời nhớ ông”.Trong khi Hoàng Cầm, Tử Phác, Hoàng Yến cùng cho rằng Tố Hữu thương vay khóc mướn, và bi lụy hóa tình cảm cùa nhân dân Việt Nam trước cái chết cùa Stalin, thì Xuân Diệu viết: “Sitalin mất, những dòng nước mắt của nhân dân ta đã chảy thành những câu thơ “Đời đời nhớ ông” của Tố Hữu”.
Xuân Diệu ca theo Hoài Việt: “Thật là vinh dự cho những kẻ cầm bút chúng ta. Vinh dự vì đã có một Tố Hữu. Tôi đọc ký sự Ngụy Nguy, thấy chỉ trong chế độ của chúng ta mới có những văn nghệ sỹ ưu tú như thế!”.

Bài diễn thuyết của Xuân Diệu nổi bật trong cuộc tranh luận, củng cố niềm tin vũng chắc vị trí giải nhất tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu , đồng thời tố cáo những “quan điểm lệch lạc” của một số đồng nghiệp. Trần Dần, Tử Phác bị giam ba tháng để kiểm điềm trong cuộc phê bình đó.
2. TÀI MÒ BẬY
Xuân Diệu là người đồng tính luyến ái . Ở tập thể, ban đêm Xuân Diệu hay đi mò bậy. Trong Hồi ký " Cát Bụi Chân Ai" Tô Hoài kể là trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, lúc ở căn cứ Việt Bắc, hằng đêm Xuân Diệu hay sang giường các bạn trai của ông để mò bậy. Các bạn trai của ông rất sợ, vì vậy cứ đêm đến là họ...đi tị nạn sang các nhà khác, không ai dám ở chung với Xuân Diệu:
Chúng nó sợ, đi bỏ trống cả cơ quan. Cả dạo mưa gió Xuân Diệu ở u tỳ quốc không ra ngoài. Giọt gianh lách tách mái nứa gọi đêm ma quái về rùng rợn, say đắm. Bàn tay ma ở đâu sờ vào. Không phải. Tay người, bàn tay người đầy đặn, ấm ấm. Hai bàn tay mềm mại xoa lên mặt lên cổ rồi xuống dần, xuống dần khắp mình trần truồng trong mảnh chăn dạ. Bóng tối bập bùng lên như ngọn lửa đen không có ánh, cái lạnh đêm mưa rừng ấm lên. Chẳng còn biết đương ở đâu, mình là ai, ta là ai, hai cơ thể con người quằn quại, quấn quít cánh tay, cặp đùi thừng chão trói nhau lại, thít lại, giằng ra. Niềm hoan lạc trong tôi vỡ ra, lên cơn dữ dội, dằn ngửa cái xác thịt kia. Rồi như chiêm bao, tôi rời rã, thống khoái, im lặng. Nghe mưa rơi xuống tàu lá chuối trong đêm và cái mệt dịu dàng trong mình. Giữa lúc ấy, hai bàn tay mềm như lụa lại vuốt lên mặt. Làn môi và hơi thở nóng như than bò vào mắt, xuống vú, xuống rốn, xuống bẹn... Cơn sướng lại cơn lên cho đến lúc ngã cả ra, rúc vào nhau. Rồi bàn tay dịu dàng lại vuốt lên mặt... Lần này thì tôi lử lả, tôi chuồi ra rên ư ừ, như con điếm mê tơi không nhớ nổi người thứ mấy, thứ mấy nữa.

 Trời rạng sáng. Xuân Diệu trở về màn mình lúc nào không biết. Tôi hé mắt nhớ lại những hứng thú khủng khiếp. Những cảm giác nồng nàn kích thích trong bóng tối đã trơ ra khi sáng bạch. Tôi chạy xuống cánh đồng giữa mưa.


Nhưng đêm mai lại vào cuộc kịch liệt hơn. Trong đêm quái quỷ lại thấy mình không phải mình mọi khi, cũng không biết rồi trời lại sáng. Cho đến khi thật thấy rạng sáng mới rờn rợn tởm.

Mọi công việc cơ quan lặng lẽ, nhưng cứ tối đến thì nháo lên, nháo lên một cách âm thầm. Các chàng trai trẻ chạy trốn dạt vào ngủ lang trong xóm. Thằng Đại trắng trẻo, mũm mĩm thì biến là phải. Nhưng cả đến thằng Nghiêm Bình cao to hiên ngang thế, tối cũng lẳng lặng vác cái ghi ta đi. Bốn bên im như tờ. Chỉ còn cái màn đã buông sẵn của lão trai già Văn Hiên - một tay bốc trời thường khoe trước kia đã nhẵn mặt ăn chơi xóm Mông-mác bên Pa ri. Không biết lưu lạc ở đâu vào cơ quan, lão Hiến quần nâu vá gối, vá hai bả vai to bằng cái quạt mo, công tác giữ sổ công văn đi đến. [...].. Chẳng biết đêm hôm có ông kềnh nào bị bàn tay nhung sờ vào rốn không. Cuộc kiểm điểm Xuân Diệu kéo liền hai tối. Hồi ấy chưa biết phương pháp chỉnh huấn, nhưng hàng ngày chúng tôi làm việc giờ giấc nghiêm ngặt, mỗi tổ buổi chiều trước giờ tăng gia lại hội ý rút kinh nghiệm, nêu hướng sửa chữa và trình bày công việc ngày mai của từng người. Cả cơ quan họp đến khuya. Chỉ có ông Phan Khôi lên đồi, màn vẫn mắc sẵn, đi ngủ từ chặp tối, bỏ ngoài tai mọi việc.


Xuân Diệu chỉ ngồi khóc. Không biết Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Trọng Hứa, Nguyễn Văn Mãi, cả lão Hiến, thằng Nghiêm Bình, những thằng Đại, thằng Đắc, Tô Sang và mấy thằng nữa, có ai ngủ với Xuân Diệu không, tất nhiên không ai nói ra. Tôi cũng câm như hến. Lúc rồ lên, trong đêm tối quyến rũ, mình cũng điên kia mà, chứ có phải một mình Xuân Diệu đâu. Không nói cụ thể việc ấy nhưng ai cũng to tiếng, to tiếng gay gắt nghiêm trang phê phán tư tưởng tư sản, tư tưởng tư sản xấu xa phải chừa đi. Xuân Diệu nức nở nói đấy là tình trai của tôi... tình trai...! rồi nghẹn lời, nước mắt ứa ra, không hứa hẹn sửa chữa gì cả. ít lâu sau, trong một cuộc họp ban chấp hành, Xuân Diệu bị đưa ra khỏi ban thường vụ. (Ch.III.171-193)

Nguyễn Đăng Mạnh cũng nói về bệnh và  Xuân Diệu :

Có một hồi, người ta cứ đồn Xuân Diệu ái nam ái nữ. Không rõ hư thực  thế nào. Rồi anh cưới Bạch Diệp. ái năm ái nữ sao lại lấy vợ? Nhưng được mấy tháng, Bạch Diệp bỏ luôn. Vậy là sao?
Thực ra Xuân Diệu chỉ mắc chứng đồng tính luyến ái và bất lực trongn quan hệ tình dục, chứ không ái nam ái nữ.
Hồi kháng chiến chống Pháp, tôi công tác với anh Lã Hữu Quỳnh ở Sở Giáo dục Liên khu Việt Bắc (Anh Quỳnh là một nhạc sĩ, sau 1954, về Hà Nội  làm Hiệu phó trường nhạc trung cấp). Anh quê ở Bắc Giang. Trong thời gian kháng chiến, các văn nghệ sĩ đi công tác qua, thường ghé vào nhà anh ngủ nhờ. Một lần, Xuân Diệu và Trần Văn Cẩn vào ngủ nhờ. Nửa đêm, anh thấy Cẩn đùng đùng dậy chửi mắng Xuân Diệu thậm tệ.
( Hồi Ký -Ch.IX)


3. TÀI BỐC PHÉT


Nước ta lâu lắm mới có Ba Giai, Tú Xuất là những kỳ nhân. Thời cờ đỏ sao vàng, hầu hết chiến sĩ cộng đảng là tay bán trời không văn tự, dối trá thành quỷ, thành tinh. Lừa đảo thời nay theo cộng sản đã thành quốc tế tính. Nơi nào có liềm búa là có khủng bố và dối trá.


