Cuộc sống của cô gái Việt theo đạo Hồi ở London
Maymunah, hay còn
gọi là Mây, cô gái Việt sinh ra ở Huế, kể cho tôi nghe về cuộc sống như
một người Hồi giáo của cô hơn ba năm qua ở London.
Tôi đến thăm
Mây và gia đình cô ở Stanmore, phía Tây Bắc London, vào một ngày đầu
tháng Năm, khi hơn 1.8 tỷ người Hồi giáo trên toàn thế giới đang chuẩn
bị đón tháng Ramadan.
Ramadan là tháng thứ chín, cũng là tháng
linh thiêng nhất trong lịch Hồi giáo. Vì lịch Hồi giáo dựa trên chu kỳ
mặt trăng nên tháng Ramadan theo dương lịch thay đổi hằng năm, không có
ngày thống nhất.
Năm nay, ở Anh, hơn ba triệu người Hồi giáo đón lễ Ramadan từ tối Chủ nhật, 5/5 đến hết ngày thứ Ba, 4/6.
"Đây
là thời gian người Hồi giáo 'fasting', nghĩa là mọi người sẽ nhịn ăn,
nhịn uống, không hút thuốc và không quan hệ tình dục từ lúc mặt trời mọc
cho đến lúc mặt trời lặn", Mây giải thích cho tôi hiểu về tục 'fasting'
trong tháng Ramadan.
"Khi mặt trời lặn, mọi sinh hoạt sẽ trở lại
bình thường. Một bữa ăn được gọi là 'iftar' sẽ kết thúc thời gian
'fasting' trong ngày.
"Người ốm, phụ nữ mang thai, và phụ nữ mới
sinh không cần 'fasting' trong tháng Ramadan, nhưng họ phải 'fasting' đủ
30 ngày sau đó, khi điều kiện sức khoẻ cho phép hoặc làm từ thiện.
"Trẻ
em vẫn sẽ ăn uống bình thường. Chúng chỉ phải 'fasting' khi bắt đầu
tuyên thệ theo đạo Hồi, lúc lên chín tuổi đối với bé gái và 15 tuổi đối
với bé trai", Mây vừa nói vừa lắc nôi ru con ngủ.
Đó là một bé
trai kháu khỉnh vừa tròn ba ngày tuổi. Trước đó, cô và chồng người Anh
gốc Tanzania, Mohamed, đã có với nhau một cô con gái đáng yêu tên là
Maryam.
Vì yêu mà theo đạo Hồi
Mây gặp chồng khi theo học chương trình Thạc sĩ ngành quản trị du lịch tại trường đại học Westminster ở trung tâm London.
Ấn tượng đầu tiên của cô về chồng là một người đàn ông hiền lành và dễ mến.
"Khi
biết anh ấy là người Hồi giáo, tôi đã rất đắn đo. Tôi suy nghĩ nhiều
lắm. Đây là một điều hoàn toàn mới mẻ đối với tôi", Mây kể.
"Tôi
quyết định chia tay anh ấy một thời gian để tìm hiểu về đạo Hồi. Tôi
muốn biết mình có thể sống như một người Hồi giáo hay không."
Thế là vào tháng Ramadan năm 2015, Mây quyết định 'fasting' như người Hồi giáo.
"Tôi nhịn ăn, nhịn uống, và đến nhà thờ của người Hồi
giáo cầu nguyện khi mặt trời lặn. Tất nhiên, tôi phải choàng khăn trùm
đầu khi đến đó.
"Ban đầu tôi sợ lắm. Tôi sợ nếu người ta phát hiện ra mình không phải là người Hồi giáo thì họ sẽ đuổi tôi đi.
"Nhưng
mọi người ở đó rất thân thiện. Họ chuẩn bị thức ăn và phát miễn phí cho
những ai có mặt ở nhà thờ. Chúng tôi cùng nhau ăn uống vui vẻ."
Sau
10 ngày 'fasting', Mây nhận thấy bản thân có thể thích nghi được. Cô
liền liên lạc lại với bạn trai để tìm hiểu về đạo Hồi một cách chính
thống.
Vào tháng Một năm 2016, lễ cưới của Mây và Mohamed theo
nghi thức Hồi giáo được tổ chức. Sau đó, cô chuyển về sống cùng gia đình
anh ở Stanmore, nơi tập trung nhiều người Hồi giáo theo dòng Shia (Shia
và Sunni là hai nhánh chính của đạo Hồi).
'Đạo Hồi không như nhiều người vẫn nghĩ'
Trong căn phòng khách vương vãi đồ chơi trẻ con ở trên sàn, Mây bắt đầu kể cho tôi nghe về nguồn gốc của đạo Hồi.
"Đạo Hồi thuộc nhóm tôn giáo Abraham, cùng với đạo Kitô và đạo Do Thái. Người theo đạo Hồi tôn thờ Đức Allah và kinh Qur'an (Koran) là kinh sách quan trọng nhất.
