Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday 26 July 2019

TQ hô hào 'kinh tế ban đêm' thì Việt Nam nên làm tốt 'ban ngày'

  • 23 tháng 7 2019
  • Chiến lược phát triển kiểu mới bằng khuyến khích và trợ cấp các hoạt động kinh tế ban đêm, do Trung Quốc khởi xướng mới đây đang được Việt Nam theo dõi.
    Bản quyền hình ảnh Stephen J. Boitano
    Image caption Phố buôn bán tại Thâm Quyến mở hàng muộn - hình minh họa
    Thậm chí được biết đã có chỉ thị của lãnh đạo Việt Nam muốn theo dõi và bắt chước áp dụng ở nước này, gây 'ồn ào' và đặt ra vài vấn đề kinh tế 'ban đêm' thực sự có ích gì hay không.
    Đầu tiên, theo ý kiến của tôi, kinh tế 'ban đêm' chỉ thể hiện tình trạng cùng quẫn đi vào thế bí của 'xứ lạ láng giềng' cần tìm thêm lối ra gấp do màn cờ vây mà Hoa Kỳ đang áp dụng có vẻ thành công đối với Trung Quốc trong cuộc thương chiến từ gần một năm nay.
    Thứ hai, kêu gọi dân cả nước hoạt động thêm kinh tế ban đêm, quên hay bớt ngủ, là hành động thiếu văn minh và thiếu suy nghĩ chiến lược.
    Trong trường hợp của Trung Quốc, việc công khai trợ cấp hay bớt thuế cho các hoạt động kinh tế ban đêm đã được ban hành song hành cùng chiến lược tăng nợ công kỷ lục lên trên 400% GDP để tăng trưởng.
    Thống kê mới cho thấy trong sáu tháng đầu năm độ tăng trưởng của TQ đã xuống thấp ở mức 6,2%, so với mức quen bình thường là 8%-9%.
    Dự báo còn chỉ ra mức này còn có thể xuống dưới 6% trong sáu tháng cuối năm, nghĩa là mức thấp báo động đối với 'xứ lạ', nếu không có các biện pháp khác tăng cường hoạt động như đã ban hành là vay nợ thêm để sản xuất hay làm việc thêm về đêm.
    Cần nhắc lại thêm động lực của việc cùng quẫn này là các khó khăn hiện tại mà nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối phó do thương chiến kéo dài với Hoa Kỳ.
    Các hãng ngoại quốc lẫn nội địa vẫn đang ồ ạt kéo ra khỏi TQ sang các nước láng giềng - trong đó có VN đang hưởng lợi.
    Thất nghiệp và lạm phát lương thực gia tăng khiến công nhân các đô thị chuyênchế xuất lục tục bỏ thành thị về nông thôn không quay lại.
    Mức tín nhiệm tiền tệ sút giảm do việc này và do dân chúng chuyển của ra ngoài.
    Tiền nhân dân tệ chuyển đổi (yuan) sắp đụng mức thấp là 7 yuan ăn một USD, sẽ gây ra khủng hoảng tiền tệ và dân mất đi lòng tin với hệ thống ngân hàng.
    Lãnh đạo Trung Quốc phải ra những biện pháp ngặt nghèo như vậy do tình trạng đặc biệt nêu trên, thí dụ dễ hiểu như ông nhà nghèo phải đi vay mượn thêm để tiêu, hay làm việc ban ngày kiếm không đủ phải làm thêm ban đêm.
    Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

    Việt Nam ở vị thế khác

    Việt Nam đang ở vào thế khác, đang hưởng lợi lớn nhờ kinh tế phát triển nhanh hơn do đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) thuận lợi và dân tình tương đối đang có công ăn việc làm tốt.
    Khuyến khích làm việc thêm ban đêm như Trung Quốc là thiếu suy nghĩ tính toán, ngoài chuyện chính trị bất lợi là cái gì cũng bổ nháo bổ nhào theo 'ông bạn láng giềng' bất kể hại hay lợi.
    Ngoài vài lợi nhỏ như các hoạt động giải trí hay bán hàng ban đêm, mà các ông bà chủ các quán bar sẽ nhiệt thành ủng hộ, cái hại lớn nhất là sức khỏe và năng suất làm việc trong các hoạt động chính thống ban ngày.
    Chúng ta có muốn công chức hay nhân viên sản xuất tư nhân ăn chơi thả giàn đến 6g sáng mỗi ngày rồi vào ngủ gật hôm sau trong công sở hay các hãng xưởng?
    Có tư vấn kinh tế nào của chính phủ tính ra sẵn mức tăng của GDP do các hoạt động kinh tế về đêm, và so sánh với mức âm GDP do năng suất sản xuất ban ngày bị hụt giảm như nêu trên?
    Và chưa kể đến thiệt hại kinh tế do các tệ đoan xã hội văn hoá gia tăng ban đêm như dùng ma tuý hay thuốc lắc?
    Thay vào đó, Việt Nam có những vấn đề cấp thiết cho chiến lược tăng trưởng mà giới hữu trách chưa có thì giờ nghĩ đến hay đặt ra kế hoạch áp dụng.
    Chẳng hạn Hoa Kỳ đang sửa soạn kế hoạch áp đặt thuế biểu từ 10% đến trên 400% một cách qui mô lên các hàng nhập từ VN mà xuất xứ là 'hàng chui Trung Quốc' đóng gói để né tránh thuế Mỹ.
    Chúng ta cần đặt ra kế hoạch lớn để sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng thay thế hàng Trung Quốc sang Mỹ, thay vì chỉ là hàng trung chuyển.
    Về lâu dài hơn, Việt Nam đã có kế hoạch phát triển các công nghệ phụ trợ như một số nhà kinh tế gia đã kêu gọi từ lâu - ví dụ như cuốn sách của TS Đinh Trường Hinh, về "Phát triển Công nghệ Nhẹ ở Việt Nam".
    Những ngành nghề này sẽ đòi hỏi một số công nhân lớn có tay nghề giỏi trong các hoạt động 'chính thống' ban ngày, nghĩa là có sức khỏe bảo đảm, do ăn ngủ đầy đủ, trong giờ làm việc bình thường, chứ không phải do làm khật khừ thêm buổi đêm như 'kế sách mới' chính phủ kêu gọi theo gương Trung Quốc.
    Theo ý tôi, chính phủ Việt Nam nên nghĩ lại vấn đề bắt chước Trung Quốc và tập trung làm tốt cho 'kinh tế ban ngày' mà tránh 'làm đêm'.
    Bản quyền hình ảnh Chau Doan
    Image caption Việt Nam nên để công nhân làm ban ngày và nghỉ ngơi ban đêm - theo tác giả Phạm Đỗ Chí
    Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tiến sĩ Phạm Đỗ Chí từ Florida, Hoa Kỳ.
    Xem thêm:

    No comments:

    Post a Comment