Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Showing posts with label BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 2046. Show all posts
Showing posts with label BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 2046. Show all posts

Monday, 10 February 2020

Mỹ ‘tự hào hỗ trợ Việt Nam đối phó’ virus corona



CDC tại Việt Nam “đang phối hợp chặt chẽ” với chính phủ Việt Nam để theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh do chủng virus corona mới (nCoV) gây ra.
Mỹ ‘tự hào hỗ trợ Việt Nam đối phó’ virus Corona
Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho VOA tiếng Việt biết như vậy hôm 10/2, đồng thời cho hay rằng Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) tại Việt Nam “đang phối hợp chặt chẽ” với chính phủ Việt Nam để theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh do chủng virus corona mới (nCoV) gây ra.
Cơ quan ngoại giao này cũng nói thêm rằng CDC “đang cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường năng lực xét nghiệm” cũng như “phát triển và triển khai các công cụ thu thập dữ liệu và phân tích các trường hợp nhiễm nCoV”.
CDC ở Việt Nam đang phối hợp với CDC tại Atlanta, Bộ Y tế Việt Nam và các viện y tế công cộng ở Việt Nam để có được 4.000 bộ xét nghiệm nCoV.
Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam

“CDC ở Việt Nam đang phối hợp với CDC tại Atlanta, Bộ Y tế Việt Nam và các viện y tế công cộng ở Việt Nam để có được 4.000 bộ xét nghiệm nCoV thông qua trung tâm International Reagent Resource của CDC để phân phối cho các phòng thí nghiệm được chọn trên khắp Việt Nam”, Tòa đại sứ Hoa Kỳ cho VOA biết thêm.
Cho đến nay, CDC ở Việt Nam đã hỗ trợ Cục Quản lý Khám chữa bệng (VAMS) thuộc Bộ Y tế Việt Nam “tiến hành đào tạo về lấy mẫu và thử nghiệm trong phòng thí nghiệm về nCoV đối với 60 người tham gia từ 15 bệnh viện quốc gia và tuyến đầu, bao gồm một bệnh viện tư nhân tại Hà Nội vào ngày 6/2/2020”, vẫn theo Tòa đại sứ Hoa Kỳ.
Nguồn tin này cho hay, vào tuần tới, CDC ở Việt Nam sẽ hỗ trợ đào tạo tương tự cho các bệnh viện tỉnh và các trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh tật tại 11 tỉnh miền trung và Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, CDC ở Việt Nam đang phối hợp với Bộ Y tế Việt Nam để có được thông tin kịp thời về các ca nhiễm gần đây tại Việt Nam, bao gồm cả với công dân Mỹ, Tòa đại sứ Hoa Kỳ cho biết thêm.
“Dữ liệu được thu thập được sẽ giúp tăng sự hiểu biết của chúng tôi về sự bùng phát dịch bệnh hiện tại, bao gồm cả thời gian ủ bệnh và thời gian lây nhiễm,” cơ quan ngoại giao của Hoa Kỳ cho biết.

Tư duy "hữu nghị bầy đàn" của CSVN trong vụ một nhân viên sứ quán bị Slovakia trục xuất

