Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Showing posts with label BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 10126. Show all posts
Showing posts with label BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 10126. Show all posts

Tuesday, 4 February 2020

Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Trong gian nan mới nhận chân tình bạn (Tuồi Trẻ)

04/02/2020 20:31 GMT+7

TTO - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng bà "vô cùng cảm động" vì sự đồng cảm, thấu hiểu và những món đồ của Nhật Bản gửi tặng Trung Quốc giữa lúc khó khăn.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Trong gian nan mới nhận chân tình bạn - Ảnh 1.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh - Ảnh chụp màn hình ABC
Trong những bình luận được đánh giá hiếm hoi, ngày 4-2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng bà "vô cùng cảm động" với hành động của Nhật Bản giữa bối cảnh Trung Quốc đang vật lộn với dịch bệnh do virus corona chủng mới (2019-nCoV) gây ra.
Trả lời phóng viên tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 4-2, bà Hoa giải thích kể từ khi dịch bệnh bùng phát, "chính phủ và người dân Nhật Bản từ mọi tầng lớp đã bày tỏ sự đồng cảm, thấu hiểu và hỗ trợ chúng tôi".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn dẫn lại một số hành động của Nhật khiến bà "vô cùng cảm động".
Theo Tân Hoa xã, bà cho biết Nhật Bản đã tặng cho Trung Quốc khẩu trang, kính bảo hộ và đồ bảo hộ - những thứ rất cần thiết cho nhân viên y tế và người dân. Nhật Bản còn thắp sáng tháp Tokyo Skytree ở Tokyo bằng màu đỏ và xanh để cầu nguyện cho Trung Quốc.
Trên một số thùng hàng viện trợ Nhật gửi tặng đến tỉnh Hồ Bắc, còn có dòng chữ: "Sơn xuyên dị vực, phong nguyệt đồng thiên" (Sông núi khác vực, nhưng trăng gió cùng trời).
"Tôi còn thấy một số bức ảnh cho thấy câu khẩu hiệu 'Trung Quốc cố lên!', 'Vũ Hán cố lên' xuất hiện tại vài hiệu thuốc ở Nhật" - bà Hoa nói.
"Phản ứng với những ngôn từ cực đoan và phân biệt đối xử do một số nước thốt ra, các quan chức tại Bộ Y tế, lao động và phúc lợi xã hội Nhật Bản đã nói rằng lỗi là do con virus, chứ hoàn toàn không phải do con người" - bà Hoa kể lại.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: "Tôi tin nhiều người dùng mạng Trung Quốc cũng nhận thấy được hành động ấm áp lòng người của nhân dân Nhật Bản... Chúng tôi cảm ơn người dân từ bất kỳ quốc gia nào cho thấy sự đồng cảm, thấu hiểu và ủng hộ lúc khó khăn này. Chúng tôi chân thành cảm tạ, ghi nhớ trong tim".
Bà Hoa không nêu chi tiết về "những ngôn từ cực đoan và phân biệt đối xử". Tuy nhiên, có thể thấy những gì bà nói về Nhật Bản khác hẳn với phát ngôn về Mỹ. Đầu tuần này, bà đã chỉ trích Mỹ vì cấm những người có mặt tại Trung Quốc trong 2 tuần qua đặt chân tới Mỹ.
Trong những dòng kết lại, bà Hoa nói: "Virus vô tình, người có tình. Dịch bệnh là nhất thời, tình bạn mới lâu dài".
Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Trong gian nan mới nhận chân tình bạn - Ảnh 2.
Thùng hàng của phía Nhật gửi tặng Trung Quốc có 8 chữ: "Sơn xuyên dị vực, phong nguyệt đồng thiên" - Ảnh chụp màn hình Weibo
8 chữ "Sơn xuyên dị vực, phong nguyệt đồng thiên" dán trên đồ viện trợ của một phòng kiểm tra năng lực tiếng Hoa ở Nhật Bản gửi cho tỉnh Hồ Bắc là một trong những chủ đề được dân mạng Trung Quốc bàn tán nhiều trong 3 ngày trở lại đây.
Theo trang Sohu, 8 chữ "Sơn xuyên dị vực, phong nguyệt đồng thiên" (Sông núi khác vực, nhưng trăng gió cùng trời) bắt nguồn từ một câu chuyện về giao lưu văn hóa giữa Nhật Bản và Trung Quốc cách đây hơn 1.300 năm.
Cụ thể vào thế kỷ 8, vua Nhật cử người đến Trung Quốc học Phật pháp. Nhật đã tặng cho nhà Đường cả ngàn chiếc áo cà sa trên đó thêu 16 chữ: "Sơn xuyên dị vực, phong nguyệt đồng thiên, ký chư Phật tử, cộng kết lai duyên" (tạm dịch: Sông núi khác vực, trăng gió cùng trời, gửi chư Phật tử, cùng kết thành duyên).
Cảm động với hành động này, nhà sư nổi tiếng Trung Quốc lúc bấy giờ là Giám Chân đã đến Nhật Bản truyền bá Phật pháp, đánh dấu một trong những sự kiện mang tính biểu tượng trong giao lưu văn hóa Trung - Nhật.
Sau khi chỉ trích, Trung Quốc kêu gọi Mỹ giúp càng sớm càng tốt để chống virus corona Sau khi chỉ trích, Trung Quốc kêu gọi Mỹ giúp càng sớm càng tốt để chống virus corona
TTO - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh kêu gọi Mỹ giúp đỡ Trung Quốc càng sớm càng tốt trong bối cảnh dịch viêm phổi do virus corona chủng mới gây ra đã khiến 426 người chết và hơn 20.600 người nhiễm bệnh.
BÌNH AN