Mikhail Sergeyevich Gorbachev, nguyên Tổng Bí Thư Cộng đảng Liên Xô nói:
Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Hôm nay tôi đau buồn mà thú nhận rằng: cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.
(I have devoted half of my life for communism. Today, I am sad to say that The Communist Party only spreads propaganda and deceives ).
Aleksandr Solzhenitsyn (1918- 2008), một nhà văn Nga nổi danh tố cộng với tác phẩm " Quần Đảo Gulag" (The Gulag Archipelago - 1973). viết:
Khi một tên cộng sản nói dối, hãy đứng dậy mà nói: Mày nói láo. Nếu anh không có can đảm nói thẳng vào mặt nó, hãy bỏ đi. Nếu anh không dám bỏ đi, đừng nhắc lại những lời nó nói láo.
(When a Communist lies to you, stand up and tell him that he is lying. If you don&#039T dare to say that he lies, walk away. If you do not dare to walk away, do not recite the lie that you heard to anybody.)
Và ông cũng nói:
Trong xứ sở của chúng ta, dối trá không phải là một thứ đạo đức mẫu mực mà là một loại cột trụ cho quốc gia. (In our country the lie has become not just a moral category but a pillar of the State. )

Tổ sư thời đại mới là cậu Nguyễn Văn Ba, gốc Ba Xạo, tiếp theo là Trần Huy Liệu, cha đẻ của Lê Văn Tám. Từ đó sinh sôi nẩy nở hàng triệu anh Ba Đía, chú Ba  Trợn, cậu Ba Lá , cô Ba  Hoa XHCN. Xuân Diệu làm nghề chọc cười thiên hạ bằng cách tuyên truyền chống Mỹ, Mỹ là bọn khờ khạo, ngu dại. Đó cũng là kiểu ba hoa: "Liên Xô viện trợ cho ta hỏa tiễn nhưng bắn không trúng B52 của Mỹ. Các nhà khoa học ta phải nối cho dài thêm thì mới hạ được máy bay Mỹ (trò giỏi hơn thầy!)... Rằng máy bay ta núp trong mây ( như trẻ con chơi trốn tìm), chờ máy bay Mỹ đến bất ngờ nhảy ra bắn Mỹ không kịp trở tay... Nào  anh hùng Nguyễn Văn Bốn  dùng dàn thun bắn lựu đạn bay xa mấy trăm mét  ,Cô tự vệ Ngô Thị Hồng dùng súng trường K44 bắn rơi máy bay Mỹ,  Nào ngoài Bắc gì cũng có. Nhà nào cũng có tủ lạnh, trưa tối cả nhà chui vào nằm cho mát... Nào là ngoài Bắc TV chạy đầy đường, cà rem ăn không hết, phải phơi khô xuất khẩu!!!


Trong Một Thời Để Mất, Bùi Ngọc Tấn viết về Xuân Diệu như sau::


Trong thời gian kháng chiến khốc liệt và vui tươi đó, Xuân Diệu về trường chúng tôi. Anh nói chuyện thời sự. Anh nói về xã hội thối nát của Pháp và Mỹ, về những đảng 3K, những điệu nhảy Hu-la-húp, Rốc-en-rôn. Xuân Diệu trợn tròn mắt:
- Các đồng chí có biết bên ấy chúng nó mặc quần áo bằng gì không? Bằng ni lông! Quần áo ni lông! Chúng tôi ào lên. Thật không thể nào hiểu được cái bọn người khốn nạn ấy lại có thể lấy ni lông làm quần áo, thứ vải mưa mầu cánh dán trong suốt mà chúng tôi mới được biết đến khi các anh tôi từ vùng địch hậu ra, có mang theo vài mảnh, vừa dùng để đi mưa, vừa dùng gói quần áo, lấy dây túm chặt làm thành một thứ phao bơi khi vượt sông ra vùng tự do. Thật là một lũ điên loạn, truỵ lạc. Mặc quần áo như vậy có khác gì cởi truồng! (Mãi mấy chục năm sau khi may chiếc áo ni lông đầu tiên trong đời mà Nguyên Hồng gọi là pha lon, tôi mới thấy loại vải ấy thật tuyệt biết bao).
Xuân Diệu bồi thêm:
- Còn quần áo may bằng vải thường các đồng chí có biết nó in gì lên đấy không. Không phải in hoa! Nó in cả một tờ Nữu ước thời báo với đầy đủ ảnh, măng sét, tít lớn, tít nhỏ, tin ngắn, tin dài lên mặt vải. Cũng không phải in lên một bộ quần áo mà in lên cả hàng bao nhiêu cuộn vải rồi cứ thế mà cắt!
Không để chúng tôi kịp ngạc nhiên, Xuân Diệu tiếp luôn:
- Còn tổng thống ở bên Mỹ, khi hết nhiệm kỳ không làm lổng thống nữa, các đồng chí có biết nó đi làm gì không? Đi quảng cáo cho các hãng buôn kiếm tiền? Chúng tôi lại ồ lên. Cái bọn người quái đản ấy cần được cải tạo. Chúng ta sẽ là người cải tạo chúng. Giai cấp vô sản, tầng lớp lao động, những người nghèo khổ bị bóc lột ở những nước ấy sẽ đứng lên. (Ch.I)



4. TÀI VÒI ĂN VÀ THAM ĂN


Xuân Diệu hơn người cái đức ăn. Nguyễn Đăng Mạnh trong Hồi ký kể rằng Xuân Diệu, Huy Cận tham ăn : 
Hồi khoa văn Đại học sư phạm Việt Bắc đưa sinh viên về Hà Nội (đóng ở Cổ Nhuế) để mời các nhà văn đến nói chuyện, tôi có được nhờ tiếp khách hộ. Tôi thấy Xuân Diệu rất thích uống bia và húp trứng sống. Anh còn nói, tối nào, cần viết một cái gì thì buổi chiều thế nào cũng phải mua ba lạng thịt chó để bồi dưỡng. Có thế mới có sức viết (Xuân Diệu chết vì bị nhồi máu cơ tim, tức là máu nhiễm mỡ, cần kiêng ăn nhiều thịt, trứng. Khi anh mất, Vũ Tú Nam nói, Xuân Diệu đã bồi dưỡng nhầm là vì thế). Huy Cận cũng vậy. Phải nói là tham ăn. (Ch.IX)
Tuổi Trẻ Cười thuật một chuyện ăn của Xuân Diệu:
Một công ty ăn uống ở Hà Nội mới làm được một loại bánh bao ngon, hy vọng hơn cả bánh của người Hoa ở phố Hàng Buồm. Chủ nhiệm công ty là người mê văn nghệ, mời hơn chục nhà thơ đến thưởng thức.
Ngồi vào bàn, không chờ chủ mời, nhà thơ Xuân Diệu cầm một chiếc bánh bao ăn liền. Còn những người khác thì lịch sự nghe bài diễn văn của chủ nhiệm.


Đọc xong bài diễn văn ông mời các nhà thơ thưởng thức bánh. Nhìn đến cái đĩa trước mặt nhà thơ Xuân Diệu, thấy trống trơn, ông lừ mắt ra hiệu cho cô nhân viên bỏ thêm bánh vào. Nhà thơ Xuân Diệu lại thản nhiên ăn. Vừa ăn, Vĩnh Mai vừa lúi húi viết. Một lúc sau, mọi người chuyền tay nhau một mẩu giấy có bài thơ bốn câu:

Cái bánh bao hời, cái bánh bao
Mùa xuân kỳ diệu, Diệu kỳ sao!
Người ta một chiếc, ông hai chiếc
Thơ nghĩ chưa ra, bánh đã vào!
Xuân Diệu là người đọc bốn câu thơ luân lưu ấy sau cùng, ông gật gù khen hay.
( HÀ THƯỜNG NHÀN-Theo 101 Chuyện nhà văn VN hiện đại của Nguyễn Bùi Vợi)

http://chuyentrang.tuoitre.vn/TTC/Index.aspx?ArticleID=55752&ChannelID=


Thanh Thảo kể về Xuân Diệu:


Trưa đó, Hội An mời Xuân Diệu và chúng tôi đi ăn… cao lầu. Nghe danh món ăn này từ lâu, nên mấy anh em “lính pháo” chúng tôi đều náo nức. Riêng Xuân Diệu, coi bộ ông còn hồi hộp hơn cả chúng tôi, vì như ông nói, “món này mình đã ăn cách đây 40 năm rồi, giờ mới có dịp ăn lại”.

Tới khi ăn mới biết, hoá ra món này cũng không ngon là mấy, lại nhiều mỡ, ăn hơi bị ngán. Chúng tôi mỗi người chỉ xơi được một bát, rồi… ngồi nhìn. Riêng Xuân Diệu, ông xơi những hai bát. Chúng tôi nhìn ông ăn mà… thán phục.

Sao ông bác ăn giỏi thế! Khi ăn xong trên đường về, chúng tôi “phỏng vấn” ông về bữa ăn, Xuân Diệu mới thú thật: “Món cao lầu bây giờ cũng chả ngon mấy! Nhưng mình ăn chủ yếu để nhớ kỷ niệm hồi xưa thôi”. Ăn để nhớ kỷ niệm? Đúng là thế! Và đó cũng là một kiểu ăn của Xuân Diệu.
Thanh ThảoXuân D… ăn

http://motthegioi.vn/chuyen-hang-ngay/xuan-dieu-an-36375.html

Cũng trong Cát Bụi Chân Ai, Tô Hoài viết về đưc ăn của Xuân Diệu:

Chúng tôi đi công tác thuế công thương ở trung du. Xuống tận Lâm Thao, cách bốt địch ở Việt Trì không mấy chốc. Đã được trên tỉnh dặn gần vùng địch phải gọn. Gọn, nhưng ba lô Xuân Diệu vẫn đủ thứ dự trữ, mỗi chuyến đi đều sắp sắn thế. Lọ nước mắm kem đặc sệt. Một túi củ hành tỏi đã bóc bót vỏ cho nhẹ đem từ khu bốn ra. Hộp thịt bò khô ướp lá sả. Cái thịt bò kho khan ấy xào nấu ở nhà tôi, hôm chúng tôi tạt vào Thinh Cù trước khi xuống Lâm Thao. Lúc đi, tôi chỉ đeo ba lô con cóc, có cái màn và quần áo. Xuân Diệu cằn nhằn: Cậu này, có cái ăn mà cũng ẩu Thế thì cậu quý cái gì? Nói thế, nhưng khi đến bữa vẫn cho tôi miếng thịt kho và củ tỏi, và ăn nữa cũng được. Nhưng cứ phàn nàn, cảu nhảu tôi cẩu thả. Tôi cười và chén tự nhiên.


