Các nhà giàu tham gia cứu đói
Nạn
đói năm Ất Dậu 1945 là thảm kịch lớn nhất lịch sử Việt Nam làm 2 triệu
người chết. Sử sách đã viết nhiều về diễn biến bi thương này, nhưng việc
cứu đói cụ thể đã diễn ra như thế nào?
Nếu không có sự nhường cơm sẻ áo của đồng bào, đặc biệt là nỗ lực cứu đói của Việt Minh, thảm nạn có thể còn khủng khiếp hơn…
“Đầu
năm 1945, tôi mới 7 tuổi nhưng vẫn nhớ hình ảnh đồng bào chết đói như
chuyện bi thảm mới xảy ra ngày hôm qua. Tôi và chị mình mới mua được cái
bánh ở phố Hàng Lược, chưa kịp đưa lên miệng ăn thì bất ngờ một đứa bé
đang nằm co quắp bên thi thể mẹ trên đường vụt dậy, vồ ngay lấy.
Tuy
nhiên, hình như hành động này đã rút hết toàn bộ sức sống cuối cùng của
nó. Hàm răng đã cứng rồi, đứa bé không thể nhai bánh nổi nữa, chỉ thèm
thuồng lè lưỡi liếm vài cái và ngã lăn ra chết bên thi thể mẹ. Mắt nó
không thể nhắm được, tay vẫn nắm khư khư miếng bánh như sợ người ta giật
lấy”- mặc dù đã ở tuổi 78, ông Trịnh Đình Tiến vẫn không kìm được nước
mắt khi hồi tưởng một thuở đau thương của đồng bào mình!
Lòng hảo tâm của một nhà tư sản
Cuối
mùa rét năm Ất Dậu, tức tháng 3-1945, khi nạn đói xảy ra khốc liệt tại
nhiều tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ làm 2 triệu người chết, ông Trịnh
Đình Tiến đang là một cậu học sinh 7 tuổi sống cùng cha là nhà tư sản
Trịnh Đình Kính ở Hà Nội. Còn trẻ thơ, nhưng hình ảnh đồng bào chết đói
la liệt khắp nơi đã ăn sâu vào trí nhớ của ông Tiến và trở thành nỗi ám
ảnh suốt đời.
“Ngay
cả thời điểm chiến tranh nóng bỏng Hà Nội bị máy bay B52 rải thảm, tôi
vẫn chưa bao giờ thấy cảnh tượng người ta chết nhiều như năm 1945. Từng
đoàn, từng đoàn người quê gầy rộc như thây ma, thậm chí không còn một
manh vải trên người, cố lê lết về đến Hà Nội xin ăn rồi gục chết vì đã
quá suy kiệt.
Thi
thể người đói nằm rải rác như lá cây chết khô ngoài phố, có người nằm
liền nhau mà chết, có người nằm chồng lên nhau, ôm lấy nhau như người mẹ
muốn truyền chút sức sống tàn lụi cuối cùng cho con thơ.
Cả
Hà Nội nồng nặc mùi tử khí, không gian xám ngoét với hình ảnh tử thi
gầy trơ xương”- ông Tiến vừa kể vừa gạt nước mắt. Lần tìm những tấm ảnh
người chết đói năm xưa, tôi đã gợi lại những kỷ niệm đau thương của đời
ông.
Khi
nạn chết đói bi thảm nhất trong lịch sử Việt Nam xảy ra, tình nghĩa
đồng bào trỗi dậy rất mạnh mẽ. Gia đình ông Tiến cùng với các nhà có
điều kiện kinh tế khác tìm cách giúp đỡ những người đói.
Cha
ông Tiến, ông Trịnh Đình Kính, được mệnh danh “ông hoàng thủy tinh xứ
Đông Dương” thời đấy đã xuất số bạc khổng lồ đến 2 vạn đồng Đông Dương
và rất nhiều gạo để cứu đói. Số lượng làm từ thiện này cực kỳ lớn, vì
mức lương lúc ấy trung bình chỉ có vài chục đồng và giá gạo chính thức
khoảng 50 - 60 đồng mỗi tạ.
Nhiều
người khác cũng lòng hảo tâm, nhưng không phải ai cũng có điều kiện để
cứu giúp đồng bào nhiều như ông Kính vì thiên tai, mất mùa, chiến tranh
và quân luật hà khắc của Nhật đã làm sản nghiệp họ bị kiệt quệ.
