Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân
Phân tích tác phẩm Vợ nhặt
Văn mẫu lớp 12:
Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà
văn Kim Lân gồm nhiều dạng văn mẫu được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới
các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết
cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng
tham khảo.
Giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân
Vợ
nhặt là một trong những truyện ngắn hay nhất của Kim Lân và văn học
Việt Nam sau năm 1945, truyện được in trong tập Con chó xấu xí năm 1962.
Vốn xuất thân từ làng quê Việt Nam nên Kim Lân đã viết nên Vợ nhặt bằng
tất cả tâm hồn, tình cảm của một con người là con đẻ của đồng ruộng.
Truyện được xây dựng với nhiều tình huống gây ấn tượng mạnh đối với
người đọc. Song nổi bật trong tác phẩm là giá trị hiện thực và nhân đạo.
Truyện
đã phản ánh được những mặt cơ bản của hiện thực xã hội Việt Nam những
ngày trước Cách mạng tháng Tám 1945. Chỉ thông qua tình huống nhặt được
vợ của Tràng, truyện đã tái hiện được bức tranh về nạn đói thê thảm của
người dân Việt Nam từ Quảng Trị đến Bắc kỳ hơn triệu người bị đói. Ở đây
mở đầu truyện là cảnh cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia
đình từ vùng Nam Định, Thái Bình đội nón lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau
lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người
chết như ngả rạ Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng
không gặp ba bốn cái thây nằm chỏng queo bên đường. Không khí vẩn lên
một mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người... Dưới gốc đa...
những người đói dật dờ lặng lẽ đi như những bóng ma. Tiếng quạ., cứ gào
lên từng hồi thê thiết, Qua đây, người đọc cũng có thể hình dung được bộ
mặt thật của bọn phát xít, thực dân và tay sai của chúng. Điều này được
gói gọn trong một câu nói đầy phẫn uất của bà mẹ già: Tiếng thúc thuế
đấy. Đằng thì nó bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này
không chắc gì đã sống qua được đâu các con ạ! ....
Tác phẩm còn
phản ánh được một hiện thực cơ bản khác. Đó là tấm lòng người dân hướng
về cách mạng và sự vận động của cuộc sống hướng về tương lai. Giữa những
tiếng trống thúc thuế dồn sưu dồn dập là hình ảnh những người nghèo đói
ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm vụt hiện
lên trong ý nghĩ của Tràng. Nó báo hiệu một bình minh mới của cách mạng
sẽ đến.
Bên canh nội dung hiện thực rộng lớn là giá trị nhân đạo
sâu sắc. Qua tình huống truyện độc đáo, qua tâm lý và số phận nhân vật,
tác phẩm không cần đao to búa lớn vẫn tố cáo được một cách sâu sắc tội
ác tày trời của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây nên nạn đói thảm
khốc khiến hai triệu người phải chết đói. Bóng đen tử thần bao trùm lên
tất cả, đè nặng lên số phận mỗi người dân và mọi xóm làng. Trong bối
cảnh bi thảm ấy, giá trị con người quá rẻ mạt. Nếu như trong truyện thơ
Tiễn dặn người yêu, cô gái Thái bị ép duyên, đã đau khổ thở than: Ngẫm
thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa thì ở đây người đàn bà mà Tràng nhặt
được chỉ bằng mấy bát bánh đúc, một bữa cơm no và hai hào dầu. Nạn đói
đã đẩy con người đến chỗ xem miếng ăn là tất cả. Ngay cả đến cái chuyện
tỏ tình thường vẫn mang màu sắc tình tứ, e lệ, duyên dáng, thì giờ đây
cũng chỉ còn trơ trọi là một câu chuyện lăn xả vào miếng ăn. Vì đói khát
cùng đường mà không còn giữ được sự e thẹn thông thường của người phụ
nữ Việt Nam. Chỉ mấy bát bánh đúc và vài lời nói tầm phào của gã đàn ông
xa lạ, mà người đàn bà kia đã ton ton chạy theo để trở thành vợ nhặt
của Tràng. Ý nghĩa nhân đạo không chỉ được toát ra từ sự cảm thông cho
thân phận khổ đau của người dân nước Việt mà còn được toát ra từ sự tố
cáo ấy.
