Làng chài “tỷ phú” bao giờ hồi sinh?
Từng là nơi có đội tàu đánh bắt xa bờ hùng hậu bậc nhất miền Trung
và cũng là nơi từng được mệnh danh là “làng chài tỷ phú”, tuy nhiên 3
năm trở lại đây, sai lầm tiếp nối sai lầm vô tình kéo cả làng chài ở xã
Nghĩa An- thành phố Quảng Ngãi lâm vào cảnh nợ nần, đói khổ, nhiều gia
đình ly tán, tha phương cầu thực. Tàu thuyền được trang bị để ra khơi
đánh bắt- kế sinh nhai duy nhất của họ cũng bị nằm bờ, mục nát…
“Kể cái sổ của cô không là 250 triệu đồng, còn sổ của nó bây giờ nhà cửa nó bán rồi, bán trả nợ không đủ.”
“Đi vay nợ ngân hàng. Tới tháng không có tiền trả thì phải đi bốc tiền nóng để trả tiền ngân hàng. Chuyến biển có thì trả tiền “nóng” cho họ, còn chuyến biển vào không có thì tiền “nóng” nó cứ tăng hoài thôi. Lâu ngày bán trả nợ cũng không đủ thì phải đi xứ khác làm kiếm ăn chứ làm sao đây.”
Hiện tại bà Khâm ở nhà trông giữ cháu, sống nhờ tiền lương hưu ít ỏi của chồng và phải nhờ người con trai kế trả nợ lãi suất ngân hàng 2,5 triệu VNĐ/tháng thay cho khoản nợ của người anh.
Ông Trần Văn Liêm (thôn Phổ An) cho biết, trước đây ông là chủ của cặp tàu giã cào, khoảng 3 năm nay, nghề đi biển không có thu nhập ổn định, có khi còn trắng tay về, nên ai cũng nản, cuối cùng ông đành bán cặp tàu cho người con trai, ở nhà nuôi gà. Tuy nhiên, từ đầu năm đến giờ người con trai của ông Liêm cũng cho tàu neo bến để đi làm thuê kiếm thu nhập mỗi ngày, tuy ít ỏi nhưng không bấp bênh như đi tàu.
“Tôi vừa rồi thiếu nợ bán đôi tàu cho thằng con. Nguyên tài sản trước sau đổi máy là 9 tỷ mấy đồng giờ bán lại cho nó là 6 tỷ mấy đồng. Nó đi được mấy phiên giờ đậu bờ.”
Bà Nguyễn Thị Lập (thôn Phổ An) cho biết bà có 3 người con theo nghề biển, không phải là chủ tàu nhưng những người con của bà cũng đang có cuộc sống hết sức khó khăn.
“Khó khăn lắm! Đi ghe nào cũng không có tiền chia ăn.”
“Làm biển không có, đói lắm. Ba đứa con đi từ hồi ra giêng giờ không có tiền chia luôn.”
Bà Lập chia sẻ thêm, bà có người em chồng là chủ tàu, sau nhiều chuyến ra khơi chỉ đủ hoặc lỗ nên lâm vào cảnh nợ nần phải đi vay mượn giấy tờ đất đai của gia đình bà để xoay vốn đi tiếp nhưng từ năm 2014 đến nay, người em cũng không khấm khá hơn. Bà Lập giờ đi bán dạo bánh xèo để kiếm tiền trả lãi suất ngân hàng giúp người em chồng. Rất nhiều hộ ngư dân ở xã Nghĩa An rơi vào tình cảnh như hộ gia đình bà Lập.
“Cả xã Nghĩa An này vay Nhà nước, lấy sổ đỏ cho mấy người đó (chủ tàu) mượn hết, giờ họ không đưa tiền lời cho Nhà nước, giờ mình mắc mình chịu, mình mắc mình cũng phải đưa cho nhà nước vì giờ họ làm ăn không có lấy gì họ đưa cho mình tiền lời nhà nước. Mình phải khổ theo luôn. Khổ theo vậy đó.”
“Cô trả nợ một tháng 3, 4 triệu có, 3,5 triệu có và 3,6 triệu có. Giờ cô thả tay rồi, cô trả không nổi.”
