NGUYỄN THIÊN- THỤ * HỒI KÝ HÀ THÚC KÝ
HỒI KÝ HÀ THÚC KÝ (1920- 2008)
NGUYỄN THIÊN- THỤ
NGUYỄN THIÊN- THỤ
Ông
Hà Thúc Ký sinh tại làng La Chữ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên trong
một gia đình khoa bảng. Sau khi đỗ Tú Tài ông ra Hà Nội học Đại Học và
đỗ Kỹ Sư Thủy Lâm và đến năm 1943 thì lên đường làm Phó Quận Trưởng Thủy
Lâm tại Cà Mau. Sau khi Nhật đảo chánh Pháp năm 1945, ông trở về Huế và
tham gia Kháng Chiến tại Mặt Trận Lào trên con đường số 9 với tư cách
là Trưởng Ban Đặc Vụ Quân sự. Ít lâu sau, vì bị cán bộ chính ủy Việt
Minh tại đó phao vu là
thành phần phản động, ông đành phải rời bỏ hàng ngũ Kháng Chiến và ra Hà Nội. Tại đây ông gặp bạn bè cùng lứa và gia nhập Đại Việt Quốc Dân Đảng do Ông Trương Tử Anh thành lập năm 1939,cùng một thời với những đảng viên của đảng này như Nguyễn Tiến Hỷ, Đặng Vũ Trứ, Đặng Văn Sung, Nguyễn Tôn Hoàn, Nguyễn Tất Ứng, Bùi Diễm v.v…
thành phần phản động, ông đành phải rời bỏ hàng ngũ Kháng Chiến và ra Hà Nội. Tại đây ông gặp bạn bè cùng lứa và gia nhập Đại Việt Quốc Dân Đảng do Ông Trương Tử Anh thành lập năm 1939,cùng một thời với những đảng viên của đảng này như Nguyễn Tiến Hỷ, Đặng Vũ Trứ, Đặng Văn Sung, Nguyễn Tôn Hoàn, Nguyễn Tất Ứng, Bùi Diễm v.v…
Năm 1953, ông vào Sài Gòn và được bầu vào Hội Đồng Chủ Tịch Trung Ương Đảng Bộ Đại Việt Quốc Dân Dảng. Vì Đảng Trưởng Trương Tử Anh bị mất tích, Hội Đồng này tạm thời thay thế Đảng Trưởng để lãnh đạo Đảng. Ông cũng tham gia vào Phong Trào Đại Đoàn Kết và Hòa Bình năm 1954 cùng với một số nhân sĩ và giáo phái Miền Nam như Cao Đài và Hòa Hảo…
Năm 1955, vì bất đồng chính kiến với chính phủ của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm, và vì có liên quan đến vụ biến động Ba Lòng ở Miền Trung, ông bị kết án (vắng mặt) khổ sai chung thân, rồi đến tháng 11, 1958 thì bị bắt và biệt giam cho đến sau ngày đảo chính ngày 1 tháng 11, 1963 mới được ra khỏi tù…
Sau Tết Mậu Thân, để đối phó với Cộng Sản , ông vận động 6 đảng lớn có thực lực ở Việt Nam là Dân Xã Đảng (Hòa Hảo), Lực Lượng Đại Đoàn Kết, Nhân Xã Cách Mạng Đảng, Lực Lượng Tự Do Dân Chủ, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Cách Mạng Đảng để thành lập Mặt Trận Quốc Gia Dân Chủ Xã Hội với mục đích đoàn kết lại những chính đảng chống Cộng…
Vào đầu năm 1988. ông cũng nỗ lực cùng với Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy và ông Bùi Diễm để tiến tới việc thống nhất lại Đại Gia Đình Đại Việt. Một bản thông cáo với chữ ký của 3 người được gửi tới các cấp của các hệ phái Đại Việt và được công bố ngày 27 tháng 3, 1988. Trong lúc những nỗ lực kết hợp được tiến hành đều đặn thì không may Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy từ trần….
Năm 1992, ông hợp tác với Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn theo tinh thần đã được đồng ý với Giáo Sư Huy từ trước để tái lập lại Đại Việt Quốc Dân Đảng, nhưng việc kết hợp gặp trở ngại nên ông trở về với tổ chức Đại Việt Cách Mạng. Trong 3 kỳ Đại Hội liên tiếp 1995, 1999 và 2003, ông được bầu làm Chủ Tịch Đảng. Vì lý do sức khoẻ, trước ngày Đại Hội VI, ông tuyên bố rút lui và trong một bức tâm thư tháng 10, năm 2006, ông ủy quyền cho ông Bùi Diễm đứng ra triệu tập Đại Hội. Tại Đại Hội lần thứ VI, ngày 26 tháng 5, 2007, ông Bùi Diễm đã được bầu làm Chủ Tịch Tân Ban Chấp Hành Trung Ương thay thế ông Hà Thúc Ký… Ông Hà Thúc Ký qua đời lúc 12 giờ 10 chiều ngày 16 tháng 10, năm 2008 (nhằm ngày 18 tháng 9 năm Mậu Tý) tại bệnh viện Holy Cross, tiểu bang Maryland, Hoa Kỳ, hưởng thọ 89 tuổi.
A. GIỚI THIỆU TÁC PHẨM
Quyền hồi ký “Sống Còn Với Dân Tộc” của Hà Thúc Ký khổ trung bình, dài 371 trang, bìa cứng, giấy trắng, ấn loát rõ ràng, trình bày trang nhã, do Phương Nghi ấn hành năm 2009.
Khởi đầu, ông cho biết mục đich của ông viết quyển Sống Còn Với Dân Tộc” là để nhớ lại quá khứ chiến tranh của Việt Nam và những tranh đấu nhưng thất bại của bản thân ông:
Cuốn sách này một phần lớn là những hồi ức về cuộc đời tôi, xuyên suốt qua quá trình hoạt động cách mạng và chính trị theo dòng lịch sử của đất nước từ thập niên 1930 cho đến ngày nay. (Thay Lời Tựa )
Ðã ba mươi năm qua, quang cảnh ly loạn của đô thành Sài gòn ngày ấy như còn lung linh ẩn hiện trước mắt tôi, tiếng người, tiếng xe, tiếng đạn pháo, tất cả mọi thứ âm thanh hỗn loạn đó như còn vang dội nhức nhối trong tim tôi. Bởi vậy, mở đầu tập hồi ký này, tôi muốn nhắc lại ngày ấy như nhắc đến một món nợ chưa trả nổi. Ở vào cái ngày đen tối ấy, bản năng hoạt động của con người tôi, trong tình huống đó, trở nên hoàn toàn bất lực, như đầu hàng trước thiên định! (Ch. I)
Tác phẩm này cũng là một sự nhìn lại quảng đường đã qua, một bản kiểm điểm về hành động trong suốt cuộc đời:
“Tôi nghĩ đã đến lúc cần phải kiểm điểm lại những gì mình đã làm suốt một đời người cho việc đóng góp vào công cuộc chung có ảnh hưởng đến vận mệnh của đất nước. Những việc làm của tôi, nếu có thể cho đó là một sự nghiệp cách mạng và chính trị thì sự nghiệp này có đem lại lợi ích cho Tổ Quốc và Dân Tộc hay không, cũng như hành động của tôi, phải hay trái, đúng hay sai…”
Năm năm trước khi rời bỏ trần gian, tuổi đời đã 83, ông vẫn thao thức, băn khoăn đã “Làm được gì cho đất nước?” “Còn có hy vọng nào để đóng góp cho xứ sở nữa không?” (tr. 362).