Xuân Diệu cho tôi là đứa khinh bạc, nhưng lại thương tôi, nên hay bảo ban, nhiều khi từ những việc nho nhỏ. Xuân Diệu khuyên tôi phải biết quý miếng ăn. Xuân Diệu dạy tôi khi nào đứng đái phải cắn chặt hai hàm răng lại, như thế sẽ ăn khoẻ chẳng kém hàng ngày uống vitamin B1. Xuân Diệu bảo bí quyết dưỡng sinh gia truyền ấy, ông thân sinh đã dạy từ khi còn bé. Tôi có cảm tưởng Xuân Diệu ăn uống cũng chẳng bao nhiêu, nhưng anh ăn cố. Không phải Xuân Diệu ăn, mà một người nào khoẻ lắm gắp hộ, nhai hộ, biến Xuân Diệu thành con ma ăn, trông đến thương. Một chuyến chúng tôi cùng nhau thăm nước Lào, ở khách sạn Apôlô. Mỗi sáng Xuân Diệu nhắc: cậu không ăn sữa thì để riêng đấy cho mình, không ăn hết bánh cuốn thì lấy đĩa sẻ ra cho vệ sinh để mình ăn nốt. Cố lên, ăn phất phơ thế không được. Nhà bàn bưng ra nhiều món, Xuân Diệu cứ thong thả vừa nhai vừa ngắm từng miếng và ăn đến hết. Đêm ấy đau bụng phải đi cấp cứu. ở bệnh viện về, Xuân Diệu thở dài:

- Cái miệng làm khổ cái bụng, mình phải tính tham ăn.
Nhưng rồi lại vẫn cứ thong thả quét sạch mâm, như mọi khi.(Ch III, 190-193)



MINH DIỆN kể cho chúng ta một giai thoại về Xuân Diệu vòi ăn,  và cố đấm ăn xôi:

Cuối năm 1983, Công ty cao su Dầu Tiếng tổ chức Hội nghị tổng kết cuối năm. Năm ấy phân u-re được Liên Xô cấp, mủ cao su được Liên Xô bao tiêu, công ty này trở thành điển hình tiên tiến toàn ngành, nên tổ chức Hội nghị tổng kết to. Trưởng phòng thi đua - tuyên truyền Nguyễn Hữu Bằng lên Sài Gòn mời nhà báo, miệng bô bô: “Ngoài đánh chén, còn có một sấp vải Seviot may quần, một sấp vải KT may áo, một kg bột ngọt và một phong bì 50 đồng nghe!”. Món quà đó ngày ấy bằng hai tháng lương chuyên viên một của tôi, hơn nữa có tiền chưa chắc đã mua được vải Seviot, KT, bột ngọt theo tiêu chuẩn phân phối .


Cánh phóng viên bàn tán lao xao trong khuôn viên Câu lạc bộ Hội nhà văn thành phố ở đường Trần Quốc Thảo, và đến tai nhà thơ Xuân Diệu đang uống cà phê sáng tại đó. Ông vào Sài Gòn cùng giáo sư Hoàng Như Mai tổ chức ‘sô’ nói chuyện thơ, nhưng ế lắm. Nhà thơ Xuân Diệu vẫy Trưởng phòng Nguyễn Hữu Bằng tới, bảo cho ông một suất dự Hội nghị tổng kết cuối năm với công ty. Anh chàng Trưởng phòng tuyên truyền hơi lưỡng lự, nhưng rồi mở cặp, lấy tờ giấy mời viết, đưa cho Xuân Diệu. Mấy nhà báo chúng tôi được vinh dự tháp tùng nhà thơ lớn nổi tiếng, rất hãnh diện.


Một phó giám đốc thay mặt công ty đón tiếp chúng tôi, phát cho mỗi người một bản tổng kết thành tích dày cộp, đựng trong túi với tờ lịch của công ty. Nhà thơ Xuân Diệu cầm chiếc túi xăm soi, rồi hỏi :- Thế quà đâu?
Anh Bằng nói:
- Qùa sẽ đưa sau ạ!
Chúng tôi nhìn nhau ngượng đỏ mặt. Không ngờ nhà thơ tình nổi tiếng lãng mạn lại hiện thực xã hội chủ nghĩa như vậy.


Hội trường trang trí rất đẹp, có hoa tươi, sân khấu, loa phóng thanh đầy đủ. Đại diện lãnh đạo tỉnh Sông Bé, Đồng Nai, Tây Ninh, huyện Dầu Tiếng và các ban ngảnh Tổng cục cao su cùng hàng trăm lao động tiên tiến của công ty ngồi kín các hàng ghế. Trong khi chờ đợi khai mạc Hội nghị, anh Bằng trân trọng giới thiệu nhà thơ Xuân Diệu lên đọc thơ. Bằng nói rất rõ là đọc những bài thơ tình tuyệt tác! Một tràng pháo tay rất dài, có ngưới đứng lên để nhìn cho rõ nhà thơ Xuân Diệu nổi tiếng.


Nhà thơ Xuân Diệu mặt bộ véc cũ, không thắt Caravate, đeo kính dâm, tóc xòa kín cổ bước lên sân khấu ngẩng mặt, nghiêng người đón tràng pháo tay, rồi cầm Micro, nói giọng trầm, bổng:
- Dân tộc Việt Nam đã sinh ra một Nguyễn Du ,để rồi: “Bất tri tam bách dư niên hậu. Thiên hạ hà nhân kháp Tố Như!”. Không, hôm nay tôi không nhỏ lệ vì cuộc đời trăm năm rách nát với văn chương ấy, mà cùng mọi người cất tiếng hát, tiếng reo vui giữa rừng thơ Tố Hữu...


Xuân Diệu ngả người chờ tiếng vỗ tay. Tiếng vỗ ran lên, ông mỉm cười đón nhận. Chờ tiếng vỗ tay đứt, và mọi mọi người yên lặng , ông cất tiếng đọc bài thơ “Cá nước”, với chất giọng sang sảng. Tiếp theo là bài thơ “ Sáng tháng năm”


Bọn tôi cứ tưởng Xuân Diệu đọc mấy bài thơ của Tố Hữu và mấy bài thơ của mình rồi nhường sấn khấu để khai mạc hội nghị, nào ngờ ông thao thao bất tuyệt phân tích tính đảng, tính quần chúng, tính hiện thực xã hội chủ nghĩa, tính nghệ thuật trong thơ. Cái đầu ông lắc lư, hai tay vung vẩy, hai chân nhún nhẩy, như nhập đồng.


Chín giờ, rồi chín giờ ba mươi, ông vẫn nói. Hai mép đùn ra hai cục bọt trắng như bọt xà phòng.
Ông Tư Nguyện, nguyên Bí thư tỉnh ủy Sông Bé thời chiến tranh, lúc đó làm Tổng cục trưởng cao su, ngồi trên hàng ghế đầu nhập nhổm như bị kiến cắn! Cái trán hói bóng lưỡng đỏ tía lên. Ông đã không hài lòng khi anh Bằng tự tiện làm cái việc trái khoáy mời nhà thơ bình thơ trong Hội nghị tổng kết, giờ thấy nhà thơ Xuân Diệu chiếm sân khấu nói tràng giang đại hải, nên rất bực. Nhà báo Phạm Lân thấy bất ổn, nháy Bằng lên mời Xuân Diệu xuống. Bằng lên nói nhỏ vào tai Xuân Diệu: “Qúa giờ khai mạc rồi, mời bác nghỉ thôi!”. Chẳng biết Xuân Diệu có nghe rõ không, vẫn cầm Micro bình thơ.


Một tình huống xảy ra làm mọi người ngỡ ngàng. Ông Tư Nguyện đứng dậy, xăm xăm bước lên sân khấu, giật phắt chiếc Micro trong tay nhà thơ Xuân Diệu. Rồi ông tuyên bố khai mạc Hội nghị tổng kết. Nhà thơ Xuân Diệu lủi lũi bước xuống, không có tiếng vỗ tay nào.

Chúng tôi tưởng Xuân Diệu tự ái, nhưng không, ông vẫn ở lại ăn uống thoải mái và nhận phần quà rồi mới về.
Nguyễn Chí Thiệp trong Trại Kiên Giam kể chuyện ông chú ngoài Bắc vào nói về Xuân Diệu:
Chú không biết định thế nào là tham nhũng nhiều ít, chú kể một câu chuyện, sau đó cháu tự lượng định lấy. Chắc cháu biết thi sĩ Xuân Diệu, ông ta không có công tác gì nhiều, “Cái cần câu cơm” của ông là bài thuyết trình “Đạo Đức Bác Hồ” và “Tiết Kiệm Để Sản Xuất”. Hai bài thuyết trình nối với nhau bởi một đoạn kể chuyện Bác Hồ dạy người cần vụ đặt miếng xà-phòng sau khi tắm lên viên gạch để xà-phòng ráo nước, cứng, lâu hao mòn.