Hoàn cảnh của gia đình bà Lê Thị Cận khá chật vật, bà cũng có ba người con trai theo nghề biển. Vào năm 2006, bão Chanchu đi qua vùng biển miền Trung đã cướp đi của bà một người con trai. Còn lại hai người con trai hiện đã có vợ có con, vẫn theo nghề biển nhưng không kham nổi cuộc sống nên phải để vợ đi gánh mướn kiếm sống. Bản thân bà Cận tuy tuổi đã cao nhưng vẫn phải làm lụng vất vả để nuôi bản thân.
“Có ba đứa đi biển nhưng chết một đứa rồi. Giờ còn hai đứa mà nó ở riêng hết rồi. Giờ mình ở vậy làm thuê gánh mướn sống qua ngày.”
“Đi biển. Vợ nó ở nhà ai kêu gánh cát, gánh đất gì là nó gánh.”
Năm 2014, Nghị định 67/2014/NĐ-CP (nay là Nghị định 17) do Chính phủ Việt Nam ban hành về một số chính sách phát triển thủy sản, đúng vào thời điểm “đi biển” được mùa nên rất nhiều hộ ngư dân ở xã Nghĩa An đã tham gia đăng ký hưởng ứng để vay tiền ngân hàng, cầm cố tài sản gia đình để nâng cấp hoặc đóng mới tàu, sắm máy móc có công suất lớn hơn. Thậm chí có hộ còn thế chấp chính con tàu của mình với lãi suất “nóng” để sắm thêm tàu, gia tăng hoạt động đánh gĩa cào. Thế rồi không hiểu sao những chuyến ra biển trở về của làng chài “tỷ phú” bỗng thưa thớt cá, tôm, thậm chí có người đã “đi có về không”…
Chưa hết, việc đánh bắt của bà con còn gặp thêm khó khăn muôn phần khi phải cạnh tranh gay gắt với lực lượng tàu đánh bắt của Trung Quốc vừa quy mô vừa đông đúc trên biển Đông. Đặc biệt tại ngư trường Vịnh Bắc Bộ, Hoàng Sa, tàu Trung Quốc luôn xâm phạm ngư trường của Việt Nam, còn tàu Việt Nam khai thác, đánh bắt quanh ngư trường giữa hai nước thì bị đuổi bắt, đánh gần bờ thì bị kiểm ngư Việt Nam bắt xử phạt. Ông Liêm nói:
“Ngư trường ở miền Bắc, tàu mình đánh qua đó thì Trung Quốc nó bắt, nó đuổi. Còn đánh trong bờ thì kiểm ngư của mình cũng bắt. Dân chết thôi, đây còn chết nữa.”
Bản thân bà con ngư dân xã Nghĩa An cũng cho biết đã mắc sai lầm. Trước đây bà con đánh bắt tàu nhỏ, dùng máy móc của Nhật Bản nên ít hao tốn dầu nhớt, thu hoạch mỗi chuyến đi tuy ít nhưng lại có lãi. Một năm tổng kết các chuyến đi, nhiều tàu kiếm được tiền tỷ không khó. Giờ nâng cấp tàu công suất lớn hơn, đổi qua dùng máy móc Trung Quốc có giá thành rẻ nhưng hao tốn dầu nhớt hơn máy móc Nhật Bản rất nhiều lần. Trung bình mỗi ngày tiêu tốn hơn chục lít dầu, rồi thuế phí tăng, cộng trung bình mỗi chuyến tàu trong một ngày phải giã cào cho được mấy chục tấn cá may ra mới có lời lãi. Mà kiếm đâu ra hải sản mấy chục tấn…Ông Liêm phân trần:
“Trước đây tôi là một cặp 850CV, làm thu hoạch trả Nhà nước được, nợ khoảng 3 tỷ mà làm trả nhà nước được một năm, hai năm gì đó tính ra còn nợ khoảng 1,7 tỷ đồng sau là còn 1,3 tỷ đồng. Bắt đầu đổi máy lớn, mình bỏ thêm 3 tỷ đồng Nhà nước cho vay thêm. Từ ngày sắm máy lớn đến giờ là đứng hình hết. Một ngày đi là tốn khoảng 45-50 triệu đồng tiền tổn, hồi kia đi khoảng 10 triệu thành ra sản phẩm làm ít mà có dư còn bữa nay làm nhiều lại không có dư.”