Quyển Hồi ký này cũng là một lời tạ lỗi vì đã không làm tròn nhiệm vụ, một niềm đồng cảm với những người đã bỏ nước ra đi, một nỗi xót thương cho người ở lại, một câu cảm tạ những đồng chí,và đồng bào và một hồi hướng cho những người ở lại biển đông.Đến bến tự do, ông đau khổ nghĩ đến những đồng bào đã nằm yên trong biển cả, và những người phải ợ lại chịu đựng một chế độ độc tài tàn bạo:
Từ ngày rời xa quê cha đất tổ đến nay thấm thoát đã gần ba mươi năm, nay viết chương mở đầu này, đưa hồi ức lui về những ngày hoảng loạn của tháng tư đen năm ấy, trước hết tôi xin đốt nén hương lòng để tưởng nhớ những người ra đi mong tìm đất sống nhưng không may đã phải vùi thây trong gió bão biển khơi hoặc bỏ thân vì nạn hải tặc. Sau nữa, tôi muốn san sẻ nỗi niềm đau thương, chua xót, với những kẻ ở vào cái thế chẳng đặng đừng phải bỏ nước ra đi, nhưng ra đi không trót lọt, bị kẹt lại ở quê nhà, để phải cắn răng chịu đựng một cuộc sống đắng cay, tủi nhục, tù tội, đọa đày. Tôi cũng muốn ký thác nơi chương mở đầu này mấy dòng cảm nghĩ chân thành phát xuất từ đáy tâm tư để ngợi khen sự thủy chung của các đồng chí, sau khi thoát khỏi ngục tù cải tạo Cộng sản, liền tìm về với đảng, tinh thần bất khuất vẫn không sa sút. Tôi cũng xin cảm tạ đồng bào đã từng ủng hộ tôi trên con đường dài đấu tranh cho Ðộc Lập Tự Do của quê hương đất nước(Ch.I).
Ngoài ra tác phẩm còn muốn truyền lại cho thế hệ sau kinh nghiệm xưong máu của đảng Đại Việt và nhân dân Việt Nam:
“…những sự việc tường thuật trong tập hồi ký này sẽ là một tặng phẩm tinh thần trao lại cho các đồng chí của tôi và các bạn trẻ sau này để ít nhiều giúp được họ một vài kinh nghiệm trên con đường tranh đấu cho sự sống còn của dân tộc (370)..
Hồi ký của ông cũng là di chúc cho các đảng viên Đại Việt. Ông hy vọng các đồng chí của ông “đây là một vài lời thành khẩn nhắn nhủ các anh chị em đồng chí của tôi, những người bạn đồng hành đã cùng tôi một lòng kiên trì theo đuổi lý tưởng phục vụ dân tộc qua tất cả những giai đoạn thăng trầm của đất nước.”mạnh dạn cố gắng tiếp nối trên con đường chông gai mà chúng ta đã đi từ mấy chục năm qua cho đến ngày đất nước thực sự có tự do dân chủ” ....con đường chông gai mà các anh chị em đã đi qua từ mấy chục năm qua , kế tục truyền thống cách mạng của cố đảng trưởng Trương Tử Anh là con đường chính nghĩa. Anh chị em hãy mạnh dạn cố gắng tiếp nối trên con đường đó cho đến ngày đất nước thực sự có Tự Do, Dân chủ... Trong một tương lai không xa, những người tranh đấu cho tự do, dân chủ và công bằng xã hội cho dân tộc cùng với thế hệ của những người trẻ ở trong nước và ngoài nước, sẽ có cơ hội đóng góp cho xứ sở như tôi vẫn hằng mong ước mà chưa được như ý nguyện. Và để cho cơ hội sớm đến, anh chị em có bổn phận phải yểm trợ những cố gắng của đồng bào đang can đảm tranh đấu ở quê nhà bằng tất cả sự nhiệt tâm của người dân đối với đất nước thân yêu.”(365- 369).
Quyển Hồi ký của ông cho chúng ta biết nhiều sự kiện lịch sử:
1. Về Cộng sản:
Ông kết tội cộng sản:đảng CSVN đã lợi dụng lòng yêu nước của đồng bào chống Pháp, nhưng chủ đích là mưu đồ bành trướng chủ nghĩa cộng sản quốc tế hầu đưa đất nước vào vòng nô lệ Nga, Tàu. Họ đã tàn sát các đảng phái quốc gia, bóc lột, đàn áp và giết hại nhân dân:
-Sau khi cướp được chính quyền, Việt Minh đã nhanh chóng ký sắc lệnh giải tán Đại Việt Quốc Dân Đảng… Nhưng trước đó 3 đảng đã liên kết thành lập Quốc Dân Đảng Viêt Nam với sự long trọng chào mừng của ông Ngô Thiết Thành đại diện Trung Hoa Quốc Dân Đảng…Chỉ từ khi Việt Minh ký với Pháp hiệp đinh sơ bộ 6-3-1946 để cho quân Pháp kéo vào trú đóng các thành phố và thị xã phía bắc vĩ tuyến 16, thay thế quân đội Trung Hoa rút về Tàu sau khi đã giải giới quân đội Nhật, Việt Minh mới tìm cách diệt trừ đảng phái Quốc Gia.”(tr.113)
- Ông đã cảm “thấy xót xa cho bao nhiêu người dân đã bị chết oan ức bởi cái gọi là tòa án nhân dân của Việt Minh trong giai đoạn hỗn quân, hỗn quan sau ngày 18 tháng 8-1945 (tr. 82). Qua các vụ Ôn Như Hầu ở Hà Nội và Chiêm Sơn ở Quảng Nam, ông đã thấy rõ “Người Cộng sản mang dã tâm sát hại các lực lượng cách mạng có xu hướng Quốc Gia để giành độc quyền yêu nước.” (tr. 118)
- “Phát triển thì có nhưng từ một khởi điểm quá thấp nên ‘tụt hậu’ so với các nước láng giềng vẫn là một nguy cơ trước mắt. Còn về chính trị thì khỏi nói, ai đã từng sống ở Việt Nam cũng đều được dịp chứng kiến những cảnh đàn áp dân chủ một cách thô bạo hay những hình thức chà đạp tôn giáo một cách trắng trợn”(tr.367).
2. Về Bảo Đại:
Ông không tán đồng chương trình của Bảo Đại nhưng ông không chống đối.Ông khen ngợi cựu hoàng đã có công lao không nhỏ với đất nước trong giai đoạn 1945-1955 qua việc tranh thủ với Pháp để giải tán chính phủ Nam Kỳ tự trị; thành lập lưc lượng liên tôn chống Cộng.
