Thánh sâu gươm quan gừng tam cò…
Cho dù nhiều thế hệ đương đại không còn được học Hán Nôm nhưng phàm đã là người Việt, ít ai không biết câu đối là gì.
Chẳng riêng người Việt, người Trung Quốc mà người Nhật, người Triều Tiên cũng xem câu đối là một phần trong nền văn học thuộc về tiền nhân của họ.
Không phải tự nhiên mà cổ nhân xem thơ phú là tinh hoa của chữ nghĩa và câu đối là tinh hoa của tinh hoa. Soạn một câu đối không dễ: Hai vế của một câu đối phải đạt được sự tương phản cả về ý, về chữ. Chữ phải đối nhau về thanh (vế này thanh bằng thì vế kia phải là thanh trắc), về loại (thực tự, hư tự)... Tuy nhiên khi gộp lại, hai vế vốn tương phản từ ý đến chữ này lại chỉ biểu đạt một nghĩa, thể hiện cái tài của người soạn.
Trong vô số những giai thoại về câu đối, kẻ viết bài này nhớ hoài một giai thoại: Sau khi giới thiệu hàng loạt những nguyên tắc trong việc soạn câu đối, đặc biệt là phải bảo đảm sự đăng đối ở cả hai vế, thầy mới cho vế đầu để trò làm vế sau: Thần Nông giáo dân nghệ ngũ cốc (ông thần coi sóc nghề nông dạy cho dân trồng ngũ cốc)… Trò không thèm đắn đo, đối lại lập tức: Thánh sâu gươm quan gừng tam cò…
“Thánh sâu gươm quan gừng tam cò” vô nghĩa và tất nhiên làm người nghe chưng hửng. Vế đối mà trò ứng khẩu chỉ bảo đảm sự… đăng đối: Thánh đối với Thần, sâu đối với nông, gươm đối với giáo, quan đối với dân, gừng đối với nghệ, tam đối với ngũ, cò đối với cốc và... chỉ thế mà thôi! Đó cũng là lý do giai thoại làm người ta bật cười vì tư duy và cách vận dụng nguyên tắc làm câu đối của trò!
Tuần rồi, có một chuyện làm “Thánh sâu gươm quan gừng tam cò” đột nhiên bật dậy trong đầu kẻ viết bài này…
***
Ngày 9 tháng 5, hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam đồng loạt loan báo, ông Lê Hữu Thuận, Trưởng Khoa Lý luận Mác Lênin - Tư tưởng Hồ Chí Minh của Trường Chính trị Trần Phú, tỉnh Hà Tĩnh, vừa bị “đình chỉ tất cả các chức vụ” vì đã “xuyên tạc, bịa đặt” về “sức khỏe lãnh đạo cấp cao của Đảng và nhà nước” trên facebook.
Tuy hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam không cho biết ông Thuận đã “xuyên tạc, bịa đặt” về “sức khỏe lãnh đạo cấp cao” nào của đảng và nhà nước” và “xuyên tạc, bịa đặt” ra sao nhưng người sử dụng mạng xã hội tiếng Việt dễ dàng tìm ra trang facebook có nickname “Út Hữu” của ông Thuận.
Trước đó, “Út Hữu” từng nhận định thế này: Mọi người cứ thắc mắc sao ông Nguyễn Phú Trọng không có mặt ở lễ tang ông Lê Đức Anh? Ơ hay, ông ấy đã ngỏm rồi, lấy mô mà ra nữa?.. Cho dù trang “Út Hữu” trên facebook đã bị đóng nhưng một “Thông báo về Kết luận của Ban Chấp hành Đảng bộ Trường Chính trị Trần Phú”, ký ngày 6 tháng 5, cho biết thêm, qua “Út Hữu”, ông Thuận còn có những “bình luận xuyên tạc sự thật với những từ ngữ thiếu văn hóa, xúc phạm” khác.
Khi trò chuyện với báo giới, một viên chức là lãnh đạo Trường Chính trị Trần Phú, nhận định, qua “Út Hữu”, những bình phẩm của ông Thuận về “lãnh đạo cấp cao của đảng và nhà nước” đã “ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự bản thân, uy tín của tổ chức đảng và nhà trường, gây bức xúc đảng viên và dư luận xã hội”. Xét về bản chất, nhận định ấy chẳng khác gì vế đối: “Thánh sâu gươm quan gừng tam cò”!