“Một hôm nhà máy phân bón nơi tôi làm việc, được chỉ thị đón nhà thơ Xuân Diệu đến thuyết trình. Đảng cử đồng chí giám đốc và tôi đi đón, trên đường thi sĩ Xuân Diệu nói: “Tôi nói chuyện với nhà máy thì cũng quá trưa, vậy trưa nay nhà máy cho tôi ăn gì nào? Thôi để các đồng chí dễ quyết định, tôi gợi ý các đồng chí nhé, tôi bị bệnh bao tử, các đồng chí cho tôi ăn cơm nếp nhé, mà chẳng lẽ ăn cơm nếp suông, lẽ nào các đồng chí không cho tôi ăn món mặn? Gà nhé? ừ, cơm nếp với gà, mà gà trống thiến thì nhất”. Chúng tôi hứa với thi sĩ về sẽ hội ý với các đồng chí trong ban lãnh đạo nhà máy mới quyết định, nhưng chắc là không trở ngại. Một lúc sau, thi sĩ Xuân Diệu lại lên tiếng: “Có ăn trưa rồi thì phải có uống chứ? Mà ngay lúc tôi nói cũng phải có gì cho tôi giải lao nhé, thôi để tôi gợi ý cho các đồng chí là cho tôi uống bia nhé? Uống nước lã tôi hay đau bụng.



Bia là tiêu chuẩn cao, giám đốc trở lên mới có, cán bộ kỹ thuật như chú chưa có tiêu chuẩn bia, đồng chí giám đốc phải hứa dành phần bia tiêu chuẩn của mình để đãi khách. Thi sĩ mới yên tâm. Sau buổi nói chuyện có ăn và uống, thi sĩ Xuân Diệu nhờ nhà máy đưa về Hà Nội, về đến nhà thi sĩ mời chúng tôi vào nhà, tại phòng khách thi sĩ nói: “Tôi đã làm việc với nhà máy, vậy nhà máy phải có tình gì với tôi chứ; đây các đồng chí xem, cái tủ chè này là nhà máy dệt Nam Định biếu tôi sau buổi nói chuyện đấy, có người đã trả tôi 800 đồng chưa bán, tượng Bác Hồ bằng thạch cao do nhà máy Pin Văn Điển biếu đấy nhé, 200 đồng tôi chưa bán. Nhà máy biếu tôi cái gì nào?”


Đó không phải là hình thức tham nhũng, nhưng nó rất thê thảm. Một xã hội đói khó đến như một viên chức cao cấp, vừa là một thi sĩ nổi tiếng mà phải gạ gẫm từng bữa ăn, món quà – chắc chắn nếu có điều kiện thì vấn đề tham nhũng không thể nào ít đi được.

Sau khi phân tích nhiều khuyết điểm của chế độ, tôi hỏi rằng có thể do chiến tranh, không thể sản xuất được, kinh tế yếu kém, đời sống nhiều khó khăn v.v… Vậy theo ý chú, nếu loại bỏ hết trở lực, liệu chế độ Cộng Sản có thể mang tiến bộ gì cho đất nước, hạnh phúc cho toàn dân không? (Ch.II)

Cộng sản  trước đây che đậy nhưng Xuân Diệu lộ hết những cái xấu bản chất cộng sản. Ngày nay thì cộng sản không sợ ai, không làm mẽ mà trắng trợn cướp bóc, đàn áp và phản bội nhân dân. Con người Xuân Diệu là đại biểu cho con người cộng sản tham lam, tàn ác, không biết xấu hổ là gì. Một nhà thơ, một trí thức, con nhà  khá giả mà như thế thì bọn vô sản chính cống, vô học chân chính  túy thì tệ hại không biết chừng nào cho quốc gia và xã hội!  Đó là do hoc thuyết Marx, chủ nghĩa cộng sản và hành động "chuyên chính vô sản" đã làm băng hoại xã hội!
V.  VƯƠNG TIÊN SINH, NHÀ VĂN VÀ NHÀ CỔ NGOẠN 

 Vương Hồng Sển
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Buớc tưới chuyển hướngBước tới tìm kiếm
Vương Hồng Sển
Sinh27 tháng 9 năm 1902
Sóc Trăng
Mất9 tháng 12, 1996 (94 tuổi)
Thành phố Hồ Chí Minh
Công việcNhà văn, nhà sưu tập, nhà khảo cứu
Vương Hồng Sển (1902-1996), bút hiệu Anh Vương, Vân Đường, Đạt Cổ Trai, là một nhà văn hóa, học giả, nhà sưu tập đồ cổ nổi tiếng. Ông được xem là người có hiểu biết sâu rộng về miền Nam và rất được kính trọng trong giới sử học và khảo cổ ở Việt Nam. Khi chết ông đã hiến tặng ngôi nhà (Vân đường phủ) và toàn bộ sưu tập đồ cổ của mình cho Nhà nước Việt Nam (tổng cộng 849 cổ vật khác nhau) với hy vọng thành lập một bảo tàng mang tên ông. Năm 2003, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố ngôi nhà này (địa chỉ: số 9/1 đường Nguyễn Thiện Thuật, phường 14, Quận Bình Thạnh).

Tiểu sử

Vương Hồng Sển sinh ngày 27 tháng 9 năm 1902[1], tại Sóc Trăng, mang dòng máu Việt, Hoa và Khmer. Nguyên tên thật ông là Vương Hồng Thạnh, khi làm giấy khai sinh người giữ sổ lục bộ nghi nhầm là Sển (theo cách phát âm tiếng Triều Châu hay còn gọi là tiếng Tiều là một huyện của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc).
Thời học sinh, ông học tại trường Collège Chasseloup Laubat (nay là trường Phổ thông trung học Lê Quý Đôn). Sau khi đậu bằng Brevet Elémentaire, ông làm công chức ngạch thư ký và phục vụ nhiều nơi từ năm 1923 đến năm 1943, trong đó có dinh Thống đốc Nam Kỳ (1939-1943). Từ năm 1948, ông làm Quyền quản thủ Viện Bảo tàng Quốc gia Việt Nam tại Sài Gòn cho đến khi về hưu vào năm 1964.
Ông là người rất ham mê đọc sách và thích ghi chép tất cả những điều tai nghe, mắt thấy. Phần lớn những tác phẩm của ông rút tỉa từ những tài liệu dưới dạng hồi ký mà ông còn giữ gìn được. Những nhà phê bình nhận xét về văn của ông Vương Hồng Sển như sau:"Giọng tuy nói cà rỡn nửa đùa nửa thật, nửa giấm chua, nửa tiêu ớt thỉnh thoảng có đôi chỗ chọc cười, cho bớt buồn ngủ. Văn ấy các học giả có tánh lập nghiêm và chưa quen tai, lấy làm khó chịu, nhưng thét rồi cũng phải nhìn nhận, biết nói pha lửng như dọn cơm trong cảnh nghèo, lấy trái ớt tép hành để dễ nuốt cơm và chọc cười cho dễ nhớ, thêm nhớ được lâu[2].
Hay như nhà văn Sơn Nam đã nhận xét về ông "Những gì ông viết ra nhưng trăng trối, có khi chỉ là chuyện lụn vụn "tào lao", "loạn xà ngầu", nhưng với những người đến sau, nó mang một giá trị to lớn, nó chất chứa những niềm say mê và quyến rũ".[3]
Ngay từ thuở nhỏ ông đã sớm biểu lộ sự ưa thích đồ cổ. Một giai thoại do chính ông thuật lại, mẹ ông biết con mình không thích ăn mắm. Một hôm bà đem về một mắm lóc nguyên con và nói rằng đây là thứ mắm quý vì đã giữ được 10 năm. Thế là vì tò mò ông đã ăn thử và từ đấy không sợ mắm nữa[4].
Sau khi về hưu, ông chuyên sưu tập các loại sứ gốm cổ, khảo cổ về hát bội, cải lương và cộng tác với đài Phát thanh Sài Gòn với các bút hiệu: Anh Vương, Vân Đường, Đạt Cổ Trai. Ngoài ra, ông còn khảo cứu về các trò chơi cổ truyền: đá dế, chọi gà, chọi cá, chơi chim, trồng kiểng, nghệ thuật chơi cổ ngoạn, nghiên cứu về chuyện tiếu lâm xưa và nay, rất sành về đồ cổ. Có thể nói ông là kho tàng sống về các lãnh vực kể trên.
Trong suốt cuộc đời, ông sưu tầm được hơn 800 cổ vật, trong đó nhiều nhất, độc đáo nhất là đồ gốm men xanh trắng thế kỷ 17-19. Ông đã góp phần đáng kể trong việc xác định niên đại và phân loại một số đồ gốm cũng như hướng dẫn kỹ năng ban đầu cho những người thích sưu tầm đồ cổ. Các công trình nghiên cứu của ông được giới chuyên môn đánh giá cao.
Ngoài ra, những người muốn nghiên cứu về lịch sử miền Nam sẽ tìm thấy trong các tác phẩm của ông một nguồn tài liệu bổ ích qua nhãn quan một chứng nhân thời cuộc nước Việt của thế kỷ 20. Nói như học giả Nguyễn Hiến Lê, (1912- 1984) thì: ...Quả như lời Vương quan viết trong bài tựa "Coi vậy mà xài được". Kẻ ít học như tôi (Nguyễn Hiến Lê) còn thấy là xài được gần trọn kia đấy. Chúng ta nên cảm ơn ông đã ghi lại - mặc dầu là hấp tấp trong sự trình bày - vô số tài liệu mà trong mấy chục năm, ông đã tốn công đạp xe máy đi sưu tầm khắp Sài Gòn, Chợ Lớn và các vùng lân cận. Về nhà cân nhắc chọn lựa với tinh thần thận trọng đáng khen: chỗ nào chưa đủ chứng cớ thì tồn nghi....[5]
Ông mất ngày 9 tháng 12 năm 1996 tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 94 tuổi.