< A >
CTV Danlambao - ...Nhưng đến khi vụ việc đổ bể, Slovakia hành xử theo đúng quy luật quốc tế thì Hà Nội quăng những nguyên tắc bang giao vào sọt rác. Thay vào đó là lên án Slovia đã hành động "không phù hợp với truyền thống hữu nghị giữa hai nước." Hành xử này biểu lộ tư duy bầy đàn, đồng chí - đồng rận học từ đàn anh Bắc Kinh và quen thói thi hành từ khẩu hiệu 16 vàng 4 tốt: phải đặt quan hệ hữu nghị lên đại cục, chuyện bắt cóc người chỉ là tiểu cục...
*
Vào ngày 06.02.2020 truyền thông Slovakia đưa tin việc chính phủ Slovakia ra quyết định trục xuất một nhà ngoại giao Việt Nam, phải rời khỏi Slovakia trong vòng 48 tiếng vì đã tham gia vào cuộc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức vào năm 2017. 
Theo bản tin của Reuters, tòa án liên bang Đức đã đưa ra phán xét sau cùng, bác bỏ kháng cáo của Nguyễn Hải Long là nghi phạm cuối cùng trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Nguyễn Hải Long đã bị tòa án Berlin kết án 3 năm 10 tháng tù vào tháng 7/2018 về tội gián điệp và tòng phạm trong vụ bắt giữ phi pháp Trịnh Xuân Thanh. 
Nguyễn Hải Long tại phiên toà Đức, 2018
Từ kết quả phán xét của toà án Đức, Bộ Ngoại giao đã tuyên bố: "Slovakia đã thực hiện bước này trong mối liên quan với phán quyết của tòa án Đức. Bộ ngoại giao đã cảnh báo về những hậu quả ngoại giao to lớn nếu những nghi ngờ rất nghiêm trọng về việc lạm dụng sự hiếu khách của Slovakia được xác nhận chính thức." (theo Reuter).
Đáp trả lại hành động trục xuất của Slovakia, Bộ Ngoại giao CSVN đã lên án Slovakia và cho rằng hành động này "không phù hợp với truyền thống hữu nghị giữa hai nước."
Phản ứng của Bộ Ngoại giao CSVN cho thấy Hà Nội hoàn toàn không đặt những nền tảng và quy luật ngoại giao làm kim chỉ nam cho những hoạt động trong lãnh vực bang giao quốc tế. 
Chế độ côn đồ Hà Nội sẵn sàng cử côn an như Trung tướng Đường Minh Hưng, phó tổng cục trưởng Tổng Cục An Ninh sang Đức chỉ huy cuộc bắt cóc người trái phép, Bộ trưởng côn an Tô Lâm đích thân có mặt tại phi trường Bratislava, Slovakia để dẫn độ "Trịnh Xuân Thanh tự về nước đầu thú". Nhiều bộ phận của hệ thống chính trị từ giới chóp bu trong Bộ Chính trị xuống Côn an và sang tới các sứ quán tại Đức và Slovakia đã cùng nhau tham dự cuộc bắt người trái phép xuyên quốc gia. Nhưng đến khi vụ việc đổ bể, Slovakia hành xử theo đúng quy luật quốc tế thì Hà Nội quăng những nguyên tắc bang giao vào sọt rác. Thay vào đó là lên án Slovia không theo truyền thống bạn bè. Hành động lên án này biểu lộ tư duy bầy đàn, đồng chí - đồng rận học từ đàn anh Bắc Kinh và quen thói thi hành từ phương châm 16 vàng 4 tốt: phải đặt quan hệ hữu nghị lên đại cục, chuyện bắt cóc người chỉ là tiểu cục. 
Do đó mới có màn cực lực phản đối "không phù hợp với truyền thống hữu nghị giữa hai nước." 
Thử hỏi lúc Nguyễn Phú Trọng ra lệnh cho Tô Lâm lên kế hoạch và chỉ huy phi vụ bắt cóc người xuyên quốc gia, xuyên lục địa, chóp bu Ba Đình có nghĩ đến "truyền thống hữu nghị giữa hai nước"
Cần ghi nhận thêm là cho đến nay, truyền thông lề đảng đã im bặt về thông tin trục xuất làm xấu mặt đảng ta này. 
Phản đối của Bộ Ngoại giao do đó và đương nhiên cũng không đến với quần chúng Việt Nam. Trong sự xấu hổ vì nước bạn đã làm chuyện tổng cổ người "không phù hợp với truyền thống hữu nghị giữa hai nước", Bộ ngoại giao Ba Đình đã chỉ email cho thông tấn Reuters để bày tỏ thái độ đối với Slovakia. 
08.02.2020