Thời điểm “ăn nên làm ra” việc trả nợ ngân hàng không gặp vấn đề gì nhưng sau mấy năm thay máy móc lớn, bắt đầu làm ăn không có, nợ nần chồng chất, thời gian đáo hạn ngân hàng lại bị rút ngắn nên hầu hết ngư dân ở đây đều phải “đụng” đến vay nóng của “xã hội đen” để trả nợ ngân hàng.
Thất nghiệp, không thể xoay sở để trả nợ, nợ ngập thêm nợ, nhiều người phải bỏ xứ trốn nợ, tha phương cầu thực, nhiều bà con ngư dân cho neo đậu tàu ở cảng biển dọc miền Trung từ Thanh Hóa, Nghệ An cho đến Quảng Ngãi …để tránh chủ nợ siết tàu hoặc vứt hẳn tàu thuyền cho mục nát rồi tự chìm.
“Mong muốn của tôi là Nhà nước xem xét sao cho dân bớt đói chứ dưới này đói nhiều lắm.”-Lời của bà Nguyễn Thị Lập.
“Bây giờ làm sao ngân hàng hạ bớt lãi suất xuống cho dân làng này. Chứ lãi suất càng ngày càng cao, không riêng gì cô mà mọi người ở đây, những người chủ, những gia đình khó khăn đi vay tiền yêu cầu ngân hàng lãi suất sao hạ xuống bớt cho bà con để bà con nhờ được phần nào. Lãi suất ngân hàng càng ngày càng cao thì ở đây càng bể nữa." - Lời của bà Khâm.
Ước chừng có 400 hộ gia đình xã Nghĩa An sẽ đối diện cảnh mất nhà vì thuế chấp ngân hàng và vay "nóng". Trước tình cảnh toàn xã ngập tràn trong "biển nợ", hàng trăm hộ ngư dân ký đơn cầu cứu chính quyền các cấp và ngân hàng.
“Mong muốn của bà con Nghĩa An đây là mong muốn Nhà nước sáng suốt xuống xem xét lại tình hình Nghĩa An hiện giờ. Phải có cái hướng nào đó để xoay chuyển tình thế chứ để như giờ khoảng năm sau đậu bờ 95% , thậm chí khả năng tới 100% vì máy Trung Quốc này đi khoảng 5 năm, đại tu hết 100 triệu đồng, làm ăn không có phải bỏ bờ và máy cũng hư, ghe cũng hư”. -Ông Liêm kết lời.
Trả lời báo đài Việt Nam vào nữa đầu tháng 7/2019, bà Võ Thị Lệ Thu –Chủ tịch UBND xã Nghĩa An cho biết địa phương không có vốn hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp nên không biết phải xoay sở giúp đỡ bà con như thế nào….Trong khi đó, ông Trần Văn Chinh, phụ trách nghề cá của xã Nghĩa An cho biết lối thoát duy nhất giúp ngư dân thoát khỏi nợ nần là nhà nước hỗ trợ họ chuyển đổi nghề nghiệp!
Ngư dân rời làng, trốn nợ
Chúng tôi đến làng chài tại hai thôn Phổ An, Phổ Trường thuộc xã Nghĩa An-TP.Quảng Ngãi vào một buổi chiều cuối tháng 7. Khung cảnh nơi đây thật ảm đảm, chỉ thấy toàn người già và trẻ nhỏ. Chúng tôi gặp, hỏi chuyện với vài người dân địa phương và được họ chia sẻ: Vài năm trước thanh niên trai tráng của xã nhiều lắm nhưng ba năm trở lại đây do cuộc sống khó khăn, nợ nần chồng chất nên có lớp bỏ đi làm ăn xa, lớp qua xã bên làm lụng lặt vặt để kiếm cái ăn cái mặc qua ngày.Ngư trường ở miền Bắc, tàu mình đánh qua đó thì Trung Quốc nó bắt, nó đuổi. Còn đánh trong bờ thì kiểm ngư của mình cũng bắt. Dân chết thôi, đây còn chết nữa.Bà Khâm (thôn Phổ Trường) cho biết, bà có người con trai vốn là chủ tàu, nhưng do những chuyến đi biển liên tiếp bị thua lỗ nên ngoài việc cầm cố đất đai, nhà cửa, người con trai của bà còn mượn thêm sổ đỏ (quyền sử dụng đất) của vợ chồng bà vay ngân hàng 250 triệu đồng trả nợ. Nhưng rồi số tiền đó cũng không thấm tháp vào đâu, anh đành bỏ tàu nằm bờ, đưa vợ con đi xứ khác làm ăn.
