Việt Nam trong thế trận "Một Vành Đai - Một Con Đường" của Bắc Kinh
Vũ Đông Hà (Danlambao) - ...Vòng
kim cô của Bắc Kinh không phải chỉ xiết lại ở Biển Đông, ở Khu vực Bãi
Tư chính bằng vài chiếc tàu hải cảnh chạy lòng vòng. Vòng kim cô thực sự
của Bá Quyền đang xiết chặt trên đầu đất nước Việt Nam nằm trong đất
liền. Xiết chặt bằng Luật Đặc Khu và Đường Cao Tốc. Xiết chặt bằng cánh
tay nối dài Bộ Chính trị CSVN, bằng tên trưởng khu trung thành Nguyễn
Phú Trọng và bằng tên chủ tịch Quốc hội xun xoe, ăn diện sẵn sàng làm
lãnh đạo cao nhất Việt Nam và vui vẻ làm phận nô tì hèn mọn cho thiên
triều phương Bắc...
*
Bá quyền phương Bắc âm mưu xâm chiếm Việt Nam trên 2 trận địa: đất liền và biển. Đến nay, Bắc Kinh xem như đã gần đạt được mục tiêu biến vùng biển chủ quyền của Việt Nam thành vùng tranh chấp. Nhưng Bắc Kinh không thể biến Việt Nam thành lãnh thổ tranh chấp. Mưu đồ của thiên triều là biến nước ta thành một khu tự trị, một chư hầu với một đặc khu trưởng người Việt và trực tiếp cai trị bởi chi bộ đảng cộng sản Việt Nam.
*
Bá quyền phương Bắc âm mưu xâm chiếm Việt Nam trên 2 trận địa: đất liền và biển. Đến nay, Bắc Kinh xem như đã gần đạt được mục tiêu biến vùng biển chủ quyền của Việt Nam thành vùng tranh chấp. Nhưng Bắc Kinh không thể biến Việt Nam thành lãnh thổ tranh chấp. Mưu đồ của thiên triều là biến nước ta thành một khu tự trị, một chư hầu với một đặc khu trưởng người Việt và trực tiếp cai trị bởi chi bộ đảng cộng sản Việt Nam.
Chư hầu Việt Nam phải là một mắc xích quan trọng trong "Một Vành Đai - Một Con Đường" của thiên triều phương Bắc.
Do đó, mặc dù việc xâm phạm chủ quyền ở Bãi Tư chính là một vấn đề
nghiêm trọng mà người Việt Nam phải quan tâm. Nhưng chúng ta cần phải
nhận thức được rằng ý đồ chính mà Bắc Kinh muốn nhắm đến là nội địa Việt
Nam. Mục tiêu chiến lược mà thiên triều muốn dứt điểm là luật hoá 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc để chiếm cứ 3 địa bàn chiến lược. Cộng với Đường cao tốc Bắc Nam
kéo dài xuyên suốt Việt Nam và hàng trăm công trình lớn được xây dựng
và hoạt động bởi Tàu cộng trên khắp nước là Bắc Kinh khống chế được Việt
Nam từ chính trị đến kinh tế, từ môi trường đến đời sống người dân.
Luật hoá 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc
Nếu Dự luật Đặc khu được thông qua thì Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc sẽ rơi vào tay Bắc Kinh ít nhất là trong vòng 99 năm.
Đặc khu không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế. Nó là một đại nhảy vọt
trong chủ trương lớn và lâu dài của Bắc Kinh nhằm Hán hoá Việt Nam.
Nếu chỉ đơn thuần là kinh tế và nếu việc phát triển Vân Đồn, Phú Quốc,
Bắc Vân Phong như những "special economic zones" là một nhu cầu chính
đáng, có lợi cho đất nước thì cũng không cần đến một đạo luật cho một đề
án kinh doanh - dù là đề án lớn. Ở nhiều quốc gia khác, để phát triển
khu kinh tế đặc biệt thì chỉ cần có những ký kết giao kèo, thuê mướn,
hoạt động theo đúng những quy định về hợp tác kinh doanh, bảo vệ môi
trường, bảo vệ lao động bản xứ...
Nhưng Bắc Kinh muốn 3 địa bàn chiến lược nằm tại 3 miền Bắc Trung Nam
của Việt Nam phải trở thành căn cứ địa lâu dài và muốn trói những ký kết
trong tương lai bằng luật mới. Lý do là nếu không có những quy định bằng luật mới
(tức là Luật Đặc khu) thì những ký kết, giao kèo tai hại cho Việt Nam
có thể sẽ bị vô hiệu hoá (bởi những diễn biến, tác nhân không lường
trước) vì nó vi phạm những quy định pháp luật hiện hành (trước khi có
Luật Đặc khu.)