Sunday, 9 February 2020

Làm đậm màu da Mỹ

3
Nguồn: Ben Jennings
Ngoài chuyện Nga khuynh loát cuộc bầu cử 2016, có lẽ một trong những lý do ông Trump đắc cử TT vừa qua là do mặc cảm yếu kém thế cô của nhóm dân da trắng ngày càng bị cô lập, ông hứa sẽ làm cho nước Mỹ hùng mạnh trở lại “Make American Great Again.” một tín hiệu cho dân Da Trắng là ông sẽ giúp họ khôi phục lại chỗ đứng của họ. Ngoài chuyện chiến tranh Nam Bắc phân tranh, chưa bao giờ Hoa Kỳ lại lâm vào một tình cảnh chia xé như bây giờ. Quan điểm sau đây là động lực cho sự lên ngôi của ông Trump, hay hiện tượng Trumpism.
Thật tréo cẳng ngỗng khi báo chí dòng chính (Mỹ) cổ võ chuyện đa văn hóa nhưng lại hiểu sai lạc về bản sắc văn hóa. Đáng buồn thay khi có nhiều thế hệ Mỹ được sinh trưởng và lớn lên trong lòng đất Hoa Kỳ kể cả ở các vùng nhiều sắc dân khác nhau mà không bao giờ tìm đến với (nhận thực được) văn hóa hay cội nguồn đích thực của chính mình. Thế mà câu hỏi hàng đầu lại là: “Trong một thế giới đa chủng tộc, ‘da trắng’ là gì?” (“In a world of racial diversity, what is ‘white’?” Tựa bài báo đăng trên San Francisco Chronicle, Chủ nhật, ngày 8 tháng 12, 2003).
Chẳng phải vì báo chí muốn bạn tin vào mối đe dọa của đám da màu hỗn loạn đâu, thật ra họ muốn bạn tin rằng dân da trắng ngày càng bị yếu kém thế cô. Đừng bận tâm với câu hỏi thích đáng hơn: Đối mặt với sự chia phần của nhiều chủng tộc ở Mỹ, có một sắc dân hay văn hóa nào hòng giữ được tinh hoa thắng thế của nguồn gốc họ không? Có lẽ chỉ có văn hóa da trắng – – dẫu cho ai muốn định nghĩa thế nào đi nữa — sẽ luôn giữ vị trí đáng kể của mình bất kể dân số họ bị giảm sút.
Có thể nào việc thúc đẩy đa văn hóa sẽ đẩy nhanh “sự lai căng làm sậm màu da của nước Mỹ” và tạo ra một quốc gia trống đắnh xuôi kèn thổi ngược và những người bất đồng? Hoặc đã có ai đã từng câu hỏi: đa văn hóa là gì? Như thể đa văn hóa là sự kết hợp tiền định của nhiều sắc tộc hoặc chủng tộc, một hòa âm của thế giới thứ ba âm mưu làm mất đi giai điệu của bản giao hưởng của Hoa Kỳ. Không có sự thật nào sai lệch đến như thế. Trong một xã hội đa văn hóa, chuyện đồng hóa là chuyện giao nhau của nhiều con đường, và nó có nghĩa là sự pha loãng của tất cả các nền văn hóa giao tiếp với nhau.
Do đó, trái với lập luận cho rằng Hoa Kỳ là một nồi súp hòa trộn nhiều sắc tộc hổ lốn (thành một tập thể chung) là một khái niệm không còn chỗ đứng, khái niệm này có chất xúc tác, tuy kín kẽ hơn, nhưng có nhiều tác động hiệu quả. Chẳng hạn, có cả một thế hệ người Việt mà đối với họ tiếng Anh là ngôn ngữ duy nhất. Ngay cả các băng đảng Việt cũng nghe nhạc Rap và chửi nhau bằng tiếng Anh, to và rõ ràng. Đó là chưa nói đến các đối tác Đông Nam Á, họ tiếp thu trọn cả gói văn hóa bình dân Mỹ (mà một số người có thể coi là phản văn hóa) đã tạo ra “1 thế hệ lạc lõng, bị bỏ rơi,” họ là những thành phần thực sự không có một nơi ẩn trú khả dĩ có thể gọi là nhà. Đối với nhiều người Lào, Campuchia và Việt trẻ hoặc không trẻ lắm, tiếng Anh là ngôn ngữ ưa thích vì họ chưa có cơ hội học tiếng mẹ đẻ. Nhiều người sẽ không bao giờ có cơ may đó. Đối với những người này, số phận bấp bênh của họ cho phép họ tìm một quá trình hội nhập văn hóa không hoàn chỉnh. Chính sự suy xụp trong văn hóa đa sắc màu của họ đã gây lãng phí cho nhiều cuộc sống trẻ.
Hẳn rằng dữ kiện nhạy cảm về số dân “da trắng” trở thành thiểu số so với các phần tử của nhóm còn lại gọi là đa dạng chủng tộc đang lấn chiếm ở những nơi như California là điều dễ hiểu nhưng hoàn toàn bị đặt không đúng chỗ. Chẳng có vấn đề gì nếu khối sắc tộc sẽ trở thành đa số hiện thực ở nhiều vùng miền của Hoa Kỳ, văn hóa đại chúng Mỹ chủ yếu vẫn là da trắng, cảm ơn bạn. Người da trắng có thể là thiểu số, nhưng họ vẫn kiểm soát làn sóng phát thanh, chương trình truyền hình, phim ảnh, báo chí và chính trị, trong khi các sắc tộc khác ngày càng trở nên yêu thích và chấp nhận văn hóa đại trà chiếm lĩnh này.
Để vấn đề biến đổi nhân khẩu học sang một bên, chuyện không nhìn thấy và phát hiện ra cuộc khủng hoảng danh tính thực sự của những người Mỹ gạch nối này là dấu hiệu cho thấy báo chí ‘thiếu hiểu biết về văn hóa và những tác động chủng tộc của Mỹ. Không có thứ nào gọi là văn hóa của người Mỹ gốc Á ngoại trừ những khối lượng vô hình dung và khó phân biệt, của những người có những quan điểm khác nhau và mức độ khác biệt của màu da. Từng là sản phẩm của ít nhất ba nền văn hóa – Việt Nam, Pháp và Mỹ – và như nhiều hệ thống giáo dục khác nhau, tôi tin rằng cần cổ động một nền giáo dục đầy đủ cả về văn hóa của người học và của chủ nhà.
Chỉ khi một người hoàn toàn thông thạo danh tính của chính mình, người đó mới có thể đánh giá cao và học hỏi một cách tự tin về văn hóa của chủ nhà. Một người Mỹ gạch nối chỉ là như vậy, một nửa người cho đến khi anh ta hoặc cô ta hoàn toàn có thể có được cả hai mặt bản sắc văn hóa của mình để trở thành một người trọn vẹn. Tương tự như thế, những người da trắng cảm thấy bị lấn chiếm sẽ được khuyên nên học 1 giáo trình căn bản trước khi trở nên quá thời trang với các môn học về da màu và sắc tộc. “Học không đến nơi đến chốn là một điều nguy hiểm” là bài học tiếng Anh đầu tiên của tôi, qua sự trợ giúp của ông Alexander Pope.
CHIA SẺ
Bài trướcLá diêu bông và cộng sản Việt Nam
Bài sauKhông hề có truất phế Tổng thống Hoa Kỳ