Còn
ông Kính từ một cậu bé 10 tuổi đi làm tài chạp (sai vặt) cho lò thủy
tinh của người Hoa đã dần trở thành chủ xưởng Thanh Đức lớn nhất xứ Đông
Dương ở phố Hàng Bồ, Hà Nội. Là người Việt đầu tiên làm được thủy tinh
màu nhiều hoa văn đẹp, ông Kính còn chế tạo bóng đèn và nhiều sản phẩm
cao cấp có thể cạnh tranh với hàng Pháp. Khi nạn đói xảy ra, nhiều cơ
xưởng khác phải đóng cửa nhưng ông Kính vẫn duy trì được hoạt động, nuôi
sống hơn 100 công nhân.
Ông
Tiến cho biết cha mình ngoài ủng hộ nhiều tiền, gạo cứu tế, còn nấu cơm
cháo để phát chẩn trực tiếp cho người đói. Thời nay có thể nghĩ việc
làm này đơn giản, nhưng sự thật lại vô cùng khó khăn vào thời điểm ấy.
Số
lượng người cho quá ít ỏi so với người xin ăn, đặc biệt là khi họ đã
đói khát, tuyệt vọng, nên thường xuyên xảy ra cảnh vừa đem cơm ra đã bị
cướp giật hết. Đàn ông còn chút sức lực giẫm đạp lên cả người già, phụ
nữ, trẻ thơ đã kiệt sức, thậm chí người thực hiện cứu tế bị vạ lây,
thương tích đầy mình...
Lá lành đùm lá rách
Lần
giở lại các tư liệu rời rạc, đặc biệt là ký ức của những người còn
sống, tôi đã tìm được rất nhiều câu chuyện xúc động trong đêm đen ấy của
nạn đói.
Ở
các nhà bảo tàng lịch sử, người ta dễ lướt qua một bức ảnh mờ nhạt về
một ông cụ cao tuổi, vận áo dài the đen, còng lưng kéo xe trên phố Hà
Nội. Không mấy người trẻ thời nay biết đó là nhà tư sản nổi tiếng Ngô Tử
Hạ đi quyên gạo cứu đồng bào.
Từ
gia đình một nông dân nghèo ở huyện Kim Sơn, Ninh Bình, ông làm thuê
cho xưởng in ở Hà Nội, rồi dần trở thành một chủ xưởng in nổi tiếng nhất
Đông Dương thời ấy, sau này là chủ tịch Đại hội đồng Quốc hội khóa 1
của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Thảm
kịch khốn cùng lan ra, ông Ngô Tử Hạ vừa phát chẩn tiền bạc, lương thực
của mình vừa trực tiếp kéo xe đi quyên góp thêm dù lúc ấy ông đã hom
hem ở tuổi 63.
Nhắc
lại hình ảnh xúc động này, nhiều người cao tuổi ở Hà Nội vẫn còn nhớ
ông là hội trưởng Hội cứu tế và trực tiếp kéo xe đi xin gạo vì muốn khơi
gợi tinh thần “lá lành đùm lá rách” của đồng bào. Chỉ một vòng qua phố,
xe kéo tay của ông đã đầy ắp, lẫn lộn đủ thứ gạo, ngô, sắn do người dân
có gì góp nấy...
Hồi
tưởng những ngày khó quên, bà Phạm Thị Hiền, 86 tuổi, nguyên chiến sĩ
Đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu, xúc động: “Hồi đói kém ấy, Hà
Nội chỉ có ít người dư dật, đa số đều khó khăn, thậm chí cũng chịu đói.
Tuy nhiên, tinh thần tương trợ nhau vẫn nhiều lắm. Họ học theo những
tấm gương nghĩa tình như cụ Ngô Tử Hạ”.
Bà
Hiền kể quê mình ở làng Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Tây (cũ) có cha
con nhà thầu khoán Nguyễn Đình Đức đã tổ chức nhiều điểm nấu cháo cứu
đồng bào. Không chỉ giúp dân nghèo ở làng, ông còn lên các cửa ngõ Hà
Nội như khu Giáp Bát để phát cháo từ thiện.