Dịch bệnh coronavirus: Dân vẫn chưa tin 100% các biện pháp phòng, chống của Chính phủ (RFA)

Hình minh họa. Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn mặc đồ bảo hộ vào khu vực cách ly bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh hôm 23/1/2020
Hình minh họa. Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn mặc đồ bảo hộ vào khu vực cách ly bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh hôm 23/1/2020
AFP

Công bố dịch và triển khai hàng loạt biện pháp

Phó Giáo sư Trần Đắc Phu, cố vấn Trung tâm đáp ứng dịch khẩn cấp, thuộc Bộ Y tế, được truyền thông trong nước dẫn lời sau hai ngày Việt Nam công bố dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra, rằng đây là lần đầu tiên lãnh đạo Chính phủ Hà Nội công bố dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra ở Việt Nam và việc công bố dịch nhằm để áp dụng các biện pháp phòng, chống cần thiết; trong đó có những biện pháp bắt buộc với cả chính phủ và người dân theo luật định.
Đài RFA ghi nhận một trong những biện pháp mà Chính phủ Việt Nam đưa ra là sẵn sàng vận hành các bệnh viện cách ly đặc biệt chống virus corona qua việc thành lập bệnh viện cách ly đặc biệt tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh với quy mô 500 giường bệnh cùng các thiết bị y tế tốt nhất.
Tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), nơi tiếp nhận và điều trị hai ca nhiễm bệnh virus corona đầu tiên, báo giới quốc nội vào ngày 3/2 dẫn lời của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu Chính quyền thành phố lên kế hoạch xây dựng bệnh viện dã chiến để đối phó trong trường hợp người mắc bệnh tăng cao.
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, ông Nguyễn Tấn Bỉnh cũng được báo giới dẫn lời rằng Việt Nam tính đến chiều ngày 3/2 có 8 trường hợp bị nhiễm virus corona và Việt Nam có biên giới với Trung Quốc khá dài nên được xếp vào nhóm có nguy cơ cao.