-Ngư dân Nghĩa An
“Kể cái sổ của cô không là 250 triệu đồng, còn sổ của nó bây giờ nhà cửa nó bán rồi, bán trả nợ không đủ.”
“Đi vay nợ ngân hàng. Tới tháng không có tiền trả thì phải đi bốc tiền nóng để trả tiền ngân hàng. Chuyến biển có thì trả tiền “nóng” cho họ, còn chuyến biển vào không có thì tiền “nóng” nó cứ tăng hoài thôi. Lâu ngày bán trả nợ cũng không đủ thì phải đi xứ khác làm kiếm ăn chứ làm sao đây.”
Hiện tại bà Khâm ở nhà trông giữ cháu, sống nhờ tiền lương hưu ít ỏi của chồng và phải nhờ người con trai kế trả nợ lãi suất ngân hàng 2,5 triệu VNĐ/tháng thay cho khoản nợ của người anh.
Ông Trần Văn Liêm (thôn Phổ An) cho biết, trước đây ông là chủ của cặp tàu giã cào, khoảng 3 năm nay, nghề đi biển không có thu nhập ổn định, có khi còn trắng tay về, nên ai cũng nản, cuối cùng ông đành bán cặp tàu cho người con trai, ở nhà nuôi gà. Tuy nhiên, từ đầu năm đến giờ người con trai của ông Liêm cũng cho tàu neo bến để đi làm thuê kiếm thu nhập mỗi ngày, tuy ít ỏi nhưng không bấp bênh như đi tàu.
“Tôi vừa rồi thiếu nợ bán đôi tàu cho thằng con. Nguyên tài sản trước sau đổi máy là 9 tỷ mấy đồng giờ bán lại cho nó là 6 tỷ mấy đồng. Nó đi được mấy phiên giờ đậu bờ.”
Bà Nguyễn Thị Lập (thôn Phổ An) cho biết bà có 3 người con theo nghề biển, không phải là chủ tàu nhưng những người con của bà cũng đang có cuộc sống hết sức khó khăn.
“Khó khăn lắm! Đi ghe nào cũng không có tiền chia ăn.”
“Làm biển không có, đói lắm. Ba đứa con đi từ hồi ra giêng giờ không có tiền chia luôn.”
Bà Lập chia sẻ thêm, bà có người em chồng là chủ tàu, sau nhiều chuyến ra khơi chỉ đủ hoặc lỗ nên lâm vào cảnh nợ nần phải đi vay mượn giấy tờ đất đai của gia đình bà để xoay vốn đi tiếp nhưng từ năm 2014 đến nay, người em cũng không khấm khá hơn. Bà Lập giờ đi bán dạo bánh xèo để kiếm tiền trả lãi suất ngân hàng giúp người em chồng. Rất nhiều hộ ngư dân ở xã Nghĩa An rơi vào tình cảnh như hộ gia đình bà Lập.
“Cả xã Nghĩa An này vay Nhà nước, lấy sổ đỏ cho mấy người đó (chủ tàu) mượn hết, giờ họ không đưa tiền lời cho Nhà nước, giờ mình mắc mình chịu, mình mắc mình cũng phải đưa cho nhà nước vì giờ họ làm ăn không có lấy gì họ đưa cho mình tiền lời nhà nước. Mình phải khổ theo luôn. Khổ theo vậy đó.”
“Cô trả nợ một tháng 3, 4 triệu có, 3,5 triệu có và 3,6 triệu có. Giờ cô thả tay rồi, cô trả không nổi.”