Sự hiện hữu của 3 Đặc Khu và những gì xảy ra sau đó giữa tay sai Ba Đình
và tập đoàn bành trướng Bắc Kinh sẽ được duy trì và bảo đảm bằng luật.
Nó không thể bị rút lại, xoá bỏ một cách tuỳ tiện với viện dẫn - đó là
quyết định sai lầm của một "cựu" cá nhân lãnh đạo.
Đó là mong muốn của Bắc Kinh lại cũng là chủ trương lớn của Bộ Chính trị CSVN.
Muốn vậy khâu cuối cùng là dự luật phải được thông qua bởi Quốc hội
nước CHXHCN Việt Nam để luật hoá âm mưu bán nước và để lừa bịp cho thế
giới thấy đây là "ý chí" và "quyết định" của toàn dân. Hoa Kỳ và thế
giới có thể lên tiếng Bắc Kinh thao túng Biển Đông nhưng không một quốc
gia nào có thể phản ứng về một đạo luật tự bán nước do Quốc hội Việt Nam
thông qua.
Giao Dự án Đường Cao tốc Bắc-Nam cho Tàu
Nối kết với 3 đặc khu, đại dự án xuyên Việt đường cao tốc Bắc-Nam là trọng tâm của chiến lược "Một Vành đai - Một Con đường" của
Tàu cộng ở Việt Nam. Vân Đồn là điểm xuất phát của Con đường trên biển
thuộc khu vực Vịnh Bắc Bộ và Quảng Ninh là điểm khởi hành của Con đường
Tơ lụa trên bộ. Bắc Vân Phong và Phú Quốc là hướng tiếp cận chiến lược
ra toàn bộ Biển Đông.
Do đó, Tàu cộng phải bằng mọi giá thắng thầu xây dựng Cao tốc Bắc-Nam.
Muốn vậy Bắc Kinh phải nắm đầu toàn bộ hệ thống chính trị CSVN và bằng
mọi giá khiến Quốc hội CSVN phải thông qua đại dự án này.
CSVN phải mượn nợ Tàu và phải chấp nhận giao dự án cho công ty Tàu
Theo phân tích của một chuyên gia độc lập trên một tờ báo nhà nước là
Thời báo Kinh tế Sài Gòn và cũng theo nhà báo Phạm Chí Dũng, tổng số nợ
công bao gồm nợ chính vụ và nợ doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam vào
năm 2016 là 431 tỉ đô la Mỹ, bằng 210% GDP. Gấp 3 lần ngưỡng nguy hiểm
65% GDP.
Đến năm 2019, chắc chắc mức nợ công đã vượt qua mức 210%.
Do đó, chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải kêu gọi toàn dân "đồng cam cộng khổ" với chính phủ để trả nợ.
Với núi nợ trả cả đời không hết đó, để xây dựng đường cao tốc Bắc-Nam,
Hà Nội không còn đường nào khác ngoài việc đi vay. Cũng với núi nợ đó,
Hà Nội khó mà vay mượn từ nguồn ODA và tín dụng nước ngoài cho dự án
58,7 tỷ đô - con số được đề nghị bởi Bộ Giao thông & Vận tải
(GTVT).
Đã có Thiên triều bảo bọc, Quốc hội chỉ cần gật và biểu quyết thông qua
Không có tiền nhưng vẫn xây. Không mượn nợ được nhưng vẫn làm. Vì sao?
Vì đó là ý muốn của Bắc Kinh để từ đó trở thành chủ trương lớn của Bộ
Chính trị CSVN - 17 tên chủ chốt mà con đường hoạn lợn tuỳ thuộc vào mức
độ trung thành với Bắc Kinh. Chủ nợ duy nhất, sẵn sàng bất cứ lúc nào,
với bất kỳ con số tiền muốn mượn nào - càng nhiều càng tốt - là Bắc
Kinh. Điều kiện vẫn luôn luôn đến từ chủ nợ là các công ty thầu xây dựng phải là của Tàu.
Chỉ còn một khâu cuối: Để tiến hành con đường cắt dọc Việt Nam và trở
thành một mắc xích của chiến lược "Một Vành đai - Một Con đường", Quốc hội Việt Nam phải phê chuẩn đại dự án này.
Do đó, nổi lên vai trò và nhiệm vụ của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Con bài Kim Ngân trong bàn tay Cận Bình
Quốc hội CSVN, bộ phận mà trên nguyên tắc pháp lý, có quyết định sau
cùng để thông qua hay phủ quyết "kế hoạch xâm lược mới của Bắc Kinh",
phải nằm trong vòng ảnh hưởng, thuần phục và nhận chỉ thị, phương thức
giải quyết mọi vấn đề từ Bắc Kinh.