Di vật


Phòng trưng bày một số cổ vật Vương Hồng Sển trong Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh)
Khi qua đời, ông Vương Hồng Sển đã hiến tặng lại những cổ vật, mà cả đời ông sưu tập được, cho thành phố và mong muốn những di vật này sẽ được trưng bày trong ngôi nhà cổ của ông, trong sự bài trí rất tinh tế và hài hòa với sự cổ xưa của ngôi nhà được biến thành "Nhà lưu niệm Vương Hồng Sển" [6]. Tuy nhiên, từ năm 1996, Sở Văn hóa Thông tin TP Hồ Chí Minh, với sự đồng ý của Ủy ban Nhân dân Thành phố đã di dời các cổ vật về quản lý và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố, và tại Thư viện Khoa học tổng hợp [6].
Ngôi nhà của ông ở số 9/1 Nguyễn Thiện Thuật (Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh) là do ông bỏ công tìm kiếm và mua nguyên căn nhà cổ kính từ vùng ven Sài Gòn về dựng lại và gần nửa thế kỷ sống tại đó, ông đã bỏ nhiều công sức để tạo bồi cho căn nhà quý mang đáng dấp cổ xưa với những vật liệu trên trăm năm [6]. Ngày 5 tháng 8 năm 2003, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định xếp hạng ngôi nhà này là di tích cấp thành phố và là di tích kiến trúc nghệ thuật nhà cổ dân dụng truyền thống. Tuy nhiên, vì không được quản lý bảo quản đúng mức nên ngôi nhà "di tích" đã bị xuống cấp trầm trọng [7] và cho đến năm 2012, ngôi nhà vẫn bị chiếm dụng và biến thành quán ốc sầm uất[6]. Bảo tàng Vương Hồng Sển vẫn chưa khởi động.

Câu nói

"Xã hội có thể tha thứ một con điếm ăn năn nhưng vẫn không dung một ông quan ăn vụng" [8]
"May mà tại gia đã có một ai rồi, không có ai đó, đem ai nầy về, ắt cái khổ còn hơn ai nữa" [9]

Một số tác phẩm


Bút tích của Vương Hồng Sển
  • Thú chơi sách (1960)
  • Sài Gòn năm xưa (tập I, II 1960, III 1992)
  • Hồi ký 50 năm mê hát (1968)
  • Phong lưu cũ mới (1970)
  • Thú xem chuyện Tàu (1970)
  • Thú chơi cổ ngoạn (1971)
  • Chuyện cười cố nhân (1971)
  • Khảo về đồ sứ cổ Trung Hoa (1972)
  • Cảnh Đức trấn đào lục (1972)
  • Cuốn sổ tay của người chơi cổ ngoạn (1972)
  • Hơn nửa đời hư (1992)
  • Tạp bút năm Nhâm Thân (1992)
  • Khảo về đồ sứ từ hậu Lê đến sơ Nguyễn (1993)
  • Những đồ sứ do đi sứ mang về (1993)
  • Những đồ sứ khác Quốc dụng, Ngự dụng v.v.. (1993)
  • Tạp bút năm Quý Dậu (1993)
  • Tự vị tiếng Việt miền Nam (1994)
  • Nửa đời còn lại (1995)
  • Thú ăn chơi
  • Khảo về hát bội
Và hàng chục bản thảo khác như: Cuốn sách và tôi, Dở mắm, Tạp bút I, II và III, Cà đo xe, Bên Lề cuốn sách... Đến năm 1991, thỉnh thoảng ông vẫn có bài đăng ở các báo, tạp chí.

Chú thích

  1. ^ Theo giấy khai sinh thì ông sinh ngày 4 tháng 11 năm 1904 (theo bản sao bằng Pháp văn trong Hơn nửa đời hư)
  2. ^ Sổ tay người chơi cổ ngoạn", nxb Tổng Hợp Đồng Nai,2004 trang 174
  3. ^ Lời mở đầuTạp bút năm Quý Dậu 1993, nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, 2004
  4. ^ Tuyển tập Vương Hồng Sển - Hơn nửa đời hư, trang 691
  5. ^ Nguyển Hiến Lê tuần báo Mai số 20 ngày 25/04/1961. Sau in lại trong phần phụ lục "Sài Gòn năm xưa".
  6. ^ a ă â b Đến nhà cụ Vương... ăn ốc, Tuổi Trẻ Online, 26/04/2012 Lỗi chú thích: Thẻ không hợp lệ: tên “vao” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  7. ^ Hoang tàn nhà cổ cụ Vương!, Tuổi Trẻ, 13/04/2009
  8. ^ "Hơn nửa đời hư", Nhà xuất bản Tổng Hợp - Tp.HCM, trang 169
  9. ^ "Hồi ký 50 năm mê hát: Cái lương đã 50 tuổi",Tủ sách Nam Chi, cơ sở xuất bản Phạm Quang Khai, 1968, trang 111

Liên kết ngoài


Vương Hồng Sển

Sách Vương Hồng Sến phần lớn là những trải nghiệm của tác giả về thời cuộc, về thú chơi đồ cổ, về những nhân vật sống cùng thời… được hiện lên sống động và chân thực qua những hồi ký và tư liệu mà tác giả gìn giữ được.
Hiển thị:
 


V.  VƯƠNG TIÊN SINH, NHÀ VĂN VÀ NHÀ CỔ NGOẠN 



Vương tiên sinh tên thật là Hồng Sển ở Sóc Trăng, là một danh nhân của đất Sài thành hoa lệ.Ông sinh năm 1902, mất lúc 8giờ 30, ngày 9-12-1996 tại nhà riêng số 9/1 Nguyễn Thiện Thuật, Gia Định, thọ 94 tuổi. Tiên sinh để tóc dài, dáng dấp tiên phong đạo cốt. Tiên sinh là nhà khảo cổ, một tay sưu tầm cổ vật hữu danh, và cũng là một nhà văn , có nhiều tác phẩm đã xuất bản:

-Sài Gòn Năm Xưa

-Thú Chơi Sách

-Thú chơi Cổ Ngoạn

-Nửa Đời Hư

-Nửa Đời Còn Lại (chưa xuất bản)

Tiên sinh thich trào phúng, đã từng đăng đàn diễn thuyết về thơ văn trào phúng, và biên khảo truyện tiếu lâm..Tiên sinh kể truyện có duyên, mang rõ tính chất Nam Kỳ lục tỉnh.

Tiên sinh là một nhà chơi sách . Lớp trẻ sau tiên sinh thì có giáo sư Nguyễn Văn Y, đã quá vãng khoảng 1985. Nguyễn Văn Y chỉ chơi sách, còn tiên sinh chơi đủ thứ, đặc biệt là đổ cổ ngoạn.

Tiên sinh được mời dạy môn Văn Chương Miền Nam tại Đại Học Văn Khoa Sài-gòn, và tôi lúc ấy là một môn sinh của tiên sinh.Tiên sinh dạy rất vui, kể nhiều chuyện về miền Nam như các thú đá dế, chọi gà, và những chuyện tếu của mình như đã kể trong Nửa Đời Hư. Tiên sinh là một nghệ sĩ hơn là một giáo sư.Tiên sinh kể rằng lúc bấy giờ

có một nữ diễn viên sân khấu cải lương nổi danh tên là Ph. H- Bà này sau có đi dự đám tang của tiên sinh - thường diễn các vai Lã hậu, Lã Bố, Quan Công. Bà có cái máu của các bà hậu Trung Quốc như Lã hậu, Từ Hy thái hậu. Mỗi đêm trước khi lên sân khấu phải có chất kích thich thật phê thì nghệ thuật mới bay bổng.Lúc bấy giờ tiên sinh là một thư sinh nghèo song lại muốn trèo đèo làm công tử Bạc Liêu. Bao nhiêu tiền ky cóp, tiên sinh đem hết cho một đêm Nhất dạ đế vương. Đêm nằm bên người đẹp, tiên sinh làm rớt một hào, tiên sinh mò tay xuống giường tìm kiếm.Giai nhân tỉnh giấc, bực mình nói: "Anh tìm cái gì mà cựa quậy suốt đêm không cho em ngủ?"Và giai nhân ngồi dậy, rút trong túi một tờ bạc trăm , quẹt diêm đốt để tìm một hào cho tiên sinh!

Sau đó, tiên sinh thôi dạy học, còn tôi đi lục tỉnh gõ đầu trẻ nên không còn cơ hội gặp tiên sinh. Sau 1970, tôi xin đổi về Sài gòn, rồi 1975, tôi dọn về Gia Định. Thỉnh thoảng tôi thấy tiên sinh từ xa: Tóc trắng phủ vai, người mập mạp, chống baton đi ăn hủ tiếu Đạt Phong gần nhà tôi ở đường Phan Văn Trị, cạnh chợ Bà Chiểu. Tôi hỏi thăm bạn bè, biết tiên sinh ở đường Nguyễn Thiện Thuật, gần nhà tôi,tôi định bụng hôm nào ghé thăm tiên sinh.

Sau đó, tiên sinh thôi dạy học, còn tôi nhận Sự Vụ Lệnh đi Mỹ Tho dạy học, thành thử it gặp tiên sinh.


Tiên sinh là một tay sưu tầm đồ cổ nổi tiếng.Có thể nói cả nước Việt Nam, tiên sinh là một trong những nhà sưu tập cổ ngoạn nổi tiếng.