Lúc
ấy ông Đức đã cao tuổi, sức yếu vẫn cùng con phát cháo tận tay người
đói. Nhiều người giành giật làm đổ cháo, chen ngã cả ông, nhưng sáng hôm
sau lại thấy ông lọm khọm bưng nồi cháo mới ra san sẻ cho đồng bào ...
Tâm sự với con cháu, ông Trịnh Đình Kính hay nói: “Cha cũng từng đói nên thương người đói”.
Ngoài
phát chẩn ở Hà Nội, ông còn về giúp dân quê mình ở làng Đôn Thư, xã Kim
Thư, huyện Thanh Oai, Hà Tây. Rất nhiều biến cố đã trôi qua theo dòng
chảy lịch sử của đất nước, nhưng ông Tiến vẫn nhớ hình ảnh theo cha về
làng ngày ấy: thi thể người chết đói nằm co quắp khắp nẻo đường.
Tiếng
nhiều đứa bé đói khát khóc rên như tiếng mèo con rồi cũng lả dần theo
cha mẹ đã chết lạnh từ trước... Đó cũng là những ngày ông Kính làm việc
thiện quên cả ăn ngủ.
Ở
làng, ông nói lý trưởng lập danh sách chi tiết những gia đình cần cứu
đói khẩn cấp để đưa nắm cơm, chén cháo đến đúng người. Chính nhờ vậy,
trong khi những nơi khác có quá nhiều người chết đói thì Đôn Thư lại rất
ít cảnh bi thương này...
Chuyện cứu đói Ất Dậu 1945: Lòng tốt của các nhân sĩ
Mùa rét đầu năm Ất Dậu 1945, bác sĩ Vũ Đình Tụng đang làm việc ở Bệnh viện Phủ Doãn (nay là Bệnh viện Việt Đức).
Ông
vẫn đi sớm về khuya, đắm chìm trong việc cứu người, nhưng trở nên u sầu
một cách khác thường. Bạn bè hỏi chuyện, ông ứa nước mắt trả lời: “Dân
mình đang chết đói nhiều quá, ngày nào tôi cũng phải đi qua thi thể
người. Tại sao đồng bào mình lại khốn cùng, tuyệt vọng như vậy?”. Nghe
ông nói, mắt ai cũng đỏ hoe. Thảm kịch này đâu chỉ có ông thấy...
Chuyện nhà bác sĩ Vũ Đình Tụng
Bây
giờ thì bác sĩ Vũ Đình Tụng, người thầy thuốc thế hệ đầu tiên nổi tiếng
tài đức của Việt Nam, không còn nữa. Nhưng con gái ông, bà Vũ Thị
Vượng, vẫn vẹn nguyên ký ức đặc biệt về cha mình. Bà Vượng tâm sự: “Cha
tôi quê làng Trình Xuyên, huyện Vụ Bản, Nam Định. Ông tốt nghiệp y sĩ
Đông Dương tại Trường Y Hà Nội năm 1932 (hồi ấy chưa đào tạo bác sĩ),
đến năm 1944 tiếp tục hoàn thành khóa học bác sĩ. Lẽ ra cha tôi có thể
đi Pháp học tiếp hoặc tìm vị trí quyền quý, nhưng ông vẫn xin làm bác sĩ
điều trị để giúp đỡ dân mình”.
Bà
Vượng nhớ lại trận đói kinh hoàng năm Ất Dậu làm phát sinh nhiều dịch
bệnh trầm trọng, đặc biệt là bệnh sốt chấy rận cũng giết chết thêm con
người vốn đã quá suy kiệt vì thiếu ăn. Không chỉ cứu người ở bệnh viện,
bác sĩ Tụng còn chữa trị bất cứ ai có “cơ duyên” gặp mình, kể cả những
người đang nằm lay lắt trên đường hay đến trước cửa nhà ở phố Trần Xuân
Soạn, Hà Nội để xin ăn. Hồi ấy cứ mỗi sáng ra, nhà bà Vượng mở cửa là
lại thấy lếch thếch những người gầy trơ xương trước hè.
Có
người còn run rẩy đi lại được, nhiều người chỉ nằm một chỗ thều thào
xin miếng ăn. Thi thoảng họ nhóm lửa để luộc những con chuột cống trong
ống bơ sắt. Cả đám người già, trẻ, con nít đói khát ngồi chầu chực. Ngay
cả những con chuột cống hay cóc nhái vốn rất nhiều ở Hà Nội thuở nhiều
ao vườn cũng sạch bóng khi nạn đói xảy ra. Người ta tranh nhau bắt bất
cứ con gì có thể bỏ vào mồm được.