Quốc hội CSVN phải trở thành một cánh tay nối dài, không còn là của Ba
Đình, mà là của Bắc Kinh và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phải
trở thành một cận thần trung thành và đắc lực của Bắc Kinh.
Do đó, trong một thời gian ngắn trước khi Dự án Đường Cao tốc Bắc-Nam
được khởi sự đấu thầu, ngày 08.07.2019 Nguyễn Thị Kim Ngân lên đường
sang Bắc Kinh.
Ngay ngày đầu tiên, Nguyễn Thị Kim Ngân đã không đến Bắc Kinh để được
gặp người mời là Chủ tịch Nhân đại Trung Quốc Lật Chiến Thư. Thay vào đó
là thành phố Nam Kinh, bà chủ tịch Quốc hội phải đón tiếp Nghiêm Giới
Hòa (Jiehe Yan) - Sáng lập viên và Tổng Giám đốc Tập đoàn Thái Bình
Dương.
Nguyễn Thị Kim Ngân & Nghiêm Giới Hòa tại Nam Kinh |
"Hoan nghênh Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương tham gia vào các dự án
đầu tư cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, đồng thời thực hiện nghiêm túc các
cam kết về tiến độ và chất lượng, để cùng Việt Nam mạng lưới cơ sở hạ
tầng tốt tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội bền vững."
Và:
"Quốc hội Việt Nam sẽ cùng Chính phủ tạo thuận lợi cho các doanh
nghiệp Trung Quốc đầu tư, làm ăn, mở rộng sản xuất, ổn định tại Việt Nam
trên cơ sở hai bên cùng có lợi."
Cần nhắc lại, cách đây hơn 4 tháng, vào ngày 07/03/2019, đích thân
Nghiêm Giới Hòa đã đến làm việc trực tiếp với các quan chức lãnh đạo Bộ
GTVN nhằm "gợi ý" phương án, chi phí và mời gọi Bộ GTVT để cho tập đoàn
của ông ta đứng ra lãnh thầu dự án Đường Cao tốc Bắc-Nam. Từ đó, Bộ
GTVT đã đưa ra con số dự án là 58,7 tỷ đô, cao hơn gấp 2 lần chi phí 26
tỷ đô được đưa ra bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Chương trình làm việc của Nguyễn Thị Kim Ngân, hoàn toàn do Bắc Kinh chủ
động sắp xếp, cho thấy giao đại dự án cao tốc cho công ty Tàu, điển
hình là Tập đoàn Thái Bình Dương, là ưu tiên.
Ưu tiên này được chốt lại bởi những lời phán chủ đạo của Chủ tịch Nhân đại Trung Quốc Lật Chiến Thư: "Cần
đẩy mạnh thực hiện Bản ghi nhớ về kết nối giữa khuôn khổ “Hai hành
lang, một vành đai” với sáng kiến “Vành đai và Con đường”". Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh thêm cho đầy đủ trọng lượng: "Mong
muốn hai nước cùng hợp tác thực hiện tốt Kế hoạch thực hiện Bản ghi nhớ
về kết nối trong khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai” với sáng kiến
“Vành đai và Con đường”".
Tất cả đều tập trung vào một hướng: “Vành đai và Con đường”.
Và hướng tiến của “Vành đai và Con đường” là phương Nam, là "bên kia biên giới là nhà, bên này biên giới cũng là quê hương".
Đối tượng nhắm đến là Quốc Hội Việt Nam.
Kẻ thừa hành nhắm đến là Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, người có thể được Bắc Kinh sắp xếp vào vị trí quyền lực chính trị tối cao thay thế Nguyễn Phú Trọng.
Vòng kim cô của Bắc Kinh không phải chỉ xiết lại ở Biển Đông, ở Khu vực
Bãi Tư chính bằng vài chiếc tàu hải cảnh chạy lòng vòng. Vòng kim cô
thực sự của Bá Quyền đang xiết chặt trên đầu đất nước Việt Nam nằm trong
đất liền. Xiết chặt bằng Luật Đặc Khu và Đường Cao Tốc. Xiết chặt bằng
cánh tay nối dài Bộ Chính trị CSVN, bằng gã trưởng khu trung thành
Nguyễn Phú Trọng và bằng mụ chủ tịch Quốc hội xun xoe, ăn diện sẵn sàng
làm lãnh đạo cao nhất Việt Nam và vui vẻ làm phận nô tì hèn mọn cho
thiên triều phương Bắc.
25.07.2019
No comments:
Post a Comment