3. Thành tích của Đại Việt
Ông đã xây dựng cơ sở ở Miền Trung, nhiều đảng viên đã thành công trong cuộc chống cộng như Trần Điền, tỉnh trưởng Quảng Trị. Có nhiều nhân vật quan trọng đã tham gia đảng Đại Việt.
Vào cuối năm 1945, Đảng Trưởng Trương Tử Anh bí mật cử 2 đồng chí đầu tiên là Nhân và Tín vào Nam Kỳ để lập cơ sở và phát triển Đảng. Nhân là bí danh của GS Phạm Đăng Cảnh, có một thời gian làm Giám Đốc Nha Tư Thục Bộ Quốc Gia Giáo Dục của Việt Nam Cộng Hòa trước 1975. GS Cảnh hiện ở Rennes, Pháp. Tín là bí danh của GS Nguyễn Tấn Thành, thuộc trường Đại Học Luật Khoa, Sài Gòn. GS Thành đã qua đời tại Niles, Pháp, hơn 10 năm trước đây. Một người thứ 3 được cử vào Nam là Lễ. Lễ hay Mười Lễ là bí danh của Nguyễn Văn Hướng, về sau, năm 1967, làm Tổng Thư Ký Phủ Tổng Thống cho TT Thiệu, trong những ngày đầu của chế độ nền đệ II Cộng Hòa. Có một người khác được đưa vào sau là Nghĩa, được nói là bí danh của Nguyễn Văn Kiểu, anh ruột của TT Thiệu, làm Đại Sứ tại Đài Loan cho đến khi Việt Cộng chiếm miền Nam Việt Nam.
Sau 1963, Đảng Đại Việt chia rẽ. Ông viết
“Hiện tượng này bề ngoài có vẻ như một sự chia rẽ về phương hướng hoạt động nhưng thực ra giữa những tổ chức mối tình thân vẫn được giữ lại như tình anh em trong một đại gia đình” (iv).
Ra hải ngoại, ông cố tái tổ chức đảng Đại Việt: trang 364 anh viết “Đại Việt Cách Mạng do đó mà được tổ chức lại, hàng ngũ những đảng viên đã có thành tích hoạt động từ trong nước nay được đặt biệt cũng cố và tăng cường bởi một lớp người mới thuộc thế hệ trẻ… Đại Việt Cách Mạng hoạt động trở lại với một lề lối làm việc mới, thực tập dân chủ ngay trong sinh hoạt của đảng và từ bí mật chuyển sang công khai… tất cả với mục đích cố gắng góp sức với các đoàn thể và tổ chức quốc gia bạn trong công cuộc chung mưu cầu tự do, dân chủ cho dân tộc (tr.364).
4.Vụ chiến khu Ba Lòng.
Ba Lòng là chiến khu của Việt Cộng, quân đội quốc gia có nhiệm vụ đến tiếp thu chiến khu này. Nhưng rồi lại có lệnh ngưng hành quân, và đoàn quân bị trừng trị:
"Tỉnh Trưởng đề nghị lên Trung Ương qua Tòa Đại Biểu Chính Phủ Trung Phần kế hoạch phối trí lực lượng và đã được chấp thuận như sau: Tỉnh có 10 đại đội Cảnh Bị (sau này gọi là Bảo An, rồi sau cùng là Địa Phương Quân) được sử dụng để tiếp thu căn cứ của VC. Mỗi đại đội gồm 150 người. Riêng tại căn cứ Cùa và Ba Lòng, lực lượng tiếp thu là 4 đại đội. Sau khi tiếp thu, Ba Lòng sẽ trở thành một quận hành chánh kiểu mẫu. Đại Úy Nguyễn Ngọc Cứ được tỉnh trưởng cử làm Quận Trưởng, kiêm Tiểu Đoàn Trưởng. Sau Tết Nguyên Đán (1955), trong khi chờ đợi sự vụ lệnh chính thức làm Quận Trưởng, Đại Úy Cứ được lệnh Tỉnh Trưởng đem hai đại đội lên Ba Lòng trước để chuẩn bị tiếp thu và gây dựng cơ sở. Đại Úy Cứ chia lực lượng ra làm hai cánh: một đại đội đi đường thủy, ngược sông Thạch Hãn và một đại đội đi đường bộ lên Cam Lộ, vào Ba Lòng qua ngả Kho Muối.
Hai đại đội còn lại tiếp tục ở Thị Xã, chờ làm lễ xuất quân chính thức, rồi lên đường.
Sau đó ít hôm, Tỉnh Trưởng Trần Điền ký sự vụ lệnh bổ nhiệm Đại Úy Cứ làm Quận Trưởng, kiêm Tiểu Đoàn Trưởng Cảnh Bị Ba Lòng, đồng thời ấn định ngày 19 tháng 2, năm 1955 làm lễ xuất quân. Buổi lễ được tổ chức trọng thể trước tòa Hành chánh Tỉnh, dưới sự chủ tọa của Tỉnh Trưởng Trần Điền để tiễn đưa tân Quận Trưởng và 2 đại đội Cảnh Bị còn lại lên đường.
Vào 8 giờ sáng ngày 19 tháng 2 năm 1955, trong lúc đang làm lễ xuất quân trước Tòa Hành Chánh Tỉnh Quảng Trị, đột ngột nhận được công điện từ Huế đánh ra, ra lệnh đình chỉ chiếm đóng Ba Lòng. Tỉnh Trưởng Trần Điền quyết định rằng đoàn quân cứ tiến hành theo chương trình đã định. Ông sẽ thương nghị với thượng cấp".
Tỉnh Trưởng Trần Điền và Thiếu Tá Hoàng Văn Hiền, Chỉ Huy Trưởng Cảnh Bị (Bảo An) Tỉnh về trình diện Tòa Đại Biểu Chính Phủ ở Huế. Quyết định của Trần Điền bị Đại Biểu Chính Phủ coi là "bất tuân thượng lệnh'. Sau đó, Tỉnh Trưởng được ra về, còn Thiếu Tá Hiền bị đưa sang Nha Bình Trị giam lỏng. Trần Điền phản đối và đòi ở tù tại Huế cùng với Thiếu Tá Hiền.
Ông Ngô Đình Cẩn cho mời GS Nguyễn Văn Mân của Đại Việt đến, ra một tối hậu thư là các đơn vị ở Ba Lòng phải trở về thị xã và nộp tất cả võ khí. Ông Cẩn còn nặng lời rằng không tuân lệnh, thì sẽ bị dẹp, tới lúc đó tất cả sẽ vào ngồi tù. GS Mân khẳng khái trả lời: "Chúng tôi hân hạnh ở tù dưới chế độ cụ Ngô."