"Allah có nghĩa là 'Chúa' trong tiếng Ả Rập, như 'God' trong tiếng Anh vậy.
"Người Hồi giáo không quan trọng cuộc sống vật chất, vì họ tin rằng có cuộc sống khác sau khi chết. Người tốt sẽ được lên thiên đàng, còn người xấu sẽ phải xuống địa ngục. Vì vậy, người Hồi giáo rất chú tâm đến việc làm từ thiện.
Nơi Hồi giáo và Thiên chúa giáo là bạn
Cây bút Việt từ tỉnh Hồi giáo Nam Thái Lan
"Thông thường, người Hồi giáo sẽ trích 20 phần trăm số tiền kiếm được mỗi năm, sau khi trừ mọi khoản chi phí tiêu dùng trong năm đó, để làm từ thiện. Ví dụ, hàng năm gia đình tôi đóng góp cho tổ chức Orison một khoản tiền để giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn ở Pakistan hoặc Bangladesh.
"Không ai kiểm tra việc làm từ thiện cả, chúng tôi làm vì cảm thấy nên làm mà thôi.
"Trong tháng Ramadan, chúng tôi làm từ thiện nhiều hơn. Chúng tôi chia sẻ thức ăn, giúp đỡ những người nghèo, dù họ thuộc bất kỳ nhóm tôn giáo nào".
Khi chỉ còn lại hai người ở trong nhà, Mây cởi khăn trùm đầu và tiếp tục câu chuyện. Phụ nữ đạo Hồi chỉ trùm khăn khi đi ra ngoài, hoặc khi có khách là nam giới đến nhà.
"Tôi biết nhiều người thường nghĩ đến đạo Hồi theo hướng tiêu cực. Cũng không thể trách họ được, vì những gì họ nghe về đạo Hồi trên truyền thông thường liên quan đến các vụ giết người IS hay đánh bom tự sát.
"Đó là những phần tử cực đoan trong đạo Hồi", Mây nhấn mạnh.
"Những hành động đó là vô nhân đạo, và không ai dung túng cho những hành động đó cả.
"Kinh Koran có 114 chương, và hầu hết những giáo lý trong đó đều hướng con người làm việc thiện. Chúng tôi cầu nguyện năm lần mỗi ngày để biết ơn những gì mình đang có, và mong những điều tốt đẹp cho mọi người."
Tôi hỏi Mây về thông điệp mà cô muốn gửi đến mọi người thông qua buổi nói chuyện này, và cô nói rằng cô mong mọi người sẽ có cái nhìn khách quan hơn về đạo Hồi.
"Người Hồi giáo cũng có cấu tạo cơ thể, trái tim, khối óc như những người bình thường. Chúng ta chỉ khác nhau về niềm tin tôn giáo mà thôi, giống như một số người thì theo đạo Phật, một số khác thì theo đạo Thiên chúa ở Việt Nam vậy."
'Tôi đang sống hạnh phúc'
Câu chuyện của chúng tôi bị gián đoạn bởi sự xuất hiện của Hân, em trai Mây.
Do quen biết từ trước, tôi hỏi ngay về phản ứng của cậu ấy khi biết chị gái mình quyết định theo đạo Hồi hơn ba năm về trước.
Không ngoài dự đoán của tôi, với kinh nghiệm chín năm sống và làm việc tại nước ngoài, Hân cười và trả lời rằng cậu ấy cảm thấy bình thường.
"Tôi hoàn toàn ủng hộ quyết định của chị Mây. Đối với ba mẹ tôi thì có chút khó khăn để chấp nhận thời gian đầu", Hân bộc bạch.
Ngồi gần đó, Mây gật gù và tiếp lời em trai:
"Tôi nghĩ đến giờ ba mẹ tôi vẫn còn chút lo lắng. Một phần vì tôi ở xa, một phần ba mẹ cũng chưa hiểu hết về đạo Hồi.
"Nhưng tôi muốn ông bà biết rằng tôi đang sống hạnh phúc bên chồng, con gái, con trai, gia đình chồng và cộng đồng người Hồi giáo ở đây.
"Dù theo tôn giáo nào đi chăng nữa, tôi vẫn luôn là Mây, con gái của ông bà."
Tôi chia tay Mây và gia đình cô bằng cái ôm của mẹ chồng cô, nụ cười thân thiện của Mohamed và nụ hôn gió của Maryam, con gái cô.
Những điều đó khiến tôi mỉm cười suốt trên đường về.
Tôi tin cô ấy đang thực sự hạnh phúc.
Trong căn phòng khách vương vãi đồ chơi trẻ con ở trên sàn, Mây bắt đầu kể cho tôi nghe về nguồn gốc của đạo Hồi.