Hoàn cảnh của gia đình bà Lê Thị Cận khá chật vật, bà cũng có ba người con trai theo nghề biển. Vào năm 2006, bão Chanchu đi qua vùng biển miền Trung đã cướp đi của bà một người con trai. Còn lại hai người con trai hiện đã có vợ có con, vẫn theo nghề biển nhưng không kham nổi cuộc sống nên phải để vợ đi gánh mướn kiếm sống. Bản thân bà Cận tuy tuổi đã cao nhưng vẫn phải làm lụng vất vả để nuôi bản thân.
“Có ba đứa đi biển nhưng chết một đứa rồi. Giờ còn hai đứa mà nó ở riêng hết rồi. Giờ mình ở vậy làm thuê gánh mướn sống qua ngày.”
“Đi biển. Vợ nó ở nhà ai kêu gánh cát, gánh đất gì là nó gánh.”
Khó khăn chồng chất
Được biết vài năm trước đây xã Nghĩa An là địa phương có lực lượng tàu giã cào đánh bắt xa bờ lên đến 1.000 chiếc, hùng hậu bậc nhất miền Trung, ngư trường đánh bắt trải khắp như Vịnh Bắc Bộ, Hoàng Sa, Trường Sa…Nhiều gia đình có những đôi tàu trị giá hàng chục tỷ đồng trở lên nên được mệnh danh là “làng chài tỷ phú”.Năm 2014, Nghị định 67/2014/NĐ-CP (nay là Nghị định 17) do Chính phủ Việt Nam ban hành về một số chính sách phát triển thủy sản, đúng vào thời điểm “đi biển” được mùa nên rất nhiều hộ ngư dân ở xã Nghĩa An đã tham gia đăng ký hưởng ứng để vay tiền ngân hàng, cầm cố tài sản gia đình để nâng cấp hoặc đóng mới tàu, sắm máy móc có công suất lớn hơn. Thậm chí có hộ còn thế chấp chính con tàu của mình với lãi suất “nóng” để sắm thêm tàu, gia tăng hoạt động đánh gĩa cào. Thế rồi không hiểu sao những chuyến ra biển trở về của làng chài “tỷ phú” bỗng thưa thớt cá, tôm, thậm chí có người đã “đi có về không”…
Mong muốn của tôi là Nhà nước xem xét sao cho dân bớt đói chứ dưới này đói nhiều lắm.“Cạn kiệt vì hồi kia đánh bắt máy nó nhỏ, làm lượng dầu nó ít nên thu hoạch được chút đỉnh. Bây giờ tàu công suất nó lớn, nghe ở đâu có cá thì có năm, mười đôi tàu bu lại đánh, đánh chừng một hai bữa là sạch trơn.”.-Lời của ông Liêm.
-Bà Nguyễn Thị Lập.
Chưa hết, việc đánh bắt của bà con còn gặp thêm khó khăn muôn phần khi phải cạnh tranh gay gắt với lực lượng tàu đánh bắt của Trung Quốc vừa quy mô vừa đông đúc trên biển Đông. Đặc biệt tại ngư trường Vịnh Bắc Bộ, Hoàng Sa, tàu Trung Quốc luôn xâm phạm ngư trường của Việt Nam, còn tàu Việt Nam khai thác, đánh bắt quanh ngư trường giữa hai nước thì bị đuổi bắt, đánh gần bờ thì bị kiểm ngư Việt Nam bắt xử phạt. Ông Liêm nói:
“Ngư trường ở miền Bắc, tàu mình đánh qua đó thì Trung Quốc nó bắt, nó đuổi. Còn đánh trong bờ thì kiểm ngư của mình cũng bắt. Dân chết thôi, đây còn chết nữa.”