Một ngày mùa xuân, tôi đến thăm tiên sinh. Trong nhà đã an tọa nhiều khách quý. Tiên sinh ra tiếp tôi. Tôi xưng tên và nói mục đich thăm viếng. Vương tiên sinh lúc này gầy ốm, da hơi đen sạm chứ không bóng bảy như trước. Nét mặt tiên sinh bối rối, ngơ ngác, không còn tinh anh, vui vẻ như trước. Tiên sinh nhìn tôi với đôi mắt thất thần, nói lời từ tạ, rồi đóng cửa.

Tôi ra về, lòng buồn khôn xíết. Sau gặp Nguyễn Văn Y, tôi than thở cùng anh vì Nguyễn Văn Y và Vương Tiên sinh là chỗ thân thiết, cùng nghiệp chơi đồ cổ với nhau. Nguyễn Văn Y cho biết xưa nay Vương tiên sinh vốn it tiếp khách, Sau này, tiên sinh càng chán chường nhân thế vì những quý khách bộ viện trươc sau cùng một mục đich muốn đoạt tài sản của tiên sinh dưới danh nghĩa mượn cổ vật để triển lãm, để khảo cứu, nhưng tiên sinh từ chối!

Lúc này Việt Cộng bày ra chương trình Khảo Cứu Văn Học Miền Nam. Nguyễn Văn Trung cũng nhảy ra gia nhập và đưa đề nghị trưng thu tủ sách của Nguyễn Văn Y để khảo cứu. Chuyện họ bí mật cũng bị xì ra vì trong nhóm này có nhiều bè bạn của Nguyễn Văn Y! Vì vậy, ông Y đã phân tán mỏng tủ sách của ông.

Phải nói rằng nhiếu giáo sư đã "muợn" sách của thư viện trường rồi biến thành tài sản riêng!Ông Riêm, phụ trách thư viện trường đã than thở và nở nụ cười mỉa mai khi nói chuyện với tôi!

Ôi! "Thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ" Ai cũng chấm mút, chẳng ai sạch sẽ!

Ông làm trung ương ăn lớn, ông làm địa phương ăn nhỏ. Có lẽ chỉ anh nhà văn, ông thầy giáo... là không có cách mưu sinh vị lợi:

"Nhà văn, nhà giáo, nhà báo, nhà đài,
Bốn nhà cộng lại bằng hai nhà nghèo"


Nghe chuyện của Nguyễn Văn Y, tôi nhận thấy một vấn đề: Con người có nhiều bản ngã: Con người ngoài xã hội và con người sau cánh cửa gia đình là hai người khác nhau.Lại còn có con người nghể nghiệp nữa. Tiên sinh là con người có nhiểu bảo vật cho nên tiên sinh phải đề phòng bọn gian manh, đạo tặc. Về sau bọn cán bộ Việt cộng dòm ngó tủ sách và bảo vật của tiên sinh làm cho tiên sinh phải sống trong đau khổ!

Tiên sinh bị bọn gian manh đạo tặc cướp bóc bằng nhiều cách:

-Khoảng 1985, một số sách của tiên sinh được tái bản tại Saigon. Một bà trong nhà xuất bản mang cho ông 20 quyển và nói: Nếu cụ không dùng, tôi xin mua 10 ngàn một cuốn.(Lúc bấy giờ sách của tiên sinh mỗi quyển trên 100 ngàn)

Tiên sinh cười và nói:

-"Bà ơi! Thứ tư này Trần Bạch Đằng mời tôi đến nói chuyện Saigon mấy trăm năm".Nếu tôi đem 20 quyển này bán trăm ngàn một cuốn cũng bộn tiền!"

Tiên sinh đã bực tức vì sách in trong nước cũng như ở ngoài nước đều có nhiều lỗi chính tả. Nhưng điều đáng phẫn nộ nhất là người ta đã sửa văn ông. Ông nói:"Tôi đưa bản thảo" TIẾNG NÓI MIỀN NAM" họ đổi là "TIẾNG VIỆT MIỀN NAM", và các niên kỷ không y bản thảo, tôi giận quá, không nhận sách của tôi ra nữa."


Sau này, nghe tin tiên sinh đã hiến nhà cửa, bảo vật cho Cộng đảng, tôi thấy có nhiều gian manh của Việt Cộng:

-Như đã nói trên, tiên sinh là người ham mê đồ cổ, ngay trong việc giao sách cho CS in tiên sinh đã đau lòng, huống chi việc CS cướp bảo vật của ông! Làm sao ông có thể giao tài sản của ông cho CS.

-Tài sản của ông thì vợ con ông thừa hưởng, sao lại "hiến" cho Cộng đảng? Phải nói là CS cướp chứ không ai "hiến" tài sản cho bọn cướp!

-Nếu ông muốn tặng cho nhà nước, tại sao không tiến hành từ trước mà lại tiến hành khi tiên sinh sắp vào nhà thương?

-Tại sao văn bản không do Tiên sinh viết mà do dược sĩ Nhiều viết theo dạng một bản báo cáo lên Ủy ban nhân dân thành phố mà nội dung như sau:

" Lo âu vì sợ chết bất tử măc dầu lúc này cụ còn sáng suốt, minh mẫn, cụ Sển yêu cầu tôi trình lên thành ủy nguyện vọng muốn cống hiến cho thành phố ngôi nhà cổ cụ đang ở cùng với tất cả bộ sưu tập cổvà sách báo rất quý báu."

Dưới bản báo cáo của Trần Văn Nhiều, còn có hàng chữ:

Tôi, Vương Hồng Sển hoàn toàn đồng ý như ông Nhiều yêu cầu, tôi chỉ xin một điều nhỏ thêm là lo cho cháu nội tôi, con của Bào được có tiền ăn học đến thành nhơn."

Một người ngoài không phải luật sư hay thân nhân có tư cách pháp lý đại diện cho gia đình người khác không?


Tại sao con trai của cụ , Vương Hồng Bảo, bị bắt giam?Các báo chí đưa tin là con trai của cụ bội tín.Nếu bội tín là mắc nợ không trả, chơi hụi bị úp hụi, thì tiên sinh chỉ cần bỏ ra một cái đĩa đời Minh, hoặc một cái bình đời Thanh là dư trăm cây vàng trả nợ. Phải chăng Cộng sản đã cài bẫy rồi vu oan cho con trai tiên sinh để cướp tài sản tiên sinh?

Nếu con trai tiên sinh bội tín, thì cha không gánh tội cho con, Cộng sản làm ngang, bất chấp luật lệ để cướp của.

Trong văn bản của Trần Văn Nhiều có hai điều kiện, nhưng tiên sinh thêm một thành ba:

-Sau khi hiến được ở lại cho đến khi mãn phần.

-Đánh giá chính xác giá trị căn nhà cùng đồ đạc trong đó, và ghi lại trên một tấm bảng để lưu niệm và cử người đến quản lý.

Từ xưa có nhiều người hiến tài sản cho nhà nước, cho nhà thờ, nhà chùa và các hội đoàn nhưng hiến phải là tự nguyện và thường là xẩy ra trong các trường hợp sau:

-Gia chủ vô tự

-Hoặc hiến dâng sau khi đã chia tài sản cho con cháu.


Qua ba điều kiện trên, chúng ta có những thông tin quan trọng. Điều kiện thứ nhất và thứ hai cho chúng ta thấy hình ảnh một ông già quỳ lạy bọn cướp: Các ông lấy hết vàng bạc, châu báu, nhưng xin chừa chút lúa gạo cho trẻ thơ, và cho ông sống tại nhà ông cho đến mãn phần.

Bọn cướp có thể lấy vàng bạc, y phục quý còn thóc gạo, và đồ đạc tầm thường thì chẳng cần nhưng ông cộng sản thì vơ hết vì đạo quân vô sản rất đông và đói rét.

Cộng sản bắt tư sản đi kinh tế mới để nhà trống cho chúng lục soát vàng bạc. Tư sản lên vùng kinh tế mới cũng không an thân vì còn bị đuổi nữa để kiếm vàng bạc. Đó là thực tế Cải cách ruộng đất và Cải tạo Thương nghiệp ở Bắc trước 1975.

Còn việc đánh giá chính xác giá trị căn nhà, các bảo vật., cử người đến quản lý...

Cử người đến quản lý thì quan trọng nhất . Công sản phải đến tiếp thu lập tức. Thật ra, Cộng sản rất ma mãnh. Họ cho người nằm vùng, hoặc mua chuộc gia nhân cho nên họ biết khá rõ. Ta không thể bán một bức tranh hay một cái bình cổ. Không ai có thể đến nhà ta, và gia chủ cà con cái cũng không thể ra đường. Không ai mua bán, giao du với địa chủ và tư sản. Lấy chồng phản động phải bỏ chồng như Trần Đức Thảo kết hôn với Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhứt, đến ngày 5 tháng 1 năm 1967, bà Nguyễn Thị Nhứt ly hôn vì Trần Đức Thảo chống Đảng. Ngoài ra họ cho người canh giữ quanh nhà với trang bị ống dòm tinh vi cho nên việc gì họ cũng biết. Khi đến tiếp thu, cộng sản có một lối làm việc vô cùng tinh tế.Sổ tay rách nát, không đánh số trang. Có thể đó là lối làm việc của bọn vô học mà cũng là mánh khóe mấy chục năm kinh nghiệm đánh địa chủ và tư sản.Họ lấy mấy chục cây vàng, mấy hộp kim cương nhưng họ ghi: mấy chục thanh kim loại nhỏ màu vàng, mấy hôp thủy tinh óng ánh..Ghi như vậy là chính xác và tiện lợi cho họ vì họ có dụng cụ và khả năng giảo nghiệm vàng và kim cương hay châu báu? Bảo vật của tiên sinh theo con số trong sổ thì vẫn đúng như ai biết đó là đồ sứ Minh, Thanh hay đồ sứ Bát Tràng hay Biên Hòa?