Năm ngày sau, Bộ Tư Lệnh Quân Khu II ra lệnh cho một tiểu đoàn Bộ Binh, một đại đội Thiết Giáp đưa Thiếu Tá Hiền về Quảng Trị, đến thẳng văn phòng Tỉnh Đoàn Bảo An, buộc ký lệnh thu hồi tất cả võ khí của các đại đội ở các quận và thị xã đem về nộp vào kho của tỉnh đoàn, buộc Thiếu Tá Hiền ra lệnh cho tiểu đoàn ở Ba Lòng trở về thị xã. Sau đó Thiếu Tá Hiền được trả tự do và tước hết quyền hành. Ngay chiều hôm đó, Thiếu Tá Hiền đi thẳng lên Ba Lòng. Ngoài ra, vì thấy chính quyền quyết định như vậy, Thiếu Tá Phạm Văn Bôn, Chỉ Huy Trưởng Tiểu Đoàn Khinh Quân 610 đang đóng quân ở Quảng Nam và Đại Úy dù Phạm Văn Đồng với một trung đội Dù nghe tin như vậy, tuyên bố ly khai và kéo quân về Ba Lòng.
"Chính quyền đã dồn họ vào thế phải chống đối dù biết rằng đằng nào cũng gặp nguy hiểm". Anh em sĩ quan gốc Đại Việt quyết định "đã bị dồn vào chân tường, thì chỉ còn cách là 'họ đánh thì mình đỡ'. Đằng nào cũng vào tù, nhưng ngẩng mặt mà vào tù, không chịu áp bức, không chấp nhận sự bất công."
Đệ Nhị Quân Khu điều động 3 tiểu đoàn thiện chiến nhất để lập thành Đòan Quân Thứ Lưu Động lên Ba Lòng. Sau đợt tấn công đầu tiên không vào được mục tiêu, vì Chỉ Huy Trưởng chiến dịch là Trung Tá Phan Văn Cách không có ý định 'tàn sát lẫn nhau'. Bộ Tư Lệnh đệ II Quân Khu đưa Trung Tá Lê Văn Nghiêm lên thay thế. Quân đội dùng công binh mở đường để đem đại bác vào tận Đá Nổi để tác xạ vào Ba Lòng. Cầm cự đến ngày 9 tháng 3, năm 1955, quân trú phòng bị bất ngờ khi quân chính phủ tiến vào phía sau, chiếm kho đạn và lương thực. Ba Lòng thất thủ. Lực lượng Đại Việt rút về Ba Hi, bên kia biên giới Lào.
Ngày 10 tháng 3, Ban chỉ huy quyết định giải tán lực lượng. Th. Tá Hiền và Đại Úy Cứ dẫn một số anh em về Quảng Trị. Họ bị giam ỏ nhà lao Thừa Thiên cho đến 1977, Tòa quân sự Huế mới đưa ra xét xử. Còn chừng 100 người ở lại và lén về ẩn náu tại làng Ven. Tại đây, một số chết dần vì bệnh tật, hoặc sa vào tay Việt cộng. Ít người khác lẻn về Huế, rồi cuối cùng cũng bị bắt.
Chung cuộc,Tỉnh trưởng Trần Điền bị cách chức và loại ra khỏi ngạch công chức. Những sĩ quan chỉ huy Ba Lòng, người thì bị án tù, khổ sai và một số vắng mặt bị khổ sai chung thân.[...].
Sự việc này bắt nguồn từ ở mối nguy cơ mất chức của viên Đại biểu Chính Phủ tại Trung Phần Việt nam: Nguyễn đôn Duyến.
Trong cuộc viếng thăm Quảng Trị vào đầu năm 1955, Thủ tướng Diệm ngợi khen Tỉnh Trưởng Trần Điền về thành quả đã đạt được, ban cấp Bảo Quốc Huân Chương, chấp thuận kế họach tiếp thu các căn cứ VC, và lại công khai nói rõ ý định của Thủ Tướng Diệm là sẽ đưa Trần Điền làm Đại Biểu Trung Phần.
Kẻ sắp bị mất chức trong trường hợp như vậy như Nguyễn đôn Duyến phải tìm cách diệt kẻ "thù" của mình. Có như thế, thì mới giữ được ghế của mình. Dưới triều Ngô, ai cũng biết có nhiều trung tâm quyền lực trong nội bộ gia đình của TT Diệm :Giám Mục Ngô đình Thục, Ngô đình Nhu, Ngô đình Cẩn. Những nhân vật này được coi là trung tâm quyền lực thực tại ( de-facto), nghĩa là không có chức vụ chính thức trong chính quyền, ngay cả đến luật pháp căn bản để thiết lập ra quyền lực ấy cũng không có. Và mọi người đều hiểu rằng họ là Cố Vấn của Ông Diệm. TT Diệm là người nắm quyền chính thống , được Hiến Pháp ban cấp quyền hành. Chính ông nhiều khi lại không hành sừ quyền của mình liên quan đến những vấn đề của quốc gia. Quyền hành của TT Diệm bị chi phối bởi những người thân trong gia đình của ông. Chi phối ở đây không có nghĩa là anh em ông Diệm gây ảnh hưởng đối với trung tâm quyền lực chính thống là ông Diệm, mà là hạn chế quyền hành của ông, có khi thay thế hay vướt quá cả quyền hành của ông. Vì nhu nhược trước các hành động của các trung tâm quyền lực khác của gia đình, mà nhất là gia đình có truyền thống phong kiến, Ông Diệm không dám hay không thể nắm hay hành sử quyền hành mà Hiến Pháp, hay là gọi là do quốc dân giao phó.
Nhờ quyền hành rất lớn như thế của ông Cố vấn và là người đỡ đầu, ông Duyến đi tới quyết định chấm dứt kế hoạch tiếp thu Ba Lòng đã được ông Diệm chấp thuân từ trước và đã bắt đầu thi hành một phần rồi. Lại ra lệnh chấm dứt vào đúng phút chót là lúc tổ chức "lễ xuất quân" để đánh vào mặt và hạ uy tín Trần Điền. Lệnh của ông Duyến dù có trái với quyết định trước đó của chính ông Diệm, nhưng lệnh ấy vẫn được ông Diệm hợp thức hóa bằng cách trừng phạt, và bắt bớ, truy tố "các kẻ thù" của ông Duyến về tội "phá rối trị an", và "vi phạm an ninh quôc gia". Tỉnh trưởng Trần Điền là mục tiêu của ông Duyến. Ông Trần Điền và các sĩ quan Đại Việt trong công tác tiếp thu chiến khu Ba Lòng, dù sẵn sàng chấp nhận phải đổ máu, là nạn nhân của tranh chấp quyền hành trong gia đình Nhà Ngô. Lệnh hủy bỏ kế hoạch tiếp thu Ba Lòng của ông Duyến được ông cố vấn Cẩn chính thực "bao yểm" khi ông Cẩn mời GS Nguyễn văn Mân tới "nhà", để "chỉ thị" rằng sĩ quan Đại Việt phải giải giới về trình diện tại Quảng trị, nếu không sẽ bị bỏ tù.
Tôi có gọi điện thoại nói chuyện với cựu Thượng Nghị Sĩ Mân , hiện tại ở Texas về vấn đề này. TNS Mân xác nhận rằng có trả lời ngay ông Cẩn rằng " Đại Việt chúng tôi rất vui mừng ở tù dưới triều đại cụ Ngô". Hành động của chính quyền địa phương đã dồn sĩ quan Đại Việt vào vị trí phải chống trả lại , nghĩa là họ quyết định "ngẩng đầu lên mà đi". Cũng vì hành vi "ngẩng đầu mà đi" này đối với người em của ông Diệm, là Cố Vấn Cẩn, mà GS Mân bị tòa án quân sự phạt tù 6 năm, dù GS Mân không có một hoạt động nào dính líu đến vụ Ba Lòng. Lý do được viện dẫn trong bản án là : phá rối trị an và vi phạm an ninh quốc gia.(221)
5.Việc chống Ngô Đình Diệm.