***
Hệ thống Trường Chính trị tại Việt Nam hiện nay là hậu thân của hệ thống Trường Đảng và Trường Hành chính. Hệ thống Trường Chính trị ra đời sau khi Ban Bí thư của Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN ra lệnh sáp nhập hai hệ thống trường đảng và trường hành chính làm một hồi 1995.
Cho dù cách gọi tên đã khác trước nhưng mục tiêu, hoạt động của hệ thống Trường Chính trị vẫn thế: Vẫn là thay đảng đào tạo tư tưởng, nhận thức cho cán bộ thuộc phạm vi trách nhiệm của các tỉnh và thành phố. Cấp phát văn bằng Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính, một loại vé vào cửa để được bổ nhiệm vào một số vị trí thuộc cấp tỉnh – thành phố và tất cả các vị trí lãnh đạo thuộc cấp quận – huyện, phường xã. Không có Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính, đừng mơ được quy hoạch, đề bạt.
Do bản chất của hệ thống Trường Chính trị là như thế, cả trong mắt đảng lẫn trong mắt thiên hạ, ông Thuận tất nhiên là một nhân vật vững vàng về tư tưởng, kiên định về lập trường. Chẳng phải dân không dè mà đảng cũng không dè Trưởng Khoa Lý luận Mác Lênin - Tư tưởng Hồ Chí Minh của một Trường Chính trị lại có những phát biểu như… “Út Hữu”!
Khoan bàn đúng – sai, khôn – dại, chỉ xét riêng yếu tố ông Thuận chọn xuất hiện như “Út Hữu” trên mạng xã hội, đó hẳn là vì ông có nhu cầu nói thật điều ông nghĩ, nói đúng tâm tư, tình cảm của ông. Đảng không cho ông Thuận nói như ông Thuận nghĩ ở những chỗ chỉ toàn đồng chí với nhau thì ông Thuận nói qua… “Út Hữu”.
Khi Trưởng Khoa Lý luận Mác Lênin - Tư tưởng Hồ Chí Minh của một Trường Chính trị mà còn hành xử như ông Thuận thì còn bao nhiêu cán bộ, đảng viên đã, đang và sẽ tiếp tục “bình luận xuyên tạc sự thật với những từ ngữ thiếu văn hóa, xúc phạm” hết đảng, nhà nước, tới lãnh đạo cấp cao của đảng, nhà nước? Chắc là không ít.
Đảng biết không? Biết! Biết nên mới lo. Lo nên mới cấm, mới ban hành “19 điều đảng viên không được làm”, mới nhận diện “27 biểu hiện suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa”, Tổng Bí thư mới than thở về tình trạng “nhạt đảng, khô đoàn, xa rời chính trị (không phấn đấu vào đoàn, vào đảng)”.
Không may cho đảng là càng nỗ lực chống “suy thoái”, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” thì tiến trình này càng sâu và rộng. Ông Tuấn – một trong những cốt cán về tư tưởng, nhận thức, lập trường – chính là ví dụ mới nhất. Nếu tâm và trí ở mức bình thường, làm sao tư tưởng không lung lay, lập trường không chao đảo trước thực trạng xã hội như hiện nay?
Cho rằng sự kiện ông Tuấn là Út Hữu “ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự bản thân, uy tín của tổ chức đảng và nhà trường, gây bức xúc đảng viên và dư luận xã hội” là nói lấy được. Hành động đó làm sao ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của tổ chức đảng, gây bức xúc đảng viên và dư luận xã hội bằng sự kiện người lớn tiếng nhất trong cảnh báo “tự diễn biến, tự chuyển hóa”, viết cả sách bàn và dạy “chống suy thoái” như ông Trương Minh Tuấn, mới bị truy tố thêm tội… nhận hối lộ?
Có nhiều ông Tuấn thì ắt sẽ có những ông Thuận mà trong hộp sọ còn não, trong lồng ngực còn tim, sẽ tìm cách trở thành những… “Út Hữu”. Đã không cho người ta cười khi nghe “Thánh sâu gươm quan gừng tam cò”, lại còn tiến thêm một bước, bắt người ta khen đó là... tuyệt phẩm, là "tinh hoa của tinh hoa" thì… vậy thôi, làm sao khác được?