Bản thân bà con ngư dân xã Nghĩa An cũng cho biết đã mắc sai lầm. Trước đây bà con đánh bắt tàu nhỏ, dùng máy móc của Nhật Bản nên ít hao tốn dầu nhớt, thu hoạch mỗi chuyến đi tuy ít nhưng lại có lãi. Một năm tổng kết các chuyến đi, nhiều tàu kiếm được tiền tỷ không khó. Giờ nâng cấp tàu công suất lớn hơn, đổi qua dùng máy móc Trung Quốc có giá thành rẻ nhưng hao tốn dầu nhớt hơn máy móc Nhật Bản rất nhiều lần. Trung bình mỗi ngày tiêu tốn hơn chục lít dầu, rồi thuế phí tăng, cộng trung bình mỗi chuyến tàu trong một ngày phải giã cào cho được mấy chục tấn cá may ra mới có lời lãi. Mà kiếm đâu ra hải sản mấy chục tấn…Ông Liêm phân trần:
“Trước đây tôi là một cặp 850CV, làm thu hoạch trả Nhà nước được, nợ khoảng 3 tỷ mà làm trả nhà nước được một năm, hai năm gì đó tính ra còn nợ khoảng 1,7 tỷ đồng sau là còn 1,3 tỷ đồng. Bắt đầu đổi máy lớn, mình bỏ thêm 3 tỷ đồng Nhà nước cho vay thêm. Từ ngày sắm máy lớn đến giờ là đứng hình hết. Một ngày đi là tốn khoảng 45-50 triệu đồng tiền tổn, hồi kia đi khoảng 10 triệu thành ra sản phẩm làm ít mà có dư còn bữa nay làm nhiều lại không có dư.”
Thời điểm “ăn nên làm ra” việc trả nợ ngân hàng không gặp vấn đề gì nhưng sau mấy năm thay máy móc lớn, bắt đầu làm ăn không có, nợ nần chồng chất, thời gian đáo hạn ngân hàng lại bị rút ngắn nên hầu hết ngư dân ở đây đều phải “đụng” đến vay nóng của “xã hội đen” để trả nợ ngân hàng.
Thất nghiệp, không thể xoay sở để trả nợ, nợ ngập thêm nợ, nhiều người phải bỏ xứ trốn nợ, tha phương cầu thực, nhiều bà con ngư dân cho neo đậu tàu ở cảng biển dọc miền Trung từ Thanh Hóa, Nghệ An cho đến Quảng Ngãi …để tránh chủ nợ siết tàu hoặc vứt hẳn tàu thuyền cho mục nát rồi tự chìm.
“Mong muốn của tôi là Nhà nước xem xét sao cho dân bớt đói chứ dưới này đói nhiều lắm.”-Lời của bà Nguyễn Thị Lập.
“Bây giờ làm sao ngân hàng hạ bớt lãi suất xuống cho dân làng này. Chứ lãi suất càng ngày càng cao, không riêng gì cô mà mọi người ở đây, những người chủ, những gia đình khó khăn đi vay tiền yêu cầu ngân hàng lãi suất sao hạ xuống bớt cho bà con để bà con nhờ được phần nào. Lãi suất ngân hàng càng ngày càng cao thì ở đây càng bể nữa." - Lời của bà Khâm.
Ước chừng có 400 hộ gia đình xã Nghĩa An sẽ đối diện cảnh mất nhà vì thuế chấp ngân hàng và vay "nóng". Trước tình cảnh toàn xã ngập tràn trong "biển nợ", hàng trăm hộ ngư dân ký đơn cầu cứu chính quyền các cấp và ngân hàng.
“Mong muốn của bà con Nghĩa An đây là mong muốn Nhà nước sáng suốt xuống xem xét lại tình hình Nghĩa An hiện giờ. Phải có cái hướng nào đó để xoay chuyển tình thế chứ để như giờ khoảng năm sau đậu bờ 95% , thậm chí khả năng tới 100% vì máy Trung Quốc này đi khoảng 5 năm, đại tu hết 100 triệu đồng, làm ăn không có phải bỏ bờ và máy cũng hư, ghe cũng hư”. -Ông Liêm kết lời.
Trả lời báo đài Việt Nam vào nữa đầu tháng 7/2019, bà Võ Thị Lệ Thu –Chủ tịch UBND xã Nghĩa An cho biết địa phương không có vốn hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp nên không biết phải xoay sở giúp đỡ bà con như thế nào….Trong khi đó, ông Trần Văn Chinh, phụ trách nghề cá của xã Nghĩa An cho biết lối thoát duy nhất giúp ngư dân thoát khỏi nợ nần là nhà nước hỗ trợ họ chuyển đổi nghề nghiệp!
No comments:
Post a Comment