Phu nhân của Tiên sinh là Bà Năm Sa đéc từng đóng kịch chống cộng trước 1975 cho nên tội của Tiên sinh thêm nặng.
Trong suốt cuộc đời, ông sưu tầm được hơn 800 cổ vật, trong đó nhiều nhất, độc đáo nhất là đồ gốm men xanh trắng thế kỷ 17-19. Ông đã góp phần đáng kể trong việc xác định niên đại và phân loại một số đồ gốm cũng như hướng dẫn kỹ năng ban đầu cho những người thích sưu tầm đồ cổ. Các công trình nghiên cứu của ông được giới chuyên môn đánh giá cao.
Ngoài ra, những người muốn nghiên cứu về lịch sử miền Nam sẽ tìm thấy trong các tác phẩm của ông một nguồn tài liệu bổ ích qua nhãn quan một chứng nhân thời cuộc nước Việt của thế kỷ 20. Nói như học giả Nguyễn Hiến Lê, (1912- 1984) thì: ...Quả như lời Vương quan viết trong bài tựa "Coi vậy mà xài được". Kẻ ít học như tôi (Nguyễn Hiến Lê) còn thấy là xài được gần trọn kia đấy. Chúng ta nên cảm ơn ông đã ghi lại - mặc dầu là hấp tấp trong sự trình bày - vô số tài liệu mà trong mấy chục năm, ông đã tốn công đạp xe máy đi sưu tầm khắp Sài Gòn, Chợ Lớn và các vùng lân cận. Về nhà cân nhắc chọn lựa với tinh thần thận trọng đáng khen: chỗ nào chưa đủ chứng cớ thì tồn nghi....[5]
Ông mất ngày 9 tháng 12 năm 1996 tại SAIGON, thọ 94 tuổi. 
Cuối cùng, danh ông lưu truyền sử Việt, ông đã đóng góp khá nhiều tác phẩm cho đời . Vã lại trời cũng cho ông thọ 94, đã nắm trong tay bao báu vật trần gian ( khoảng 800 cổ vật) thế cũng là đạt.
SƠN TRUNG
OTTAWA, tháng 10-2018

Image result for  HOA HỒNG 
Image result for  HOA HỒNG 
 Image result for  HOA HỒNG


Image result for  HOA HỒNG




CHIÊM TINH GIA ĐINH SƠN
Trước 1975, ở Sàigòn, qua các nhật báo,người ta thấy có quảng cáo của chiêm tinh gia Đinh Sơn, với tấm hình ông mặc complet,, đội mũ nhọn đầu của pháp sư, với dòng chữ:"Biết trước tên tuổi nghề nghiệp của thân chủ."Tôi có nghiên cứu về thuật bói toán nên đã tìm đến nhà thầy ở gần Bà Quẹo để tìnm hiểu.
Chiêm tinh gia dáng người gầy, có lẽ xuất thân nông dân miền Bắc di cư vào Nam, tuổi khoảng 30 tuổi, mặt ngăm mgăm đen.Hôm đó, thầy tiếp khách trên gác, trong phòng đã có vài thân chủ ngồi đợi. Đến phiên tôi, chiêm tinh gia đưa cho tôi một tờ giấy, một cây bút, và bảo tôi viết tên thật của tôi, tuổi tác lên giấy. Tôi viết và cố ý kho96ng cho ông thấy.. Viết xong tôi gập giấy lại, để trước mặt thì ông đã đọc đúng tên tuổi của tôi.Tôi nghĩ rằng ông đã chơi trò quỷ thuật, trên trần hay một nơi nào đó ông đã để một tấm gương phản chiếu,và ông đã nhìn vào đó khi tôi viết.. Nếu lúc ấy tôi bịa ra tên giả thì ông cũng không thể biết tên thật của tôi.. Đi sâu vào nội dung tiên đoán của ông, tôi thấy không có gì đặc sắc.
Sau năm 1975, tình cờ đi ngang khu Bà Quẹo,thấy có một căn nhà lầu trương bảng "Chiêm tinh gia Đinh Sơn" rất lớn. Có lẽ là "tàn dư Mỹ Ngụy". Chợt nhớ tới ông, tôi ghé thăm, xem thử ông còn hành nghề bói toán hay không vì lúc này cộng sản bắt bớ các thầy bói và cấm ngặt bói toán vì họ sợ dân nghe theo thầy bói mà chống họ. Hình như không ai tới, chỉ có tôi là khách duy nhất. Ông đang mang quần đùi, vội thay y phục ra tiếp tôi.Trong khi ngồi đợi, nhìn quanh tôi thấy trên tường treo một bức hình lớn, ông bận long bào, đội mũ triều thiên ngồi trên ngài vàng như vua Thiệu Trị, Minh Mạng...Tấm hình này cũng treo trước cửa cạnh tấm biển quảng cáo của ông. Bên cạnh chân dung ông là một lá số tử vi được sơn rất rõ nét. Chân dung và lá số tử vi chiếm hết bức tường dài 6m của phòng khách. Xem mặt tôi, ông biết là " dân Ngụy", không phải công an. Ông vui vẻ tiếp tôi như một người tri kỷ. Ông chỉ cho tôi tấm hình một người mang xà lỏn, thân hình, mặt mũi như quỷ đói đang ngồi lót gạch nền nhà.Tấm hình dán ở cửa ra vào mà tôi cũng đã thấy khi mới bước vào phòng khách. Ông nói"Đó là tấm hình của tôi khi đi cải tạo mới về, đang ngồi sửa lại nhà, vì chúng vào nhà tôi cạy hết gạch đem b án.. Bị chúng nhốt tù khổ lắm ông ạ.Cơm không có mà ăn, lại còn phải lao động quần quật suốt ngày. Hồi mới về gầy lắm., chỉ còn da bọc xương.
Ông chỉ tấm hình ông mặc long bào rồi giải thich:Cái số của tôi Phá quân cư ngọ phải làm thiên tử, thế mà không làm được cho nên tôi mang long bào chụp một cái hình chơi!Nếu cuộc đời là một tấn tuồng thì chúng ta lên sân khấu cài lương hay sân khấu cuộc đời, mang râu bôi mặt diễn một mình trong phòng của ta...cũng đều giống nhau. Đinh Sơn quả là tay chơi hết xảy! Ông còn dẫn tôi lên tầng trên, nơi đạy ông lập một điện thờ nguy nga. Dường như ông thờ các vị thần miền sơn cuơc Băc Việt, và ông có lẽ đã học phép Mường.
Ông còn kể cho tôi nghe chuyện nhà ông.Ông có hai đứa con trai từ ngoài Bắc mới vào.Mới đầu chúng rất lễphép, một thưa hai dạ. Ông mua cho chúng radio, TV, máy may, xe đạp, đồng hồ... cho bõ những năm đói khổ ngoài Bắc. Ông cũng cho chúng một mớ vàng bạc làm vốn. Sau khi nắm chắc tiền bạc trong tay, chúng liền mắng chửi ông tàn tễ, nào là làm tay sai Mỹ Ngụy, giết hại đồng bào, hành nghề mê tín, dị đoan,lừa dối nhân dân...
Ông nói"Chúng bắt tôi phải đi cải tạo lần nữa ông ạ. Tôi đã nhận được giấy báo. Tôi thà chết chứ không chịu đi.Tôi đã gửi vợ con đi chỗ khác.Tôi sẽ liều mạng với chúng nó.
Nghe ông nói, từ đầu đến cuối tôi chỉ ngồi im lặng.Có lẽ ông chỉ nói cho đỡ tức mà thôi!Nhưng tôi cũng khâm phục ông là tay bạo gan, bạo phổi, dám nói chuyện kinh thiên động địa như thế trước mặt khách lạ.Phải chăng mới gặp nhau, ông đã xem tôi là người cùng chí hướng?
It lâu sau, có dịp qua khu Bà Quẹo.Lúc bấy giờ tôi ở quận ba, dường Lê Văn Duyện, sau đổi thành Cách Mạng Tháng Tám,Sàigon, đi lên gần Tây Ninh cũng mang tên Cách Mạng tháng Tám. khu Bà Quẹo cũng gần. Thế là tôi với anh cùng chung đường Cách Mang Tháng Tám, chỉ khác quận.Đi qua nhà anh thấy hoang lạnh, không còn thấy bảng quảng cáo ngày xưa. Tôi linh cảm rằng anh đã gặp chuyện chẳng lành. C1i cảm giác lạnh lẽo và ghê rợn đó tôi đã kinh qua từ thuở nhỏ.Khi tôi ra Hà Tĩnh học trườp cấp III cuối năm 1954. Tôi thấy nhiều nhà hang vắng, lạnh lẽo, hỏi ra mới biết đó là những ngôi nhà địa chủ ( dù là trung nông qua nhiều cuộc đấu tố trở thành địa chủ cho đủ túc số), bị đấu tố, nhà thì cha mẹ bị giết sạch,, nhà thì con cái uống thuốc độc hay nhảy xuống sông tự tử. Tôi không dám vào nhà Đinh Sơn. Tôi ghé thăm một người bạn mới quen cũng ở khu đó. Chuyện trò hồi lâu, tôi mới hỏi anh về Đinh Sơn thì mời biết kết thúc khuc bi hùng sử đời anh.Té ra anh đã chuẩn bị kỹ lưỡng chgo cuộc kháng chiến đơn độc của anh.Anh đã mua súng đạn, nhất là lưu đạn. Khi công an đến bắt, anh không chịu mở cửa .Chúng tông cửa vào thì lựu đạn đã cài sẵn nổ đùng, một vài công an chết, một số bị thương. Công an ùn ùn đến vây nhà anh, vòng trong, vòng ngoài. Đứng trên lầu, anh ném lưu đạn xuống đường. Tên chỉ huy hô xung phong nhưng bọn công an ôm nhau nằm bò ra đường, bọn bỏ chạy. Anh lại dùng AK, M16 bắn xối xả vào bọn công an. Dưới bắn lên, trên bắn xuống kéo dài suốt buổi sáng. Dân chúng kéo nhau xem suốt buổi sáng không sợ lạc đạn. Cái dân Saigon thật là lạ Cái gì cũng thich xem, bất chấp nguy hiểm.cuộc chiến đấu kéo dài cho đến khi hết đạn thì anh tự tử. Căn nhà của anh bị tịch thu. Vợ con anh bị đuổi ra khỏi nhà.Đinh Sơn đã chết nhưng tinh thần chống cộng của anh còn mãi trong tâm trí người Saigon yêu nước, yêu tự do...
Sơn Trung
Ottawa, tháng 10-2018
ĐƯỜNG LÊN THIÊN THAI
SƠN TRUNG