Chẳng riêng người Việt, người Trung Quốc mà người Nhật, người Triều Tiên cũng xem câu đối là một phần trong nền văn học thuộc về tiền nhân của họ.
Không phải tự nhiên mà cổ nhân xem thơ phú là tinh hoa của chữ nghĩa và câu đối là tinh hoa của tinh hoa. Soạn một câu đối không dễ: Hai vế của một câu đối phải đạt được sự tương phản cả về ý, về chữ. Chữ phải đối nhau về thanh (vế này thanh bằng thì vế kia phải là thanh trắc), về loại (thực tự, hư tự)... Tuy nhiên khi gộp lại, hai vế vốn tương phản từ ý đến chữ này lại chỉ biểu đạt một nghĩa, thể hiện cái tài của người soạn.
Trong vô số những giai thoại về câu đối, kẻ viết bài này nhớ hoài một giai thoại: Sau khi giới thiệu hàng loạt những nguyên tắc trong việc soạn câu đối, đặc biệt là phải bảo đảm sự đăng đối ở cả hai vế, thầy mới cho vế đầu để trò làm vế sau: Thần Nông giáo dân nghệ ngũ cốc (ông thần coi sóc nghề nông dạy cho dân trồng ngũ cốc)… Trò không thèm đắn đo, đối lại lập tức: Thánh sâu gươm quan gừng tam cò…
“Thánh sâu gươm quan gừng tam cò” vô nghĩa và tất nhiên làm người nghe chưng hửng. Vế đối mà trò ứng khẩu chỉ bảo đảm sự… đăng đối: Thánh đối với Thần, sâu đối với nông, gươm đối với giáo, quan đối với dân, gừng đối với nghệ, tam đối với ngũ, cò đối với cốc và... chỉ thế mà thôi! Đó cũng là lý do giai thoại làm người ta bật cười vì tư duy và cách vận dụng nguyên tắc làm câu đối của trò!
Tuần rồi, có một chuyện làm “Thánh sâu gươm quan gừng tam cò” đột nhiên bật dậy trong đầu kẻ viết bài này…
***
Ngày 9 tháng 5, hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam đồng loạt loan báo, ông Lê Hữu Thuận, Trưởng Khoa Lý luận Mác Lênin - Tư tưởng Hồ Chí Minh của Trường Chính trị Trần Phú, tỉnh Hà Tĩnh, vừa bị “đình chỉ tất cả các chức vụ” vì đã “xuyên tạc, bịa đặt” về “sức khỏe lãnh đạo cấp cao của Đảng và nhà nước” trên facebook.
Tuy hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam không cho biết ông Thuận đã “xuyên tạc, bịa đặt” về “sức khỏe lãnh đạo cấp cao” nào của đảng và nhà nước” và “xuyên tạc, bịa đặt” ra sao nhưng người sử dụng mạng xã hội tiếng Việt dễ dàng tìm ra trang facebook có nickname “Út Hữu” của ông Thuận.
Trước đó, “Út Hữu” từng nhận định thế này: Mọi người cứ thắc mắc sao ông Nguyễn Phú Trọng không có mặt ở lễ tang ông Lê Đức Anh? Ơ hay, ông ấy đã ngỏm rồi, lấy mô mà ra nữa?.. Cho dù trang “Út Hữu” trên facebook đã bị đóng nhưng một “Thông báo về Kết luận của Ban Chấp hành Đảng bộ Trường Chính trị Trần Phú”, ký ngày 6 tháng 5, cho biết thêm, qua “Út Hữu”, ông Thuận còn có những “bình luận xuyên tạc sự thật với những từ ngữ thiếu văn hóa, xúc phạm” khác.
Khi trò chuyện với báo giới, một viên chức là lãnh đạo Trường Chính trị Trần Phú, nhận định, qua “Út Hữu”, những bình phẩm của ông Thuận về “lãnh đạo cấp cao của đảng và nhà nước” đã “ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự bản thân, uy tín của tổ chức đảng và nhà trường, gây bức xúc đảng viên và dư luận xã hội”. Xét về bản chất, nhận định ấy chẳng khác gì vế đối: “Thánh sâu gươm quan gừng tam cò”!