Đại dịch Tàu: Người dân lo sợ bị bắt vào những trung tâm cách ly để chờ chết

< A >


CTV Danlambao - Hiện tượng người dân có triệu chứng nhiễm coronavirus nhưng không muốn nhà nước quản lý trị liệu là sự thật đang xảy ra tại Trung Quốc. Cảnh một cặp vợ chồng ôm chặt nhau gào khóc và bị bắt nhốt trên đường phố, tống vào thùng trên xe tải để đưa đi đã được phổ biến trên mạng xã hội Trung Quốc. 
Trong video trên, có em bé chứng kiến sự việc và hỏi mẹ: "họ bị bắt, họ không muốn vào, họ bị bắt đi đâu? Kinh hoàng quá!..."
Một video khác sau đây là cảnh "hông vệ binh corona" vào tận nhà để cưỡng bức người bị nghi nhiễm bệnh. Những người này chống cự và cả gia đình đã bị lôi kéo, xách đi như con vật. 

Đây là những bằng chức trung thật nhất, rõ ràng nhất về những gì đang xảy ra tại Trung Quốc. 
Nếu đất nước này có một hệ thống y tế hữu hiệu người dân đã không chống lại như vậy. 
Nếu bạn đọc phóng sự của tờ báo Tài Kinh (Caijing) - "Coronavirus: Những người nằm ngoài con số thống kê: Họ chết vì "bệnh viêm phổi thông thường?", bạn sẽ thấy rõ các bệnh viện ở Vũ Hán đều quá tải, không đủ giường bệnh, thiếu hẵn phương tiện thử nghiệm và người bệnh tự nguyện đến đã phải chờ đợi. Có người ngồi ở hành lang suốt 3 ngày, cuối cùng không chịu đựng nổi, cấp cứu không được và qua đời. Họ không trải qua quá trình chẩn đoán xác nhận bệnh, cũng không được đưa vào con số thống kê số người bị tử vong vì 2019-nCoV. 
Qua những cuộc phỏng vấn và điều tra, phóng viên báo Tài Kinh cho biết những người có thể tìm được giường bệnh, đều được gọi là "người may mắn"; họ là những người có được "các mối quan hệ, các kênh cá nhân." 
Trong bối cảnh như vậy thì tại sao nhà nước cử người đi bắt dân đến địa điểm cách ly?

Những người bỏ trốn hoặc chống cự lại khi bị "cưỡng bách cách ly" đã có câu trả lời:

Họ không được đưa đến bệnh viện (vốn đã quá tải) để được chữa trị mà là bị tống vào những lò cách ly để chờ chết và chết trong im lặng, không nằm trong danh sách những người bị nhiễm và qua đời bởi 2019-nCoV mà Bắc Kinh công bố với thế giới. 
Nhiều cư dân mạng Trung Quốc gọi đây là những trại tập trung (concentration camps) hay lò diệt chủng Holocaust. 
Theo bài báo Wuhan Coronavirus Looks Increasingly Like a Pandemic, Experts Say (Các chuyên gia nói rằng Vũ Hán coronavirus càng lúc càng giống như một đại dịch): "Các mô hình khác nhau ước tính rằng số ca nhiễm trên thực tế là 100.000 hoặc thậm chí nhiều hơn. Mặc dù sự lây lan này không nhanh như cúm hay sởi, nhưng đó là một bước nhảy vọt vượt xa những gì mà các nhà vi khuẩn học đã thấy khi SARS và MERS xuất hiện." 
Đối với Tập Cận Bình ngăn chặn và kiểm soát coronavirus Vũ Hán không chỉ là một cuộc chiến y tế. Nó còn là một cuộc chiến chính trị với ưu tiên cao hơn. Từ góc nhìn của Tập Cận Bình cũng như thành phần cán bộ cao cấp trung thành với ông ta, số phận hàng trăm ngàn người chết (bí mật) trong một đất nước hơn 1,4 tỉ người không quan trọng bằng sự nghiệp chính trị của tập đoàn cai trị này. 
10.02.2020