"Từ 1956, Đại Việt bị chính quyền dồn vào tình thế bất lợi. Các hoạt động của Đảng không những bị ngưng trệ và càng ngày càng lâm vào bế tắc".
Đề làm sáng tỏ vấn đề này, hồi 1992 , BS Nguyễn tôn Hoàn kể với tôi rằng " sau khi ông Diệm ở Mỹ về, thì thái độ của ông ấy thay đổi hẳn. Trước khi xuất ngoại, vì tôi là người đứng đầu phong trào Đại Đoàn Kết và Hòa Bình để vận động yểm trợ ông ấy. Ông ấy còn dặn ông Nhu rằng cần phải vận động khối Hòa Hảo và Cao Đài và phải nhờ BS Hoàn giúp liên lạc và giới thiệu. Ông Diệm còn nói rằng hai giáo phái đó không chấp nhận hợp tác với ông Nhu. BS Hoàn phải đích thân đưa ông Nhu đến gập các nhà lãnh đạo của hai khối này để giải quyết vấn đề hợp tác để ủng hộ ông Diệm. Nay thấy ông Diệm tỏ vẻ thờ ơ và có thêm được tin tức về âm mưu đàn áp đối lập đã lộ rõ. Ngay trong giai đoạn đầu cũng đã có tin việc thủ tiêu Nguyễn bảo Toàn, Vũ tam Anh …. Tôi thấy có một mối nguy hiểm cho tôi. Tôi đến gập ông Diệm và nói rằng tôi cần đi ngoại quốc. Ông Diệm hỏi tai sao tôi muốn đi như vậy. Tôi trả lời thẳng với ông Diệm rằng: " Nêu tôi ở lại, có ngày anh sẽ giết tôi." Kế đó, ông Diệm gọi ông Nhu vào văn phòng, bảo ông Nhu: " làm thủ tục để BS Hòan xuất ngoại."
Rồi, ngày 3 tháng 4 năm 1957, Tòa án quân sự Sài gòn xử tù một số đảng viên Đại Việt thuộc Xứ Bộ Miền Nam trong số này có ông Phan thông Thảo; và ngày 7 tháng 10,1958 , tòa quân sự Nha Trang cũng xử một số Đảng viên Đại Việt. Thí dụ Bà Trương thị Thỉnh, em ruột của Đảng trưởng là một nạn nhân, bị 3 năm tù. Tất cả bị qui tội "phá rối trị an" và bị án tù, dù họ không có liên hệ gì đến vụ Ba Lòng. Ngoài ra, Trương tử An, một em ruột khác của Đảng trưởng Đại Việt bị thủ tiêu vào giai đoạn này.
Dưới chế độ Ngô đình Diệm, tác giả sa vào vòng tù tội từ tháng 10 năm 1956 mãi cho tới ngày 3 tháng 11 năm 1963 ( hơn năm năm, kể cả biệt giam tại sà lim), sau ngày đảo chính, mới được thả. Với cách thức đối đãi với tù nhân (như đã mô tả trong cuốn hồi ký này)- một người đã từng cộng tác trong một số phong trào trước đó, để chống lại thực dân và cộng sản, có cả phong trào Đại Đoàn Kết và Hòa Bình là để ủng hộ chính Ngô đình Diệm giành đoạt chính quyền với mục đích xây dựng một quốc gia độc lập và tự do, ngoài ra, vợ và con út của tác giả ( mới chỉ có 3 tháng tuổi) cũng bị giam cầm gần 3 năm, chỉ vỉ chồng và cha tham gia chống đối chế độ, tác giả trong suốt cuốn hồi ký không có một chữ hay câu văn ngụ ý đến oán hận nhà Ngô mà ngược lại còn ca tụng, thương tiếc (tr.360).
Ông đã ghi lại những đau khổ trong nhà tù họ Ngô. Ông bị giam trong tù chứ không được “lao động khổ sai” như bản án. Ông đã nếm đủ các mùi vị và thưởng thức đủ các cung bậc của giam cầm, đói, lạnh, ốm đau trong tù và cách đối xử của chế độ Ngô Đình Diệm với tù nhân (tr. 226). Nhưng trong lòng không chút oán hờn cá nhân ai. Ông nhắc lại những khổ nhục của tù nhân chỉ với mục đích “nhắn nhủ các thế hệ mai sau có người nào ở địa vị lãnh đạo đất nước xem đây là kinh nghiệm… phải có nhân đạo vì người ta đã mất tự do, đừng cướp mất luôn lẽ sống của họ.” (tr. 226).
6. Phê bình người Mỹ
Vai trò của Mỹ ở Việt Nam qua sự nhận xét về thời Đệ I và Đệ II Cộng Hòa đi đến một kết luận chung dựa vào những kinh nghiệm đã trải qua. Thực ra nếu nói đến sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Việt Nam (kể từ đầu thập niên 50) thì sự can thiệp này đã có từ thời còn chiến tranh Đông Dương cho đến lúc Mỹ rời khỏi Việt Nam. Trên căn bản chính sách của Mỹ luôn luôn vẫn ngăn Cộng sản (containment policy).
Qua từng giai đoạn, trước tiên Mỹ giúp Pháp chống Việt Minh, sau đó ủng hộ giài pháp Bảo Đại, ủng hộ giải pháp Ngô Đình Diệm và cuối cùng can thiệp trực tiếp bắng cách gửi quân sang Việt Nam, tất cả chỉ là tùy thời đưa ra lập luận này hay lập luận khác, chứ chưa bao giờ thực sự là vì dân tộc Việt Nam mà người Mỹ can thiệp vào Việt Nam.
Nếu có thể gán cho Mỹ một thiện ý nào đó thì phải nghĩ rằng họ tưởng có sức mạnh quân sự thì làm gì cũng được. Dẹp được Việt Minh thì sẽ giúp được chế độ không Cộng Sản ở Miền Nam đứng vững. Nhưng rồi chiến tranh kéo dài, dư luận nội bộ sốt ruột buộc họ phải tìm cách sớm chấm dứt chiến tranh. Chủ trương Việt Nam hóa chiến tranh là phương thức để đạt mục tiêu đó trong danh dự. Nhưng danh dự thật ra đã bị hoen ố bởi quyết định cuối cùng của họ, bỏ rơi một nước nhỏ đồng minh đã tin cậy vào họ. Đây là một vết nhơ trong lịch sử Hoa Kỳ.
Nhìn lại lịch sử nước nhà trong mấy nghìn năm, tổ tiên ta đã từng tự lực tự cường chống ngoại xâm.
Song, trong thế giới ngày nay với sự toàn cầu hóa, chúng ta cần phải có đồng minh. Tất cả các nước, kể cả các nước đại cường, đều ở trong thế liên lập.