Trước
cảnh dân tình khốn khổ, bác sĩ Tụng và vợ con nấu cháo phát cho người
đói. Tuy nhiên, lương ông trong thời điểm chiến tranh, Nhật đảo chính
Pháp cũng rất thiếu hụt để nuôi vợ con. Nhiều đêm ông Tụng và con trai
cả phải dậy từ 3g sáng, xếp hàng mua từng giá gạo mốc meo. Cả nhà chỉ
mỗi bà Vượng là con út được ăn cơm tạm đủ, còn cha mẹ và các anh lớn đều
thiếu ăn.
Nhiều
tối về đến nhà, bác sĩ Tụng kiệt sức gần lả đi vì phải làm việc quá sức
để chữa trị cho người bệnh trong khi điều kiện sống của mình lại kham
khổ, nhưng ông vẫn không hé răng than vãn. Vừa trực tiếp san sẻ số lương
thực ít ỏi trong nhà, vợ chồng ông vừa quyên góp thêm để nấu cháo từ
thiện ở sân nhà thờ Hàm Long. Chính vì thường xuyên tiếp xúc với người
đói nhiều dịch bệnh, nên mẹ bà Vượng đã bị lây bệnh nặng đến suýt
chết...
Nắm cơm chén cháo nghĩa tình
Hồi
tưởng kỷ niệm buồn thảm một thời của dân tộc, bà Vượng tâm sự việc phát
chẩn lúc ấy khó khăn lắm, vì số người đói quá đông trong khi quân Nhật
vừa cấm vận chuyển lương thực lại thường xuyên đàn áp tụ tập đám đông.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn tìm cách để đưa được miếng ăn đến người
nghèo.
Chồng
bà Vượng, tức bác sĩ Nguyễn Bửu Triều, sinh viên Việt Nam học xá lúc
ấy, kể: “Cả sinh viên vốn có cuộc sống tương đối đầy đủ trước nạn đói
cũng chịu khốn khổ khi thảm kịch này xảy ra. Họ bị cắt giảm nhiều thứ,
kể cả khẩu phần ăn. Ai ở miền Bắc thì về nhà. Những người đàng trong như
Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiểng... trở lại miền Nam để kêu
gọi cứu đói đồng bào ngoài Bắc”.
Các
sinh viên bám trụ lại ký túc xá như ông Bửu Triều thì ra đường quyên
góp gạo để nấu cháo từ thiện. Học ngành y nên ông Triều còn tham gia
chữa trị bệnh dịch miễn phí cho đồng bào.
“Những
ngày ấy, trên đường cứ nơi nào đông người xúm lại là có việc nhường cơm
sẻ áo. Người có điều kiện cho nhiều, người có ít cho ít. Nếu không có
tấm lòng cưu mang đồng bào này thì chưa biết nạn đói sẽ còn trầm trọng
đến mức nào” - tuổi gần 80, ông Bùi Công Bội ở phố Giang Văn Minh vẫn
nhớ mãi hình ảnh xúc động này.
Cha
ông, tức nhân sĩ Bùi Hưng Gia ngày nào, cũng nấu cháo đổ vào dãy chum
sành đặt ở phía trước nhà để cho người đói lấy ăn. Anh em ông Bội lúc ấy
còn nhỏ nhưng cũng giúp cha mẹ nắm cơm từ thiện. Mỗi nắm cơm khoảng một
chén đủ để người đói cầm cự qua cơn khốn cùng.
Tâm
sự về cha, ông Bội kể hồi còn nhỏ ông Bùi Hưng Gia chỉ là cậu bé nấu
cơm, quét nhà cho một gia đình thợ bạc ở làng Đồng Sâm, Thái Bình. Sau
nhiều năm chịu sai vặt, ông Gia mới được dạy nghề, thành thợ rồi dần
tách riêng mở được tiệm hiệu Sư Tử Bạc nổi tiếng nhất miền Bắc thuở ấy.
Từng trải thời khốn khổ nên ngay khi nạn đói xảy ra, ông Gia đã bỏ cả
việc làm ăn để cứu đồng bào.