Phản ánh của người dân

Ông Nguyễn Văn Khánh, một cư dân ở Hà Nội vào tối ngày 3/2 nêu lên ghi nhận của ông với RFA về sự phản ứng trong ứng phó với dịch bệnh virus corona của Chính phủ Việt Nam:
“Chúng tôi ghi nhận một sự tiến bộ rất lớn trong đợt dịch này của Bộ Y tế. Trước hết là họ cung cấp thông tin qua zalo và họ thiết lập đường dây nóng. Tôi có gọi đến mấy lần nhưng cũng chưa kết nối được, có thể họ nại lý do là quá tải. Nói chung, mặc dù ghi nhận Bộ Y tế và Chính phủ cũng rất quan tâm và có cách giải quyết để người dân bớt hoang mang nhưng độ tin cậy rất thấp.”
Chúng tôi ghi nhận một sự tiến bộ rất lớn trong đợt dịch này của Bộ Y tế. Trước hết là họ cung cấp thông tin qua zalo và họ thiết lập đường dây nóng. Tôi có gọi đến mấy lần nhưng cũng chưa kết nối được, có thể họ nại lý do là quá tải. Nói chung, mặc dù ghi nhận Bộ Y tế và Chính phủ cũng rất quan tâm và có cách giải quyết để người dân bớt hoang mang nhưng độ tin cậy rất thấp
-Ông Nguyễn Văn Khánh
Ông Nguyễn Văn Khánh lý giải về sự tin cậy của người dân không được cao là do:
“Tôi khẳng định một điều là hoàn toàn lo lắng. Trước hết là lượng du khách người Trung Quốc hiện nay đang ở lại Việt Nam rất nhiều. Thứ hai nữa, chúng tôi nhận thấy chính phủ đưa ra những biện pháp rất chậm chạp, dường như là họ vừa đưa ra và vừa nghe ngóng. Chẳng hạn như có rất nhiều biện pháp khác nhau có thể chế tài mạnh hơn nhưng họ không làm được. Ví dụ như trường hợp 400 công dân Trung Quốc đang có mặt ở cửa khẩu Hữu Nghị mà chính quyền lại đưa ra giải pháp là vận động và thuyết phục. Như thế là không đúng vì cần phải có chế tài để bảo vệ công dân Việt Nam. Do đó không cho họ nhập cảnh là hoàn toàn có thể trong tầm tay.
Từng làm việc trong một cơ quan báo chí nhà nước, ông Nguyễn Văn Khánh theo dõi sát sao các thông tin liên quan công tác ứng phó với dịch bệnh virus corona của Chính phủ Việt Nam, ông Nguyễn Văn Khánh nhấn mạnh người dân không được trấn an bởi do thông tin thì nhiều, nhưng trong thực tế không được song hành. Ông Nguyễn Văn Khánh đưa ra một ví dụ:
“Như hôm nay nói rằng là đã chữa khỏi cho một bệnh nhân ở Thanh Hóa. Tôi có gọi điện cho ông Nguyễn Đình Xứng, là ông Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa thì ông trả lời là hiện nay ông chưa nắm được thông tin chuyện đấy.”
Phát khẩu trang miễn phí tại thành phố Hồ Chí Minh.
Phát khẩu trang miễn phí tại thành phố Hồ Chí Minh. Courtesy: Ảnh chụp màn hình zing.vn
Cô Phượng, hiện đang sinh sống ở Sài Gòn vào tối ngày 3/2 chia sẻ với RFA rằng trong mấy ngày nghỉ Tết Canh Tý, cô nhận được tin một người quen biết ở Kiên Giang được bác sĩ thông báo bị nhiễm virus corona. Tuy nhiên, cô Phượng không thấy trường hợp này được ghi nhận và thông báo đến công chúng. Cô Phượng nói: “Không dám nói ra hoặc tiết lộ thông tin đó ra ngoài vì không biết trước sau có việc gì xảy ra với mình hay không như bị xử lý hành chính, bị cho là tung tin đồn nhảm hay hông…Do đó, bây giờ mọi người biết gì thì chỉ thông tin nội bộ tức là trong nhóm nhỏ với nhau, trong bạn bè hoặc người thân. Hôm nay thêm thông tin nữa là TP.HCM chuẩn bị dựng bệnh viện khẩn cấp để cách ly dịch corona. Vậy thì thông tin chính xác bao nhiêu người đang mắc phải thì người dân hoàn toàn không biết”
Không chỉ ông Nguyễn Văn Khánh hay cô Phượng mà không ít người dân tại Việt Nam bày tỏ với RFA rằng tình trạng người Trung Quốc đến và đi lại trong Việt Nam hàng ngày qua cả đường bộ và đường sắt, kể cả các chuyến bay sẽ có nhiều nguy cơ tiềm ẩn bùng phát dịch bệnh rất nhanh và càng lan rộng hơn nữa.