Các quốc gia phải sát cánh với nhau, nương tựa vào nhau để sinh tồn và phát triển. Cùng kết minh ước với nhau thì cường quốc hay tiểu nhược quốc đều phải coi nhau ngang hàng, nhất là đừng phản bội nhau . Tiếc rằng đồng minh Mỹ đã gây nhiều áp lực đối với chính quyền Miền Nam, nhất là dưới chế độ Đệ Nhị Cộng Hòa. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tuy là người được tiếng khôn ngoan nhưng ỷ lại vào Mỹ quá mức nên dần dà để mất chủ quyền quốc gia rồi đưa đến sự bại trận của Việt Nam Cộng Hòa khi đồng minh Hoa Kỳ bỏ rơi. Đó là một bài học để đời cho các vị lãnh đạo đất nước.
7. Phê bình Ngô Đình Diệm
"Chế độ chuyên chính và độc tôn của nhà Ngô ngày càng thấy rõ và đối lậpkhông còn đất đứng. Ngày 4-3-1956, chính quyền tổ chức Quốc Hội LậpHiến để soạn thảo Hiến Pháp. Thành phần Dân Biểu Lập Hiến gồm 123 người. Tất cả các giai đoạn của tiến trình hình thành Hiến Pháp, từ côngviệc biên soạn đến thảo luận, biểu quyết và ban hành, nhất nhất đều phải thông qua sự chỉ đạo của Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Ngày 20-10-1956, HiếnPháp được ban hành. Việt Nam Cộng Hòa được khai sinh với Tổng Thống Chế, mọi quyền hành được tập trung hoàn toàn vào tay Tổng Thống. Ngàyban hành Hiến Pháp được chọn làm ngày Quốc Khánh. Song hành với cơ cấu chính quyền, các ông họ Ngô còn tổ chức Đảng Cần Lao Nhân Vị . Từquân, cán, chính đến dân sự, mọi người ào ạt gia nhập đảng cầm quyền đểmưu cầu địa vị, áo cơm. Có người chất vấn cán bộ chủ chốt của Đảng CầnLao Nhân Vị về chủ trương của đảng thì được trả lời một cách thản nhiên :
" Chủ trương nằm trọn trong Hiến Pháp 26-10-1956 ".
Như vậy, Đảng Cần Lao Nhân Vị và chính quyền Ngô Đình Diệm tuy hai mà một : Đảng Cần Lao bao trùm lên mọi cơ cấu quốc gia, kể cả quân đội.Vào lúc bấy giờ ở Việt Nam chỉ còn có hai đảng : Đảng Cộng Sản ở Miền Bắc, và Đảng Cần Lao ở Miền Nam. Ở cả hai miền, tiếng nói đối lập bị bịt miệng bằng nhà tù." ( trang 218 ) Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, mặc dù chế độ Ngô Đình Diệm đã mắc phải những lỗi lầm nghiêm trọng, nhất là những năm cuối cùng, nhưng trong 9 năm cầm quyền, chế độ Diệm có nắm được chủ quyền quốc gia - tuy không hẳn trọn vẹn - và với quốc sách "Ấp Chiến Lược" dù kết quả không hoàn toàn như quốc sách đề ra, nhưng cũng chận được phần nào Cộng Sản Miền Bắc xâm nhập Miền Nam để làm lủng đoạn chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Sự xụp đổ của nền Đệ Nhất Cộng Hòa một phần do những lỗi lầm nghiêm trọng mà ai cũng thấy, nhưng nguyên nhân sâu xa là sự thay đổi thái độ của chính quyền Diệm đối với đồng minh Mỹ. Ông Diệm muốn nắm lấy chủ quyền toàn vẹn. Điều này không phải là sai, nhưng khổ nỗi, trong lúc đồng minh của mình chưa tới lúc muốn xóa bỏ ván cờ trên bàn cờ Việt Nam mà họ bày biện cả công cả của lẫn sinh mạng binh sĩ của họ trong 9 năm ròng rã thì hậu quả là sự phản ứng của họ mà ta đã thấy. Liên kết với đồng minh, nhất là đồng minh Mỹ, thì như chơi với dao hai lưỡi, và đây cũng là một bài học cho các nhà lãnh đạo mai hậu suy gẫm.
Riêng đối với ông Diệm, cá nhân tôi đã từng ngưỡng mộ chí sĩ Ngô Đình Diệm từ ngày tôi còn sinh viên. Cái cảm tình của tôi đối với vị Thượng Thư từ chức của ngày xa xưa ấy là do "hữu xạ tự nhiên hương" từ nơi con người thật của ông, chứ vào thời điểm đó chưa có những bài ca "Suy tôn Ngô Tổng thống" và "Ngô Tổng thống muôn năm". Kíp đến giai đoạn ông Diệm lên cầm quyền, ông Diệm ở địa vị cao tột đỉnh thì tôi đi vào tù. Đến nay, ông đã nằm xuống thì cái tình cảm của người sinh viên đã dành cho ông ngày ấy lại trở về với tôi, mỗi khi bất chợt nghĩ tới ông, tôi vẫn bùi ngùi tiếc thương con người đích thực của ông, cả một đời nặng lòng lo toan đất nước.(350-360)
8. Phê bình Nguyễn Văn Thiệu
Sau 1968, Hà Thúc Ký và các đảng phái đã hợp tác với Nguyễn Văn Thiệu theo đề nghị của đại sứ Bunker
Nói về việc tướng Phát thế ông làm Tổng Trưởng Nội Vụ, và việc gia nhập Đại Việt của ông Phát, ông Thiệu, ông Khiêm, ông viết “Tướng Lâm Văn Phát thay thế tôi. Tướng Phát cũng là đảng viên Đại Việt Quốc Dân Đảng. Tướng Phát tuyên thệ gia nhập đảng hồi còn mang quân hàm Đại Tá, một lần với Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu và Tướng Trần Thiện Khiêm, do anh Nguyễn Tôn Hoàn và tôi đứng chủ trì lễ tuyên thệ.” (tr. 255).
Năm 1972, ông cùng với Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy và ông Trần Quốc Bửu thành lập Mặt Trận Tự Quyết.
Sau này ông Thiệu lập Đảng Dân Chủ thì ông muốn dùng luật chính đảng để loại các đảng phái khác kể cả các đảng có gốc Đại Việt mà ông đã từng tuyên thệ gia nhập. Nguyễn Văn Thiệu bỏ qua các đảng phái để tiến tới độc tài. Ông viết:
Chỉ sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm chấm dứt, sang thời quân nhân, Đệ nhị Cộng hòa thì Đại Việt có cơ hội hoạt động nhiều hơn.
Ông Hà Thúc Ký ra tranh cử tổng thống năm 1967 nhưng thất bại. Tuy thế, ông trúng cử dân biểu và cùng một số nhân vật của Đại Việt tham gia Lưỡng viện Quốc hội.