Ngoài
số gạo nấu cơm cháo mỗi ngày nhiều không thể nhớ hết, ông Gia còn tìm
về quê mình ở làng Mộ Lao, Hà Đông để trực tiếp phát thêm tiền, gạo cưu
mang hàng xóm bị đói kém. Chính nhờ vậy, dân làng này hầu như không ai
bị chết đói, và trước cổng làng họ đặt bia đá để ghi nhớ công ơn của
ông.
Trước
tình cảnh thảm thương của đồng bào, từ năm 1945 ông Gia đã phát tâm ăn
chay trường, nghiên cứu kinh sách Phật, sống cực kỳ thanh bần cho chính
bản thân mình. Tuy nhiên, khi Chính phủ Việt Minh kêu gọi tuần lễ vàng
ông đã đóng góp toàn bộ số vàng còn lại của mình là 1.000 lượng.
Thấu
hiểu tấm lòng thiết tha của nhân sĩ Bùi Hưng Gia với đồng bào, Chính
phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã mời ông ra ứng cử Quốc hội và trở thành
ủy viên ủy ban thường vụ Quốc hội suốt nhiều khóa liền cho đến tận năm
1975. Thắp nén hương trên bàn thờ người cha đã khuất, ông Bội ôn lại bài
học nhân tình được dạy dỗ: “Cha tôi luôn dạy con rằng cái gì có lợi cho
người khác thì cố làm, còn cái gì chỉ vì mình thì đừng làm”.
Tự cống hiến gia sản để cứu đói
Trong
nạn đói của năm 1945 còn có rất nhiều tên tuổi khác cũng hết lòng vì
đồng bào. Họ xuất thân là nhà buôn hoặc công chức, nhưng đã trở thành
nhân sĩ trong lòng dân vì sự vị tha, sẵn sàng cống hiến tất cả để cứu
đói như Trịnh Văn Bô, Nguyễn Sơn Hà, Nguyễn Thị Năm, Đỗ Đình Thiện,
Vương Thị Lai...
Họ
gắn kết với nhau không phải vì danh tiếng tư sản lừng lẫy, mà vì sự
đồng tâm từ thiện cứu người trong nạn đói. Nhà sản xuất sơn dầu nổi
tiếng Nguyễn Sơn Hà đã dành tất cả thóc gạo thu hoạch được từ 200 mẫu
ruộng ở Kinh Môn, Hải Dương để cứu đói cho dân.
Chính
gia đình ông Hà đã tổ chức đồng loạt bảy điểm phát chẩn để phân phát
thức ăn cho hàng ngàn đồng bào đang bị đói. Sau nạn đói khủng khiếp,
thấy quá nhiều trẻ em mồ côi cha mẹ, ông Nguyễn Sơn Hà đã phát tâm mở
trường Dục Anh ở Hải Phòng để cưu mang các em.
Lá thư của bà Vũ Hoàng Chương
Nhiều
năm đã trôi qua, ông Lưu Tuấn Giao, người cháu gọi bà Đinh Thị Thục
Oanh và nhà thơ Đinh Hùng là cô cậu, vẫn nhớ mãi chuyện kể nhà mình đã
cứu đói đồng bào năm Ất Dậu như thế nào.
Ông Lưu Tuấn Giao và bà Thục Oanh chụp năm 1990 - Ảnh nhân vật cung cấp
Mùa
hè năm 1999 khi tuổi đã xế chiều, bà Thục Oanh, tức vợ nhà thơ Vũ Hoàng
Chương, lại gửi một lá thư từ TP.HCM ra Hà Nội cho cháu để tiếp tục
nhắc nhớ chuyện này.
Ông
Giao cân nhắc mãi mới chuyển tôi lá thư vì đối với ông, đó là kỷ vật
đặc biệt của gia đình. Đây cũng là lần đầu tiên lá thư được công bố...
“Lén” cứu đói
“Năm
1945 là năm đói kém. Do ruộng vườn bị Nhật chiếm trồng đay cho chiến
tranh nên dân làng không còn ruộng cấy lúa. Dân quê nhiều vùng không có
gạo ăn kéo nhau lên thành phố xin ăn.
Các
gia đình buôn bán cũng không thể cung cấp được đầy đủ cho số người đói
đông vô kể. Hằng ngày họ lũ lượt từng gia đình kéo nhau đi xin ăn khắp
phố phường, có gia đình đông đến bảy, tám người...