Năm 1985, chúng tôi ở trại Nam Hà. Tôi cùng hai đại tá già phụ trách đội rau xanh. Mỗi ngày chúng tôi phải ra sông gánh nước đổ vào ao cá. Ao cá rất lớn, một phần thả cá và rau muống. Một  phần ao là chứa nước để tưới rau. Vườn rau trồng đủ thứ ,nào là khoai, sắn, đậu, bắp, bầu, mướp, rau xà lách, tía tô, cải xanh...Những thứ này là tài sản của trại, dành cho cán bộ trại hưởng thụ và bán ra bên ngoài. Trên ao cá là cầu tiêu.  Chúng tôi hàng ngày phải rửa cầu tiêu và lấy phân bắc tưới rau.  Cách vườn rau hơn mười thươc là hàng rào bằng tre xanh, trồng nhiều năm nên rất dày, rất kín đáo, và chắc chắn, người bên trong hàng rào không thấy cảnh vật bên ngoài. Tôi bàn với hai đại tá kế hoạch trốn trại. Mỗi ngày, một trong ba chúng tôi giả cách đi đại tiện, bò ra ngoài khoét hầm đào thoát. Mổi khi đào được một đoạn, chúng tôi làm nắp đậy lại. Chúng tôi đào được một nửa, thì bỗng nhiên chúng tôi được lệnh chuyển trại đến trại Thanh Quang.


Tại đây, chúng tôi cũng may mắn được ở chung một lán, một buồng. Cả ba chúng tội không còn được nhàn hạ ở đội rau xanh, có rau tươi, cá ngon mà phải làm nghề "chém tre đẵn gỗ trên ngàn" của người lính thú đời xưa!


Biét là vất vả nhưng quen sống gian nguy của đời lính, chúng tôi vẫn sẵn sàng chấp nhận. Hàng ngày chúng tôi đi một tốp khoảng 12 người. Những người trẻ khoẻ, làm nhiệm vụ tiên phong, mở đường vào rừng, phạt bỏ dây leo và cành lá vướng mắc để  nhóm thứ hai đốn gỗ. Sau đó, chúng tôi hợp sưc kéo gỗ ra khỏi rừng. Trong nhóm chúng tôi, đại tá Hoàng già nhất, gỉỏi giang nhất, đóng vai chỉ huy. Chúng tôi vừa hò khoan hoặc dô ta theo hiệu lệnh của đại tá Hoàng. Nhóm chúng tôi ở Thanh Quang hơn một năm, chúng tôi sống rất vui vẻ và làm việc có hiệu quả. Nhóm tôi lần lượt phân công mỗi ngày một hai người đi kiếm ăn cho toàn đội. Công việc là đi săn, đi câu, hái rau rừng, bắt sên, coc, nhái, ốc, căc kè...về cho đội bồi dưỡng.

Cho đến một hôm, trời nổi dông bão.  Mùa lụt rừng đã đến sớm hơn mọi năm. Các tù nhân đua nhau chạy về trại cho thoát cơn lụt cuốn trôi. Tại đất Bắc,  thu đông hay xảy ra những cơn lụt ghê gớm mà dân chúng truyền tụng là đại chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.

Ông tha mà bà chẳng tha
Hai mươi tháng chín, mồng ba tháng mười!

 Những năm trươc, lụt rừng đã giết hai vài tù nhân. Năm nay, lụt rừng cũng gây kinh hoàng cho đám tù nhân cải tạo. Khi thấy các bạn tù vội vàng chạy về, đại tá Hoàng nháy mắt ra hiệu chúng tôi đứng lại với nhau. Đại tá bảo:" Đây là cơ hội mình đào thoát. Khi nào lụt trên lên, chúng ta leo lên cây trú ẩn. Chúng ta phải chọn những lùm cây cao to và mỗi người phải chọn một cây, làm tổ trên những nhánh to lớn, vững vàng. Chúng ta bây giờ phải chặt mây hay dây leo để cột mình vào thân cây để cho khỏi bị gió cuốn đi.
Trong khi hươu nai, rắn chạy lung tung, ta phải bình tĩnh ra bắt chúng làm thịt xông khói làm lương thực. Khi nước rút, ta sẽ đào thoát khỏi khu vực này.

Chúng tôi đã thực hiện kế hoạch hoàn hảo. Chúng tôi hướng về phiá bắc rồi rẽ sang hướng tây nhắm đến biên giới Thái Lan.  Khi đến gần biên giới Thái lan,  chúng tôi bắt được một loài ếch rất to, vàng, thịt rất béo. Chúng tôi nướng lên hương thơm ngào ngạt. Ăn xong cả ba chúng tôi lăn ra ngủ mê mệt.
Tỉnh dậy, chúng tôi thấy chúng tôi đang nằm trong một ổ rơm , cỏ rất ấm áp. Bên cạnh là vài nữ nhân đang nhìn chúng tôi.

Tôi lên tiếng hỏi bằng tiếng Việt thì may thay trong các đàn bà này có người Việt. Họ cho biết nhóm họ có bốn người, ba là người Lào và một người Việt. Ba người Lào sinh trưởng ở vùng này, sống trong rừng sâu theo cách sống du mục . Bộ lạc của họ chỉ có khoảng trăm người gồm nam nữ và ông bà già cùng trẻ con. Họ bị Việt Cộng và Lào Cộng bắt đi lính và tải đạn. Ba phụ nữ này may trốn thoát. Từ đó họ ở trong rừng sâu, tránh Việt Cộng và Lào Cộng.Còn phụ nữ Việt là Thanh niên xung phong bị bom B52 thả chết gần hết, bị thương, bị đoàn bỏ rơi, may gặp mấy cô gái người Lào đưa về chữa bệnh và cho sống chung! Họ đã bắt gặp chúng tôi mê man trên bờ suối. Nhìn chúng tôi, họ biết chúng tôi là tù  vượt ngục, không phải Việt Cộng hay Lào Cộng. Vì vậy họ cứu chúng tôi, đem chúng tôi về cái hang nhỏ của họ.

Đêm  hôm đó ba đại tá sống chung với bốn người phụ nữ rât vui vẻ, êm đềm. Cuộc kỳ ngộ ngàn năm có một. Như cá gặp nước, như rồng gặp mây. Sau buổi liên hoan, đại tá Hoàng bàn định sang mai cả đoàn phải vượt biên giới, còn ở lại bên này thì nguy hiểm cận kề. Sớm tinh sương cả bảy người lên đường. Họ đi về hướng tây bắc rừng rậm. Bổng họ tìm thấy một xác phi cơ Mỹ. Họ lại gần quan sát và tìm thấy hai xác phi công Mỹ. Họ lấy thẻ bài phi công Mỹ và chôn xác hai phi công. Chiều đó họ vượt sang biên giới Thái Lan. Bọn họ đến một cái chợ nhỏ . Chợ ở gần bến sông, có thuyền bè vài chiếc  đậu lại. Thấy có chiếc ghe không chủ, bọn họ liền lấy ghe cho chạy thẳng. Họ đi một quảng rồi lên bờ hỏi thăm tòa đại sứ hay lãnh sự Mỹ ở Thái Lan. Họ được người Mỹ tiếp đón. Họ đưa cho người Mỹ xem thẻ bài hai phi công Mỹ và kể việc họ tìm thấy chiếc máy bay thọ nạn. Họ đưa người Mỹ đến địa điểm chôn thi hài hai phi cộng Mỹ. Họ được người Mỹ cấp giấy tị nạn tại Mỹ. Bọn họ đã đến nước Mỹ là  miền đất Hứa cho những con người nô lệ đi tìm tự do!

No comments:

Post a Comment