Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday 31 May 2019

Tận mắt xem 19 bức ảnh về nạn đói năm 1945 của cố nghệ sĩ Võ An Ninh

(GDVN) - Khoảng hai triệu người dân Việt Nam chết đói tháng giáp hạt năm 1945 đã được cố nghệ sĩ Võ An Ninh ghi lại qua những tấm hình đen trắng có giá trị vô cùng to lớn trong lịch sử nước nhà để thế hệ những người dân Việt xem lại bỗng thấy xót xa, chua xót.
Không có số liệu chính xác về số người đã chết đói, nhưng một số nguồn khác nhau ước tính là từ khoảng 400.000 đến 2 triệu người đã bị chết đói tại miền bắc Việt Nam trong thời điểm này.
Tháng 5 năm 1945, bảy tháng sau khi trận đói bùng nổ tại miền bắc, toà khâm sai tại Hà Nội ra lệnh cho các tỉnh miền Bắc phúc trình về tổn thất. Có 20 tỉnh báo cáo số người chết vì đói ở miền bắc là hơn 380.000, chết vì bệnh – không rõ nguyên nhân – là hơn 20.000, tổng cộng 400.000 chỉ tính riêng miền bắc.
Cụ Ngô Tử Hạ, đại biểu Quốc hội (khóa I) cao tuổi nhất, đang kéo chiếc xe quyên góp và phân phối gạo trong Ngày cứu đói.
Đói phải ăn cả thịt chuột - Ảnh Võ An Ninh
Lễ phát động Ngày cứu đói tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Tháng 10 năm 1945, theo báo cáo của một quan chức quân sự của Pháp tại Đông Dương khi đó là tướng Mordant thì khoảng nửa triệu người chết. Toàn quyền Pháp Jean Decoux thì viết trong hồi ký của ông về thời kỳ cầm quyền tại Đông Dương "À la barre de l’Indochine" – là có 1 triệu người miền Bắc chết đói. Ảnh. Võ An Ninh.
Những người chết đói ở trại Giáp Bát được cải táng về nghĩa trang Hợp Thiện (Hà Nội). Ảnh Võ An Ninh.
Các nhà sử học Việt Nam ước đoán là từ 1 đến 2 triệu. Nhiều nhà sử học sau này nêu con số 1 triệu trong khi những người sinh sống tại miền Bắc khi đó thì thiên về con số 2 triệu, là điều Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhắc đến trong bài Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945. Ảnh Võ An Ninh.
Tại Hải Hậu (Nam Định) có làng 1.000 đinh đã chết đói tới 700. Dân phố phủ Nam Trực (Nam Định) có 16 vạn, mỗi ngày khoảng 400 người chết đói, trong số đó có cả lý trưởng, phó lý, các chức dịch trong làng. Ảnh Võ An Ninh. Ảnh Võ An Ninh.
Người người từ các tỉnh lân cận Hà Nội nối đuôi nhau tìm sự trợ giúp. Tại chợ Hàng Da ở Hà Nội, họ chờ phân phối đồ cứu trợ, nhưng nhiều người chưa kịp nhận đã chết. Ảnh Võ An Ninh.
Những người đói cướp lại thóc gạo do Nhật chiếm, bị quân đội Nhật hành hung (1945) - Ảnh Võ An Ninh. Ảnh Võ An Ninh.
Những xác người chết chưa kịp chôn cất. Ruộng mùa có 22.000 mẫu, gặt được 6.362 mẫu. Mỗi mẫu độ 3 tạ. Số thóc đã thu nộp là 2.664 tấn. Ruộng chiêm 22.283 mẫu, chỉ cấy có 10.093 mẫu. Dân số phủ Kim Sơn (Ninh Bình) ngót 11 vạn, một vạn đã bỏ đi.
Tổ chức công nhân cứu quốc ở nhà in báo Tin Mới đã bí mật dập lại đem giao cho nhà văn Tô Hoài chuyển đến báo Cứu Quốc (bí mật) của Tổng bộ , trong đó có đoạn:“Người chết đói nhiều đến nỗi không thể chôn kịp, vì người đi chôn cũng đã ốm đói rồi... Ảnh Võ An Ninh.
Các chỗ đói nhất trong tỉnh Ninh Bình là các huyện Yên Khánh, Yên Mô, phủ Kim Sơn. Số người chết đói tới 50 phần trăm hoặc có nơi nhiều hơn. Dân số tỉnh Ninh Bình là 96.000 người, trong số có 24.000 đinh. Số người chết đói hai tháng khai là 3.325 người. Nhưng thật ra phải gấp ba, nghĩa là độ 1 vạn. Ảnh Võ An Ninh.
Dân phủ Nghĩa Hưng (Nam Định) có 15 vạn người, số chết mỗi ngày khoảng 500. Thóc phải nộp nhà nước là 1.250 tấn, nhưng chức dịch chỉ thu được 986 tấn. Dân đói phải ăn củ chuối và ăn cả thịt người...”. Ảnh Võ An Ninh.
Mỗi ngày có 400 người chết. Nếu không được cứu, đến tháng 5, số chết sẽ tới 5 vạn. Ruộng cày được 2.400 mẫu, mỗi người hơn 2 sào. Vụ tháng 10 sẽ thu mỗi năm nhiều nhất là 2 tạ thóc, cộng là 4.800 tấn. “Công toa” nhà nước thu thóc đã thu 1.586 tấn, chỉ còn 3.214 tấn, chia ra thì mỗi đầu người được 32 cân, ăn trong 6 tháng.
Có làng 400 dân, ruộng không có người làm, bán không ai mua, mỗi mẫu đáng 1.000đ, bán không nổi 30đ. Phủ này người ta đương mong được chóng chết. Trẻ con 7 - 8 tháng đến 1 - 2 tuổi bị cha mẹ bỏ hoặc cha mẹ đã chết, ngồi nheo nhóc khắp nơi, đi đường nào cũng thấy.
Cố Nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Ninh và bức ảnh về nạn đói.
Trên báo Tin Mới suốt tuần lễ đầu tháng 5-1945 đăng tin “Điều tra từ 13 đến 16-4-1945 của Ủy ban liên lạc Tổng hội Cứu tế về tình hình các vùng Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Hưng Yên” của các thân hào, thân sĩ Hà Nội: Ngô Tử Hạ, Nguyễn Như Kim, Nguyễn Xuân Nha, Đỗ Ngọc Châu. Nhưng nhiều đoạn bị phòng kiểm duyệt đục bỏ. Ảnh Võ An Ninh.

Cố nghệ sĩ - nhiếp ảnh gia Võ An Ninh
Vũ Vũ (Sưu tầm - Nguồn: Cố nghệ sĩ Võ An Ninh)
https://giaoduc.net.vn/tieu-diem/tan-mat-xem-19-buc-anh-ve-nan-doi-nam-1945-cua-co-nghe-si-vo-an-ninh-post66859.gd

No comments:

Post a Comment