Gia
đình cậu Vũ Hoàng Chương buôn bán thóc gạo, nhà ở phố Bến Thóc, Nam
Định, ngay đầu bến đò Quan (gần cầu Tân Đệ bây giờ). Những ngày đó nhà
cô phải đóng cửa bán hàng.
Cụ
Huyện và cậu Chương bàn nhau: Bây giờ mỗi ngày thổi vài yến gạo làm
cơm, mỗi nắm chừng ba bát cơm. Cứ mỗi người phát cho họ một nắm, trẻ con
người lớn đều nhau. Hôm sau, người nhà đã lục đục thực hành cả đêm,
thổi cơm và nắm được hai thúng đầy.
Sáng
hôm sau đem ra cửa, cứ người nào đi qua cũng phát cho mỗi người một
nắm. Chỉ mới hết một thúng thì người đói biết được bèn xông đến vây kín
cửa chen nhau cướp, không để cho mình kịp phát nữa. Sợ quá, mấy người
làm vội đẩy thúng cơm ra cho họ và đóng ngay cửa lại.
Cửa hàng làm cánh cửa bằng gỗ, cửa lùa. Sau khi thúng cơm đã cướp hết, họ tưởng trong nhà còn nữa nên đập rung chuyển rầm rầm.
Người
nhà phải đứng trên bancông, bắc loa tay nói xuống: “Xin mọi người đến
nhà thờ Lớn mà lãnh, ở đấy đang phát chẩn nhiều lắm, ở đây hết cơm
rồi...”. Thế là họ ào ào chen lấn nhau chạy cho nhanh đến nhà thờ.
Ngày
hôm sau, cậu Chương lại bàn: Phát cơm ở nhà không được, nguy hiểm lắm.
Vậy tối nay khi họ đã mệt mỏi, nằm trước các hiên nhà, phố nào cũng có
người nằm thoi thóp! Mình sẽ đem cơm nắm bỏ vào bị và ít giấy nhật
trình, cứ nơi nào ba người thì gói ba nắm, năm người thì gói năm nắm...
Lúc
đó họ đang nằm, mình chỉ việc đặt nắm cơm vào gần chỗ họ nằm, rồi rút
lui ngay vào bóng tối đi tiếp đến nhóm khác. Nhớ là chỉ đưa lúc họ đang
nằm, nếu họ đứng thì đừng đưa vì sẽ bị đuổi theo giật hết cả bị!
Hôm
đó có cả họa sĩ Hoàng Lập Ngôn, ông ở Hà Nội xuống Nam Định chơi với
cậu Chương vài ngày. Tối đó, ông tham gia đi cứu đói, cũng đeo một bị
cói cơm nắm, mỗi người một bị, 8 giờ tối lên đường.
Đầu
tiên đi dọc phố Bến Thóc, cả ba người cùng đi một phố, cách nhau chừng
bốn thước, nhỡ họ phát hiện là có sứ giả của đội cứu đói đi qua thì mình
còn... cứu nhau. Cách làm đó cũng hiệu quả phần nào.
Chỉ
đi chừng hai phố và lựa chọn họ nằm mới bỏ gói cơm nắm xuống, mấy lần
suýt bị phát hiện. Khi cô quay lại thì thấy hai, ba người đứng phắt dậy,
nhìn trước nhìn sau để xem ai bỏ cơm xuống đi lối nào để chạy theo lấy
nữa. Nhưng mình đã đề phòng rồi nên vội biến ngay vào bóng tối.
Trải
qua một đêm cứu đói hãi hùng, đêm sau không thể tiếp tục nữa. Cụ Huyện,
thân mẫu cậu Chương, bèn quyên góp mấy bao gạo vào ban cứu đói của
phường Bến Thóc chứ không thể tự làm lấy được...”.
Khóm lúa - thi thể người
Bao
thời cuộc thăng trầm của dân tộc đã trôi qua theo dòng thời gian, kể về
nội dung lá thư đặc biệt này, ông Giao tâm sự sở dĩ người cô mình là bà
Thục Oanh viết tỉ mỉ như vậy vì muốn con cháu không quên thảm nạn kinh
hoàng của đồng bào thời ấy.