Truyện Vợ nhặt còn cho ta thấy rằng người dân lao động
vốn có bản chất lành mạnh, luôn luôn hướng về ánh sáng với một niềm tin
bất diệt. Dù hoàn cảnh có hiểm nghèo bi thảm tuyệt vọng đến đâu, dù có
kề bên cái chết, vẫn khát khao hạnh phúc, tổ ấm gia đình, vẫn hướng về
sự sống và hy vọng ở tương lai tươi sáng. Đúng như tác giả đã có lần
phát biểu: Trong sự túng đói quay quắt, trong bất cứ hoàn cảnh khốn khổ
nào, người nông dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái ảm
đạm mà vui mà hy vọng..Những người đói họ không nghĩ đến cái chết, mà
nghĩ đến cái sống (Kim Lân). Vợ chồng Tràng vẫn lấy nhau giữa cảnh ngổn
ngang xác người chết đói là vì vậy. Chút hạnh phúc nhỏ nhoi, mong manh
của hai người tuy bị bủa vây, bởi cái đói, cái chết nhưng sự sống chẳng
bao giờ chán nản, vẫn là bất diệt, vẫn sinh sôi nảy nở từ bãi tha ma sặc
mùi tử khí. Hạnh phúc tình yêu vẫn như làn gió xuân thổi về làm xôn xao
sự sống. Trong một lúc Tràng dường như quên hết những cảnh ê chề tăm
tối trước mắt, những tháng ngày đầy đe doạ phía trước. Lúc này trong
lòng hắn chỉ còn tình nghĩa vói người đàn bà. Một cái gì lạ lắm... nó ôm
ấp, mơn man khắp da thịt Tràng. Sáng dậy thấy nhà cửa đổi khác, hắn cảm
thấy lâng lâng và thấy từ đây phải có trách nhiệm hơn với người thân và
chính cuộc đời mình. Ở bà cụ Tứ càng có những biểu hiện cảm động hơn.
Niềm vui vì có con dâu, vì hạnh phúc của con và niềm tin ở cuộc sống đã
làm cho người mẹ nhanh nhảu hơn Cái khuôn mặt u ám, bủng beo của bà bỗng
rạng rỡ hẳn lên.
Qua truyện Vợ nhặt, Kim Lân còn cho ta thấy
trong hoạn nạn, con người lao động, càng yêu thương nhau hơn và dù trong
cảnh khó khăn, khốn cùng, họ vẫn giữ được phẩm chất đẹp đẽ: đói cho
sạch, rách cho thơm. Cuộc sống khắc nghiệt đoạ đầy con người, bắt họ
phải sống cuộc sống của loài vật, nhưng nó không thể dập tắt được phần
người, rất người trong lòng bà mẹ khốn khổ kia. Ba mẹ con Tràng đã tìm
thấy niềm vui trong sự nương tựa, cưu mang nhau mà sống. Tình vợ chồng,
mẹ con sẽ là động lực giúp họ sức mạnh vượt qua cơn hoạn nạn khủng khiếp
này.
Như vậy những con người đã vượt qua mặc cảm đói nghèo, tủi
hờn để khẳng định sự sống, chắc chắn sẽ đi theo tiếng gọi của Việt Minh
để giành sự sống cho mình trong cách mạng. Vì Đảng ta... hồn người. Chọn
tình huống Vợ nhặt do nạn đói rùng rợn gây nên, Kim Lân không nhằm miêu
tả sự mất giá, tha hoá con người, ngược lại đã khẳng định khát vọng
sống còn và phẩm giá của họ. Tình yêu cuộc sống của những con người nằm
bên bờ cái chết đã trở thành nguồn sáng, nguồn ấm áp sưởi ấm lòng người,
thôi thúc họ đi tới cứu lấy đời mình.
Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 12: Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 12 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 12 mời các bạn tham khảo một số bài tiêu biểu liên quan:
No comments:
Post a Comment