Làm sao tự phòng, chống dịch bệnh?

Theo ghi nhận của ông Nguyễn Văn Khánh thì người dân Hà Nội rất ý thức trong việc bảo vệ bản thân và cộng đồng trong dịch bệnh virus corona đang xảy ra:
“Trong mấy ngày hôm nay ra đường, trước hết tôi thấy họ đều sử dụng khẩu trang và họ rất hạn chế đi lại, tụ tập nơi đông người hay ở chợ búa…Tôi có một số người bạn mở cửa hàng thuốc cũng có nói rằng người dân đến mua một số các loại các dung dịch xịt, rửa dùng trong y tế để giữ gìn sức khỏe.”
Báo VNExpress Online vào ngày 3/2 dẫn lời của Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, thuộc Sở Y tế TP.HCM cho biết rằng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa có khuyến cáo nên trước mắt người dân vẫn thực hiện các biện pháp của Bộ Y tế như mang khẩu trang, giữ vệ sinh và truyền thông.
Về nguyên tắc vĩ mô trong phòng, chống dịch là phải khoanh vùng và dập dịch, không để lây lan ra. Đầu tiên là phải đóng cửa biên giới, không cho những con bệnh mới hoặc người có nguy cơ nhiễm mới đi vào và truyền sang trong đất nước mình. Thứ hai ở cấp độ các tỉnh, nơi nào có dịch là phải khoanh vùng lại và điều tra ai có nguy cơ thì tập kết lại để khoanh lại, không cho phát tán ra nữa
-Bác sĩ Lê Văn Dũng
Thế nhưng, cô Phượng cho rằng bản thân cô cũng như bè bạn, người thân mong muốn những thông tin mà Bộ Y tế hay Chính phủ đưa ra cần phải chi tiết hơn để giúp cho người dân phòng, chống dịch bệnh:
“Bây giờ cần có những cảnh báo như phải đeo khẩu trang và dùng xong một lần là phải vứt hay dùng khẩu trang giặt đi giặt lại được thì phải giặt với nước nóng…Phải chi tiết cụ thể thì tốt hơn. Và cần có những con số thực tế ở các vùng để biết xung quanh mình có hay không. Tôi thấy như vậy là cần thiết. Ví dụ như mọi người cần khai báo đã đi đâu trong dịp tết vừa rồi và phải xác thực phòng khi có một trường hợp nào xảy ra gần tại khu vực mình qua thông báo phường đó, quận đó…có người dương tính với virus corona thì để khoanh vùng lại.”
Bác sĩ Lê Văn Dũng, từng làm việc trong Viện Y tế Dự phòng cho RFA biết theo kinh nghiệm làm việc của ông trong phòng chống dịch bệnh tại Việt Nam thì:
“Về nguyên tắc vĩ mô trong phòng, chống dịch là phải khoanh vùng và dập dịch, không để lây lan ra. Đầu tiên là phải đóng cửa biên giới, không cho những con bệnh mới hoặc người có nguy cơ nhiễm mới đi vào và truyền sang trong đất nước mình. Thứ hai ở cấp độ các tỉnh, nơi nào có dịch là phải khoanh vùng lại và điều tra ai có nguy cơ thì tập kết lại để khoanh lại, không cho phát tán ra nữa.”
Còn về phía người dân lẫn ở mức độ các cơ sở cộng đồng, Bác sĩ Lê Văn Dũng cho rằng cần phải phun, xịt dung dịch Cloramine B 10%-20% và cần rửa tay với dung dịch này. Thêm vào đó, cần đặt các đèn UV diệt khuẩn để tiêu diệt các loại virus có thể phát tán.