Một
nạn đói kém mà chính ông Giao trong một lần vào TP.HCM thăm cô, đã được
bà Thục Oanh tâm sự rằng nhiều năm sau này bà vẫn bị “ma đói” ám ảnh
trong giấc mơ. Những hình ảnh đau khổ, tang tóc đến độ chỉ ai chứng kiến
mới thấu hiểu, chứ không một bút lực nào tả thực hết nổi.
Tác
giả bức thư viết tiếp: “Sau nạn chết đói thì đến nạn chết no cũng trong
năm đó. Vì chịu đói quá, người ta lúc được ăn lại ăn nhiều, ăn cố, bị
bội thực cũng chết. Rồi đến bệnh chấy rận, người chết đói, chết no, chết
bệnh chấy rận đầy đường.
Sáng
mở cửa nhìn ra đường, người chết bệnh chấy rận nằm ngay trước cửa nhà,
cô đi chợ phải bước qua thi thể người là thường. Người chết da tím ngắt,
tay chân khô như cành củi. Có người chết xung quanh chấy rận bò ra đen
ngòm như kiến...
Hồi
đó cô thấy thi thể người chẳng sợ gì cả vì nhiều quá nên quen. Suốt
ngày có xe và người đi nhặt thi thể, chất đầy xe chở ra nghĩa địa. Người
ta đào một cái hố to và sâu, đổ thi thể xuống, rắc vôi bột lên rồi lấp
đất chôn, phải rất nhiều hố như thế ở nhiều nơi...
Không
chỉ ở thành phố có người đói tìm đến xin ăn rồi chết, mà ngay tại các
miền quê người ta cũng chết như rạ. Sau này những thửa ruộng người ta
gieo mạ có rất nhiều khóm mạ mọc xanh um khác thường.
Cứ
cách vài thước lại có một khóm dài chừng gần hai thước màu xanh thẫm
như hình người đang nằm. Đứng xa trông rõ và đếm được từng khóm. Người
ta bảo đấy là những người chết đói được chôn vùi xuống ruộng nên chỗ đó
có thịt người, có nhiều chất nuôi dưỡng cây mạ mới tốt thế đấy!
Điều này thì có thật. Tản cư về các làng ở Cổ Lễ, Trực Ninh, Nam Trực, Nam Định, cô thấy rất nhiều...”.
Ban
đầu người chết đói còn được người sống chôn sâu, đắp đầy. Nhưng về sau
người chết nhiều quá, trong khi người may mắn chưa chết thì dần lả đi vì
suy kiệt nên họ không còn sức để chôn cất tử tế.
Ở
làng quê, người ta cứ khiêng thi hài ra đồng vùi xuống, lấp ít đất sơ
sài để chim chuột khỏi ăn, khỏi phải thấy cảnh đau lòng. Khi chuẩn bị vụ
lúa mới, nhiều khi lưỡi cày đụng cả thi thể người.
Trên
cánh đồng cứ khoảnh nào xanh tốt rộng khoảng nửa mét, dài gần 2m, ngọn
lúa sum sê vọt cao lên như nấm mộ xanh là chỗ ấy có thi thể nằm bên
dưới. Thậm chí đến ba vụ lúa sau, hình ảnh này còn lặp lại rồi mới mờ
dần đi...
Câu
chuyện những khóm lúa - thi thể người không chỉ có bà Thục Oanh, vợ thi
sĩ Vũ Hoàng Chương, tỉ mỉ kể lại, mà rất nhiều chứng nhân cao tuổi khác
cũng còn ám ảnh này.
Giáo sư sử học Văn Tạo tâm sự năm Ất Dậu 1945 xảy ra nạn đói, ông 19 tuổi nên biết rất rõ thảm nạn kinh hoàng.
Nhà
ông ở huyện Tứ Kỳ, Hải Dương cũng nấu cháo, nắm cơm phát cho người đói
tìm đến xin ăn nhưng không thể nào xuể được. Chính dòng họ ông cũng có
nhiều gia đình bị chết đói gần hết.
Thậm
chí sau bao nhiêu ngày phải nhịn, người ta được bưng lại chén cơm ăn
rồi lăn ra chết vì bao tử bục ra, ruột gan cũng không còn hoạt động được
nữa.
Quốc Việt/ tuoitre.vn các ngày 5, 6, 7/09-2016
|
No comments:
Post a Comment