***
Hệ thống Trường Chính trị tại Việt Nam hiện nay là hậu thân của hệ thống Trường Đảng và Trường Hành chính. Hệ thống Trường Chính trị ra đời sau khi Ban Bí thư của Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN ra lệnh sáp nhập hai hệ thống trường đảng và trường hành chính làm một hồi 1995.
Cho dù cách gọi tên đã khác trước nhưng mục tiêu, hoạt động của hệ thống Trường Chính trị vẫn thế: Vẫn là thay đảng đào tạo tư tưởng, nhận thức cho cán bộ thuộc phạm vi trách nhiệm của các tỉnh và thành phố. Cấp phát văn bằng Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính, một loại vé vào cửa để được bổ nhiệm vào một số vị trí thuộc cấp tỉnh – thành phố và tất cả các vị trí lãnh đạo thuộc cấp quận – huyện, phường xã. Không có Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính, đừng mơ được quy hoạch, đề bạt.
Do bản chất của hệ thống Trường Chính trị là như thế, cả trong mắt đảng lẫn trong mắt thiên hạ, ông Thuận tất nhiên là một nhân vật vững vàng về tư tưởng, kiên định về lập trường. Chẳng phải dân không dè mà đảng cũng không dè Trưởng Khoa Lý luận Mác Lênin - Tư tưởng Hồ Chí Minh của một Trường Chính trị lại có những phát biểu như… “Út Hữu”!
Khoan bàn đúng – sai, khôn – dại, chỉ xét riêng yếu tố ông Thuận chọn xuất hiện như “Út Hữu” trên mạng xã hội, đó hẳn là vì ông có nhu cầu nói thật điều ông nghĩ, nói đúng tâm tư, tình cảm của ông. Đảng không cho ông Thuận nói như ông Thuận nghĩ ở những chỗ chỉ toàn đồng chí với nhau thì ông Thuận nói qua… “Út Hữu”.
Khi Trưởng Khoa Lý luận Mác Lênin - Tư tưởng Hồ Chí Minh của một Trường Chính trị mà còn hành xử như ông Thuận thì còn bao nhiêu cán bộ, đảng viên đã, đang và sẽ tiếp tục “bình luận xuyên tạc sự thật với những từ ngữ thiếu văn hóa, xúc phạm” hết đảng, nhà nước, tới lãnh đạo cấp cao của đảng, nhà nước? Chắc là không ít.
Đảng biết không? Biết! Biết nên mới lo. Lo nên mới cấm, mới ban hành “19 điều đảng viên không được làm”, mới nhận diện “27 biểu hiện suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa”, Tổng Bí thư mới than thở về tình trạng “nhạt đảng, khô đoàn, xa rời chính trị (không phấn đấu vào đoàn, vào đảng)”.
Không may cho đảng là càng nỗ lực chống “suy thoái”, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” thì tiến trình này càng sâu và rộng. Ông Tuấn – một trong những cốt cán về tư tưởng, nhận thức, lập trường – chính là ví dụ mới nhất. Nếu tâm và trí ở mức bình thường, làm sao tư tưởng không lung lay, lập trường không chao đảo trước thực trạng xã hội như hiện nay?
Cho rằng sự kiện ông Tuấn là Út Hữu “ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự bản thân, uy tín của tổ chức đảng và nhà trường, gây bức xúc đảng viên và dư luận xã hội” là nói lấy được. Hành động đó làm sao ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của tổ chức đảng, gây bức xúc đảng viên và dư luận xã hội bằng sự kiện người lớn tiếng nhất trong cảnh báo “tự diễn biến, tự chuyển hóa”, viết cả sách bàn và dạy “chống suy thoái” như ông Trương Minh Tuấn, mới bị truy tố thêm tội… nhận hối lộ?
Có nhiều ông Tuấn thì ắt sẽ có những ông Thuận mà trong hộp sọ còn não, trong lồng ngực còn tim, sẽ tìm cách trở thành những… “Út Hữu”. Đã không cho người ta cười khi nghe “Thánh sâu gươm quan gừng tam cò”, lại còn tiến thêm một bước, bắt người ta khen đó là... tuyệt phẩm, là "tinh hoa của tinh hoa" thì… vậy thôi, làm sao khác được?
No comments:
Post a Comment