Dân Hong Kong đạt được gì sau một tháng biểu tình?
Đã một tháng từ ngày hàng triệu người Hong Kong xuống đường biểu tình.
Sự
việc bắt đầu vì dự luật dẫn độ gây rất nhiều tranh cãi, do người dân
nghĩ chính quyền Bắc Kinh có thể dùng nó làm công cụ đàn áp chính trị.
Đã có người ra đi, hàng chục người bị thương, bị bắt…
Đặc
khu trưởng Carrie Lam đã phần nào nhượng bộ, nhưng các cuộc biểu tình
vẫn tiếp diễn, vì nỗi lo của người dân giờ đã lớn hơn nhiều, nó bao gồm
quyền bầu cử, nền dân chủ của Hong Kong.
Ngày 9/6, cuộc biểu tình hơn một triệu người đã đạt được sự phủ sóng rộng rãi trên phương tiện truyền thông đại chúng.
Ngày 12/6, khi cuộc biểu tình leo thang, cảnh sát sử dụng hơi cay, đạn cao su đàn áp để chặn họ tràn vào các tòa nhà chính phủ.
Ngày 15/06, Trưởng đặc khu Carrie Lam thông báo hoãn vô thời hạn dự luật dẫn độ.
Ngày 16/06, gần 2 triệu người đã tuần hành yêu cầu bà Carrie Lam từ chức.
Ngày 17/06, Joshua Wong, người từng lãnh đạo phong trào 'dù vàng', được thả tự do.
Ngày 18/06, Bà Carrie Lam tổ chức họp báo 'xin lỗi về dự luật dẫn độ'.
Không
chỉ dân đấu tranh, giới trí thức cũng tham gia bằng cách vận động quốc
tế song song với việc làm cho người dân hiểu rõ nguy cơ của luật dẫn độ.
Trong hai tuần lễ tiếp theo, các cuộc biểu tình nhỏ lẻ tiếp tục diễn ra.
Người
dân Hong Kong, vốn đã quá quen với các cuộc biểu tình giờ đã có những
sáng kiến mới để vận hành cuộc biểu tình 'không lãnh đạo' của họ.
Họ tạo các nhóm chat kín trong ứng dụng nhắn tin, để cập nhật, trao đổi tình hình cuộc biểu tình.
Họ mở các cuộc bỏ phiếu để mọi người cùng quyết định bước đi tiếp theo.
Họ nghĩ ra những một loạt ngôn ngữ ký hiệu mới để có thể trao đổi với nhau các thông điệp ngắn, và cần truyền đi tức thì.
Đến
ngày 01/7, ngày kỷ niệm 22 năm Anh quốc chuyển giao Hong Kong cho Trung
Quốc, là ngày cuộc biểu tình bùng lên mạnh mẽ trở lại, cảnh sát Hong
Kong đã phải dùng hơi cay và dùi cui để kiềm chế làn sóng người.
Tối
cùng ngày, sự việc lên đến đỉnh điểm khi người biểu tình tràn vào,
chiếm giữ Viện Lập pháp, sau một quyết định chớp nhoáng được một nhóm
người riêng lẻ đưa ra.
Truyền thông Trung Quốc đưa tin biểu tình Hong Kong 'là do tư tưởng
phương Tây', đổ lỗi cho phương Tây can thiệp vào tình trạng bất ổn ở
Hong Kong.
Ngày 17/6, China Daily đưa tin: "Phụ huynh Hong Kong
biểu tình phản đối sự can thiệp của Mỹ" về việc sửa đổi dự luật dẫn độ
và yêu cầu không can thiệp và nội bộ của đặc khu.
Bắc Kinh lo sợ phong trào bất tuân dân sự thế này lan rộng.
Họ luôn nói về Đài Loan hay Hong Kong như là các vấn đề nội bộ. Nhưng những gì họ thật sự sợ ở đây là 'sự lây lan'.
Họ sợ người ở đại lục cảm nhận được câu chuyện ở Hong Kong những tuần
qua, và sẽ nghĩ đến chuyện dùng các áp lực tương tự để đòi hỏi cải cách ở
đại lục.
Ngày 07/07, hàng ngàn người biểu tình đã tuần hành tới
các vị trí ưa thích của du khách từ Trung Quốc, để giải thích cho người
đại lục hiểu về làn sóng phản đối dự luật dẫn độ.
Sáng 9/7, bà Carrie Lam tuyên bố rằng dự luật dẫn độ gây tranh cãi "đã chết".
Nhưng bà không nói rằng dự luật này đã bị rút hoàn toàn theo yêu cầu của người biểu tình.
Và
dường như việc ''khai tử'' dự luật của Carrie Lam vẫn chưa làm cho dân
Hong Kong yên lòng vị họ vẫn chưa tin vào những lời bà nói.
Cho nên chưa ai biết cuộc biểu tình Hong Kong rồi sẽ đi về đâu.
No comments:
Post a Comment