Sau Tết Mậu Thân, để đối phó với Cộng Sản, ông vận động 6 đảng lớn có thực lực ở Việt Nam là Dân Xã Ðảng (Hoà Hảo), Lực Lượng Ðại Ðoàn Kết, Nhân Xã Cách Mạng Ðảng, Lực Lượng Tự Do Dân Chủ, Việt Nam Quốc Dân Ðảng, Ðại Việt Cách Mạng Ðảng để thành lập Mặt Trận Quốc Gia Dân Chủ Xã Hội với mục đích đoàn kết lại những chính đảng chống Cộng. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lúc đó là Chủ Tịch Chủ Tịch Ðoàn của Mặt Trận.
Năm 1972, ông cùng với Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy và ông Trần Quốc Bửu thành lập Mặt Trận Tự Quyết.
Tác giả cuốn Sống Còn Với Dân Tộc khi nói về Mặt Trận bị giải thể, nhấn mạnh rằng các thành viên trong Chủ Tịch Đoàn ra đi "không kèn , không trống" . Trái lại, lễ khai mạc được tổ chức tại rạp Rex ở Sàigòn, long trọng, 'rầm rộ'.
Tại sao như vậy, tôi nghĩ rằng TT Nguyễn văn Thiệu , chủ tịch Mặt Trận cảm thấy đã đạt mục tiêu về phía Mỹ đòi hỏi rồi, và không cần có lực lượng nào hẫu thuẫn nữa. Đó là chưa kể đến sự kiện là suốt trong thời gian gọi là hoạt động của Mặt Trận, chẳng có gì xảy ra, ngoài một số buổi họp chiếu lệ, tẻ nhạt, của các chủ tịch trong Chủ tịch đoàn chỉ có tính cách tượng trưng để quảng cáo hay tô vẽ vẻ đẹp cho chế độ. Ông Thiệu cũng chẳng đến họp. Người ta có cảm tưởng rằng các chính đảng tham dự bị TT Thiệu cầm chân. Sau đó, hầu hết các chính đảng có chân tromg Mặt Trận đứng vào vị trí chống đối với TT Thiệu.
Các sự kiện này đưa đến một giải thích thứ hai là âm mưu của TT Thiệu là tiến tới độc tài. Ông Thiệu cho lập đảng Dân Chủ với phương tiện của chính quyền để nắm trọn quyền hành trong tay, dù trước đó đã phải ứng cử độc diễn. Với Luật ủy Quyền được Quốc Hội thông qua để chuẩn bị ứng cử nhiệm kỳ 3, với qui chế chính đảng mới thay thế qui chế đã ban hành trước, TT Thiệu đã lộ rõ âm mưu này. Sắc Luật 060 vào ngày 27 tháng 12, 1972 ( trước ngày hết hạn ủy quyền), đòi hỏi các chính đảng phải tái tổ chức trên phạm vi toàn quốc hay là bị giái tán. Rồi đến các luật lệ tiếp theo ban hành vào tháng 5, 1973, giải tán 26 chính đáng hợp pháp. Các đảng đó đã hội đủ điều kiện và đã đăng ký ở Bộ Nội Vụ theo luật Qui Chế Chính Đảng và đang hoạt động. Nay chỉ để một mình Đảng Dân Chủ của TT Thiệu hoạt động mà thôi.
Từ 1969, TT Thiệu quá say mê củng cố quyền hành, tập trung nỗ lực quốc gia vào mục tiêu này để tiến tới nắm trọn quyền hành trong tay. TT Thiệu đồng thời cố gắng làm sói mòn lực lương chính trị quốc gia, đến nỗi vào tháng tư 1975, không còn ai cộng tác vào lúc phải huy động mọi lực lượng chính trị, cải tổ nội các để đối đầu với Tổng Công Kích của VC nhằm chiếm đoạt Miền Nam.
Thực là thảm thương cho quân dân Miền Nam.
Năm 1974, sau khi “Quy chế chính đảng” được Tổng thống Thiệu ban hành, ông Hà Thúc Ký đưa đơn ra tòa kiện ông Thiệu vi hiến.
Nhận định về cá nhân tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Hà Thúc Ký cho biết ông Thiệu tuy là người khôn ngoan, nhưng lại quá ỷ vào Mỹ, nên dần dà để mất chủ quyền quốc gia, rồi đưa đến sự bại trận của Việt Nam Cộng Hòa khi bị đồng minh Hoa Kỳ bỏ rơi.(350-360)
Gần cuối Hồi Ký, ông cũng cho biết vài vấn đề:
- Câu chuyện sẽ kể dưới đây gọi là chuyện hậu trường là do một nhân vật trọng yếu trong chính quyền kể lại. Hư thực không dám bảo đảm nhưng nếu có thực thì theo chiều hướng của câu chuyện được nghe, cục diện Miền Nam có thể hoàn toàn thay đổi.
Nhớ lại thời Đệ Nhất Cộng Hòa, lúc Hội Nghị Genève kết thúc, trước mặt Thủ Tướng Miền Bắc Phạm Văn Đồng, Ngoại Trưởng Trung Cộng Chu Ân Lai mời Ngoại Trưởng Miền Nam Trần Văn Đỗ sang thăm chính thức Bắc Kinh. Thủ Tướng Toàn Quyền Ngô Đình Diệm không chấp nhận lời mời của Trung Cộng. Đến thời Đệ Nhị Cộng Hòa, cũng có một trường hợp tương tự như vậy xẩy ra, mà nhân chứng là Tùy Viên Quân Sự tòa Đại Sứ Việt Nam tại Đài Loan và là người thân tín của Đại Sứ Nguyễn Văn Kiểu, bào huynh của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Một gián điệp Trung Cộng họ Mã ngụy trang dưới lốt chủ tiệm thuốc Bắc, lập nghiệp ở Hồng Kông, đã bắt liên lạc với viên Trung Tá Tùy Viên khi người này có việc sang Hồng Kông. Tên gián điệp này đề nghị nếu Tổng Thống Miền Nam đi với họ thì sau khi đôi bên thỏa thuận, Trung Cộng sẽ cắt ống dẫn dầu mà họ yểm trợ bấy lâu nay cho Bắc Việt. Viên Trung Tá về Đài Loan trình lại tự sự với Đại Sứ Kiểu. Nghe xong, Ông Kiểu răn đe :
"Anh mà tiết lộ chuyện này ra là chu di tam tộc đó nghe không !"