"Đạo Hồi thuộc nhóm tôn giáo Abraham, cùng với đạo Kitô và đạo Do Thái. Người theo đạo Hồi tôn thờ Đức Allah và kinh Qur'an (Koran) là kinh sách quan trọng nhất.
"Allah có nghĩa là 'Chúa' trong tiếng Ả Rập, như 'God' trong tiếng Anh vậy.
"Người Hồi giáo không quan trọng cuộc sống vật chất, vì họ tin rằng có cuộc sống khác sau khi chết. Người tốt sẽ được lên thiên đàng, còn người xấu sẽ phải xuống địa ngục. Vì vậy, người Hồi giáo rất chú tâm đến việc làm từ thiện.
Nơi Hồi giáo và Thiên chúa giáo là bạn
Cây bút Việt từ tỉnh Hồi giáo Nam Thái Lan
"Thông thường, người Hồi giáo sẽ trích 20 phần trăm số tiền kiếm được mỗi năm, sau khi trừ mọi khoản chi phí tiêu dùng trong năm đó, để làm từ thiện. Ví dụ, hàng năm gia đình tôi đóng góp cho tổ chức Orison một khoản tiền để giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn ở Pakistan hoặc Bangladesh.
"Không ai kiểm tra việc làm từ thiện cả, chúng tôi làm vì cảm thấy nên làm mà thôi.
"Trong tháng Ramadan, chúng tôi làm từ thiện nhiều hơn. Chúng tôi chia sẻ thức ăn, giúp đỡ những người nghèo, dù họ thuộc bất kỳ nhóm tôn giáo nào".
Khi chỉ còn lại hai người ở trong nhà, Mây cởi khăn trùm đầu và tiếp tục câu chuyện. Phụ nữ đạo Hồi chỉ trùm khăn khi đi ra ngoài, hoặc khi có khách là nam giới đến nhà.
"Tôi biết nhiều người thường nghĩ đến đạo Hồi theo hướng tiêu cực. Cũng không thể trách họ được, vì những gì họ nghe về đạo Hồi trên truyền thông thường liên quan đến các vụ giết người IS hay đánh bom tự sát.
"Đó là những phần tử cực đoan trong đạo Hồi", Mây nhấn mạnh.
"Những hành động đó là vô nhân đạo, và không ai dung túng cho những hành động đó cả.
"Kinh Koran có 114 chương, và hầu hết những giáo lý trong đó đều hướng con người làm việc thiện. Chúng tôi cầu nguyện năm lần mỗi ngày để biết ơn những gì mình đang có, và mong những điều tốt đẹp cho mọi người."
Tôi hỏi Mây về thông điệp mà cô muốn gửi đến mọi người thông qua buổi nói chuyện này, và cô nói rằng cô mong mọi người sẽ có cái nhìn khách quan hơn về đạo Hồi.
"Người Hồi giáo cũng có cấu tạo cơ thể, trái tim, khối óc như những người bình thường. Chúng ta chỉ khác nhau về niềm tin tôn giáo mà thôi, giống như một số người thì theo đạo Phật, một số khác thì theo đạo Thiên chúa ở Việt Nam vậy."
'Tôi đang sống hạnh phúc'
Câu chuyện của chúng tôi bị gián đoạn bởi sự xuất hiện của Hân, em trai Mây.
Do quen biết từ trước, tôi hỏi ngay về phản ứng của cậu ấy khi biết chị gái mình quyết định theo đạo Hồi hơn ba năm về trước.
Không ngoài dự đoán của tôi, với kinh nghiệm chín năm sống và làm việc tại nước ngoài, Hân cười và trả lời rằng cậu ấy cảm thấy bình thường.
"Tôi hoàn toàn ủng hộ quyết định của chị Mây. Đối với ba mẹ tôi thì có chút khó khăn để chấp nhận thời gian đầu", Hân bộc bạch.
Ngồi gần đó, Mây gật gù và tiếp lời em trai:
"Tôi nghĩ đến giờ ba mẹ tôi vẫn còn chút lo lắng. Một phần vì tôi ở xa, một phần ba mẹ cũng chưa hiểu hết về đạo Hồi.
"Nhưng tôi muốn ông bà biết rằng tôi đang sống hạnh phúc bên chồng, con gái, con trai, gia đình chồng và cộng đồng người Hồi giáo ở đây.
"Dù theo tôn giáo nào đi chăng nữa, tôi vẫn luôn là Mây, con gái của ông bà."
Tôi chia tay Mây và gia đình cô bằng cái ôm của mẹ chồng cô, nụ cười thân thiện của Mohamed và nụ hôn gió của Maryam, con gái cô.
Những điều đó khiến tôi mỉm cười suốt trên đường về.
Tôi tin cô ấy đang thực sự hạnh phúc.
No comments:
Post a Comment