Cả hai người lãnh đạo Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa đều từ chối đề nghị bắt tay với Trung Cộng. Chung quy là ai cũng sợ Mỹ, không ai dám tương kế tựu kế để lấy cái lợi về phần mình.(354-360)
- Năm 1974, sau khi Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa, Hội Đồng Nội Các nhóm họp để thảo luận việc truy tố Trung Cộng xâm lược trước tòa án quốc tề La Haye. Hầu hết các thành viên Hội Đồng Nội Các đều phát biểu sôi nổi đối với hành động ngang ngược của Trung Cộng. Mọi người đều biểu lộ niềm thương tiếc và lòng cảm phục đối với các quân nhân đã bỏ mình trong trận chiến trên biển cả nhất là đối với Trung Tá Hải Quân Ngụy Văn Thà đã tuẫn tiết theo tàu. Một vài vị nêu lên sự kiện có mặt một viên Trung Úy Mỹ trong số những người bị Trung Cộng bắt làm tù binh, cũng như tin có một phi cơ của Hạm đội 7 bay lảng vảng trên vùng biển giao chiến, để lên tiếng phàn nàn thái độ " Thủ khẩu như bình " của Hoa Kỳ trước hành động ngang nhiên xâm lược của Trung Cộng. Tất cả thành viên Hội Đồng Nội Các nhất loạt tán đồng dự tính của bộ Quốc Phòng tổ chức đón tiếp rầm rộ các binh sĩ từ Hoàng Sa trở về và long trọng làm lễ truy điệu Trung Tá Ngụy Văn Thà. Suốt buổi họp, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm không nói gì. Ông không bày tỏ quan điểm, không tán đồng cũng như không phản bác ý kiến của bất cứ người nào, cũng không đưa ra quyết định nhất thời phải làm gì. Khi không còn ai nói gì thêm, ông từ tốn yêu cầu mọi người chờ một vài hôm nửa, để thu góp thêm tin tức. Rồi ông cười, nửa đùa nửa thật, nói rằng ông nghe người ta bảo người Mỹ đã thỏa hiệp để Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa. Sau khi nghe ông Khiêm nói như vậy, mọi người hiểu rằng trong vụ này chẳng còn gì bàn thảo nữa (350-360.
- Thật vậy, ít lâu sau, khi người Mỹ công khai để lộ ý định rút ra khỏi Việt Nam, để cho Bắc Việt thôn tính Nam Việt, nhưng mặt khác, người Mỹ ngại rằng vạn nhất sau khi tiếp quản Hoàng Sa, Bắc Việt giao cho Liên Xô sử dụng làm căn cứ tầu ngầm thì điều này sẽ là nguy cơ lớn cho cả Mỹ lẫn Trung Cộng. Dù sao thì điều phỏng đoán này cũng chỉ là giả thuyết, vì về các mặt địa hình, địa thế, Hoàng Sa không được như Cam Ranh hay Đà Nẵng để trở thành căn cứ quân sự quan trọng. Tuy nhiên, việc người Mỹ làm ngơ trước hành động xâm lược của Trung Cộng cho ta nhận chân được thực tế là quốc gia nào cũng chỉ nghĩ đến quyền lợi riêng của nước họ, thân phận nhược tiểu trước sau vẫn là con cờ thí ! Đó là quy luật muôn đời của lẽ mạnh yếu, sống còn của mọi dân tộc trên quả đất này. (354-360)
- Hơn 30 trang cuối, tác giả nói về những ngày cuối cùng của VNCH và nỗi đau xót của tác giả trước “những cảnh tượng tủi nhục mà thân nhân, bạn bè và đồng chí phải chịu đựng trong những trại cải tạo tại nơi quê nhà” (tr. 362).
B. PHÊ BÌNH TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
Qua sự nghiệp đã qua của ông và qua bản Hồi ký, chúng ta công nhận ông là người yêu nước, đã tranh đấu cho chính nghĩa quốc gia. Ông là một trong những nhân tài của cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên ông không có tầm nhìn xa. Ở một vai trò lãnh đạo đảng, và từng ở trong bộ máy chính quyền, thế mà ông không nhìn thấy trước con đường thối lui của Mỹ tại Việt Nam và Châu Á Thái Bình Dương. It nhất sau 1973, hiệp định Paris ký kết, ông phải thấy chiến lược của Mỹ đã thay đổi. Phải chờ đến cuối 1974, gặp Nguyễn Cao Kỳ nói cho ông biết tình hình, ông mới tá hỏa tam tinh!
Ông cho rằng cả hai người lãnh đạo Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa đều từ chối đề nghị bắt tay với Trung Cộng. Chung quy là ai cũng sợ Mỹ, không ai dám tương kế tựu kế để lấy cái lợi về phần mình (354-360). Nhiều tài liệu nói rằng hai ông Nhu Diệm đã muốn bắt tay với phe cộng sản chứ không phải là không. Còn hai đời Tổng thống, trong Dinh Độc lập có cả đàn Việt Cộng, thành thử lời trách cứ của ông thành ra không đúng. Nhưng mình là tiểu quốc, làm gì mà qua mặt Nga, Trung Cộng và Mỹ? Hai phe Nam Bắc đều là quân tốt, làm sao mà tự chủ, tự quyền?Vấn đề quan trọng là phải họp tác với anh em chứ không phải xé ráo, ăn mãnh! Luật giang hồ không cho phép.xé rào. Tại Mỹ, vài ông tiến sĩ, luật sư, giáo sư tuyên bố nghe anh hùng lắm nào là tự quyền, tự chủ, sáng tạo, độc lập nhưng rồi cái tinh thần và lý thuyết cao cả đó thực ra là làm tay sai Việt Cộng! Té ra họ chỉ là trí thức lưu manh!
Anh em Ngô Đình Diệm chết là vì mưu lợi về mình và kiêu ngạo tuyệt đỉnh mà quên thân phận mình. Dương Văn Minh khôn nên đã từ chối đề nghị Vanuxem cầu cứu Trung Cộng. Không lẽ một người quốc gia, một chính trị gia danh tiếng, một bậc lãnh tụ đảng Đại Việt, lại kém hơn Dương Văn Minh võ biền? Điều này cho thấy Hà Thúc Ký không phải là tay chính trị gỉỏi giang và khôn ngoan..! Ông tưởng ông tài giỏi, có muu thần chước quỷ. Tại sao ông không đặt câu hỏi: Tại sao từ 1954 cho đến nay, Trung Cộng một mặt ủng hộ Bắc Việt, một mặt luôn ve vản miền Nam? Ông mà giơ hai tay trần chụp lấy đề nghị của Trung Cộng là chụp lấy bình nước sôi ngàn độ! Ông mà làm tổng thống hay thủ tướng thì ông chết trươc và quốc gia này cũng tiêu vong!
Trong khi Hồ Chí Minh và bọn thủ hạ gian manh, tàn ác, phần nhiều chính trị gia quốc gia, nhất là chính trị gia Việt Nam Quốc Dân đảng, Đại Việt ...có danh mà không có thực. Một số thiếu khôn ngoan và đi vào ngã chấp , vô tài vô đức chỉ nhờ vào Tưởng Giới Thâch được vài ngàn quân đã tự cho lá cái thế cho nên Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh chẳng ai chịu ai, Phan Huy Quát xung khắc với Phan Khắc Sửu và bị phe Nguyễn Văn Thiệu phá hoại , để đến nỗi trả quyền lãnh đạo cho quân nhân.
Huỳnh Thúc Kháng, , Trần Văn Tuyên . Trần Văn Hương, đều là con tốt trong tay người. Mỗi lần một nhóm Đại Việt mới ra đời thì giá trị của các ông ấy sụt xuống mấy chục điểm trong trong lòng nhân dân Việt Nam. Có hay ho gì trò chia rẽ? Đó chỉ là một cách bày ra cho người ta thấy cái áo cánh của các ông nay đã rách bấy ra trăm mảnh rồi!
No comments:
Post a Comment